Category Archives: Bình thơ

Vào Cõi ‘Tâm Trong’

Mời xem:

 

TÂM TRONG

 

 

Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ — gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc — có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.

Continue reading

Theo vết mùa thu – Kim Đức người bắt bóng chữ

+Đọc Nỗi Nhớ và mùa thu trong thơ Quế Anh

qua lời bình Kim Đức

Mùa thu là mùa của thơ ca, nhạc họa…biết bao thi nhân đã bạc đầu. Mỗi khi nhắc đến mùa thu văn nghệ sĩ và bạn đọc nhớ Tiếng Thu của  Lưu Trọng Lư trong tâm trạng khắc khoải nao lòng. Nhà thơ đã thả những sợi tơ vương vấn trong giai điệu mùa thu với ngôn ngữ xuất thần :

Em nghe không mùa thu!

Dưới trăng mờ thổn thức

Em nghe không rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

Em nghe không rừng thu!

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô

(Tiếng Thu –Lưu Trọng Lư) Continue reading

Viết về nhà thơ Yến Lan – Bến My Lăng!

Tôi có ba thứ để mê đó là âm nhạc, hội họa, và thi ca… Đặc biệt là thi ca, tôi mê thi ca từ khi còn nhỏ. 14 – 15 tuổi, tôi đã mê đọc Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Truyện Phan Trần, sau đó mê thơ đọc thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Xuân Diêu, Lưu trọng Lư, Thế Lữ, Đinh Hùng, và nhiều nhà thơ khác.v.v… Thế mà tôi chưa biết một nhà thơ Yến Lan gốc chính trên quê hương Bình Định của tôi.(Tôi thật là thiếu sót bỡi tôi lớn lên sau 1975 là tôi 11 tuổi), nhưng tôi không thấy thơ in của nhà thơ Yến Lan? Dù tôi nhớ không lầm năm học 11 hay 12 gì tôi đã được đọc tập thơ của Lệ Thu, sau bìa có ghi là quê Bình Định, tôi mượn tại thư viện Phù Mỹ. Lúc đó tôi vẫn thường mượn đọc những nhà thơ Phụ nữ Việt Nam tuyển tập. Đối với tôi là cô bé ăn thèm hàng, quà vặt và con mọt  sách từ  đó..

Nỗi Nhớ Và Mùa Thu Trong Thơ Quế Anh

Tháng mười – tháng của vị ngọt mùa thu. Qui nhơn thỉnh thoảng có những cơn mưa chiều nhưng không đủ để làm trôi đi nỗi nhớ. Nhớ cánh diều bay chấp chới; nhớ tà áo trắng sân trường; nhớ những buổi chiều bắt đầu từ một cơn mưa và chờ đợi nhau; nhớ khói thuốc lãng đãng một thời đã đưa ta đến vùng trời bình yên, hạnh phúc ….và nhớ cả những ngày tháng vô tình bỏ mặc mình ta…mưa mùa thu sao gợi nhớ đủ điều, chợt nhớ đến “cơn mưa chiều” của nhà thơ Quế Anh mà tôi đã đọc trên trang Hương Xưa:

Phố quê chiều nổi cơn mưa
em đi, dẫu biết đang vừa qua mây
vươn tay vuốt vạt tóc bay
giọt mưa thấm ướt vai gầy buồn tênh
(Cơn mưa chiều) Continue reading

Cảm xúc tôi với thơ Hàn Mặc Tử

 

https://www.youtube.com/watch?v=NObAzDSHuLA

Hàn Mặc Tử

Nhạc Trần Thiện Thanh

Trình bày : Lệ Quyên

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ kiệt xuất đã được báo chí, giới phê bình văn học  công nhận trong nữa thế kỷ qua, thế nhưng không phải là không thiếu những kẻ chê bai không đồng ý… Và cũng chính thế mà Chế Lan Viên phải viết rằng: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Đó là một lời khẳng định lớn lao ưu việt về sự sáng tạo trong thơ của Hàn Mặc Tử.
Vốn là người yêu thích thơ Hàn Mặc Tử từ thuở bé, tôi có thể trang trải và tâm sự cùng các bạn.
. Từ khi còn nhỏ, tôi thích những câu chuyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam. Rồi nghìn lẻ một đêm của Ả Rập, truyện Trung Quốc, truyện cổ tích Campuchia với những huyền thoại lạ lẫm, tôi rất ưa chuộng…
Đồng hành niềm đam mê trên, tôi yêu chuộng âm nhạc, điện ảnh, cải lương…

