Category Archives: Bình thơ

Hành Trang Nỗi Buồn Nhân Thế

* Viết bởi  Phạm Xuân Nguyên

 

Tôi gặp Trương Văn Dân khoảng dăm năm trước. Một phóng viên báo Đại Đoàn Kết giữ mục Nhịp cầu liên hệ với người Việt Nam ở nước ngoài gọi điện bảo tôi là có một cộng tác viên của báo ở Italia thường về nước, anh có viết văn, nên muốn giới thiệu với tôi để làm quen và giao lưu. Thế là tôi gặp anh Dân, hình như buổi gặp đầu tiên ở quán nước cạnh Viện Văn học cơ quan tôi trên phố Lý Thái Tổ (Hà Nội). Ấn tượng ban đầu anh Dân gây cho tôi là con người anh chất phác và đôn hậu. Cái chất người đó của anh hiển hiện tự nhiên ở dáng vẻ bên ngoài và ở cách trò chuyện. Sau này còn gặp nhau nhiều lần, khi một mình anh, khi có cả chị vợ anh người Italia, tôi càng thấy sự chất phác và đôn hậu đậm rõ ở anh Dân. Sống ở nước ngoài hơn ba mươi năm có lẻ, mà lại là ở những trung tâm văn hóa lớn của châu Âu, nhưng hình như cái chất dân quê ở người chuyên gia hóa dược đã qua tuổi tri thiên mệnh này chẳng hề phai nhạt, vơi giảm. Quen nhau rồi, mỗi lần gặp, anh thường đưa tôi một vài truyện ngắn, một vài bài viết lẻ, nói đọc chơi cho ý kiến, nói có thể đăng đâu đó được thì đăng, cho vui. Từ lần gặp đầu tiên anh đã nhờ tôi sắp xếp gặp một số nhà văn ở Hà Nội và sau đấy mỗi lần anh về nước ra bắc là Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà và tôi lại được hội ngộ cùng anh. Ngay từ đầu anh đã khiêm nhường không coi mình là nhà văn, chỉ là người thỉnh thoảng có viết văn như một nhu cầu thúc bách nội tâm, như một giãi bày tâm trạng, với chính mình trước hết. Giữa đám anh em văn sĩ ồn ào cười nói, vui đùa chọc quấy, nói đủ thứ trên trời dưới bể, bàn hết chuyện đông tây trong ngoài, anh Dân ngồi lẳng lặng nghe, bia rượu không uống, đồ mồi ít chạm, thi thoảng góp đôi ba câu chuyện nhỏ nhẹ, hiền lành. Cứ thế, anh đã thành bạn của tôi, của chúng tôi một cách tự nhiên, giản dị. Continue reading

Tình Thơ trong thơ Trần Kim Loan

TÁC GIẢ: Thu Thủy

Đôi lời giới thiệu__________________________________________

Trần Kim Loan, một nhà thơ nữ và cũng là một khuôn mặt quen thuộc, xinh đẹp  và dễ thương của Hương Xưa. Cô cũng là người của BBT Hương Xưa. Đã gần hai năm nay bạn đọc thấy vắng những vần thơ của cô, những vần thơ tình ngọt ngào, đam mê và cháy bỏng! Mọi người đều tự hỏi tại sao? Và có lẽ Thu Thủy – một admin của Hương Xưa, đã từ lâu không đọc được thơ của TKL nên đã thấy nhớ những vần thơ của cô chăng?“ Tình Thơ trong thơ Trần Kim Loan”, một bài cảm nhận thật hay, thật dễ thương và rất sâu sắc như đi vào tận những ngỏ ngách sâu kín của tâm hồn nhà thơ nữ này. “Trái tim có lý lẽ riêng của nó mà lý trí không làm sao hiểu được” (Le coeur a des raisons que la raison ne connait pas), xin mời quí độc giả thưởng thức bài viết của Thu Thủy để hiểu, để thông cảm và yêu mến “cái lý lẽ riêng của trái tim Trần Kim Loan”cũng như con người của cô.

lêtrọngminhkha

Tình Thơ trong thơ Trần Kim Loan

Đã lâu, cũng gần hai năm rồi, độc giả vẫn chưa được đọc lại những vần thơ của Trần Kim Loan, người thơ nữ rất dễ thương của xứ dừa Bình Định. Luôn tươi tắn, yêu đời, nụ cười duyên dáng luôn nở trên môi làm biết bao trái tim của những đấng mày râu phải rung cảm. Chỉ nhìn, nói chuyện thôi nét duyên của cô, cũng đủ để người đối diện quý mến, và nếu người khác phái nào cả gan  chạm nhẹ vào tình cảm, thì phải từ “chết… đến bị thương”.

