Category Archives: Dịch thuật

Thần Tình Yêu Bị Kẹt Xe

Tác giả: O.Henry(Mỹ)1862-1910

Phỏng dịch: Trần Thị Cổ Tích

Nguyên  tác: Mammon and The Archer

O’ Henry (1862-1910) tên thật là William Sydney Porter sinh tại Bắc Carolina. Cha là bác sĩ, mẹ mất sớm, ông ở với bà nội. 1882 ông chuyển đến sống trong một trang trại chăn nuôi ở Texas với hi vọng vượt qua cơn bệnh. Ít lâu sau, ông viết những truyện ngắn đầu tiên cho các tờ nhật báo ở đây. Ông làm nhiều nghề khác nhau, phụ việc, bán hàng, viết báo, ca hát, diễn kịch, nhân viên kế toán… Năm 1992 ông chuyển tới New York và từ đó báo chí ở đây tràn ngập những truyện ngắn tuyệt vời kí tên O’ Henry. Truyện của ông nổi bật những đặc điểm như bố cục giản dị, văn ngắn gọn, cách dùng từ táo bạo, và kết thúc bất ngờ.
Ông qua đời  tại Thành phố New York ngày 5 tháng 6 năm 1910

Lão Anthony Rockwall, nhà sản xuất về hưu và là cựu chủ nhân của hãng xà phòng Rockwall Eureka’s Soap, ngồi trong toà nhà số 5 nhìn ra cửa sổ của phòng đọc sách cười khoái chí.Cùng lúc đó, người láng giềng ở bên phải nhà ông ta, một thành viên của câu lạc bộ quý tộc Hà Lan,G.Van Schuylight Suffolk-Jones-bước ra chiếc ô tô đang chờ sẵn.Như thường lệ, hắn chun chun mũi tỏ vẻ khinh miệt mặt tiền của toà nhà xà phòng được chạm trổ theo kiểu thời phục hưng Ý.

-Đồ hợm hĩnh vô tích sự.-Cựu vua xà phòng cáu kỉnh.- Đem cái bộ mặt lạnh tanh đó đặt vào căn phòng kinh dị của bảo tàng Eden* là vừa.Mùa hè tới ta sẽ cho sơn lại toà nhà này với ba màu trắng , xanh , đỏ để xem cái mũi của gã Hà Lan đó có hinh hỉnh thêm nữa không.

Continue reading

Động-Lực

 

Tác-giả: Eric Butterworth

Lược dịch: Thiên-Tường

Butterworth sinh ngày 12 Tháng Chín năm 1916 tại  Winnipeg, Canada .Sau đó,  gia đình ông chuyển tới miền nam California. Ông đã tham dự Đại học Fresno  các trường đại học ở Columbus, Ohio, nơi ông nghiên cứu âm nhạc

Butterworth hành chức vụ trong bốn cộng đồng thống nhất: Kansas City, Pittsburgh, Detroit và New York City. Trong khi ở Detroit, hội gây quỹ để xây dựng đền thờ Detroit Đoàn kết, nhà thờ Thống nhất lớn nhất tại thời điểm đó. Hơn 2.000 người đã tham dự ngày Chủ Nhật của mình mỗi tuần. Năm 1961, ông bắt đầu phục vụ trong thành phố New York. Bài giảng chủ nhật của ông đã được tổ chức tại Carnegie Hall, Tòa thị chính, và sau đó Avery Fisher Hall ở Trung tâm Lincoln, nơi sự tham dự hàng tuần đã lên đến vài ngàn.
Ông là tác giả của 16 cuốn sách bán chạy nhất về tâm linh siêu hình, một nhà thần học năng khiếu, nhà triết học, và giảng viên xuất sắc.
Eric Butterworth qua đời vào ngày 17 Tháng Tư, 2003.

Một giáo-sư đại-học cho một lớp xã-hội học do ông dậy đi vào một xóm nghèo ở Baltimore tìm hiểu tiểu-sử của 200 đứa con trai nhỏ. Sinh-viên của ông được yêu-cầu lượng-giá tương-lai của mỗi em đó. Trong tất cả  mọi trường-hợp, các sinh-viên đã ghi lại như sau: “Đứa bé này không có cơ-hội thành-đạt”.

Continue reading

Thời hạn

Nguyên tác từ Ý ngữ : Equivalenza của Dino Buzzati

Bản dịch của      :    Trương Văn Dân

..” Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý. Với Sa mạc Tartari (1940), tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, ông đã trở thành một trong những tên tuổi lớn của thế kỷ 20. Nhiều truyện dài của ông đã được chuyển thành kịch bản sân khấu, phát thanh và truyền hình. Truyện Con chó gặp Chuá, đã được trình diễn trên đài truyền hình Pháp.

