Category Archives: Dịch thuật

Trăng buồn

Thơ: Charles Beaudelaire .


Chuyển ngữ: Nguyễn Đức Diêu

Charles Beaudelaire , nhà thơ Pháp nổi tiếng vào thế kỷ 19 .
Dù số lượng thơ không nhiều , nhưng những bài thơ của ông đã ảnh hưởng
rất nhiều tới những thi sĩ Pháp về sau và cả những thi sĩ phương Đông
như Trung hoa và Việt nam . Thế hệ Xuân Diệu , Hàn Mặc Tử , Vũ Hoàng
Chương … đã chịu ảnh hưởng Charles Beaudelaire rất nhiều . Có thể
nói ông là một nhà thơ đi trước thời đại , tập thơ ” Fleurs du Mal ”
của ông đương thời đã không được chấp nhận và chỉ được ca tụng vào
những năm sau khi ông qua đời .

Dưới đây , NĐD xin lược dịch một bài thơ trong tập ” Fleurs du Mal ” ,
( Hoa Khổ Đau ).

Bài Tristesse de la Lune – Trăng buồn .

Tristesse de la Lune

Ce soir , la lune rêve avec plus de paresse ,
Ainsi qu’une beauté , sur de nombreux coussins ,
Qui d’une main distraite et légère caresse
Avant de s’endormir le contour de ses seins Continue reading

Xuân Tình

 

O’ Henry (1862-1910) tên thật là William Sydney Porter sinh tại Bắc
Carolina. Cha là bác sĩ, mẹ mất sớm, ông ở với bà nội. 1882 ông chuyển
đến sống trong một trang trại chăn nuôi ở Texas với hi vọng vượt qua
cơn bệnh. Ít lâu sau, ông viết những truyện ngắn đầu tiên cho các tờ
nhật báo ở đây. Ông làm nhiều nghề khác nhau, phụ việc, bán hàng, viết
báo, ca hát, diễn kịch, nhân viên kế toán… Năm 1992 ông chuyển tới
New York và từ đó báo chí ở đây tràn ngập những truyện ngắn tuyệt vời
kí tên O’ Henry. Truyện của ông nổi bật những đặc điểm như bố cục giản
dị, văn ngắn gọn, cách dùng từ táo bạo, và kết thúc bất ngờ.


*

Xin bạn hãy vả vào mặt tên thi sĩ khi hắn sắp lên tiếng ca tụng với
bạn về tháng Năm (1) – Tháng xuân nhất trong những tháng xuân. Tháng
của bọn tiên, bọn tục, bọn yêu tinh, lùng sục và lảng vảng khắp nơi,
từ thành thị đến thôn quê, đến cả núi rừng.

Continue reading

Một Cuộc Gặp Gỡ

Truyện ngắn của Katherine Mansfield

Chuyển ngữ : Trần Ngọc Phương

Katherine Mansfield (1888-1923) Nhà văn nữ hàng đầu của New Zealand.
Sớm có năng khiếu văn chương từ nhỏ, truyện đầu tiên viết lúc lên 9 và
đạt giải nhất ở trường. Đến London học ở Queen’s College về nước và
bắt đầu viết truyện ngắn. 1908 trở lại Anh gặp và kết bạn với những
nhà văn nổi tiếng đương thời như là D.H. Lawrence, Vỉginia Woolf. Bà
đi du lịch nhiều nơi kết hợp với chữa bệnh lao ở: Anh, Pháp , Đức, Bỉ,
Thuỵ Sĩ…Tập truyện nổi tiếng của bà: The Garden Party 1922, Bliss
1923, với lối viết nhẹ nhàng sinh động, bà được coi là một Chekhov
trong văn học Anh.

