Category Archives: Dịch thuật

Tiền

Chuyển Ngữ: Trần Ngọc Phương

Karel Capek (1890-1938) nhà văn Tiệp, sinh ở Bohemia, con một y sĩ. Ông nghiên cứu triết học, viết báo, viết kịch và truyện ngắn. Một cây bút bậc thầy trong nền văn xuôi Tiệp khắc. Ông góp phần sáng tạo ra thể loại truyện ngắn viễn tưởng. Ông là chủ tịch đầu tiên của hội văn bút (PEN) Tiệp Khắc. Ông sáng tạo ra từ ROBOT để chỉ người máy (từ Robot xuất hiện đầu tiên trong vở kịch của ông năm 1920, lấy từ chữ Robota -tiếng Tiệp có nghĩa là tạp dịch). Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Absolute at Large (1927), Money and Other stories (1929), và bộ ba tiểu thuyết triết học xuất hiện từ năm 1932 đến năm 1934: Hordubal, Meteor, and An Ordinary Life…..Tiền là một truyện ngắn được trích trong tập truyện Money and Other stories. Một phân tích tâm lý tuyệt vời tâm trạng người anh trai với hai cô em gái xoay quanh vấn đề: tiền.

 
LẦN NỮA, LẦN NỮA NÓ CHOÁNG TRÙM LÊN HẮN. Hắn hầu như không nuốt được miếng nào, khi nỗi chán chường mệt mỏi xâm chiếm lấy hắn. Hắn lã người vã mồ hôi trên trán. Bất thần, hắn bỏ, không đụng đến bữa ăn và gục đầu xuống đôi tay, không để ý đến sự tò mò lo ngại của bà chủ nhà. Cuối cùng bà ta thở dài đi ra còn hắn nằm xuống chiếc ghế so-pha với ý định muốn nghỉ ngơi, nhưng thật ra là nằm nghe những âm thanh hành hạ trong người. Cái uể oải mệt lã không mất đi, bao tử hắn dường như nặng như đá, mồ hôi toát ra, tim hắn đập nhanh bất thường do khi nằm, hắn hoàn toàn kiệt sức. A, giá gì hắn có thể ngủ được! Continue reading

Kho tàng của sự im lặng

 

(Nguyên tác : La ricchezza del silenzio)

Bản dịch của Trương Văn Dân

Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát… Nam Mô Đại Bi…

Tiếng niệm Phật vang vang trong đầu bà, trong lúc bàn tay khẳng khiu chậm chạp lau những phiến lá chuối, nhẹ nhàng xếp từng chiếc chồng lên nhau, như thể đang lần tràng hạt…

Nam Mô A Di Đà Phật…Nam Mô A Di …

Continue reading

THƠ DỊCH “FABLE DE LA FONTAINE” VÀ EBOOK “KIM-VAN-KIEU”

Cụ Đàm Duy Tạo ( 1986- 1988)

Mời xem:

KIM VÂN KIỀU

Thưa Quý Vị:

Chắc Quý Vị cũng đã vào đọc Blog “Truyện Kiều” do cụ Đàm Duy Tạo, thân phụ của anh em chúng tôi, giảo đinh và tường giải.

http://kimvankieu.wordpress.com/

Đây là một công trình mà Cụ đã theo đuổi trong rất nhiều năm hồi còn ở Saigon trước năm 1975.
Trong thời gian còn ở Việt Nam, ngòai việc dịch sánh cho Ban Tu Thư tại Saigon, Cụ còn bỏ thì giờ để dịch một số Thơ ngụ ngôn của tác giả De La Fontaine từ tiếng Pháp sang tiếng Việt trong những lúc rảnh rỗi và để tránh cảnh nhớ nhung các con cháu sống xa Cụ trong lúc tuổi già.

Sua khi Cụ đã di tản sang Mỹ, rồi Canada vào năm 1975 ở tuổi 80, Cụ đã rất đau buồn nhớ thương các con, các cháu còn bị kẹt ở lại Việt Nam. May mắn thay: tôi đã kiếm được cuốn “Kim-Vân-Kiều” do Cụ Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ tường giải và biếu lại Cụ cuốn sách này (Cụ đã gửi sang Úc cho tôi vào năm 1965). Cụ đã mải mê ngày đêm đọc lại cuốn Truyện Kiều này và tự tay giảo đính lại những chỗ sai lầm. Nhờ vậy mà Cụ không còn nhiều thì giờ để mà nhớ thương con cháu, đợi chờ tôi những lúc tôi còn phải đi làm ban ngày và tránh được bệnh Lãng trí. Sau đó, chúng tôi còn mua tặng Cụ cuốn “Fables, De La Fontaine” của nhà xuất bản Classiques Garnier để Cụ có thì giờ đọc thêm tiếng Pháp. Nhờ vậy mà Cụ đã giảo đính và tường giải xong cuốn Kiều và dịch được khỏang 50 bài thơ của La Fontaine theo dạng Lục-Bát với phần giải nghĩa rất công phu khi Cụ đã 87 tuổi.