Ông viết nhiều tiểu thuyết nhưng hình như thể loại yêu thích của ông là truyện ngắn. Chủ đề quen thuộc của Buzzati là những ám ảnh và nỗi bất an của kiếp người, sự chạy trốn thời gian, định mệnh, sợ hãi đối với hư vô, thất bại của sự sống, mong manh của tình yêu, bí ẩn của nỗi đau và cái ác…”

Bằng bút pháp độc đáo ông dắt người đọc ra khỏi cuộc sống thường ngày để bước vào một thế giới khác, rồi đẩy họ vào những sự kiện nghịch lý, ly kỳ và đầy bí ẩn. Bí ẩn vì nằm ngoài cánh cửa của đời sống thường nhật nhưng cũng có thể đồng hiện hữu với diễn biến thường ngày mà chúng ta đã vô tình không nhận thấy để cuối cùng phải kinh ngạc, suy nghĩ… trong một niềm xúc động sâu xa.”

Với nụ cười dễ mến trên môi, ông bác sĩ ra hiệu cho vợ bệnh nhân rồi tiến ra phía cửa. Người đàn bà hiểu ý.

Ra đến hành lang, ông nghiêm mặt và nói bằng giọng thông cảm :

” Thưa bà, đây thực là một bổn phận không thể thoái thoát. Chao ôi, tôi phải trình bày sự thật với bà… ông nhà…”

“Nguy lắm sao?” Bà vợ hỏi.

“Thưa bà ” Ông ta nói:  “Rất tiếc là… Tình trạng đã đến lúc… Cần phải nhìn thẳng vào sự việc…”

“Chúa ơi, bộ bác sĩ muốn nói là …”

Continue reading

Chiếc áo dị kỳ

Nguyên tác: LA GIACCA STREGATA

Của: DINO BUZZATI ( Ý )

Chuyển ngữ: Trương Văn Dân

Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý. Với Sa mạc Tartari (1940), tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, ông đã trở thành một trong những tên tuổi lớn của thế kỷ 20. Nhiều truyện dài của ông đã được chuyển thành kịch bản sân khấu, phát thanh và truyền hình. Truyện Con chó gặp Chuá, đã được trình diễn trên đài truyền hình Pháp.

Ông viết nhiều tiểu thuyết nhưng hình như thể loại yêu thích của ông là truyện ngắn. Chủ đề quen thuộc của Buzzati là những ám ảnh và nỗi bất an của kiếp người, sự chạy trốn thời gian, định mệnh, sợ hãi đối với hư vô, thất bại của sự sống, mong manh của tình yêu, bí ẩn của nỗi đau và cái ác…”

Bằng bút pháp độc đáo ông dắt người đọc ra khỏi cuộc sống thường ngày để bước vào một thế giới khác, rồi đẩy họ vào những sự kiện nghịch lý, ly kỳ và đầy bí ẩn. Bí ẩn vì nằm ngoài cánh cửa của đời sống thường nhật nhưng cũng có thể đồng hiện hữu với diễn biến thường ngày mà chúng ta đã vô tình không nhận thấy để cuối cùng phải kinh ngạc, suy nghĩ… trong một niềm xúc động sâu xa.”

Mặc dù thích ăn mặc trang nhã  nhưng ít  khi tôi quan tâm đến cách phục sức và  áo quần  kẻ  khác.

Thế nhưng trong dạ hội tại nhà một người bạn ở Milano tôi đã gặp một người đàn ông, khoảng 40 tuổi,  đẹp lộng lẫy trong bộ quần áo  rất thời trang. Tôi chưa biết ông ấy  là ai vì gặp mặt lần đầu ; và điều thường xảy ra là rất khó nhớ tên người lạ mặt trong khi giới thiệu. Tuy thế cũng có  lúc chúng tôi tình cờ ngồi gần nhau rồi bắt đầu câu chuyện. Ông  ta  là một người hiểu biết, ăn  nói bặt thiệp nhưng trên  mặt  sao có vẻ buồn buồn. Rồi có lẽ trong một lúc thân mật quá đáng- Phải chi Chuá đã cản ngăn –   tôi đã khen lối cắt may tuyệt xảo về bộ đồ ông ta đang mặc và còn dám hỏi thêm ai là thợ may của ông ta. Continue reading

Giấc ngủ màu đen

 

Nguyên tác :Paul Verlaine

Chuyển ngữ: Đào Anh Dũng

 

Paul-Marie Verlaine (18441896) là nhà thơ Pháp, một trong những nhà thơ lớn nhất của Pháp thế kỷ XIX.

