” Thầy Tôi” của Trần Bảo Định

 

“THẦY TÔI” CỦA TRẦN BẢO ĐỊNH TẬP THƠ CÓ NHIỀU ĐIỀU LẠ…

* Tác Giả Mang Vi ên Long


Đọc tập thơ thứ 5 của Trần Bảo Định – Tập “Vợ Tôi” (Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – năm 2014), tôi nhận ra “điều lạ” về một cuộc tình giữa “Chàng & Nàng”; từ “thuở đầu xanh”,  cho đến ngày “ bạc tóc” – đó là một tình thương yêu giản dị, không câu nệ hình thức mầu mè, mà lòng hy sinh cho nhau thì vô bờ; trải dài theo bao tháng năm chiến chinh gian khó, và ngay cả những ngày tháng lận đận bộn bề lo toan sau 75…Tuy vậy, đọc “Thầy Tôi” (tập thơ thứ 2 – Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – năm 2013) – tôi lại càng nhận ra nhiều điều lạ hơn về “mối tình” giữa ông Thầy “lạ” và cậu sinh viên “lạ” trong thời chiến, cũng như thời bình…
Về người Thầy:

“Cha Hoàng giáp, bảng vàng
Thầy cậu ấm, con quan
Học Thiên Hựu, Khải Định
Tuổi  thơ sống rất sang

Đất nước cắt chia đôi
Lòng đau đáu, ngậm ngùi
Miền Nam – Thầy lạc bước
Trong lửa bỏng, dầu sôi”

Thầy Nguyễn Khắc Dương (1) theo học Triết học Trường Đại Học Sorbone và về nước năm 1965. Dù đang là giáo sư, là Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Viện Đại Học Đà Lạt; nhưng:


“Gia tài Nguyễn Khắc Dương
Một chiếc radio thường

Một bàn máy đánh chữ
Một tấm lòng yêu thương”

Cuộc sống và con người Thầy:

“Khoa trưởng, Trường Văn khoa
Giáo sư không mái nhà
Sách và quần áo cũ

Tạm bợ tháng ngày qua”

Hình bóng người Thầy kính yêu ấy đã khắc in trong tâm trí bao lớp sinh viên Đà Lạt:

“Lủi thủi một mình qua cổng viện
Lang thang nắng xế rớt sân trường
Đi trên sỏi đá hồn đau điếng
Ruột xé gan bầm nhớ cố hương

Tâm tình riêng tư của Thầy đã được sự đồng cảm chia sẻ sâu sắc của trò:

“Thầy tôi thầm khóc đêm khuya vắng
Đau tận cùng đau cõi thế gian
Đôi mắt ẩn sau tròng kính trắng
Cưu mang, chăm sóc, giúp tha nhân”

Những người học trò nghèo, có hoàn cảnh khó khăn – đã luôn đặt niềm tin yêu nơi người Thầy tốt bụng; đã “Tâm Tình” (trang 33):

“Những chàng sinh viên bụi
Vừa học, vừa kiếm ăn
Đói nghèo sống lầm lũi
Quê nhà biệt mù tăm

Bám thầy những khi đói
Tâm sự lúc vui buồn
Nơi dừng chân mệt mỏi
Thầy quán trọ tình thương

Xem sinh viên như bạn
Trao đổi trí thức nhau
Tình người không giới hạn
Gánh khổ, chia sớt nhau(…)”


Trong những lần gặp gỡ thân thiết ngoài giảng đường – một ngày mùa Đông ở Lữ Quán:

“Thầy trò nhấm nháp cà phê
Bổng dưng chợt nhớ ra nghề hát rong
Ba chìm, bảy nổi, long đong
Đường Minh Mạng dốc lộn cong nẽo về

(…) Chiều nay Đà Lạt vào đông

Từng cơn lạnh buốt, áo    phong phanh sầu Mộng du, thầy mộng từ lâu
Cà phê nguội ngắt, tóc màu chuyển sương”

Và “Tâm Sự” của Thầy (trang 28) đã được “trò” ghi lại:

“Nhả tàn khói thuốc cong theo nắng
Uốn lượn, vờn quanh chở khúc buồn
Từng giọt cà phê, từng giọt đắng
Nhâm nhi hương vị ngọt hoàng hôn

Tư lự, im lìm Thầy lẳng lặng
Chiều thu Đà Lạt, nhớ Paris
Sông Seine dải lụa màu xanh thẳm Hương sắc trời Âu tuổi dậy thì (…)”

Từ đó, những bước chân trĩu nặng ưu tư trên “Đường Khuya”
(trang 22) trở về của  một thời Đà Lạt và của quê hương – ngày ấy:

“Đường khuya đèn vàng vọt
Sương mù ngập lối đi
Bước chân về rét mướt
Bóng ngả khóm Tường Vi

Đường Bùi Thị Xuân vắng

Ngã Năm phố ngủ yên
Thầy rò buồn câm lặng
Nhức nhối những niềm riêng (…)”

Còn “Trò” (2) thì sao?. Hãy lắng nghe đôi dòng “Tự Sự” (trang 13):

“Tôi ở Đại học xá
Phòng số một, lầu ba
Những ngày sống vất vả
Thầy giúp đỡ, vượt qua

Nhiều khi trời trở rét
Thầy đưa áo mặc thêm
Gởi ít khoai, bánh kẹp
Ăn lót dạ qua đêm

Thầy cúi mình, cùng khổ
Sống chia đớn, sẻ đau

Lòng trong vạn lòng khó
Trọn vẹn nghĩa đồng bào (…)”

“Thầy Tôi” không chỉ vậy – mà còn thay mặt gia đình, cha mẹ trò để đi hỏi vợ – cưới vợ cho trò ( ngày18/10) trong cảnh bom đạn hiểm nguy:

‘Thầy đi hỏi vợ cho trò
Bên sông súng nổ, gọi đò chẳng sang Đêm về ngủ tạm Trung An Sương đồng bằng rớt, trăng bàng bạc rơi (…)”

Và ngày 20 tháng 10 năm 1974 tại vùng giáp ranh Mỹ Tho – Thầy đã vui vẻ đón “Nhận Con Dâu” (trang 36):

“Thầy nhận con dâu
Giữa đạn bom
Mỹ Tho khói lửa
Mừng Tân Hôn
Trong vườn rộn tiếng chim chèo bẽo
Ngoài bến
Nhấp nhô
Sóng vỗ Cồn”

Sau biến cố 1975 – Trò về tìm lại Thầy ở khắp nẻo đường Đà Lạt, nhưng “Mưa chiều, lệ ướt chiến bào/ con về không kịp, làm sao bây giờ/ nỗi buồn thức trắng canh thâu/ uống bao vò rượu cho sầu vơi đi…”:

“(…) Sương mù ngăn chặn lối đi
Thông reo như khúc biệt ly tiễn người
Ngậm ngùi giọt đắng, giọt rơi
Giọt kêu thảng thốt thầy ơi, hởi thầy!”

Như bao người, sau 75 -Thầy được tập trung học tập ở Sông Mao. Trò vội vã tìm thăm. Thầy -Trò gặp nhau, bao nổi vui buồn ngổn ngang trăm mối – một ghi dấu cho ngày “gặp gỡ” sau bao ngày tháng cách xa:

“Mười sáu tháng
Trại Sông Mao
Lột trần chân tướng
Sướng đau kiếp người
Nghiệm sinh
Một chặng đường đời
Bằng bao năm sống

Cõi người thế gian”
(Cám Ơn – trang 62)

Sau bao gian nan thử thách, Thầy đã trở về:

“Sông Mao chiều cô quạnh
Đón người tù Khắc Dương
Từng bước chân khổ hạnh
Bóng ngả úa trăng rừng (…)”

Chữ nghĩa dù chín mũn
Vẫn vô lượng yêu thương
Kẻng khuya lòng nhăn nhúm
Thân gầy guộc khói sương (…)”

(Sông Mao – trang 63)

Thêm vài hình ảnh về người Thầy ngày trở về trong bài thơ “Thầy Tôi Chơi Giỡn” (trang 73) trong đôi mắt cảm thông sâu sắc của trò. Bài thơ dài 4 đoạn tứ tuyệt; xin được trích chia sẻ hai đoạn đầu:

“Quần quấn ngang đầu, lão rất oai
Veston thủng lổ, rách bên vai
Quàng thêm chiếc áo nâu quanh cổ
Đích thì thầy Dương, chớ chẳng sai

Từ trại Sông Mao về, sạch trơn
Phòng không mông quạnh, sống cô đơn
Áo cơm hai bữa thường khi đói
Chữ nghĩa cả đời, bụng trống trơn (…)”

Tháng năm lận đận, gian khổ rồi cũng đã đi qua; tình thương yêu đã trở lại – Thầy Trò sum họp, nghĩa tình gắn kết, thủy chung. Bài thơ cuối của tập “Thầy Tôi” đã được Trần Bảo Định viết vào đêm Mồng 4 tháng 11 năm 2012 có tên “Một Nụ Cười” (trang 104) đã phác họa chân dung của người Thầy kính yêu một đời; với đôi nét chấm phá dung dị, mà chân xác, cảm xúc:

“Phiếm luận cho vui khi bóng xế
Việc đời khó nói đúng hay sai
Ý Trời đã thế, đành như thế
Biết thế làm sao cưỡng lại Ngài?

