Category Archives: Bình thơ

Tây Sơn Tam Kiệt

TÂY SƠN TAM KIỆT

Trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử Việt Nam

Phần một

Lời Giới Thiệu

Én liệng Truông Mây nơi khởi đầu tuyên ngôn
“Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”

Én liệng Truông Mây (phần đầu của trường thiên tiểu thuyết TÂY SƠN TAM KIỆT) sẽ là một sự bất ngờ cho đôc giả bởi nội dung đồ sộ của nó!

Trong nhịp sống hiện đại, đa phần mọi người đều quay cuồng với cuộc mưu sinh, bước ra đường chưa đi đã chạy; mọi thông tin thì trao đổi qua email, điện thoại với vài đôi câu ngắn gọn, giản đơn. Vì thế ngay cả đọc sách, ai cũng đều muốn cầm một cuốn sách mong mỏng trên tay để không phải tốn nhiều thời gian vào nó. Thậm chí, ngày nay còn xuất hiện và phổ biến rộng rãi những truyện cực ngắn, truyện 100 chữ… Ấy vậy mà tác giả Vũ Thanh lại viết Én liệng Truông Mây dưới dạng chương hồi, kiểu trường thiên tiểu thuyết ngày xưa! Continue reading

Thơ Phan Thanh Cương, Bình thường thôi!

Tác giả: Nguyên Lương

Các thân hữu thân mến,

Khi mở mục Bình Thơ cho HươngXưa thì anh Nguyên Lương là người đầu tiên trong số những người mà BBT gởi thư mời cộng tác qua đọc những lời bình ngắn, hay và súc tích của anh trên Hương Xưa. Hôm nay chúng tôi rất vui và rất hân hạnh giới thiệu đến quí thân hữu bài viết của anh, như anh đã hứa: “Thơ Phan thanh Cương, Bình thường thôi”. Đây là một bài phân tích và bình thơ rất hay, rất sâu sắc, đã đào sâu vào trong từng ngỏ ngách bí hiểm của tâm hồn nhà thơ. Không những thế anh còn khai phá một cái nhìn xuyên suốt và độc đáo về thơ Phan thanh Cương:

“…Nói thơ của Cương hay, chưa đủ. Nói thơ của Cương rất tình cũng chưa nói hết. Nói thơ của Cương lạ, mới, có sức hấp dẫn, mê hoặc người đọc, quyến rũ người nghe và dày vò tâm thức của những người có nhiều cảm xúc mới đúng. Thơ là sản phẩm của xúc cảm, là tiếng vang vọng của tâm tư, là tâm sự, đúng là tâm sự không nói thành lời, mà chở nhờ trong con chữ. Ngôn ngữ thơ của Phan Thanh Cương đến từ một nơi có nhiều hình ảnh, âm thanh, tư tưởng…” (Nguyên Lương)

Mà thôi, tôi đâu có dám làm mất nhiều thì giờ của quí thân hữu. Xin hãy trãi lòng mình ra cùng với bài viết sâu sắc và đầy xúc cảm: “Thơ Phan thanh Cương, Bình thường thôi”của anh Nguyên Lương.

Chân thành cám ơn anh Nguyên Lương và rất mong được sự cộng tác thường xuyên. Thân ái kính chào, lê trọngminhkha

Thơ Phan Thanh Cương,

Bình thường thôi!

Nguyên Lương

Nguyên Lương

“Bình thường thôi”, anh về qua bên núi,

Lá trôi xuôi – đầu suối – những chia lìa.

Anh châm thuốc bên đường, lửa tắt,

Che tay bên này, gió thổi bên kia.” (thơ PTC- Đèo Le 2)

Continue reading

Tiếng Lòng Trong Thơ Trần Bảo Định

Tác giả: Kim Đức

Cám ơn Kim Đức đã tiếp tục tham gia chuyên mục bình thơ của Hương Xưa mà theo cô thường nói một cách khiêm nhường:“ tôi chỉ là người yêu thích thơ, văn, yêu từng con chữ như một món ăn tinh thần không thể thiếu.” V ì thế nên Kim Đức luôn yêu thơ, đọc thơ, phân tích và nhận định về thơ một cách say mê bằng cái nhìn rất riêng, rất độc đáo từ một góc cạnh rất đặc biệt:

