Category Archives: Bình thơ

Cảm Nhận Thơ & Tranh Xuân Dậy Thì Của Xuân Thi

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU CỦA BBT HƯƠNG XƯA.

Ban Biên Tập Hương Xưa nhận được tác phẩm kết hợp Xuân Dậy Thì, tranh và thơ của chị Xuân Thi ở California, bài cảm nhận của anh Lê Công Dzũng cùng kết hợp với ngón đàn độc tấu Gái Xuân của nhạc sĩ Ngô Tín từ lâu, có lẽ cũng đã gần hai tháng. Sự kết hợp này được dàn dựng và đạo diễn của một người không có tên ở đây, nhưng anh là nhân vật chính đã phối hợp và khích lệ mọi người để làm nên tác phẩm chung này: nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du. Như thế chúng xin chân thành cám ơn chị Xuân Thi, anh Ngô Tín, anh Lê Công Dzũng cùng anh Nguyễn Hoàng Lãng Du đã phối hợp để đóng góp vào tác phẩm Xuân Dậy Thì, thơ và tranh của chị Xuân Thi. Hương Xưa đã để dành tác phẩm này cho đến hôm nay mới đăng như là một món quà đặc biệt tặng chị Xuân Thi nhân ngày sinh nhật. Xin chúc mừng sinh nhật chị Xuân Thi và cám ơn tất cả. Xin mời quí thân hữu thưởng lãm tác phẩm kết hợp này. Bài thơ cũng đã được chính chị Xuân Thi chuyển sang Anh ngữ như là một lời gởi gắm tâm sự đối với giới trẻ hôm nay.

Thân ái kính chào lêtrọngminhkha

VÀI CẢM NHẬN khi đọc thơ và xem tranh XUÂN DẬY THÌ của XUÂN THI

Một buổi sáng mùa Xuân, người thiếu phụ bỗng nghe như có một đóa hoa mai vừa chớm nở trong hồn. Bao nhiêu tháng năm dài sống kiếp tha phương với bao nỗi buồn vui chôn kín trong lòng chưa một lần cùng ai than thở! Sao sáng hôm nay bỗng nghe điều kỳ diệu, khi đoá hoa mai trong hồn chớm nở và hình như bao nhiêu mùa Xuân cũ cũng thay nhau trở về trong trí tưởng của cô:

Một cành mai trong hồn vừa chớm nở

Xuân quê người hay Xuân nhớ quê xưa ( Xuân Thi)

Continue reading

Ba cuốn hồi kí

 

 

 

Những nhà văn, nhà hoạt động xã hội, hay chính trị gia thường thích viết hồi kí khi về già, họ viết hồi kí là để kể lại những hoạt động, những thành công hay thất bại của họ trên con đường sự nghiệp mà họ bỏ ra cả đời để đeo đuổi. Ngoài cái thú giải bày tâm sự, hay là để thanh minh cho việc làm của mình, mà còn có cơ hội sống lại với quá khứ của mình. Nói như nhà thơ Huy Cận: “Viết hồi kí là sống lại một lần nữa cuộc đời mình, thân phận mình và phần nào trải nghiệm dọc đời đã sống”, đấy cũng là điều đáng ghi nhận. Do sự ngẫu nhiên mà tôi đọc được liên tiếp ba cuốn hồi kí của ba nhân vật độc đáo trong văn học và âm nhạc nước nhà. Đó là cuốn hồi ký của nhà văn Nguyễn Hiến Lê, hồi kí của giáo sư Trần Văn Khê và hồi kí của nhạc sĩ Phạm Duy. Bởi thời gian đọc liền kề nhau nên đã gây nơi tôi những cảm xúc và những suy nghĩ lạ về ba cuộc sống của ba nhân vật này. Tôi không lưu ý đến quan điểm hay chính kiến, cả tài năng hay công lao của các nhân vật. Điều gây cảm xúc lạ nơi tôi khi trải qua mấy trăm trang hồi kí là lối ứng xử đời thường của họ trong cuộc sống, nhất là mối quan hệ tình cảm riêng tư với bạn bè hay với phái nữ. Ba cuốn hồi ký của ba nhân vật với ba phần đầu, dĩ nhiên, là họ kể về thời thơ ấu. Vào thời thơ ấu họ có điểm khá giống nhau là cả ba đều mồ côi cha từ lúc còn nhỏ, cậu bé Duy khi lên hai, cậu Lê lên mười, còn cậu Khuê cũng tuổi ấy đã mất cả cha lẫn mẹ. Cùng cảnh ngộ tuy nhiên ba cậu hấp thu sự giáo dục khác nhau. Cậu Lê, nhà nghèo, người mẹ phải tảo tần nuôi con. Cậu Khuê được người cô ruột nghiêm khắc chăm sóc nuôi dưỡng. Cậu Duy, sống trong gia đình danh tiếng, có người mẹ nuông chiều, cậu lại hiếu động, trốn học để đi chơi là chuyện quá thường. Về tuổi tác thì cậu Lê ra đời sớm hơn. Continue reading

Nhìn Lại Những Mùa Xuân

Tác giả: Nguyễn Đoan Tuyết
Người xưa có câu “Xuân bất tái lai” – xuân của đời người thì không bao giờ trở lại nhưng mùa xuân của thiên nhiên, đất trời cứ quay vòng theo nhịp tuần hoàn của tạo hóa, đến rồi lại đi, rồi lại đang đến thật gần.