Continue reading

Ca sĩ Thanh Lam và nhạc Trịnh Công Sơn

Vào khoảng cuối tháng 9.2004, tôi nhận đuợc thư của Xuân, một chị bạn trong nước, vừa gửi thư sang kể chuyện mới lạ về nhạc Trịnh công Sơn. Chị bảo báo chí và mọi người đang bàn tán về việc ca sĩ Thanh Lam đang chuyển đổi các bản nhạc của TCS từ giai điệu nguyên thủy sang giai điệu thời trang của nhạc Rock, nhạc Rap, Pop, v.v…Được hỏi ý kiến tại sao cô làm như thế thì Thanh Lam cho biết nếu hát nhạc TCS theo cách viết của ông thì không ai qua nổi Khánh Ly và điệu nhạc quá ư nhẹ nhàng không hợp mấy với giới trẻ hôm nay, vì vậy cần thổi một luồng gió mới vào để nhạc ông có nét sinh động hơn.

Tôi chưa biết Thanh Lam biến chuyển thế nào những giòng nhạc Trịnh, chỉ biết là chị bạn tôi – dĩ nhiên đồng trang tuổi trung niên với tôi – bảo rằng thấy cô ấy uốn éo như bị điện giựt và gào thét….”Trời ươm nắng, cho mây hồng…. ” mà bỗng hoảng hồn vì chẳng thấy đâu mây hồng, nắng ấm trong khi đám khán giả trẻ thì la ó cổ võ hò reo vang vội như điên. Biết tôi mê nhạc Trịnh và coi ông như thần tượng, chị bạn tôi hỏi tôi nghĩ thế nào về hiện tượng trên, vui hay buồn và đồng ý hay phản đối sự chuyển đổi đó? Continue reading

Én Liệng Truông Mây

Hân hạnh giới thiệu đến độc giả khắp nơi bộ trường thiên tiểu thuyết dã sử:

Én Liệng Truông Mây

tác giả Vũ Thanh

Tham khảo hơn 20 tài liệu, viết ròng rã trong 20 tháng, mùa Xuân năm 2014 nhà văn, nhạc sĩ Vũ Thanh đã cho ra mắt một tuyệt tác phẩm đồ sộ Én Liệng Truông Mây gồm 4 tập, dài gần 2000 trang sách. Bốn tập Én Liệng Truông Mây đã được xuất bản mới chỉ là phần một trong bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử nhan đề Tây Sơn Tam Kiệt gồm ba phần: Én Liệng Truông Mây, Nhất Thống Sơn Hà, Gia Định Tam Hùng. Viết về một thời đại nhiễu nhương của một cung Vua Lê, hai phủ Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, thời nước Ðại Việt bị chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài mà trong chính sử đã có rất nhiều thiếu sót hay cố tình che dấu, thật không dễ chút nào. Vũ Thanh đã phải vất vả, lặn lội đi tìm những chi tiết lâu nay chỉ được dân gian truyền miệng hay từ những tài liệu chưa từng được đưa ra ánh sáng để hoàn thành cốt chuyện cho thật khả tín và hấp dẫn người đọc. Những huyền thoại lịch sử của hơn 30 năm từ lúc khởi nghĩa đến thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn oanh liệt, đã bị vua quan nhà Nguyễn Gia Long che dấu, bôi nhọ hay cố tình bóp méo, bỏ quên, nay được nhà văn Vũ Thanh viết lại và làm sáng tỏ hơn dưới hình thức của một trường thiên tiểu thuyết. Cùng một phong cách viết của những bộ truyện tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa như Hán Sở Tranh Hùng (Mộng Bình Sơn dịch) hay Thủy Hử (tác gỉa Thị Nại Am, Kim Thánh Thán dịch), tác giả đã dựa vào một số nhân vật lịch sử có thật và những biến động của thời cuộc, hư cấu thêm vào những câu chuyện theo truyền thuyết của dân gian, để đưa người đọc trở về với lịch sử hình thành xứ Ðàng Trong của Chúa Nguyễn. Tuy nhiên, Vũ Thanh đã không chỉ tiểu thuyết hoá câu chuyện lịch sử thời đó, mà bàng bạc trong 2000 trang sách, tác giả đã vẽ lại một xã hội rất linh động của thời dân tộc ta mở nước tiến vào phía Nam. Triết lý sống, phong cách, và tinh thần khai phóng của con người Ðại Việt thời chúa Nguyễn đã được phát họa rất đầy đủ cho ta thấy nhờ đâu mà dân ta đã tóm thâu hết phần phía Nam của nước Việt ngày nay từ tay người Chiêm Thành, người Miên mà không tốn một giọt máu. Và nhờ đâu mà những người Hoa gốc Minh Hương, đã đến và khai khẩn vùng Lục tỉnh trước chúng ta, đành phải chịu thuần phục làm bầy tôi và dâng đất cho chúa Nguyễn. Continue reading

