Category Archives: Dịch thuật

Một Đêm Thu

Truyện ngắn của Maxim Gorky

Chuyển ngữ: Trần Ngọc Phương

Maxim Gorky (1868-1936), nhà văn Nga, lúc nhỏ tự học và bắt đầu mưu sinh lúc chín tuổi. Ông đã đi bộ xuyên qua đế chế Nga suốt 5 năm và làm nhiều nghề khác nhau: công nhân, khuân vác, thợ bánh mì. Ông nổi tiếng bằng những truyện ngắn phản ánh hiện thực xã hội. Ông viết bài chống chế độ Nga Hoàng, bị bỏ tù nhiều lần. Sau đó ông bí mật lánh sang Châu Âu. Sau cách mạng tháng Mười 1917 ông tích cực hoạt động trên lãnh vực văn hoá và được bầu làm chủ tịch hội nhà văn Sô-Viết. Ông viết nhiều thể loại: Phê bình, lý luận, truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết. Những tác phẩm nổi tiếng gồm có: Người mẹ, Những trường đại học của tôi, Thời thơ ấu, Kiếm sống.


*

Một lần vào mùa thu, tôi tình cờ rơi vào một tình huống khó chịu và bất tiện. Nơi thị trấn tôi vừa mới đến, tôi không quen biết ai và nhận ra rằng mình không còn một xu dính túi, tôi không có chỗ để qua đêm.

Trong những ngày đầu tiên, mọi quần áo của tôi phải đem đi bán ngoài cái phần còn lại để có thể đi đây đi đó. Tôi rời khỏi thành phố đến một xóm nhỏ gọi là Yste, nơi bến tàu đánh cá. Khu xóm thường sôi sục náo nhiệt vào mùa đi biển, nhưng bây giờ trở nên im lặng, vắng vẻ vì thời tiết đang vào những ngày cuối của tháng mười. Continue reading

Ovejón

 

OVEJÓN

Luis Manuel Urbaneja Achelpohl (1873-1937), nhà báo, nhà văn Venezuela, ông từng dạy học và làm việc trong ban thư kí của toà án liên bang. Ông viết nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết mô tả đời sống của người dân Châu Mỹ La Tinh. Ông phát hoạ phong cảnh và con người Vênzuela bằng ngọn bút hiện thực, châm biếm và hài hước.

*

Gần các ngã đường, những nhóm người tò mò lập lại lời báo động:

-Ovejón! Có thể là Ovejón!

Nhưng trên con đường thì không nhìn thấy điều gì, chỉ có mặt trời sắp lặn, ánh nắng đang mạ vàng đám bụi.

Không một ai thoáng thấy hắn. Tuy nhiên, toán người vũ trang đã hăng hái lao vào cuộc truy lùng suốt mọi nẻo đường ở Zuata. Khi đi ngang qua, họ giải tán những nhóm người tò mò và khẳng định lại chính là hắn. Bây giờ lời báo động đã lan truyền. Với một người khách nguy hiểm như thế, không ai đi ngủ với cánh cửa khép hờ theo kiểu láng giềng thân thiện như xưa của thị trấn. Continue reading

Thần Tình Yêu Bị Kẹt Xe

Tác giả: O.Henry(Mỹ)1862-1910

Phỏng dịch: Trần Thị Cổ Tích

Nguyên  tác: Mammon and The Archer

O’ Henry (1862-1910) tên thật là William Sydney Porter sinh tại Bắc Carolina. Cha là bác sĩ, mẹ mất sớm, ông ở với bà nội. 1882 ông chuyển đến sống trong một trang trại chăn nuôi ở Texas với hi vọng vượt qua cơn bệnh. Ít lâu sau, ông viết những truyện ngắn đầu tiên cho các tờ nhật báo ở đây. Ông làm nhiều nghề khác nhau, phụ việc, bán hàng, viết báo, ca hát, diễn kịch, nhân viên kế toán… Năm 1992 ông chuyển tới New York và từ đó báo chí ở đây tràn ngập những truyện ngắn tuyệt vời kí tên O’ Henry. Truyện của ông nổi bật những đặc điểm như bố cục giản dị, văn ngắn gọn, cách dùng từ táo bạo, và kết thúc bất ngờ.
Ông qua đời  tại Thành phố New York ngày 5 tháng 6 năm 1910

