Một Thoáng Nông Sơn, Quảng Nam

Tác giả: Minh Triết

Lần về Đà Nẵng ngày giỗ ông nội và ba đúng dịp cuối tuần nên tôi có
dịp xem Pháo hoa Quốc tế trên sông Hàn. Ngày sau Chủ nhật xuống
Hội An ngắm lung linh đèn màu trên sông Hoài. Tưởng xong việc về
nhà chuyến xe đêm. Nhưng đứa em trai rủ tôi đi Nông Sơn. Tôi háo
hức chờ đợi bấy lâu, hôm nay trải nghiệm.
Để thay đổi cảnh quan, tôi đề nghị em nên đi theo con đường mới.
Thế là xe bon bon dọc tỉnh lộ 605 lên núi Bồ Bồ. Bồ Bồ thuộc xã Điện
tiến. Thị xã Điện Bàn. Bao phủ ngọn đồi là những hàng thông nối tiếp
nhau xanh mát, mang vẻ yên bình. Tôi say mê ngắm nhìn, cuốn hút
với thiên nhiên trong lành, tương đối còn mang vẻ hoang sơ, thơ
mộng. Bên dưới dòng sông Thu tĩnh lặng, uốn lượn rùng thông Bồ Bồ
nên là một điểm du lịch vô cùng ấn tượng, thu hút nhiều du khách
tham quan , khám phá vào những ngày cuối tuần


Sau khi ghé thăm căn cứ Bồ Bồ, chúng tôi lượn theo con đường
quanh co với núi đồi xanh thẳm. Qua khỏi truông của núi Le là đến thị
trấn Trung Phước. Làng Trung Phước nhỏ bé, hiền lành nằm bên sông
Thu, một góc núi Quảng Nam mà có nhiều người nổi tiếng. Họ hầu
hết từ Duy Xuyên, Hội An ngược dòng lên Trung Phước buôn bán,
làm ăn. Trong đó có ông Bùi Kiến Tín sản xuất dầu khuynh diệp BS
Tín rất phổ thông , ông Tạ Ký , thi sĩ, giáo sư trường Petrus Ký Sài
Gòn. Và người thi sĩ với cuộc đời, sự nghiệp văn chương rất độc dáo
còn đang bàn cải. Đó là ông Bùi Giáng.
Với vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ bí của núi rừng Nông Sơn dã cảm xúc biết
bao thi sĩ xứ Quảng khi trở lại quê nhà hay đến thăm
Ai về Trung Phước chiều nay
Cho ta nhắn gủi câu này hỏi thăm
Sông Thu lơ lửng xa xăm
Nàng còn có nhớ đêm rằm chờ nhau … “
Hay
Tôi muốn về Trung Phước giữa mùa ngô
Thăm quê ngoại Đại Bình cam đỏ ối
( Tạ Hồng Dũng )
Một vòng chợ Trung Phước, chúng tôi ra Quốc lộ đến cầu Nông Sơn.
Tôi dừng xe trên cầu . Phía xa thượng nguồn là Hòn Kẽm Đá Dừng và
gần là bến đò Cà Tang. Chạnh lòng nhớ đến thảm họa lật đò năm nào.
Giò đây cầu , đường xá được xây dụng khang trang hơn giúp việc đi

lại thuận lợi. Để rồi chúng tôi đến làng Đại Bình trong ngỡ ngàng , thú
vị. Làng Đại Bình thắm đượm phù sa sông Thu nên cây lành trái ngọt,
được xem là vườn trái cây thu nhỏ của nam bộ. Phong cảnh nơi đây đã
thổn thức trái tim của các văn nghệ sĩ
Đại Bình quê ngoại đẹp như tranh
Qua bốn mùa tươi quả ngọt lành
Trước bãi lững lờ làn nước biếc
Sau đồng hùng vĩ rặng non xanh
( Tường Linh )
Làng Đại Bình với lũy tre xanh, gò đồi , ruộng vườn được bao bọc
bỡi dòng sông Thu nên ai phải chia xa hay trở về đều cảm thấy bồi
hồi, xao xuyến
Em về ở lại đây thôi
Nghe mùa nước lũ nguồn trôi phăng đồng
Một trăm cây lá bên rừng
Gửi trong tiếng vọng xa chừng ngàn mây
( Bùi Giáng )\
Tôi xuống bến đò , dòng sông Thu mùa hè nên đôi bờ hẹp. Bên kia là
Trung Phước, Bến đò khi xưa tấp nập người, thuyền bè qua lại để trao
đổi, mua bán. Giờ đây con đò nằm chơ vơ trên bãi, vắng vẻ, chẳng
một ai. Sau khi tham quan một nhà vườn, mua một ít trái cây làm quà,
Chúng tôi tạm chia xa Đại Bình.Lúc về không trở lại đường cũ mà đi
theo Đèo Le. Đi ngang qua làng Trung Lộc, chợt nhớ đến cụ Phó
Bảng Nguyễn đình Hiến , người đã có công cùng các nhân sĩ làm nên
một công trình to lớn thòi bấy giờ. Đó là đèo Le. Tất nhiên anh em
chúng tôi cũng như du khách đều ghé thưởng thức món đặc sản gà tre
trên đèo. Với phong cảnh non nước hữu tình Nông Sơn chắc hẳn ai đã
từng đến đều cảm xúc dâng tràn, lòng lưu luyến, vương vấn khi phải
chia xa. Đang ngồi ăn. Tôi chợt nhớ thi sĩ Hà Giang, sống dưới chân
núi Hòn Tàu, Quế Long có chồng ở làng Đại Bình, để mỗi khi trở lại
không nén được xúc động.
Đại Bình ơi ! Quê nội của con tôi
Còn đó những nỗi đau … mỗi khi nhắc lại
Nhưng cũng lắm yêu thương từ làng quê yên ả
Tình đất, tình người, từng bãi cát, dòng sông

Em chẳng trách ai – bỡi số phận đã giăng
Anh giờ đây dẫu còn như đã mất
Em vẫn đơn côi giữa dòng đời tất bật
Đại Bình ngày trở về lòng quặn thắt anh ơi !
( Hà Giang )
Chúng tôi lưu luyến rời Nông Sơn. Hy vọng ngày trở lại trong mùa lễ
hội . Chúc nàng thơ Hà Giang bình yên và có nhiều niềm vui mới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.