Cảm Nhận Thơ & Tranh Xuân Dậy Thì Của Xuân Thi

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU CỦA BBT HƯƠNG XƯA.

Ban Biên Tập Hương Xưa nhận được tác phẩm kết hợp Xuân Dậy Thì, tranh và thơ của chị Xuân Thi ở California, bài cảm nhận của anh Lê Công Dzũng cùng kết hợp với ngón đàn độc tấu Gái Xuân của nhạc sĩ Ngô Tín từ lâu, có lẽ cũng đã gần hai tháng. Sự kết hợp này được dàn dựng và đạo diễn của một người không có tên ở đây, nhưng anh là nhân vật chính đã phối hợp và khích lệ mọi người để làm nên tác phẩm chung này: nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du. Như thế chúng xin chân thành cám ơn chị Xuân Thi, anh Ngô Tín, anh Lê Công Dzũng cùng anh Nguyễn Hoàng Lãng Du đã phối hợp để đóng góp vào tác phẩm Xuân Dậy Thì, thơ và tranh của chị Xuân Thi. Hương Xưa đã để dành tác phẩm này cho đến hôm nay mới đăng như là một món quà đặc biệt tặng chị Xuân Thi nhân ngày sinh nhật. Xin chúc mừng sinh nhật chị Xuân Thi và cám ơn tất cả. Xin mời quí thân hữu thưởng lãm tác phẩm kết hợp này. Bài thơ cũng đã được chính chị Xuân Thi chuyển sang Anh ngữ như là một lời gởi gắm tâm sự đối với giới trẻ hôm nay.

Thân ái kính chào lêtrọngminhkha

VÀI CẢM NHẬN khi đọc thơ và xem tranh XUÂN DẬY THÌ của XUÂN THI

Một buổi sáng mùa Xuân, người thiếu phụ bỗng nghe như có một đóa hoa mai vừa chớm nở trong hồn. Bao nhiêu tháng năm dài sống kiếp tha phương với bao nỗi buồn vui chôn kín trong lòng chưa một lần cùng ai than thở! Sao sáng hôm nay bỗng nghe điều kỳ diệu, khi đoá hoa mai trong hồn chớm nở và hình như bao nhiêu mùa Xuân cũ cũng thay nhau trở về trong trí tưởng của cô:

Một cành mai trong hồn vừa chớm nở

Xuân quê người hay Xuân nhớ quê xưa ( Xuân Thi)

Continue reading

Ba cuốn hồi kí

 

 

 

Những nhà văn, nhà hoạt động xã hội, hay chính trị gia thường thích viết hồi kí khi về già, họ viết hồi kí là để kể lại những hoạt động, những thành công hay thất bại của họ trên con đường sự nghiệp mà họ bỏ ra cả đời để đeo đuổi. Ngoài cái thú giải bày tâm sự, hay là để thanh minh cho việc làm của mình, mà còn có cơ hội sống lại với quá khứ của mình. Nói như nhà thơ Huy Cận: “Viết hồi kí là sống lại một lần nữa cuộc đời mình, thân phận mình và phần nào trải nghiệm dọc đời đã sống”, đấy cũng là điều đáng ghi nhận. Do sự ngẫu nhiên mà tôi đọc được liên tiếp ba cuốn hồi kí của ba nhân vật độc đáo trong văn học và âm nhạc nước nhà. Đó là cuốn hồi ký của nhà văn Nguyễn Hiến Lê, hồi kí của giáo sư Trần Văn Khê và hồi kí của nhạc sĩ Phạm Duy. Bởi thời gian đọc liền kề nhau nên đã gây nơi tôi những cảm xúc và những suy nghĩ lạ về ba cuộc sống của ba nhân vật này. Tôi không lưu ý đến quan điểm hay chính kiến, cả tài năng hay công lao của các nhân vật. Điều gây cảm xúc lạ nơi tôi khi trải qua mấy trăm trang hồi kí là lối ứng xử đời thường của họ trong cuộc sống, nhất là mối quan hệ tình cảm riêng tư với bạn bè hay với phái nữ. Ba cuốn hồi ký của ba nhân vật với ba phần đầu, dĩ nhiên, là họ kể về thời thơ ấu. Vào thời thơ ấu họ có điểm khá giống nhau là cả ba đều mồ côi cha từ lúc còn nhỏ, cậu bé Duy khi lên hai, cậu Lê lên mười, còn cậu Khuê cũng tuổi ấy đã mất cả cha lẫn mẹ. Cùng cảnh ngộ tuy nhiên ba cậu hấp thu sự giáo dục khác nhau. Cậu Lê, nhà nghèo, người mẹ phải tảo tần nuôi con. Cậu Khuê được người cô ruột nghiêm khắc chăm sóc nuôi dưỡng. Cậu Duy, sống trong gia đình danh tiếng, có người mẹ nuông chiều, cậu lại hiếu động, trốn học để đi chơi là chuyện quá thường. Về tuổi tác thì cậu Lê ra đời sớm hơn. Continue reading