Lão Anthony Rockwall, nhà sản xuất về hưu và là cựu chủ nhân của hãng xà phòng Rockwall Eureka’s Soap, ngồi trong toà nhà số 5 nhìn ra cửa sổ của phòng đọc sách cười khoái chí.Cùng lúc đó, người láng giềng ở bên phải nhà ông ta, một thành viên của câu lạc bộ quý tộc Hà Lan,G.Van Schuylight Suffolk-Jones-bước ra chiếc ô tô đang chờ sẵn.Như thường lệ, hắn chun chun mũi tỏ vẻ khinh miệt mặt tiền của toà nhà xà phòng được chạm trổ theo kiểu thời phục hưng Ý.

-Đồ hợm hĩnh vô tích sự.-Cựu vua xà phòng cáu kỉnh.- Đem cái bộ mặt lạnh tanh đó đặt vào căn phòng kinh dị của bảo tàng Eden* là vừa.Mùa hè tới ta sẽ cho sơn lại toà nhà này với ba màu trắng , xanh , đỏ để xem cái mũi của gã Hà Lan đó có hinh hỉnh thêm nữa không.

Continue reading

Động-Lực

 

Tác-giả: Eric Butterworth

Lược dịch: Thiên-Tường

Butterworth sinh ngày 12 Tháng Chín năm 1916 tại  Winnipeg, Canada .Sau đó,  gia đình ông chuyển tới miền nam California. Ông đã tham dự Đại học Fresno  các trường đại học ở Columbus, Ohio, nơi ông nghiên cứu âm nhạc

Butterworth hành chức vụ trong bốn cộng đồng thống nhất: Kansas City, Pittsburgh, Detroit và New York City. Trong khi ở Detroit, hội gây quỹ để xây dựng đền thờ Detroit Đoàn kết, nhà thờ Thống nhất lớn nhất tại thời điểm đó. Hơn 2.000 người đã tham dự ngày Chủ Nhật của mình mỗi tuần. Năm 1961, ông bắt đầu phục vụ trong thành phố New York. Bài giảng chủ nhật của ông đã được tổ chức tại Carnegie Hall, Tòa thị chính, và sau đó Avery Fisher Hall ở Trung tâm Lincoln, nơi sự tham dự hàng tuần đã lên đến vài ngàn.
Ông là tác giả của 16 cuốn sách bán chạy nhất về tâm linh siêu hình, một nhà thần học năng khiếu, nhà triết học, và giảng viên xuất sắc.
Eric Butterworth qua đời vào ngày 17 Tháng Tư, 2003.

Một giáo-sư đại-học cho một lớp xã-hội học do ông dậy đi vào một xóm nghèo ở Baltimore tìm hiểu tiểu-sử của 200 đứa con trai nhỏ. Sinh-viên của ông được yêu-cầu lượng-giá tương-lai của mỗi em đó. Trong tất cả  mọi trường-hợp, các sinh-viên đã ghi lại như sau: “Đứa bé này không có cơ-hội thành-đạt”.

Continue reading

Thời hạn

Nguyên tác từ Ý ngữ : Equivalenza của Dino Buzzati

Bản dịch của      :    Trương Văn Dân

..” Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý. Với Sa mạc Tartari (1940), tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, ông đã trở thành một trong những tên tuổi lớn của thế kỷ 20. Nhiều truyện dài của ông đã được chuyển thành kịch bản sân khấu, phát thanh và truyền hình. Truyện Con chó gặp Chuá, đã được trình diễn trên đài truyền hình Pháp.

Ông viết nhiều tiểu thuyết nhưng hình như thể loại yêu thích của ông là truyện ngắn. Chủ đề quen thuộc của Buzzati là những ám ảnh và nỗi bất an của kiếp người, sự chạy trốn thời gian, định mệnh, sợ hãi đối với hư vô, thất bại của sự sống, mong manh của tình yêu, bí ẩn của nỗi đau và cái ác…”

Bằng bút pháp độc đáo ông dắt người đọc ra khỏi cuộc sống thường ngày để bước vào một thế giới khác, rồi đẩy họ vào những sự kiện nghịch lý, ly kỳ và đầy bí ẩn. Bí ẩn vì nằm ngoài cánh cửa của đời sống thường nhật nhưng cũng có thể đồng hiện hữu với diễn biến thường ngày mà chúng ta đã vô tình không nhận thấy để cuối cùng phải kinh ngạc, suy nghĩ… trong một niềm xúc động sâu xa.”

