Category Archives: Văn

Chỗ Của Tôi

Tác giả: Nguyên Hạ_Lê Nguyễn

Chỗ của tôi là ở chốn này…một nơi chốn biệt mù quê hương tôi.
Mùa đông về cũng có sợi tuyết bay, cho lữ khách nhớ nhà thêm chút nữa, ở đó tôi cũng có căn nhà với đủ đầy những tiện nghi có được
.Nhưng tôi vẫn cho rằng đó chưa phải chỗ của tôi.
Những tháng năm qua trong tiết trời đông giá, tôi vẫn nhớ hoài thành phố của tôi, thành phố đã cưu mang tôi suốt thời tuổi nhỏ, tuổi thanh xuân mang cả trái tim tôi, những bạn bè, những mái trường với những học trò nhỏ thân thương..ở đó bao cảnh vật mến yêu , đã qua bao tháng năm nhìn tôi khôn lớn….
Continue reading

Lan Man Trên Đường Đi Giẫy Mả.

Tác giả: Võ Đức Thọ

Cứ vào ngày 5 tháng Chạp hàng năm, mình về quê nhà giẫy mả. Mả ông bà, cha mẹ và anh chị mình nằm rải rác ở ven chân và lưng chừng núi. Nơi đây là một cụm núi với năm ngọn núi với hình dáng khác nhau. Trước mặt nhà mình là núi Đất với hai ngọn có dáng như hình Thổ. Thời nhỏ nghe người lớn kể chỉ cần leo lên đỉnh núi có những bụi cây rậm xanh ấy là được thấy Trời(!). Sau này, khi 14-15 tuổi gì đó, mình cùng đám bạn trong xóm leo lên đỉnh ngọn núi trước mặt nhà này. Trên đỉnh thật bằng phẳng, không có gì ngoài một tảng đá tròn như bánh xe. Nghe người lớn kể lại, vào thời xa xưa lắm, trên đỉnh núi này có ngôi tháp Chàm. Từ trên đỉnh núi này lần dò xuống hướng Đông, hồi đó bọn mình thấy lổn ngổn những viên gạch to nhỏ đủ loại và đá ong nữa. Còn nhớ cứ vào mùa lụt, cũng có người dân trong xóm bơi sõng qua đào cạy đá ong, gạch Hời về làm móng nhà, chuồng bò hoặc lối đi. Mình nhớ trong sân nhà mình cũng có khoảng trên chục viên đá ong mà chắc ngày xưa ông hoặc cha chú đã cạy chở về trong mùa lụt.

Continue reading

Một Thoáng Nông Sơn, Quảng Nam

Tác giả: Minh Triết

Lần về Đà Nẵng ngày giỗ ông nội và ba đúng dịp cuối tuần nên tôi có
dịp xem Pháo hoa Quốc tế trên sông Hàn. Ngày sau Chủ nhật xuống
Hội An ngắm lung linh đèn màu trên sông Hoài. Tưởng xong việc về
nhà chuyến xe đêm. Nhưng đứa em trai rủ tôi đi Nông Sơn. Tôi háo
hức chờ đợi bấy lâu, hôm nay trải nghiệm.
Để thay đổi cảnh quan, tôi đề nghị em nên đi theo con đường mới.
Thế là xe bon bon dọc tỉnh lộ 605 lên núi Bồ Bồ. Bồ Bồ thuộc xã Điện
tiến. Thị xã Điện Bàn. Bao phủ ngọn đồi là những hàng thông nối tiếp
nhau xanh mát, mang vẻ yên bình. Tôi say mê ngắm nhìn, cuốn hút
với thiên nhiên trong lành, tương đối còn mang vẻ hoang sơ, thơ
mộng. Bên dưới dòng sông Thu tĩnh lặng, uốn lượn rùng thông Bồ Bồ
nên là một điểm du lịch vô cùng ấn tượng, thu hút nhiều du khách
tham quan , khám phá vào những ngày cuối tuần

