Mừng Sinh Nhật Nữ Sĩ Trần Mộng Tú

 

Tiểu Sử: ( Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_M%E1%BB%99ng_T%C3%BA &

https://hopamviet.vn/info/composer/1139/tran-mong-tu.html#google_vignette

Trần Mộng Tú sinh năm 1943 tại tỉnh Hà Đông, miền Bắc Việt Nam, di cư vào Nam năm 1954.[ Bà sang Mỹ tháng 4 năm 1975. Trước đó, bà là thư ký cho hãng Thông Tấn Associated PressSài Gòn  giai đoạn 1968-1975. Bà thường xuyên cộng tác với các tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác.

Công việc của bà là viết truyện nhi đồng cho báo Los Angeles Times từ năm 2000 và làm thơ Anh Ngữ trong sách giáo khoa Mỹ cho chương trình trung học (American Literature- Glencoe-1999).Bà cũng là chủ Bút cho Nguyệt San Phụ Nữ Gia đình Người Việt ở California (tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2005).

Tác phẩm

Trần Mộng Túđã xuất bản trên dưới 10 tác phẩm đủ thể loại:

  • Thơ Trần Mộng Tú (tập thơ 1990)
  • Câu Chuyện Của Lá Phong (tập truyện ngắn 1994)
  • Để Em Làm Gió (tập thơ 1996)
  • Cô Rơm và Những Truyện ngắn Khác (tập truyện ngắn 1999)
  • Ngọn Nến Muộn Màng (tập thơ 2005)
  • Mưa Sài Gòn Mưa Seattle (tạp văn 2006)
  • Thơ Tuyển Trần Mộng Tú (2009)
  • The Defiant Muse (The Vietnamese Feminist Poems)[9] do hai nhà xuất bản The feminist Press và The Women’s Publishing House Hanoi, Vietnam.
  • Một số bài thơ trong sách của Huỳnh Sang Thông cuốc “An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twentieth Centuries. Yale University Press – New Haven và London”.

Các bài thơ được phổ thành nhạc

  • Dòng Sông Đứng Lại (nhạc Phạm Anh Dũng)
  • Tháng Mười Hoa Cúc (nhạc Phạm Anh Dũng)
  • Tháng Mười Hoa Cúc (nhạc Hoàng Quốc Bảo)
  • Quán Lạ (nhạc Hoàng Quốc Bảo)
  • Giọt Tình Sầu (nhạc Nam Lộc)
  • Gọi Anh Mùa Xuân (nhạc Anh Bằng)
  • Nhân Chứng (nhạc Vũ Tiến Dũng)
  • Chia Tay (nhạc Nhật Ngân)
  • Kiếp Sau (nhạc Nhật Ngân)
  • Thanh Xuân (nhạc Nguyễn Tuấn)
  • Mùa Thu Paris (nhạc Nguyễn Minh Châu)

Nhận xét

*Thi sĩ Vĩnh Hảo viết về Trần Mộng Tú Có thể nói Trần Mộng Tú là nhà thơ nữ được biết đến nhiều nhất ở hải ngoại. Ngôn ngữ thơ Trần Mộng Tú chuẩn mực, nghiêm túc, giống như ngôn ngữ của một nhà giáo, cân nhắc từng lời mình buông ra. Dù vậy, nhà thơ vẫn không giấu được một khối tình cảm đầy ắp ở bên trong. Ðầy mà không tràn. Tình yêu cũng chuẩn mực như chính ngôn ngữ của cô; hay đúng hơn, ngôn ngữ đã được chuẩn mực hóa như tình yêu của cô: vừa phải, chừng mức, nhưng không kém vẻ sâu sắc, ý vị. Thơ Trần Mộng Tú là thơ tình. Thứ tình rất keo sơn, thủy chung. Thứ tình bất tận. Tình yêu quê hương. Tình yêu gia đình. Tình yêu đôi lứa và đặc biệt, tình yêu đối với cuộc đời, dù vớibao cay đắng, phũ phàng. Trần Mộng Tú luôn ca tụng lẽ thiện và niềm hạnh phúc chung cho con người, nhưng không thù ghét cái ác, người ác. Thơ cô là biểu tượng lòng bao dung tha thứ của một người mẹ, một người chị, một người em gái, mở rộng vòng tay đối với những sai lầm, man trá, tàn ác.”

*Nhà văn Trần Doãn Nho viết về Trần Mộng TúTrần Mộng Tú là nhà thơ. Ta quen gọi như thế và dường như chị cũng thích gọi như thế. Thực ra, Trần Mộng Tú còn viết văn, không chỉ thỉnh thoảng viết cho vui, mà viết nhiều. Đặc điểm của Trần Mộng Tú: viết văn mà vẫn “hoài thơ”. Thành thử văn của chị khi nào cũng lấm tấm thơ. Thay vì gọi Trần Mộng Tú là nhà thơ/nhà văn, hãy gọi Trần Mộng Tú là nhà thơ viết văn. Có lẽ Trần Mộng Tú là một trong số những cây bút viết nhiều ở hải ngoại. Những ai yêu văn chương thường được đọc những bài thơ rất mực trữ tình và những truyện ngắn và tản mạn của chị, xuất hiện đâu đó khá đều đặn, trên nhiều tạp chí văn học hải ngoại, giấy cũng như mạng. Chả thế mà ba năm sau “Mưa Sài Gòn Mưa Seattle” (tạp bút, Văn Mới xuất bản năm 2006), Trần Mộng Tú cho ra đời một lúc hai tác phẩm: Một tập thơ tuyển lựa từ hàng trăm bài thơ chị sáng tác trong bốn mươi năm qua và một tập truyện ngắn và tản văn là Vườn măng cụt.”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.