Với nụ cười dễ mến trên môi, ông bác sĩ ra hiệu cho vợ bệnh nhân rồi tiến ra phía cửa. Người đàn bà hiểu ý.

Ra đến hành lang, ông nghiêm mặt và nói bằng giọng thông cảm :

” Thưa bà, đây thực là một bổn phận không thể thoái thoát. Chao ôi, tôi phải trình bày sự thật với bà… ông nhà…”

“Nguy lắm sao?” Bà vợ hỏi.

“Thưa bà ” Ông ta nói:  “Rất tiếc là… Tình trạng đã đến lúc… Cần phải nhìn thẳng vào sự việc…”

“Chúa ơi, bộ bác sĩ muốn nói là …”

Continue reading

Chiếc áo dị kỳ

Nguyên tác: LA GIACCA STREGATA

Của: DINO BUZZATI ( Ý )

Chuyển ngữ: Trương Văn Dân

Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý. Với Sa mạc Tartari (1940), tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, ông đã trở thành một trong những tên tuổi lớn của thế kỷ 20. Nhiều truyện dài của ông đã được chuyển thành kịch bản sân khấu, phát thanh và truyền hình. Truyện Con chó gặp Chuá, đã được trình diễn trên đài truyền hình Pháp.

Ông viết nhiều tiểu thuyết nhưng hình như thể loại yêu thích của ông là truyện ngắn. Chủ đề quen thuộc của Buzzati là những ám ảnh và nỗi bất an của kiếp người, sự chạy trốn thời gian, định mệnh, sợ hãi đối với hư vô, thất bại của sự sống, mong manh của tình yêu, bí ẩn của nỗi đau và cái ác…”

Bằng bút pháp độc đáo ông dắt người đọc ra khỏi cuộc sống thường ngày để bước vào một thế giới khác, rồi đẩy họ vào những sự kiện nghịch lý, ly kỳ và đầy bí ẩn. Bí ẩn vì nằm ngoài cánh cửa của đời sống thường nhật nhưng cũng có thể đồng hiện hữu với diễn biến thường ngày mà chúng ta đã vô tình không nhận thấy để cuối cùng phải kinh ngạc, suy nghĩ… trong một niềm xúc động sâu xa.”

Mặc dù thích ăn mặc trang nhã  nhưng ít  khi tôi quan tâm đến cách phục sức và  áo quần  kẻ  khác.

Thế nhưng trong dạ hội tại nhà một người bạn ở Milano tôi đã gặp một người đàn ông, khoảng 40 tuổi,  đẹp lộng lẫy trong bộ quần áo  rất thời trang. Tôi chưa biết ông ấy  là ai vì gặp mặt lần đầu ; và điều thường xảy ra là rất khó nhớ tên người lạ mặt trong khi giới thiệu. Tuy thế cũng có  lúc chúng tôi tình cờ ngồi gần nhau rồi bắt đầu câu chuyện. Ông  ta  là một người hiểu biết, ăn  nói bặt thiệp nhưng trên  mặt  sao có vẻ buồn buồn. Rồi có lẽ trong một lúc thân mật quá đáng- Phải chi Chuá đã cản ngăn –   tôi đã khen lối cắt may tuyệt xảo về bộ đồ ông ta đang mặc và còn dám hỏi thêm ai là thợ may của ông ta. Continue reading

Giấc ngủ màu đen

 

Nguyên tác :Paul Verlaine

Chuyển ngữ: Đào Anh Dũng

 

Paul-Marie Verlaine (18441896) là nhà thơ Pháp, một trong những nhà thơ lớn nhất của Pháp thế kỷ XIX.

Paul-Marie Verlaine sinh ở Metz. Năm 1851 gia đình ông chuyển về Paris. Năm 1855 Verlaine vào học trường Lycée BonapartParis và đã bộc lộ sự say mê thơ ca. Năm 1858, ông gửi cho Victor Hugo trường ca La Mort (Cái chết).