Continue reading

La Besace – Bị Vắt Vai

Hình ảnh : Thu Thủy

*Qua sự giới thiệu của bạn Hồ Sĩ Đình, Hương Xưa hân hạnh được phổ biến bài thơ dịch của Cụ Đàm Duy Tạo- Thân Phụ GS Đàm Trung Phán hiện ở Canada. Nhân mùa nhà giáo Việt Nam , BBT Hương Xưa kính gởi Thầy những bông hoa tươi thắm xinh đẹp nhất . Kính chúc  gia đình Thầy Cô vạn sự lành. HX

 

La Besace: Thơ Ngụ Ngôn La Fontaine

Bị Vắt Vai: Dịch giả: Cụ Đàm Duy Tạo ( 1896-1988)

La Fontaine [ 1621- 1695] 

Jean de La Fontaine sinh ra tại Château-Thierry trong một gia đình người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học xong ở Paris, ông trở về quê hương nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa phương, sống với những người dân lao động nghèo khổ.

Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đói với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn Cổ điển khác.

La Fontaine sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: Truyện, thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch, nhưng ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển. Ông bước vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1683.

Văn phong của La Fontaine giàu chất thơ, dí dỏm và hàm súc đa nghĩa. Truyện của ông gồm trên 60 truyện in thành tập, nổi bật với tài kể chuyện. Thơ ngụ ngôn của nhà thơ tiêu biểu cho bút pháp nhẹ nhàng linh hoạt, uyên bác, hài hước, dí dỏm và cũng mơ mộng, phóng túng. Thơ của ông mang tính chất dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của nền văn hóa Pháp

La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và Kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà mái đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột,… Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống.[ Nguồn Wikipedia-Tiếng Việt ]

La Besace

Jupiter dit un jour : “Que tout ce qui respire

S’en vienne comparaître aux pieds de ma grandeur :

Si dans son composé quelqu’un trouve à redire,

Il peut le déclarer sans peur ;

Continue reading

Bạc Tần Hoài

 

*Phan Nam dịch và chú thích

*Đỗ Mục 杜牧 (803-853) tự Mục Chi 牧之, hiệu Phàn Xuyên 樊川, người Vạn Niên, quận Kinh Triệu (nay là Trường An, tỉnh Thiểm Tây).
Đỗ Mục có dáng dấp thanh tú, tính thích ca nhạc, ưa phóng tong, còn nhỏ đã nổi tiếng văn tài. Khi mới lên kinh sư, được Thái học bác sĩ Ngô Vũ Lăng đưa thư văn đến cho quan chủ khảo là thị lang Thôi Uyển xem. Thôi rất kinh ngạc về bài A Phòng cung phú. Năm 828, hai mươi sáu tuổi, ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ luôn khoa chế sách Hiền lương phương chính, được bổ chức hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi ra làm đoàn luyện tuần phủ tại Giang Tây, sau đó đến Hoài Nam làm thơ ký cho tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ, lại đổi về làm giám sát ngự sử tại Lạc Dương. Năm 835, ông đi chơi Hồ Châu, rồi cứ bị đổi làm thứ sử hết nơi này đến nơi khác (Hoàng Châu, Từ Châu, Mục Châu). Năm 849, ông nhờ một người bạn làm tướng quốc xin cho về thái thú Hồ Châu, sau đổi khảo công lang trung tri chế cáo, và cuối cùng làm Trung thư xá nhân. Tác phẩm có Phàn Xuyên thi tập (20 quyển), chú giảiTôn Vũ binh pháp (13 thiên, do Tào Tháo soạn).

泊  秦  淮                 杜 牧

煙     瀧    寒   水  月  瀧    沙

夜     泊     秦   淮    近  酒   家

商     女     不    知   亡   國   恨

隔     江     猶   唱    後   庭    花

Continue reading

Thơ Xuân

THƠ XUÂN

Trn th LaiHng sưu tm và chuyn ng



Xuân Mai

Nguyễn Du

(1766-1820)

Cộng chỉ Mai hoa báo tiểu tức

Xuân tằng hà đáo dị hương nhân!

Mai mùa Xuân

Hoa Mai cùng báo tin Xuân

Đất khách nào biết có Xuân lại về !!!!!! Continue reading

Ba người đàn bà khóc.

 

*Truyện James Stephens

* Chuyển ngữ  Trần Ngọc Phương

James Stephens (1882-1950) nhà thơ, nhà văn Ailen. Tiểu sử ông là cả một huyền thoại, người ta không biết nhiều về ông, chỉ biết thời thơ ấu ông từng sống trong cảnh nghèo đói, và sống lang thang vô gia cư, ngay cả tên ông có lẽ cũng là tên giả. Ông từng làm thơ ký của văn phòng luật sư ở Dublin. Lúc đầu ông sáng tác thơ, về sau chuyên viết văn. 1913 ông cho ra đời tập văn xuôi The Crock of Gold và tiếp theo 1913 tập truyện ngắn Here are Ladies làm ông nổi tiếng. Sau đó truyện Etched in moonlight 1928 cũng gây được tiếng vang. Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, ông đi diễn thuyết nhiều nơi ở Mỹ, ông sống nhiều ở Paris và ở đó ông trở thành bạn thân của nhà văn James Joyce.