“…Nếu Xuân Quỳnh mượn sóng nhớ bờ để nói lên nỗi nhớ trong tình yêu thì Trần Bảo Định đã mượn mái chèo, giọng hò khoan nhặt để nói lên nỗi nhớ vợ ở quê nhà. Nỗi nhớ trong thơ ông rất cụ thể với thời gian và không gian: “chiều qua sông/nước về xuôi” được ông viết bằng một cảm xúc nhẹ nhàng, bình dị, nhưng chan chứa tình yêu thương, tạo nên một chiều dài nỗi nhớ, một chiều sâu nỗi buồn,” (Kim Đức). Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn sự góp ý của anh Nguyên Lương về việc đăng những bài bình thơ vào Trang Chủ, rồi sau đó mới đưa vào mục Bình Thơ cho những ai cần tham khảo. Rất mong sự đóng góp bài vở trong những tháng tới của quí thân hữu để cho vườn hoa Hương Xưa của chúng ta ngày càng khởi sắc.

Xin mời bước vào vườn thơ của Trần Bảo Định qua bài viết sâu sắc và nhiều cảm xúc của Kim Đức.

Thân ái. lêtrọngminhkha.

  Continue reading

Nguyễn Hoàng Lãng Du và Tiếng Gọi Phương Đông

Tác giả: Lê Công Dzũng

Nguyễn Hoàng Lãng Du và TIẾNG GỌI PHƯƠNG ĐÔNG hay những vần thơ trăn trở về quê hương, thân phận và tình yêu

Viết cho chuyên mục bình thơ của Hương Xưa theo lời yêu cầu của Lê Trọng Minh Kha và xin riêng tặng nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du và các giọng ngâm Sông Song, Lệ Thu và Ngô đình Long để tỏ lòng cảm mến. Và lẽ dĩ nhiên xin mến tặng tất cả thân hữu yêu quí của Hương Xưa. LCD

Từ những vần thơ rực lửa đấu tranh …

Tôi hân hạnh được anh Nguyễn Hoàng Lãng Du tặng DVD Tiếng Gọi Phương Đông trong một lần đi dự tiệc ở nhà một người bạn. DVD có 12 bài thơ của anh được các nghệ sĩ Sông Song, Ngô Đình Long và Lệ Thu diễn ngâm. Sáng hôm sau tôi dành gần hết cả một ngày Chúa Nhật để nghe đi nghe lại những bài thơ trong đó.Tôi như bị cuốn hút vào dòng thơ của anh từ những bài thơ bi hùng, đầy hào khí, rực lửa đấu tranh như Khúc Ca Cuồng Nộ, rồi Trong Đêm Cuồng Nộ…, cho đến những bài thơ trăn trở về thân phận của mình trong Biển Đông Sóng Giục, Gọi Dậy Ngàn Năm…Và sau nữa là những bài thơ tình chất chứa những tình yêu sâu sắc và lặng động như Chiều Say, Kim Chỉ, Thuở Vỡ Lòng Yêu…Anh NHLD, người mà bạn bè thường đặt cho nhiều biệt hiệu như Lãng Tữ, hoặc ông Hoàng, là một con người rất dễ mến, tính tình hiền hòa và rất mực khiêm nhường, nói năng rất từ tốn, điềm đạm và đặc biệt luôn nở một nụ cười trên môi.

Con người anh thì hiền và dễ thương như thế nhưng khi làm thơ, đặc biệt là khi bọn giặc phương Bắc có ý đồ xâm chiếm biển Đông của tổ quốc, thì hồn thơ anh bốc lửa, và lời thơ đã thành những tiếng thét vang lên để thúc giục lòng người đứng lên để đương đầu với quân cướp nước bạo tàn trong “Khúc Ca Cuồng Nộ”:

Em cứ hát cho hồn anh bốc lửa.

Giận xé trời thành sấm chớp trên cao.

Em hát xong, xin hát thêm lần nữa.

Cho ruộng đồng, sỏi đá phải xôn xao.