Rồi sáu năm sau, cô gặp lại hắn. Hắn ngồi trên một trong số những
chiếc bàn tre, được trang trí bằng một lọ hoa nhật, có cắm cành Thuỷ
Tiên giấy hoa vàng. Trước mặt hắn là một đĩa trái cây đầy ắp. Hắn đang
ngồi bóc vỏ cam với lối bóc vỏ rất là cẩn thận – một đặc trưng của
hắn. Cô nhận ra hắn ngay. Continue reading

Một Nơi Thú Vị

Truyện ngắn của E. Hemingway

Chuyển ngữ: Trần Ngọc Phương

Ernest Hemingway (1899-1961), nhà văn Mĩ, sinh ở Oak Pank, Illions,
một vùng ngoại ô của Chicago. Học xong phổ thông, ông làm phóng viên.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ông tham gia trong đội cứu thương
ở mặt trận Ý. Sau chiến tranh, ông sống ở Paris và bắt đầu viết văn.
Ông tham gia với tư cách thông tín viên mặt trận trong cuộc nội chiến
Tây Ban Nha và trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Sau đó ông tiếp
tục sáng tác, nhận giải thưởng Pulitzer 1953 và đoạt giải Nobel văn
học 1954. Ông nghiện rượu nặng và mất (tự vẫn) ở Idaho 1961.

Nhiều tác phẩm danh tiếng của E. Hemingway đã được dịch sang tiếng
Việt như: Chuông Gọi Hồn Ai, Ngư Ông và Biển Cả, Giã Từ Vũ Khí, Tuyết
Trên Đỉnh Kikimanjaro…Ông là nhà văn Mĩ được giới thiệu rộng rãi
nhất ở Việt Nam.

………………………….

Đêm về khuya, mọi người rời khỏi quán rượu, chỉ còn một lão già ngồi
dưới bóng tàn cây ngược ánh đèn đường. Ban ngày con đường đầy bụi
nhưng về đêm, sương đã làm bụi lắng xuống. Lão già thích ngồi muộn,
lão bị điếc. Bây giờ đêm đã hoàn toàn yên tĩnh, nên lão cảm thấy có
chút gì khang khác. Hai gã bồi ở bên trong quán biết lão hơi say, và
mặc dù lão là một khách hàng tốt, nhưng họ biết, nếu lão say quá lão
sẽ bỏ đi mà không trả tiền, thế nên họ phải canh chừng lão. Continue reading

Món quà đầu xuân

*Trần thị Lai Hồng chuyển ngữ

*Theo The Happy Prince của Oscar Wilde

Tượng Ông Hoàng Hạnh Phúc dựng trên một bệ đá cao nhìn xuống thủ đô.
Pho tượng dát bằng vàng lá, đôi mắt là hai hạt lam ngọc long lanh mầu
đại dương, và chuôi kiếm chói sáng một viên hồng ngọc lớn bằng ngón
tay cái.

Ai đi ngang qua cũng dừng bước ngắm nghía trầm trồ khen ngợi vẻ cao
sang lộng lẫy của tượng, nhưng cũng không thiếu gì người nghĩ sự cao
sang lộng lẫy đó chẳng thiết thực chút nào giữa xã hội loài người đầy
đau khổ.  Tuy nhiên, nụ cười tươi trên gương mặt sáng láng chan hòa
hạnh phúc của pho tượng cũng đã nhiều lần an ủi được một số người bất
hạnh.  Một chàng thất nghiệp lang thang đứng ngắm pho tượng, thốt lên:

–  A! ít ra ở đời cũng còn có ông là người hạnh phúc.  Dù ông là đá vô
tri, ta cũng cảm có niềm an ủi vì có người đã được hạnh phúc.

Continue reading

Vào Mùa Xuân

Truyện ngắn của Guy de Maupassant

Chuyển ngữ : Trần Ngọc Phương

Guy de Maupassant (1850-1893), nhà văn Pháp, sinh tại vùng Normandie
miền bắc nước Pháp. Ông sống với mẹ từ nhỏ, bà mẹ ly thân có đầu óc
độc lập này trở thành hình tượng cho nhiều nhân vật nữ trong các câu
chuyện của ông. 1870 tốt nghiệp đại học môn văn chương rồi gia nhập
quân đội. Sau đó đến Paris làm viên chức nhỏ cho Bộ Hải quân, 1878 làm
công chức cho Bộ Giáo dục. Tác phẩm Viên mỡ bò(Ball of Fat)1880 ra đời
là thành công đầu tiên xác định một tài năng nghệ thuật trên con đường
sự nghiệp của Maupassant. Ông viết gần 300 truyện ngắn, 6 tiểu thuyết
3 bút kí và hằng trăm bài báo, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của vị thầy
mình là Gustave Flaubert (bạn của mẹ mình; nổi tiếng với Madame
Bovary)về nghệ thuật và tư tưởng.

