Category Archives: Văn

Cố Nhân

Tác giả: Lưu Thu Thuyền

Gã ra mắt tập thơ vào đúng sinh nhật của mình. Một ngày song hỉ, gã hể hả đùa với bạn. Thế nhưng gã dấu không cho những người bạn thân hay về một lý do đặc biệt khác đã làm gã rộn lòng bằng mười lần việc ra mắt thơ và cả trăm lần những sinh nhật vẫn đến với gã mỗi năm: Hôm nay, gã có thể gặp… “người ấy”! Continue reading

Kí Ức Mùa Phục Sinh

Tác giả: Nguyên Hạ_Lê Nguyễn

Năm tháng nào đã đi qua trong cuộc đời của mỗi con người cũng bằng nhau với từng ấy phút giây quay tròn trên mặt kim đồng hồ, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông rõ rệt.
Mới ngày hôm qua, con đường tôi đi qua mỗi ngày còn sướt mướt những giọt mưa, Sáng hôm nay nắng vàng chói chan trên bờ cây trơ trụi lá…
Sáng nay những nụ hoa trắng tinh tuyền màu trắng tinh khôi từng chùm và hồng thắm đã rộn ràng trên những con đường quen thuộc theo bước chân tôi;
Hoa Dogwood lại về trong nắng ấm rộn ràng khắp lối

Continue reading

Dã Quỳ

Tác giả: Đặng Nguyễn

Sớm mai, những cụm hoa dã quỳ hai bên đường còn ngậm sương đêm, dẫu đã cuối mùa khoảnh khắc sắp lụi tàn giữa thời tiết hanh hao, nắng gió khắc nghiệt, dã quỳ vẫn lặng lẽ ra hoa. Có lẽ để chứng tỏ sự tồn tại đặc biệt của mình trên đất đỏ Bazan, hay hoa muốn mang đến cho người một thông điệp ý nghĩa “Hãy sống như đóa hoa, không phải vì ai mà rực rỡ, không phải vì ai mà úa tàn” Continue reading

Chong Đèn

Tác giả: Nguyễn Đình Phượng Uyển

Nhà tôi vậy đó. Đèn phòng khách để sáng từ lúc chập tối cho đến khi người cuối cùng trở về mới tắt. Mẹ bảo đèn bật như còn người chờ, ấm áp.
Mấy chị em hồi bé về khuya mà không xin phép thì ăn đòn nát đít. Lớn, cụ chỉ nhăn nhó, càm ràm “ Biết mẹ sốt ruột không?” “Đi phải nhắm giờ chứ.” “ Xe pháo làm sao à?”… Ông anh làm nghề đàn địch cho vũ trường, tụ điểm ca nhạc, tối mịt mùng mới về, mẹ không hỏi han, la ó nữa, cứ bật đèn sáng choang chờ đợi. Continue reading

Bay Đi Con Nhé.

Tác giả: Nguyễn Đình Phượng Uyển

Thế rồi con gái lớn đã tốt nghiệp đại học. Nhanh quá. Mới ngày nào vác cái bầu ì ạch đi không nổi, rồi con được một tuổi, sốt nóng, tưởng bại liệt luôn.
Hơn hai tuổi, nó có em, phải biết nhường nhịn, chăm sóc em nên chị em cãi nhau, đánh nhau bể nhà.
Qua nước ngoài, mới lớp 4 chị đã mang nhiệm vụ dẫn em đi học, bố mẹ lao vào kiếm ăn. Rồi nó cũng biết nấu mì gói, đặt nồi cơm ăn đỡ, chờ mẹ về.

Continue reading

Chuyện Về Một Đồn Điền Trà

Truyện ký của Nguyễn Đoan Tuyết


Đã sinh ra trên đời, ai cũng có một quê hương. Cái nơi quê cha đất tổ, nơi cất tiếng khóc chào đời và nơi ta lớn lên không phải bao giờ cũng là một. Vì thế mà nhiều người đã nhận nơi này hay nơi khác là quê hương thứ hai (thậm chí có khi thứ ba) cũng là lẽ thường. Cá nhân tôi cũng ở vào trường hợp như thế. Như bao người dân khác, ba mẹ tôi phải rời mảnh đất nghèo khó ở một vùng quê miền Trung để lên cao nguyên lập nghiệp khi tôi còn rất nhỏ. Vì thế mà kí ức tuổi thơ của tôi thuộc về quê hương thứ hai: Sở trà Bàu Cạn – tên gọi chính thức là đồn điền trà Catecka – do các ông chủ người Pháp khai thác và quản lí từ năm 1923 (cách Pleiku khoảng 20 km về hướng Tây), còn bây giờ Phố Núi Pleiku đối với tôi lại là quê hương thứ ba và có lẽ là cuối cùng Continue reading