Ba người đàn bà khóc trích từ tập truyện ngắn Here are Ladies tiêu biểu cho lối viết mang dáng dấp thơ xuôi của James Stephens.

 

*

 

I. Hắn là một trong những người đàn ông có thể gọi là bà bởi cái tên thánh của mình. Một hôm, hắn gặp hai mươi bốn nữ công tước đi trên thảm đỏ. Hắn nháy mắt với họ và tất cả họ đều rất vui thích. Lần đầu tiên hắn xuất hiện với nàng như thế. Có cô gái trinh bạch nào cưỡng lại được một người đàn ông có đức tính đó? Và nàng là một cô gái trinh bạch nhất trong những cô gái – nàng biết. Làm thế nào nàng lại không biết. Nàng đã đọc sách nhiều về đàn ông, nàng có ba anh em trai, nàng biết những thứ linh tinh quen thuộc về họ.

Continue reading

Lời Chào Giã Biệt

Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.

Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia… thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch… Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch.

Continue reading

Chiếc Áo Choàng Lông Thú

Truyện ngắn của Seán O’ Faolain
Chuyển Ngữ: Trần Ngọc Phương

Seán O’ Faolain nhà văn Ai len (1900-1991), sinh ở Dublin, từng tham gia vào cuộc nội chiến Ailen và bị tù trong chiến tranh. 1926 sang Mỹ du học, lấy bằng cử nhân văn chương Đại học Harvard. Ông dạy học ở Mỹ, Anh, Ailen, đi diễn thuyết nhiều nơi, viết du ký, tiểu thuyết, kịch, phê bình văn học và làm chủ bút tạp chí The Bell ở Dublin. Ông đấu tranh không mệt mỏi cho dân quyền, quyền sáng tác và biểu diễn nghệ thuật, và người dẫn đầu về việc phổ biến văn hoá Ailen trên thế giới. Tác phẩm chính gồm có: Mid Summer Night Madness 1932; The Finest Stories of Sean O’ Faolain 1957; I remmember! I remmember! 1961;The Talking Trees 1971(short stories); And Again? 1979 (novel). Collected Stories of Sean Ó Faolain (1980, short stories)

*

Khi Maguire trở thành thư ký nghị viện Bộ Giao thông Công chánh, vợ hắn ôm choàng lấy cổ nhón chân rướn lên và nhìn thẳng vào mắt hắn thiết tha, nũng nịu :

– Paddy, bây giờ em cần có một chiếc áo choàng bằng lông thú.

– Dĩ nhiên, dĩ nhiên, em yêu của anh – Paddy Maguire kêu lên, ôm vợ chìa ra và nhìn nàng ngưỡng mộ. Vì mặc dù tóc đã ngã hoa râm, lưng có dấu hiệu hơi còng nhưng nàng vẫn là người phụ nữ bé bỏng xinh đẹp – Mua luôn một cặp đi! Cửa hàng Switzer từ nay sẽ cho chúng ta mua thiếu. – Maguire nói tiếp. Continue reading

Quá khứ dưới lớp tuyết mùa Giáng Sinh

 

(Nguyên tác : Il passato sotto la neve )

Bản dịch của Trương Văn Dân

Bước đi mà mắt tôi cứ liên tục nhìn những cửa hàng và khuôn mặt của những người gặp trên đường phố. Ánh đèn màu rực rỡ của mùa Giáng Sinh phản chiếu trên mặt đường nhựa và trên những vũng nước đọng lại sau cơn mưa. Tôi cô đơn, và trầm cảm. Nghĩ lại cuộc đời mình, tôi những muốn đánh đổi với cuộc đời của bất kỳ người nào mà tôi gặp: Dẫu đời họ có xảy ra bất cứ điều gì, tôi vẫn tin là họ vẫn hạnh phúc hơn những gì mà tôi đã và đang sống.

Sau 18 giờ bay tôi đã đến thành phố Milano vào sáng sớm, và trong suốt hành trình tôi đã không chợp mắt. Thông thường trong các chuyến bay xa tôi rất thích xem phim, bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, rồi sau đó cố gắng ngủ vài tiếng đồng hồ. Thế nhưng lần này tôi chỉ ngồi yên, nhìn cái màn hình không bật, tối đen, và không muốn làm điều gì khác. Có quá nhiều ý nghĩ ập đến trong đầu tôi. Bao nhiêu kỷ niệm cũ xưa đang tràn đến, và trong trí nhớ còn nhiều thứ đang làm tôi buồn khổ đến bây giờ. Continue reading