Paul-Marie Verlaine sinh ở Metz. Năm 1851 gia đình ông chuyển về Paris. Năm 1855 Verlaine vào học trường Lycée BonapartParis và đã bộc lộ sự say mê thơ ca. Năm 1858, ông gửi cho Victor Hugo trường ca La Mort (Cái chết).

Từ tháng 10 năm 1863 ông làm ở công ty bảo hiểm, sau đó vào làm ở tòa thị chính Paris, tham gia nhóm thơ Parnasse. Năm 1866 ông in cuốn sách đầu tiên Poèmes saturniens chịu sự ảnh hưởng của nhóm Parnasse. Năm 1867 ông sang Brussele gặp Victor Hugo. Năm 1870 ông in tập thơ La bonne chanson (Bài ca tốt lành) tặng người yêu Mathilde Mauté.

Thời gian sau đó là những năm tháng tình ái của ông với nhà thơ trẻ Arthur Rimbaud. Hai người đi sang BỉAnh. Đây là quãng thời gian Verlaine viết những bài thơ hay nhất của mình. Năm 1874 ông in tập thơ Romances sans paroles (Những khúc lãng mạn không lời).  Năm 1894 ông được bầu là “Ông hoàng của các nhà thơ”. Năm 1895 ông viết bài giới thiệu cho “Tuyển tập tác phẩm Arthur Rimbaud”. Năm 1896 ông in cuốn sách cuối cùng La Mort (Cái chết).

Ông mất ở Paris

Un grand sommeil noir

Un grand sommeil noir
Tombe sur ma vie :
Dormez, tout espoir,
Dormez, toute envie !

Continue reading

Cái Chết Của Vợ Người Nghệ Sĩ Xiếc Ném Dao

 

Nguyên tác: Shiga Naoya

Người dịch : Trần Ngọc Phương

Shiga Naoya (1883-1971) một trong số ít những nhà văn được kính trọng nhất Nhật. Rất nổi tiếng về truyện ngắn. Truyện dài chính của ông truyện An’ya Koro ( A Dark Night’s Passing) ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn chương Nhật Bản hiện đại. The Death of the Knife Thrower’s wife (1913) một trong những truyện ngắn độc đáo nhất của ông.

 

*

Mọi người rất ngạc nhiên, Han, một nghệ xiếc trẻ người Hoa đã ném một trong những con dao to bản vào động mạch cổ của vợ trong buổi biểu diễn. Người thiếu phụ trẻ chết ngay tại chỗ. Han lập tức bị bắt giữ.

Nơi xảy ra sự việc mặt của giám đốc nhà hát,phụ người Hoa của Han,xướng ngôn viên hơn ba trăm khán giả, còn thêm viên cảnh sát đứng bên sau hàng người xem. Mặc trước sự hiện diện của tất cả những nhân chứng sự vụ vẫn hoàn toàn ẩn, không biết việc giết người này chủ tâm hay do rủi ro.

Continue reading

Bùa Mê

 

 

Truyện ngắn của Pearl S. Buck

Chuyển ngữ: Trần Ngọc Phương

 

Pearls Buck (1892-1973), nhà văn nữ Mỹ, giải Nobel văn học 1938. Sinh ở Hillsboro, West Virginia. Cha là mục sư, theo gia đình sang Trung Quốc từ nhỏ và sống ở đó đến năm 17 tuổi về lại Mỹ học trường đại học Randolph Macon, Virginia. Từ năm 1922 bà dạy ở Đại học Nam Kinh, Trung Quốc. Quyển tiểu thuyết đầu tiên East Wind:West Wind 1930, sau đó hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng khác về đời sống và phong tục tập quán nông dân Trung Quốc ra đời, như The Good Earth (Đất lành, 1931), Sons (Những người con trai, 1932), Portrait of a Marriage (Chân dung một cuộc hôn nhân, 1945), Letter from Peking (Lá thư từ Bắc Kinh, 1957),The Three Daughters of Madame Liang (Ba người con gái của Lương phu nhân, 1969). Bà cũng là người dịch bộ Thuỷ hử sang tiếng Anh: All Men Are Brothers (Mọi người là anh em, 1933).