(Khúc Ca Cuồng Nộ- NHLD)

Continue reading

Vàng Võ Bên Trời

Tác giả: Lam Nguyên

Seattle mùa Trăng Thu, nh trăng sáng mà tôi nhìn đưc nhng chiếc lá rơi, nm trưc sân nhà : có nhng chiếc lá còn vàng tươi, có chiếc lá na vàng na úa, có chiếc nm cong mình… Tdưng tôi cm nghe nhng mnh hn thi nhân tri nghim vui, bun trong cuc đi dt nên nhng vn thơ làm rung đng lòng ngưi . Đc tp thơ “Vàng Võ Bên Tri” ca Nguyn Văn Hc Xuyên, tôi cũng cm nghe đưc mt cái gì va cay va ngt trong nhng câu mang đm k nim. Gi ta hãy lng nghe nhà thơ Nguyn Văn hc Xuyên tâm s trong bài thơ “Hoa Bưm Ngày Xưa”:

“ Thuở ấy tôi vừa tròn mười bảy

Em còn tóc biếm tuổi thơ ngây

Tan trường hai đứa về chung lối

Tôi lặng nhìn theo áo trắng bay.

Continue reading

Sắc Màu Cuộc Sống Trong Thơ Khoa Trường

Tác giả: Kim Đức

Lời ngỏ của BBT:

Chúng tôi rất vui mừng nhận được nhiều góp ý của các thân hữu, cũng như đóng góp bài viết cho chuyên mục Bình Thơ Hương Xưa. Tháng 9, xin hân hạnh giới thiệu bài viết của Kim Đức, một cây viết quen thuộc của Hương Xưa với một văn phong vững vàng, đầy quyến rũ, cùng những lời bình sâu sắc bằng một cái nhìn xuyên suốt những vần thơ của Khoa Trường: “Anh đã pha trộn sắc màu của ngôn ngữ, vẫy vùng ngang dọc những đường nét của thân phận con người, góp nhặt những vụn vỡ trong cuộc đời để phác họa thành một “sắc màu cuộc sống” thật đẹp, thật sâu sắc, thật ý nghĩa và đầy quyến rũ.”

Tháng 10 sẽ là bài viết của anh Khoa Trường. Tháng 11 anh Nguyên Lương sẽ đóng góp bài viết của mình. Tháng 12 sẽ có bài viết của Thu Thủy. Xin mời các thân hữu đón đọc cũng như tiếp tục đóng góp bài viết và góp ý cho chuyên mục này. Xin email cho chúng tôi: letrongminhkha12@gmail.com. Xin chân thành cám ơn

Nhóm phụ trách chuyên mục BÌNH THƠ Continue reading

Tình Yêu, Quê Hương và Nỗi Nhớ trong thơ Nguyễn Thị Tiết

Tác giả: Admin letrongminhkha

 

 

Tình Yêu, Quê Hương và Nỗi Nhớ

trong thơ NGUYỄN THỊ TIẾT

Người giới thiệu: lêtrọngminhkha

Nếu tính từ bài thơ đầu tiên cô gởi đăng Hương Xưa (13-02-2011)  trước ngày Lễ Tình Yêu một ngày  cho đến khi tôi viết những giòng cảm nhận này  vào tháng 8 năm 2014 thì cô giáo Nguyễn Tiết có 45 bài thơ đăng trên Hương Xưa. Năm 2011  đăng 24 bài, năm 2012 đăng  23 bài. Năm 2013 với 6 bài và năm nay 2014 cô chỉ mới có 2 bài. Lý do thầm kín tại sao số lượng thơ cô đăng ngày một giảm xuống dần thì tôi không hiểu? Nhưng bảo rằng nguồn thơ cô đã cạn,thưa không ! Mặc dầu có những khoảng thời gian cô không đăng thơ, nhưng cô đã có những bài bình thơ ngắn ngẫu hứng rất xuất sắc. Vì muốn giới hạn việc cảm nhận thơ cô qua những bài thơ cô chính thức cho đăng trên Hương Xưa, nên tôi chỉ xin dẫn chứng một bài thơ trong rất nhiều bài thơ thuộc lọai ngẫu hứng này ở phần cuối (*). Về thể lọai, trong 45 bài thơ tôi đọc, có đến 16 bài thơ lục bát, 13 bài 7 chữ, 6 bài 5 chữ, 5 bài thơ tự do, 2 bài 4 chữ , 2 bài 7-8 chữ và 1 bài 9 chữ. Như vậy thơ lục bát và thơ 7 chữ là sở trường của cô. Riêng thể thơ lục bát cô làm rất dễ dàng và rất nhiều những bài thơ này được làm trong những đoản khúc ngẫu hứng. Continue reading