Nhìn Lại Những Mùa Xuân

Tác giả: Nguyễn Đoan Tuyết
Người xưa có câu “Xuân bất tái lai” – xuân của đời người thì không bao giờ trở lại nhưng mùa xuân của thiên nhiên, đất trời cứ quay vòng theo nhịp tuần hoàn của tạo hóa, đến rồi lại đi, rồi lại đang đến thật gần.

Đầu tiên là từ dạo cuối đông, khi hoa cúc quỳ trải thảm vàng rực rỡ trên khắp các nẻo đường ở vùng ven đô hay trên lưng chừng đồi dốc, chen chúc nhau vươn lên đầy kiêu hãnh để thách thức với nắng, gió khô hanh, với tiết trời giá lạnh khắc nghiệt của cao nguyên dù cho mùa đông đã sắp tàn ; lòng tôi bỗng thầm yêu biết bao nhiêu loài hoa hoang dại và có sức sống vô cùng mãnh liệt này. Có lẽ vì thế mà nó còn mang tên là dã quỳ. Nếu “hữu sắc vô hương” là để nói về một người con gái đẹp nhưng vô duyên vô hồn thì cụm từ này hiểu theo nghĩa đen cũng rất đúng đối với hoa cúc quỳ. Tuy nhiên, “vô hương” mà không “vô hồn” chút nào, còn cái sắc vàng quyến rũ của nó thì đã đi vào thơ ca của núi rừng từ lâu
Thật vậy, do thời cuộc đưa đẩy mà phố núi Pleiku đã từng hân hạnh được nhiều tao nhân mặc khách tìm đến. Họ chỉ đến trong một thời gian ngắn rồi lại ra đi nhưng đã kịp lưu lại những dấu ấn khó quên khi dừng bước ở nơi này. Hình như cũng vào mùa hoa quỳ nở:

Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh
Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao

(Hoa quì vàng lạnh Pleiku- Nguyễn Bắc Sơn)

Continue reading

“ Gấm” trong bàn tay nhỏ dưới mưa

Tác giả: Kim Đức

Hôm nay, chúng tôi lại có hân hạnh giới thiệu bài viết “ Gấm” trong bàn tay nhỏ dưới mưa của cô Kim Đức, một cây viết bình văn, thơ với những nhận xét thật tinh tế và sắc sảo cùng mối lối hành văn trong sáng, mạch lạc và lôi cuốn đã làm say mê người đọc. Cô đã có nhiều bài viết đăng trong Hương Xưa trước đây và đã được bạn đọc để lại nhiều lời phản hồi thân thương và quí mến. Chúng ta hãy nghe cô viết một đoạn trong “Gấm” trong bàn tay nhỏ dưới mưa của nhà văn Trương Văn Dân:

“…Có lẽ là người xa quê hương rất nhiều năm, ông lại là một nhà văn rất gần gũi với cuộc sống đời thường, với tấm lòng bao dung, ông đã hóa thân vào nhân vật Gấm để gửi gắm những suy tư, trăn trở về thế sự, về cuộc đời, về số phận và nỗi bất an của con người. Ông viết và lý giải những điều mắt thấy tai nghe, phản ảnh đời sống xã hội và thể hiện nhân sinh quan trong những ngày tháng trở về quê hương sau 40 năm sinh sống ở đất Ý và đặc biệt là ông đã sống hết mình cho tình yêu…”(Kim Đức) Continue reading