 

 

 

 

CHIẾC XE LỬA CHẬT NÍCH và hắn thì bị trễ. Lúc đầu hắn vội liếc nhìn khắp toa, hắn nghĩ chắc không còn chỗ nữa. Rồi giữa hành lang hắn thấy một phụ nữ đang ngồi một mình, hắn lưỡng lự, theo bản năng, hắn không thích ngồi bên cạnh một người đàn bà xa lạ. Nhưng vào cuối một ngày, giữa những ngày bận rộn nhất của hắn, hắn cảm thấy khó có thể đứng lâu được trong hơn một giờ. Chiếc xe lửa giật mạnh thình lình và kéo chúi về phía trước. Hắn là hành khách cuối cùng và hắn thấy đây cũng là chỗ ngồi cuối cùng sau khi đã đi qua ba toa xe. Hắn đứng hơi lắc lư, chiếc cặp nặng trong tay, hắn nghĩ đến những ngày dễ chịu khi bước ra khỏi văn phòng của Sở, và vào trong chiếc xe hơi êm ả có máy điều hoà. Dixon, gã tài xế đáng thương nằm chết đâu đó ở trong rừng nhiệt đới. Có lẽ – chết, dẫu sao cũng thế. Gã là một tài xế cừ, một anh chàng trẻ tuổi điềm đạm và ít nói.

Continue reading

Cầu Mirabeau

 

Thơ: Apollinaire

Chuyển ngữ: Nguyễn Đức Diêu

Guillaume Apollinaire ,sinh năm 1880 tại Ý , một nhà thơ nổi tiếng của
Pháp vào đầu thế kỷ 20 , mình rất thích những bài thơ của Apollinaire
với những ý tưởng dung hoà giữa cũ và mới , giữa truyền thống và hiện
đại , tạo nên một phong cách riêng biệt .
Thơ của ông phản ảnh thời tuổi trẻ cơ hàn và chiến tranh , lồng trong
những ý tưởng lãng mạn và thơ mộng là sự bi quan và chấp nhận những
định luật cuộc đời như một lẽ vô thường của tạo hoá !
Ông là một người thuộc gốc quí tộc Ba Lan , nhưng sa sút và mẹ ông
chạy qua Ý và ông được sinh ra ở đó .
Ông về sống ở Pháp năm lên bảy tuổi và theo học Trung học ở Cannes .
Thời niên thiếu của Apollinaire rất khó khăn . Ông và mẹ sống trong
một phòng trọ nhỏ và không có tiền trả , hai người đã phải bỏ trốn vào
một buổi sáng sớm !
Cuộc đời của ông rất thăng trầm , ông được bắt đầu biết đến vào năm
1907 khi bắt đầu viết những bài thơ đầu tiên , sau đó ông kết bạn với
danh hoạ Marie Laurencin và Picasso . Ngoài thơ , Apollinaire còn được
biết đến như nhà báo , nhà phê bình văn học nghệ thuật .
Cuộc đời của ông vẫn chưa hết thăng trầm , năm 1911 ông bị nghi ngờ
vào một vụ mất trộm tranh ở viện bảo tàng Louvre và bị bắt giam nhưng
sau cùng được thả vì không đủ chứng cứ .
Năm 1915 , ông nhập ngũ vào quân đội Pháp và tham gia Đệ nhất thế
chiến , nhưng sau đó bị thương khá nặng và giải ngũ .
Trở về Paris , ông gặp lại ” Lou ” , người yêu ước mơ mà ông đã gặp
trước khi vào lính , nhưng tình yêu không còn nữa , đã như giòng nước
sông Seine tuôn chảy dưới cầu Mirabeau không bao giờ trở lại …
Apollinaire mất vào năm 1918 vì tác động của vết thương cũ và có lẽ ,
cũng vì tình yêu đã ra đi …
Apollinaire ra đi khi chỉ 38 tuổi .

NĐD xin dịch bài  Le Pont Mirabeau, một bài thơ nổi tiếng của
Apollinaire .

CẦU MIRABEAU

Sông Seine lờ lững dưới cầu
Tình ta trôi chảy một màu với sông
Anh còn mơ mộng viễn vông ?
Niềm vui sẽ đến , phiền ngông sẽ tàn … Continue reading

Bánh Mì và Hoa Hồng

*Dịch giả Cô Trần thị LaiHồng

Nguyên tác của JamesOppenheilm
Chuyển ngữ  của  Cô Trần thị LaiHồng

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa
bình Quốc tế được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong
một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp
luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới.
Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng
với nam giới.

Continue reading