Từ tháng 10 năm 1863 ông làm ở công ty bảo hiểm, sau đó vào làm ở tòa thị chính Paris, tham gia nhóm thơ Parnasse. Năm 1866 ông in cuốn sách đầu tiên Poèmes saturniens chịu sự ảnh hưởng của nhóm Parnasse. Năm 1867 ông sang Brussele gặp Victor Hugo. Năm 1870 ông in tập thơ La bonne chanson (Bài ca tốt lành) tặng người yêu Mathilde Mauté.

Thời gian sau đó là những năm tháng tình ái của ông với nhà thơ trẻ Arthur Rimbaud. Hai người đi sang BỉAnh. Đây là quãng thời gian Verlaine viết những bài thơ hay nhất của mình. Năm 1874 ông in tập thơ Romances sans paroles (Những khúc lãng mạn không lời).  Năm 1894 ông được bầu là “Ông hoàng của các nhà thơ”. Năm 1895 ông viết bài giới thiệu cho “Tuyển tập tác phẩm Arthur Rimbaud”. Năm 1896 ông in cuốn sách cuối cùng La Mort (Cái chết).

Ông mất ở Paris

Un grand sommeil noir

Un grand sommeil noir
Tombe sur ma vie :
Dormez, tout espoir,
Dormez, toute envie !

Continue reading

Trên chuyến tàu về quê ăn Tết

( Nguyên tác: il mio ritorno in paese)

Bản dịch của Trương Văn Dân

Mệt mỏi! Chiếc xe lửa liên tục dằng xóc tạo nên những va đập trên lưng làm toàn thân tôi ê ẩm. Có lúc cơn mệt nhọc đã làm tôi thiếp đi trong một giấc ngủ ngắn, rồi giật mình thức giấc vì cái đầu lắc lư, đập lên thành toa, đau điếng.

Nhưng không phải cơn mệt mỏi hay sự thiếu tiện nghi đang làm tôi khó chịu mà chính là cảnh hành khách bị nhồi nhét trên toa. Nhiều người bị chèn ép, nửa nằm nửa ngồi giữa những hành lý ngổn ngang: vali, giỏ xách, thùng giấy được bó, cột sơ sài; Ngoài tiếng ồn còn có thêm tiếng khóc inh ỏi của các bé. Đó đây lốn nhốn những thân hình lèn sát vào nhau để chống lạnh hay để làm giảm sự cứng rắn của những thanh gỗ ghép làm lưng dựa và ghế ngồi. Continue reading

Cái Chết Của Vợ Người Nghệ Sĩ Xiếc Ném Dao

 

Nguyên tác: Shiga Naoya

Người dịch : Trần Ngọc Phương

Shiga Naoya (1883-1971) một trong số ít những nhà văn được kính trọng nhất Nhật. Rất nổi tiếng về truyện ngắn. Truyện dài chính của ông truyện An’ya Koro ( A Dark Night’s Passing) ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn chương Nhật Bản hiện đại. The Death of the Knife Thrower’s wife (1913) một trong những truyện ngắn độc đáo nhất của ông.

 

*

Mọi người rất ngạc nhiên, Han, một nghệ xiếc trẻ người Hoa đã ném một trong những con dao to bản vào động mạch cổ của vợ trong buổi biểu diễn. Người thiếu phụ trẻ chết ngay tại chỗ. Han lập tức bị bắt giữ.

Nơi xảy ra sự việc mặt của giám đốc nhà hát,phụ người Hoa của Han,xướng ngôn viên hơn ba trăm khán giả, còn thêm viên cảnh sát đứng bên sau hàng người xem. Mặc trước sự hiện diện của tất cả những nhân chứng sự vụ vẫn hoàn toàn ẩn, không biết việc giết người này chủ tâm hay do rủi ro.

Continue reading

Hịch Tướng Sĩ

Dụ chư tỳ tướng hịch văn (諭諸裨將檄文),
thường được gọi là Hịch Tướng Sĩ, là bài hịch của Trần Hưng Đạo

Hịch Tướng Sĩ
Dịch: Lam Hồng
Thể thơ : Song thất lục bát
Đã đăng trên: http://vi.wikisource.org

Lịch sử chói lọi gương trung nghĩa
Kỷ Tín xưa một dạ vì vua
Hoàng bào Hán đế xông pha
Chết thay Cao tổ sơn hà lưu danh
Do Vu lấy thân mình đỡ giáo

Continue reading