Phố Núi Và Hoa

Tác giả: Cẩm Tú Cầu

Bạn ơi, hãy về thăm phố núi và hoa nhé. Mùa này hoa dã quỳ đang khoe sắc, đang nở rộ ngập cả bầu trời
Bạn sẽ được ngắm cả núi hoa vàng mênh mang trong nắng, đó là núi lửa Chư đăng Ya từ triệu năm trước. Bây giờ thì hoa đang đổ dài từ đỉnh núi xuống chân đèo,hoa trải khắp vùng, hoa tràn khắp nẻo, khắp cả đồi hoang, cả những nơi chưa từng có bước chân đi. Continue reading

Ba Người Đàn Ông Năm Cũ

Tác giả: Trần Ngọc Phương

Người đàn ông dáng mảnh khảnh ngồi ôm đàn guitar hát nho nhỏ, đắm mình trong giai điệu nhạc; Có lúc ông đứng giữa phòng ôm chiếc accordion trước ngực, mười đầu ngón tay áp trên bàn phím, khuỳnh tay kéo đẩy hộp đàn; Có lúc thấy ông ôm cây banjo mặt tròn, bọc da với vành kim loại bạc, cắm mũi vào bản nhạc trên bàn. Những hình ảnh đó gây ấn tượng và đã lưu lại trong kí ức tôi. Thật ra, ông để lại trong tôi rất nhiều hình ảnh đa dạng khác nhau. Ông, một người đàn ông tuổi khoảng ba mươi, hơi gầy, gương mặt trí thức. Ở làng quê này, ông được láng giềng quí mến nể trọng. Họ thường gọi ông là anh Năm, chứ không gọi thẳng tên, bởi ông lấy dì Năm của tôi. Họ thường tìm đến ông để hỏi ý kiến vài vụ việc mà họ phân vân, hoặc nhờ chỉ bảo điều gì đó. Anh Năm giúp tôi với, tôi lội sình dưới ruộng đã dẫm vào mảnh gỗ. Anh Năm lấy dùm cái lưỡi câu móc ở đùi thằng con, nó câu cá ở ngoài sông bất cẩn. Nhờ anh Năm chích dùm thuốc cho tôi. Và tôi ghê nhất là khi thấy ông chích thuốc. Ông lấy ống ‘xi ranh’ và ‘kim chích’ cho vào nồi, đem đến bếp củi đằng sau đun sôi lên, gắn kim rút thuốc vào xi ranh, tụt quần đập một phát vào mông người và phóng kim vào. Nếu người lớn thì la ‘ái da đau quá’, còn con nít thì thét lên như gặp ma. Ông nói, kim cũ mài lại nên hơi đau một chút, ráng lên. Có lẽ từ khi thấy cảnh ấy tôi luôn ngại chích thuốc chăng? Tôi thường dạo chơi một mình trên đường làng, mà nhà ông là một nơi tôi ghé đến thường xuyên. Continue reading

Đêm Tối Bao La

Tác giả: Nguyễn Thị Thụy Vũ

Duy choàng tay qua đôi vai tôi, đôi môi chàng màu tro nặc mùi thuốc lá hờ hững đặt lên môi tôi. Nụ hôn chia tay này không còn nồng nàn như mấy năm về trước. Tôi lách ra khỏi vòng tay ấy, ngoái lại nhìn chàng. Da chàng trắng nhờn nhợt như da bụng con thằn lằn. Mặt chàng sần sùi và thô nặng như một tảng đá không còn làm da thịt tôi nháng lửa nữa. Đôi vai rộng và cái mông tròn của chàng ngày trước đã lôi cuốn sự chú ý của tôi. Bây giờ cuộc yêu đương hờ hững không đem đến cho nhau nhiều rung động nữa. Đàn ông đâu phải chỉ mê hoặc đàn bà ở cái vai và cái mông. Continue reading