Continue reading

Thuốc Tiên

Tác giả: Nguyễn Đình Phượng Uyển

Bao nhiêu năm rồi nhỉ, không còn nghe ai gọi mình với tên lót hẳn hoi. Chị Uyển, cô Uyển, bác Uyển rồi đến bà Uyển…
Cho tới hôm nay, hơn bốn thập kỷ gặp lại bạn ấu thời và thầy cũ, ngỡ ngàng nghe thầy bạn gọi “Phượng Uyển”
Mà có phải mình tôi đâu, cả lớp đều được gọi với tên lót như thế, nào là Hồng Mai, Anh Tú, Hà Uyên, Trung Kiên…Nguyên một thời ton tỏn đến trường, rủ nhau đi học í ới, miệng mút que kem, tay chân dính mực tím ngắt…ùn ùn kéo về. Không tưởng được mấy ông oắt chuyên quần đùi, dạng chân bắn bi khoe cả của quý và mấy thị mẹt khoái chơi nhảy dây lộn mèo, áo tuột tận nách, vội vàng đứng dậy túm áo, che che núm ngực mới trổ nay tóc đã hoa râm, gọng kỉnh xề xệ, vết nhăn hằn sâu trên mắt trên cổ, tay chân gân guốc, to bè…Bạn à, chúng ta đã đi một quãng đường dài, gập ghềnh, sôi nổi với đủ thăng trầm, đủ đến mức đã đến lúc mình có quyền đứng lại, uống chén trà và cộng cuốn sổ đời…

Continue reading

Răng Khểnh

Tác giả: Song Thao

Tôi ưa tiếng hát của ca sĩ quá cố Duy Quang vì vẻ hiền hòa, da diết, chậm rãi và tâm tình của anh. Duy Quang hát rất tới một bài hát của Trần Thiết Hùng, bài “Cô Bé Có Chiếc Răng Khểnh”. “Này cô bé có chiếc răng khểnh / Sao thừa một cái chắc để làm duyên / Vội vàng chi mà hình như lơ đễnh / Để lại sau lưng tiếng hót vành khuyên”.
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên, nói theo các ông bà nha sĩ thì đây chỉ là chiếc răng nanh mọc lệch vào trong hoặc mọc lệch ra ngoài do nhiều nguyên nhân. Răng khểnh có thể do di truyền. Ông bà cha mẹ có răng khểnh chuyển đặc tính này cho con cháu. Cũng có thể răng khểnh là do bẩm sinh. Khi trẻ mọc răng có kích thước không đồng đều, hàm răng không đủ chỗ để răng mọc. Khi thay răng, có thể răng sữa chưa rụng nhưng răng cố định đã mọc, chen chúc nhau dành chỗ khiến răng khểnh ra. Cũng có thể do thói quen của trẻ, hay dùng lưỡi đẩy răng đang mọc khiến chúng khểnh ra.

Continue reading

Lá Sầu

Tác giả: Nhà giáo Nguyên Hạ _Lê Nguyễn

Năm tháng nào đã đi qua trong cuộc đời của mỗi con người cũng bằng nhau với từng ấy phút giây quay tròn trên mặt kim đồng hồ…Nhưng với một người đa sầu, đa cảm…
Một tâm hồn luôn quắt quay với nỗi nhớ về những ngày tháng cũ…
Thì như là mới xảy ra hôm qua, đó là những điều báo trước cho ta biết “Đó là tuổi già” đang gõ cửa nhà mình rồi đó, từ lúc mà ta bỗng dưng đối diện với “Cuộc sống và sự chết”, từ lúc mà ta biết cần phải dọn dẹp cho mình một con đường đi thanh thản đến cõi bình yên của tâm hồn…Tất cả những chuyện xưa xa lơ xa lắc bỗng hồn nhiên trở về và bỗng dưng ta muốn nhìn lại những nơi chốn cũ, dấu tích xưa.
Thực vậy, những kỷ niệm thật xa xưa, từ những ngày bé dại hay những ngày mới lớn của tuổi trăng tròn hay hơn một chút nữa…Luôn hiện ra trong tâm trí tôi như mới xảy ra hôm qua, hôm kia hay tháng trước, năm trước…nhưng thực tế cũng đã hơn bốn , năm thập kỷ đã qua trong cuộc đời.

Continue reading

Phù Du

Tác giả: Võ Như Vũ

Tôi về lại Qui Nhơn sau thời gian ngắn xa nhà. Không ngờ thời gian ngắn ngủi sống trong bình yên này lại là những tháng ngày lê thê cho những ai sống trong nhọc nhằn, hoang mang và sợ hãi.

Những thân quen của con phố thân yêu đã nhanh chóng biến mất.