*

Khi những ngày đẹp trời đầu tiên đến và khi trái đất tỉnh giấc, mọi
vật trở nên xanh tươi, bầu không khí trở nên ấm áp và thơm tho. Tất cả
làm cho ta có cảm giác mềm mại trên da thịt, làm rung động trái tim và
khơi động trong ta ý thức về nỗi ước muốn mơ hồ. Ý tưởng bất chợt về
hạnh phúc không rõ rệt làm ta muốn chạy quanh quẩn hoặc đi lang thang
đâu đó. Tìm kiếm cuộc phiêu lưu, để tận hưởng hết hương vị ngọt ngào
say đắm của ngày xuân.

Mùa đông vừa đi qua khó nhọc nhưng điều đó cần thiết cho sự đơm hoa
kết trái, cho sự gây hưng phấn trong ta, như men rượu, như nhựa cây
non đang lên.

Continue reading

Tung Mở Cửa Yêu Thương

Tung Mở Cửa Yêu Thương

Throw Open The ove Window

Nguyên tác : Mawlana Jalāl ad-Dīn Muhammad Rūmi

Trần thị LaiHồng chuyển ngữ

Có nụ hôn tha thiết ước ao
được đón nhận trọn đời :
nụ hôn tâm linh trên nhục thể

nước biển van xin viên ngọc trai
hãy phá vỡ vụn vỏ ngục tù

và hoa Huệ đam mê
cần cận kề một đóa hoa dại

Đêm về, em mở ngỏ cửa
mời vầng nguyệt xuống chơi
áp sát lên mặt em rưng rưng  rười rượi
phà hòa hơi thở vào người … Continue reading

Không Có Tình Yêu Hạnh Phúc

Không Có Tình Yêu Hạnh Phúc
Il n’y Pas d’Amour Heureux
There’s no happiness in love

*  Louis Aragon (1897-1982)

*Trần thị Lai Hồng chuyển ngữ

Không gì tạo dựng cho người.  Chính cả sức người
cả yếu đuối cả trái tim và cả khi ngỡ dang cả hai tay lại là bóng thập tự
và khi ngỡ ôm chặt hạnh phúc thì lại nghiền vỡ
đời chỉ là một vụ ly dị kỳ bí lạ lùng đầy đau khổ Continue reading

Đồng Xu Nhỏ

Truyện ngắn của Angel Karaliychev

Trần Ngọc Phương dịch

Angel Karaliychev (1902-1972) nhà văn bungary, sinh ở Strazhitsa gần
Turnovo. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên xuất bản năm 1925, ông viết
rất nhiều truyện ngắn và đăc biệt viết cho trẻ em rất thành công. Sau
khi chính quyền dân chủ xã hội thành lập năm1944, ông viết nhiều về
đời sống người nông dân hiện đại, một số tuyển tập của ông: The
Cornfields of the Falcon (1946), The People’s Defender (1949), and The
Anvil or the Hammer (1954). The Valiant Bulgarians (1959). Ông nhận
giải thưởng Dimitrov năm 1966.

*

– Hãy đoán vận mệnh của cháu đi.

Đôi mắt đen tha thiết chờ đợi nắm bắt những điều bí mật mà lão Gheno
sắp sửa tiết lộ. Lão Gheno có thể nhìn thấu qua năm tháng, qua những
đám mây, những núi non, vượt quá tầm hiểu biết. Lão có thể chỉ bảo
người ta con đường họ sẽ đi và họ sẽ phải đi bằng cách nào – Trên con
ngựa hăng hay trên con lừa khập khiễng.

Cặp mắt trẻ thơ đang khẩn nài lão.

Continue reading