Đầu tiên là từ dạo cuối đông, khi hoa cúc quỳ trải thảm vàng rực rỡ trên khắp các nẻo đường ở vùng ven đô hay trên lưng chừng đồi dốc, chen chúc nhau vươn lên đầy kiêu hãnh để thách thức với nắng, gió khô hanh, với tiết trời giá lạnh khắc nghiệt của cao nguyên dù cho mùa đông đã sắp tàn ; lòng tôi bỗng thầm yêu biết bao nhiêu loài hoa hoang dại và có sức sống vô cùng mãnh liệt này. Có lẽ vì thế mà nó còn mang tên là dã quỳ. Nếu “hữu sắc vô hương” là để nói về một người con gái đẹp nhưng vô duyên vô hồn thì cụm từ này hiểu theo nghĩa đen cũng rất đúng đối với hoa cúc quỳ. Tuy nhiên, “vô hương” mà không “vô hồn” chút nào, còn cái sắc vàng quyến rũ của nó thì đã đi vào thơ ca của núi rừng từ lâu
Thật vậy, do thời cuộc đưa đẩy mà phố núi Pleiku đã từng hân hạnh được nhiều tao nhân mặc khách tìm đến. Họ chỉ đến trong một thời gian ngắn rồi lại ra đi nhưng đã kịp lưu lại những dấu ấn khó quên khi dừng bước ở nơi này. Hình như cũng vào mùa hoa quỳ nở:

Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh
Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao

(Hoa quì vàng lạnh Pleiku- Nguyễn Bắc Sơn)

Continue reading

“ Gấm” trong bàn tay nhỏ dưới mưa

Tác giả: Kim Đức

Hôm nay, chúng tôi lại có hân hạnh giới thiệu bài viết “ Gấm” trong bàn tay nhỏ dưới mưa của cô Kim Đức, một cây viết bình văn, thơ với những nhận xét thật tinh tế và sắc sảo cùng mối lối hành văn trong sáng, mạch lạc và lôi cuốn đã làm say mê người đọc. Cô đã có nhiều bài viết đăng trong Hương Xưa trước đây và đã được bạn đọc để lại nhiều lời phản hồi thân thương và quí mến. Chúng ta hãy nghe cô viết một đoạn trong “Gấm” trong bàn tay nhỏ dưới mưa của nhà văn Trương Văn Dân:

“…Có lẽ là người xa quê hương rất nhiều năm, ông lại là một nhà văn rất gần gũi với cuộc sống đời thường, với tấm lòng bao dung, ông đã hóa thân vào nhân vật Gấm để gửi gắm những suy tư, trăn trở về thế sự, về cuộc đời, về số phận và nỗi bất an của con người. Ông viết và lý giải những điều mắt thấy tai nghe, phản ảnh đời sống xã hội và thể hiện nhân sinh quan trong những ngày tháng trở về quê hương sau 40 năm sinh sống ở đất Ý và đặc biệt là ông đã sống hết mình cho tình yêu…”(Kim Đức) Continue reading

Phố núi Pleiku và những tâm hồn nghệ sĩ

Tác giả: Nguyễn Đoan Tuyết

Nếu thành phố Đà Lạt được ví như một cô gái đẹp kiêu sa, đài các thì Pleiku là một cô thôn nữ đẹp mặn mà, với đôi mắt đen tròn thơ ngây, với những đường nét nét còn hoang sơ trên suối tóc, trên nụ cười. Vâng, Pleiku là một thành phố nhỏ còn mang nhiều vẻ đẹp nguyên sơ, được phủ kín trong những đám sương mù mong manh buổi sáng, thật quyến rũ. Với cái khí trời gai gai lạnh làm cho ta có cứ muốn khoác vào chiếc áo măng-tô đi xuống phố với người yêu và ngồi thu mình vào trong góc một quán cà phê. Rồi hút một điếu thuốc, nhìn những giọt cà phê đen long lánh đang nhỏ xuống chầm chậm trong khi tiếng hát Ý Lan sâu lắng và truyền cảm đang vang lên nhè nhẹ: “Phố núi cao phố núi đầy sương, phố núi cây xanh trời thấp thật gần, anh khách lạ đi lên đi xuống, may mà có em đời còn dễ thương…”

Ngoài kia phố thị nhỏ và buồn, một nỗi buồn nhẹ nhàng, mênh mang, dễ thương và đôi khi không duyên cớ! