Category Archives: Hồn xưa

Ngã Nguyện Vô Cùng

Tác giả: Vĩnh Hảo

* Qua sự giới thiệu của cô giáo Vương Thúy Nga, admin được làm quen với Cư sĩ Vĩnh Hảo và được Cư sĩ cho đăng bài nầy , viết trước khi Thầy Tuệ Sỹ viên tịch 2 ngày. Trân trọng cám ơn Cô Giáo cũ và Đại Sư Huynh. HX

Tâm chí nhỏ thì nhìn thấy cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.

Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp. Continue reading

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH NGUYÊN CHỨNG Hiệu: Tuệ Sỹ

 

TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH NGUYÊN CHỨNG
Hiệu: Tuệ Sỹ

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo
khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4
năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào;
Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo,
Thân mẫu: Cụ bà Đặng Thị Chín, Pháp danh Diệu Chánh,
Đồng nguyên quán xã Nghĩa Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, Trung phần Việt Nam.
Thuở nhỏ Thầy thường được theo mẹ đi chùa làng gần nhà, là nhân duyên để đến lúc Thầy chỉ muốn ở chùa không về nhà nữa. Năm 1952,do chạy giặc, Thầy được cha mẹ gởi lên chùa hành điệu hầu sư phụ là HT khai sơn chùa Trang Nghiêm, làng Tân An, tỉnh Paksé, Lào.
Năm 1954, 9 tuổi, Thầy chính thức được thế phát xuất gia tại chùa này. Đến năm 12 tuổi, vị Trụ trì chùa nhận thấy khả năng và thiên tư đặc biệt của người học trò này, đã khuyên gia đình nên đưa Thầy về Việt Nam để rộng đường tu học. Năm 1960 Thầy trở về Việt Nam, sống xa gia đình tại chùa Bồ đề, một ngôi chùa nhỏ gần cầu Gia Hội, Huế. Hành trang Thầy lúc đó là bộ Diệu Pháp Liên hoa Kinh chữ Hán Thầy luôn giữ bên mình, đến năm 1968 do biến cố Tết Mậu thân mới bị lạc mất ở chùa Từ Đàm,Huế. Chú của Thầy là Hòa thượng Thích Trí Quang, một nhà lãnh đạo nổi danh của Phật Giáo trong thập niên 1960, lúc ấy cũng đang sống tại Huế.Tuy vậy với bản tính độc lập, Thầy đã một mình dong ruỗi qua các địa phương: Huế, Nha Trang, Sài Gòn, Tiền Giang và các tỉnh miền Nam, tự lập và sống nương nhờ các tự viện lớn nhỏ. Năm 1961, 16 tuổi, Thầy thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thích Hành Trụ tại Sài Gòn. Năm này, Thầy thọ an cư Sa-di giới đầu tiên tại chùa Phật Ân, tỉnh Tiền Giang cùng với thầy Trí Minh. Sau cùng Thầy được Hòa thượng (viết tắt là HT) Thích Trí Thủ nhận về thiền viện Quảng Hương Già-lam ở Gò Vấp, Sài Gòn. Thầy tốt nghiệp Viện Cao Ðẳng Phật Học Sài Gòn năm 1964, học tại Viện Ðại Học Vạn Hạnh phân khoa Phật học niên khóa 1965. Với các bài viết về Thế Thân (Vasubhandu), về A-tỳ-đạt-ma câu-xá luận, HT Thích Đức Nhuận là người đầu tiên phát hiện tài năng của người tu sĩ trẻ, đã giới thiệu Thầy vào Viện ĐH Vạn Hạnh. HT Thích Mãn Giác phó Viện trưởng lúc đó đã đề nghị Viện trao bằng Cử nhân cho Thầy, nhưng Thầy xin phép được từ chối.

Ảnh chụp năm HT 12 tuổi Continue reading