Phố núi Pleiku và những tâm hồn nghệ sĩ

Tác giả: Nguyễn Đoan Tuyết

Nếu thành phố Đà Lạt được ví như một cô gái đẹp kiêu sa, đài các thì Pleiku là một cô thôn nữ đẹp mặn mà, với đôi mắt đen tròn thơ ngây, với những đường nét nét còn hoang sơ trên suối tóc, trên nụ cười. Vâng, Pleiku là một thành phố nhỏ còn mang nhiều vẻ đẹp nguyên sơ, được phủ kín trong những đám sương mù mong manh buổi sáng, thật quyến rũ. Với cái khí trời gai gai lạnh làm cho ta có cứ muốn khoác vào chiếc áo măng-tô đi xuống phố với người yêu và ngồi thu mình vào trong góc một quán cà phê. Rồi hút một điếu thuốc, nhìn những giọt cà phê đen long lánh đang nhỏ xuống chầm chậm trong khi tiếng hát Ý Lan sâu lắng và truyền cảm đang vang lên nhè nhẹ: “Phố núi cao phố núi đầy sương, phố núi cây xanh trời thấp thật gần, anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn dễ thương…”

Ngoài kia phố thị nhỏ và buồn, một nỗi buồn nhẹ nhàng, mênh mang, dễ thương và đôi khi không duyên cớ! Nhưng có lẽ trong một khoảnh khắc nào đó trong cuộc đời này cũng có người như Nguyễn Bắc Sơn đã coi “phố núi đêm nay là cỗ mộ với bao nỗi bi thương!”:

Ôi phố núi đêm nay là cỗ mộ

Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi thương ( Nguyễn Bắc Sơn)

Người Pleiku chân chất, đậm đà tình nghĩa, đã đón vào vòng tay đầy yêu thương và trìu mến của mình biết bao tao nhân mặc khách đến với thành phố này, ở lại đây và viết lên một vài bài thơ, đặt một vài bản nhạc thật đẹp để lại cho đời…rồi lại ra đi!

Bài viết của cô Nguyễn Đoan Tuyết “Phố Núi Pleiku và những tâm hồn nghệ sĩ” đã ghi lại cho chúng ta rất nhiều kỷ niệm ngọt ngào của những người nghệ sĩ, đã đến, đã sống và đã để lại những cảm xúc thật đẹp về thành phố “nắng bụi mưa bùn”, v “phố không xa nên phố tình thân” này, mà bây giờ từ “Phố Núi” đã trở nên thân thương, gần gũi và cũng rất đỗi đáng yêu…

Biết đâu khi đọc xong bài viết này có người sẽ có cái ý tưởng ngồ ngộ, hay ta thử đi một vòng lên Phố núi xem sao? Xin hân hạnh giới thiệu bài viết hay, nhẹ nhàng, dễ thương đến quý thân hữu Hương Xưa.

lêtrọngminhkha

Continue reading

” Thầy Tôi” của Trần Bảo Định

 

“THẦY TÔI” CỦA TRẦN BẢO ĐỊNH TẬP THƠ CÓ NHIỀU ĐIỀU LẠ…

* Tác Giả Mang Vi ên Long


Đọc tập thơ thứ 5 của Trần Bảo Định – Tập “Vợ Tôi” (Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – năm 2014), tôi nhận ra “điều lạ” về một cuộc tình giữa “Chàng & Nàng”; từ “thuở đầu xanh”,  cho đến ngày “ bạc tóc” – đó là một tình thương yêu giản dị, không câu nệ hình thức mầu mè, mà lòng hy sinh cho nhau thì vô bờ; trải dài theo bao tháng năm chiến chinh gian khó, và ngay cả những ngày tháng lận đận bộn bề lo toan sau 75…Tuy vậy, đọc “Thầy Tôi” (tập thơ thứ 2 – Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – năm 2013) – tôi lại càng nhận ra nhiều điều lạ hơn về “mối tình” giữa ông Thầy “lạ” và cậu sinh viên “lạ” trong thời chiến, cũng như thời bình…
Về người Thầy:

“Cha Hoàng giáp, bảng vàng
Thầy cậu ấm, con quan
Học Thiên Hựu, Khải Định
Tuổi  thơ sống rất sang

Đất nước cắt chia đôi
Lòng đau đáu, ngậm ngùi
Miền Nam – Thầy lạc bước
Trong lửa bỏng, dầu sôi” Continue reading