Thầy nguyện tu trì nào có được
Bỏ vinh hoa, phú quí, đi tu
Con quan, rồi khổ vì quan chức
Mà kiếp đời kia chẳng oán thù

Chẳng hỏi vì sao đi cải tạo Xem ra Thầy thích được trau mình
Thế gian đầu mục bày hư ảo Sống tự lưu đày – ai dám tin?
Thầy vẫn là Thầy, dòng Nguyễn Khắc

Tài hoa, lãng tử, rất yêu người
Lửa tin luôn bén, tâm không tắt
Đời tám chín năm, một nụ cười!”

Trong một bối cảnh mà tình thương yêu giữa người và người ngày càng cách xa, và lòng thủy chung son sắc đang có chiều suy giảm – những trang thơ của “Thầy Tôi” như  “những que diêm”,  tỏa ánh sang soi chiếu trong đêm tối mịt mờ, để tất cả có dịp suy gẫm và “nhìn lại” rõ hơn chính mình!

Cái “lạ” mà tôi nhìn thấy ở Thơ Trần Bảo Định là ở chỗ rất đáng được trân trọng ấy!

Quê nhà, ngày đầu tháng 11 năm 2014
MANG VIÊN LONG

(1) GS Nguyễn Khắc Dương sinh năm 1925 (Ất sửu) tại làng Thịnh Xá
(nay thuộc xã Sơn Hòa) huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. ( Cha là cụ
Nguyễn Khắc Niêm đỗ Hoàng giáp năm 1907 ( thời vua Thành Thái) từng
giữ các chức vụ: Phủ Doãn phủ Thừa Thiên, quyền Tổng Đóc tỉnh Thanh
Hóa…Anh của thầy là BS Nguyễn Khắc Viện, em là nhà văn Nguyễn Khắc
Phê…).
(2)  SV Trần Bảo Định lên Đà Lạt 1966, theo học Triết học tại Trường
Đại Học Văn Khoa Đà Lạt và cơ duyên đến với thầy từ đó



{jcomments on}

0 thoughts on “” Thầy Tôi” của Trần Bảo Định

  1. khoa trường

    Dạ kính… hai anh!

    Đọc tựa & tên tác giả đầu & cuối bài viết thấy… làm sao sao í???
    Làm ơn xác nhận bài viết này là CỦA AI thế?
    Trần Bảo Định hay Mang Viên Long?

    LỖI TRÌNH BÀY có “dzấn đờ” rùi! (Sang hàng – “qua đường” hổng thèm “xi nhan” nữa cơ!!!). Mong là BBT & Admin quan tâm “xử lý kỷ thuật” để MỌI BÀI VIẾT ĐỀU ĐƯỢC TRÌNH BÀY ĐẸP & “BẮT MẮT” khi lên TRANG CHÍNH!

    Xin cảm ơn ạ!

    Khoa Trường.

    Reply
    1. Admin.

      Anh Khoa Trường,
      Chân thành cám ơn sự góp ý xây dựng đúng đắn của anh. BBT và Admin sẽ rút kinh nghiệm và cố gắng cải tiến cách trình bày các bài viết để trang nhà của chúng ta càng ngày càng cải tiến về hình thức và nội dung!
      Admin.

      Reply
  2. Huỳnh Như Hoàng

    Không cần với tay xa,chỉ cần làm thơ cho những người quanh ta đủ làm nên chuyện rồi.

    Reply
  3. Kim Đức

    Thật sự rất ngưỡng mộ anh Trần Bảo Định qua tập thơ “Thầy tôi”, nhưng bài viết của nhà văn Mang Viên Long càng làm thức tỉnh nhiều người:”Trong một bối cảnh mà tình thương yêu giữa người và người ngày càng cách xa, và lòng thủy chung son sắc đang có chiều suy giảm – những trang thơ của “Thầy Tôi” như “những que diêm”, tỏa ánh sang soi chiếu trong đêm tối mịt mờ, để tất cả có dịp suy gẫm và “nhìn lại” rõ hơn chính mình!

    Cái “lạ” mà tôi nhìn thấy ở Thơ Trần Bảo Định là ở chỗ rất đáng được trân trọng ấy!” (MVL)
    Xin được cám ơn nhà văn Mang Viên Long và nhà thơ Trần Bảo Định.

    Reply
  4. Hương Xưa.

    Nhà Thơ Trần Bảo Định quý mến
    Bài nầy đáng lẽ đăng vào dịp 20/11 theo như ý nhà thơ như vì bận công việc lu bù nên tác phẩm bị bỏ quên, mong thi sĩ thông cảm, chúc nhà thơ thắng cuộc trong cuộc chiến gian nan với bệnh tật.
    Trân trọng .HX

    Reply
  5. Quốc Tuyên.

    Bài viết rất hay, phân tích rất sâu sắc! Cám ơn nhà văn Mang Viên Long và nhà thơ Trần Bảo Định.

    Reply
  6. Đặng -Danh

    Những vần thơ mộc mạc thâm tình chứng tỏ giá trị đạo đức vẫn còn trong xã hội hiện nay.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.