Continue reading

Những Giòng Sông Cổ Tích Trong Thơ Trần Thị Cổ Tích


Tác Giả Lâm Cẩm Ái
Hạ Trắng
Trịnh Công Sơn
Saxophone Trần Mạnh Tuấn
Hình Ảnh Facebook Trần Thị Cổ Tích

Đôi giòng giới thiệu…

Là thân hữu của Hương Xưa chắc hẳn chúng ta không xa lạ gì với những vần thơ của Lâm Cẩm Ái và Trần Thị Cổ Tích. Nếu thơ Lâm Cẩm Ái sâu lắng, chất chứa những nỗi niềm thầm kín lắng đọng, sâu thẳm từ tận đáy tâm hồn về tình yêu và thân phận thì thơ của Trần Thị Cổ Tích cũng kỳ bí, huyền diệu đầy bí ẩn với ý tưởng và ngôn ngữ diệu kỳ!

Continue reading

Biển Khuya

BIỂN KHUYA

Kính tặng sinh nhật anh Lê Trọng Minh Kha

Chiều nay, nhóm nữ Hương Xưa chúng tôi rủ nhau đi ăn bánh xèo tôm nhảy ở Gia Vỹ rồi kéo nhau ra biển ngắm trăng non, cũng là để mừng sinh nhật admin Lê Trọng Minh Kha sắp đến. Trăng hôm nay non bởi trăng của mồng sáu, tôi chợt nhớ đến ca dao: “……Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/…….”

Biển hôm nay mới đầu hôm còn lặng gió, sóng dịu êm, không cồn cào như nỗi nhớ. Trên nền trời lấp lánh những vì sao là những đám mây màu xám trắng, lúc ẩn hiện, lúc đổi thay như một lẽ vô thường, trăng mồng sáu – ánh trăng lưỡi liềm mong manh như một kiếp người….. nhưng biển thì không bao giờ cạn, như tình yêu đầy mãi chẳng chịu vơi:

Continue reading

Nơi Gặp Gỡ…


Xin tặng tất cả những ai yêu “Văn hóa cà phê”



Ở Phố núi Pleiku, không biết từ bao giờ, hẹn gặp nhau tại quán cà phê để trò chuyện, tâm tình, đôi khi còn để bàn bạc, giải quyết công việc v.v…đã trở thành một thói quen. Tùy vào mục đích của cuộc hẹn mà chọn một nơi đến phù hợp hoặc có khi cũng chỉ do sở thích của từng người .
Nói đến tên gọi để phân biệt quán này với quán kia, là cả một chuyện thú vị. Có lẽ không có loại quán xá nào mà tên quán có lắm sắc thái cảm xúc, nên thơ và lãng mạn như quán cà phê.

Continue reading

Mắt Biếc Trong Thơ Tuệ Sỹ


Tác Giả: Tâm Thường Định[ BXP ]
The Sound Of Silence
Tác giả Paul Simon
Various Artists Hòa Tấu

https://www.youtube.com/watch?v=ZB1cDLc31No

Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
Khi đọc thơ Tuệ Sỹ, chúng ta có thể cảm nhận được sự hoàn mỹ và siêu việt của văn chương Việt Nam, ở đó là một bể học vô tận và sự đắc đạo của Người. Thơ Tuệ Sỹ tao nhã, giải thoát, và đầy chất liệu Bi-Trí-Dũng. Thơ ông có khi oai hùng, có khi ngậm ngùi, có khi lãng mạn, nhưng điểm chung là có cả niềm tin yêu, ước mơ và hy vọng. Cõi thơ Tuệ Sỹ thuộc loại độc nhất vô nhị, rất lạ thường, nhiều tư tưởng, thi ảnh (imagery), đầy thiền quán, và sâu thăm thẳm. Cõi bất nhị ấy, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm khảm, bằng tấm lòng trong sáng của mình; chúng tôi chưa có đủ khả năng bình luận, và ở đây xin mạn phép nhắc đến hai từ rất đẹp trong thơ Tuệ Sỹ mà thôi. Đó là hai từ Mắt biếc trong bài Một Thoáng Chiêm Bao:
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao
(Rừng Vạn Giã 1976)

Continue reading