Tác giả: Phạm Trường Lưu
Cơn Mưa Tháng Hạ
Tác giả: Anh Phương, SunoAI
Phù Tang Tha Thẩn
Tác giả: Nguyễn Đình Phượng Uyển
Điều gì gây ấn tượng nhất ở xứ Phù Tang? Với tôi là thấy tuyết rơi.
Ai cư trú xứ lạnh như Canada, Russia, Seattle … chả hạn, lại “Xì! Cóc cắn”.
Bạn tôi ở Seattle, màn sáo cửa sổ mỏng te, tôi hỏi sao không treo màn dày, khỏi bị nắng sáng làm chói mắt. Bạn hin mũi “Seattle làm gì có nắng mà lo.” Quái? Ở chơi mấy ngày mới biết, trời luôn âm âm, u u, mờ xám, dân tình cả đời chả tốn một xu mua kính mát. Khi chồng bạn qua Úc chơi, ban đầu đỏng đảnh đòi phơi da thịt trong nắng ấm, leo tới Blue Mountain là thấm đòn ngay, móc túi tậu kiếng mát, mũ vải cứu thân liền, tôi đâu có “Xì!” anh ấy.
Cách nhà tôi cỡ 3-4h lái xe, đến Snowy Mountain vào mùa đông, tha hồ ngắm tuyết nhưng nghĩ xem, trời đông, ở trong nhà trùm mấy lớp áo còn rét, tự nhiên bò tới chỗ lạnh hơn làm chi nên tuyết trắng, với tôi chỉ xuất hiện trên phim ảnh, postcard. Continue reading
Le Temps de l’Amour – Một Đời Yêu (Jacques Dutronc 1962)
Tiếng hát của Thầy Phạm Ngọc Lân
Đồi Mây Trắng
Tác giả: dhni
Tranh Cổ Động cho Khu Du Lịch: Đồi Mây Trắng – Đà Lạt (Đường Cam Ly, Tổ Măng Lin, Phường 7, Đà Lạt, Vietnam)
Món Qùa Mùa Hè Của Bạn Hoàng Phong Gởi Về Qúy Thầy Cô Giáo Cũ.
Hương Xưa vừa nhận quà của bạn NP Phillip Hoàng Phong gởi về nhờ trao cho quý Thầy Cô giáo TH Cường Để Quy Nhơn. HX xin cám ơn tấm lòng của bạn với quý Thầy Cô giáo cũ. HX
* Thầy Duy quên mất học trò rồi . Continue reading
Giỡn Tình
Tác giả: Sơn Ca- Nhạc SunoAI
ghét anh em nhất định ghét anh rồi
ai biểu anh tiến luôn chẳng chịu lùi
được một thêm hai quen mùi lướt tới
làm em chạy trốn mệt quá trời Continue reading
Phượng Sau Trường
Tác giả: Quan Dương – Nhạc SunoAI
Sáng đội sương lái xe đến sở
Nhìn hàng cây anh nhớ phượng sau trường
Nhớ cái gốc trốn tình chui vô đó
Đợi em qua ngó trộm gót bàn chân Continue reading
Hermann Hesse Và ” Câu Chuyện Dòng Sông”
Tác giả: Trần Ngọc Phương
Hermann Hesse tranh của Sergio Paul Ianniello (2016): Vẽ tranh acrylic trên vải –
Henry Miller, một trong những nhà văn đã từng nói rằng cuốn sách “Câu Chuyện Dòng Sông” (Siddhartha) của Hermann Hesse, là “một loại thuốc mạnh hơn cả Tân Ước”. Vào những năm 1960, sau khi Hesse qua đời, một số tác phẩm của ông đã được các phong trào phản văn hóa ở Mĩ đón nhận như nguồn cảm hứng. Phong trào phản văn hóa, the counter-culture movements, là kết quả của một thế hệ từ chối các chuẩn mực xã hội và giá trị truyền thống cũ, họ đòi bình đẳng nhân quyền, giới tính, họ biểu tình chống cuộc chiến ở Việt Nam, đề cao tự do cá nhân, sử dụng chất ảo giác cần sa, đặc biệt là những người sống lập dị mà người ta gọi là dân Hippy và những người trẻ khác muốn tìm kiếm lối sống thay thế với ý nghĩa sâu sắc hơn. Các tác phẩm của Hesse đã giúp định hình sự hiểu biết của ‘phản văn hóa’ về sự tự khám phá, chủ nghĩa huyền bí phương Đông và sự chuyển đổi cá nhân. Timothy Leary, giảng viên Harvard, một nhân vật nổi bật trong phong trào phản văn hóa này, là người hâm mộ Hesse, cho rằng cuốn sách “Câu Chuyện Dòng Sông” là “câu chuyện đơn giản nhất, rõ ràng nhất, ngây thơ nhất về hành trình tìm kiếm và khám phá” (“simplest, clearest, most innocent tale of seeking and finding”) của Hesse. Continue reading