Continue reading

Sư Phụ Của Tôi

Tác giả: Cô Vương Thúy Nga

Người sư phụ truyền Tam quy ngũ giới cho tôi và đặt cho tôi pháp danh Tâm Minh là sư Bà Diệu Không. Sư Bà rất quan tâm đến đám đệ tử trong đoàn Thiếu nữ kiểu mẫu của Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử (GĐPT) Thừa Thiên này. Sư bà giảng nghĩa từng pháp danh mà Sư Bà đặt cho mỗi chúng tôi. Phần tôi, Sư Bà giảng cho tôi ý nghĩa pháp danh rồi còn ân cần dặn dò: “Lớn lên con ráng làm một pháp khí nghe!” – lúc quy y tôi mới 15 tuổi nên chưa hiểu gì lắm…

Khi Sư Bà bổn sư viên tịch, tôi xin sư cô Trí Hải làm Y chỉ sư và khi Sư cô (sau này đã là Ni trưởng) viên tịch, tôi lại xin bái Thầy Tuệ Sỹ làm Y chỉ sư. Thầy cho tôi cái tên Trí Như, và như vậy tôi gọi ngài là Sư Phụ nhưng trong thực tế, chuyện trò, học tập kinh sách v.v…  tôi luôn gọi Người là Thầy. Về đời, Thầy trẻ hơn tôi 6 tuổi (vì Thầy sinh năm 1945 – tuôi Ất Dậu) nhưng trí tuệ của Thầy đối với tôi là như mặt trời đối với hoa hướng dương, như biển lớn đối với ao hồ, như dãy Trường Sơn đối với mô đất nhỏ trong vườn… vậy đó. Continue reading

Thu Phố Núi

Tác giả: Nhà giáo Đặng Nguyễn

Tháng mười đã về tự bao giờ, chút lãng đãng, bàng bạc sương thu nơi đây cũng sắp đi qua…
Mùa thu Tây Nguyên, luôn phủ dày những cơn mưa, lúc ồ ạt, lúc lâm thâm. Sắc thu mờ nhạt nên thu đến, rồi đi cũng tĩnh lặng. Nếu ai đó, cố lắng lòng mình lại, cũng chỉ nghe được “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư vang lên trong khoảnh khắc đất trời đẹp nhất rồi lại tan đần theo tiếng gõ nhịp của mưa rơi. Bởi nơi đây không có âm thanh ” Lá khô kêu xào xạc ” vì phố núi còn dầm mình ướt đẫm, với không gian xám xịt và hồn người có lẽ cũng vàng vọt theo từng đám lá tả tơi rơi! Lá thu chưa kịp lượn lờ trong gió, chưa kịp vàng khô đã vội buông tay, kéo theo những chiếc lá non xanh khờ khạo, run rẩy cuốn theo dòng nước … Chút lãng mạn của mùa thu nơi này cũng mất theo !

Continue reading

Những Nhánh Sông Mất Biển

Tác giả: Nhà giáo Lưu Thu Thuyền

Cụ bà lẳng lặng ngồi chồm hổm giữa mảnh sân nhỏ. Trong cái lạnh sắc của mùa Thu Paris, cụ thu một tay vào túi áo, tay kia uể oải lượm những viên sỏi, vất vào cái rổ sứt cạp cạnh cụ. Bây giờ, cụ chỉ còn mỗi một công việc duy nhất là nhặt sỏi trong vườn cho sạch mắt!
Mới tháng trước, cụ bà có cả bầy gà vịt gần chục con. Nuôi lậu, chứ cụ làm gì biết luật mà xin phép ai. Lúc đó, cứ bước ra sân là chúng túa ra, kêu nháo nhác chào cụ. Nhờ bận làm nghề chủ trại chăn nuôi mà cụ vui hẳn ra! Thực phẩm gà vịt, đã có thằng Tây cụ làm quen được ở chợ trời, vẫn chở cả bao bố tới giao tận nhà cho cụ. Cụ chỉ nuôi bọn này béo núc béo ních lên, rồi chờ con cháu đến thăm là ngả ra đánh tiết canh, xáo măng, phở. Hễ ăn hết lứa nào, cụ lại được anh con rể lễ mễ đem tới biếu cụ lứa khác. Thật không ngờ thằng Tây thực dân phải dọn nhà đi xa, cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực duy nhất cho lứa gà vịt đang độ lớn. Giời hỡi! Như vậy, nghề tay phải của cụ coi như đi đứt. Cụ bà buồn đến xoặn ruột, Thế rồi, cuối cùng cụ cũng đành phải thịt hết lũ gia cầm còn lại. Giờ không còn gì để làm, cụ ra sân nhặt đá cho đỡ mụ người. Ngồi xem télé à? Ngấy lắm! Trồng rau cải thì cụ không còn sức đào lỗ, nói chi đến giơ cuốc. Cụ bà nay đã hơn 80 chứ ít ỏi gì?

Continue reading