Thư Mời Tham Gia Chuyên Mục Bình Thơ

THƯ MỜI THAM GIA CHUYÊN MỤC BÌNH THƠ

Thân gởi các thân hữu Hương Xưa:

HƯƠNG XƯA xin hân hạnh giới thiệu đến các anh chị một chuyên mục mới: Bình Thơ, Bình Văn  cho các nhà thơ, nhà văn của Hương Xưa. Bài viết đầu tiên của anh Lê Trọng Minh Kha “Tình Yêu, Quê Hương và Nỗi Nhớ trong thơ Nguyễn thị Tiết” sẽ đăng trong tháng 8, 2014.

BBT Hương Xưa thân ái mời quý thân hữu tham gia bình các bài thơ của thân hữu Hương Xưa, tham gia viết bài để, nếu có thể được, chúng ta sẽ có được mỗi tháng một bài Bình Thơ, Bình Văn cho các nhà thơ, nhà văn Hương Xưa của chúng ta.

Rất mong sớm có được bài viết của quí anh chị trong chuyên mục mới này.

Thân ái mến chào.

BBT Hương Xưa.

Người phụ trách: Lê Trọng Minh Kha

Đ/c email: letrongminhkha12@gmail.com{jcomments on}

 

Tâm Tình Của Một Người Con

 

THAY LỜI BẠT


Hai chúng tôi sinh ta từ hai vùng quê nghèo khổ nhất của Quận Tuy Phước, Tỉnh Bình Định, miền Trung. Phẻ lớn lên ở vùng biển, cực Đông, xã Phước Lý. Tôi sinh ra ở vùng núi, cực Tây, xã Phước Thành. Tuổi hai chúng tôi cách nhau gần 2 con giáp, lưu lạc và tình cờ gặp nhau ở xứ người. Cả hai đều có những điểm chung: theo đạo Phật, học khoa học, thích thơ văn thi phú, thích giao du với bằng hữu, và nhất là rất quan tâm đến tình hình và nên giáo dục ở quê nhà. Phẻ làm nghề giáo, cái nghề mà tôi đã chọn nhưng không theo được từ những năm còn ở Việt Nam. Tôi làm việc nghiên cứu khoa học. May mắn nhờ có nhiều cơ hội ở xứ người, cả hai được đi trọn con đường học vấn, thì giờ rảnh chúng tôi nói chuyện thơ văn. Phẻ viết rất khỏe, viết văn, làm thơ, nghị luận cả tiếng Việt, tiếng Anh. Tôi thì lười hơn, chỉ thích đọc thơ văn bằng hữu. Đấy là lý do tôi xin phép Phẻ để được viết những lời tâm tình này cho tuyển tâp Tưởng Niệm và Tri Ân, với một mục đích duy nhất: tôi muốn khen em một lời.

Continue reading

Cái duyên tôi được biết dòng thơ DuTử Lê

 

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo
Tôi là người rất thích hội hoạ âm nhạc và thi ca
Sau 9 năm chờ đợi ,Năm 2002 tôi được đoàn tụ cùng chồng trên đất Mỹ và hai con ngày tôi sang Mỹ tôi mang theo ba bức tranh và 3 tập thơ.
Ba bức tranh đó là một bức tranh ngày tôi mới lớn. Có anh hoạ sĩ vùng thị trấn tạc cho tôi :Một cô gái mang chiếc áo dài màu tím và trên lòng bàn tay một con chim bồ  câu đang sà đậu -Tranh  sơn dầu
Bức tranh thứ hai là một cánh đồng luá chín,tôi thấy ở  trong Qui nhơn và mua cũng lâu rồi .Tranh sơn  nước
Một bức tranh nưã thì cảnh một dòng sông cuả một chiều hoàng hôn ,tôi cũng mua ở Qui Nhơn đâu đó gần hơn…Trước khi tôi sang Mỹ.
và 3 tập thơ đó là môt tập thơ  tuyển cuả Hàn Mặc Tử, một tập cuả thơ Nguyễn Bính và một tập cuả Truyện Kiều-Nguyễn Du Continue reading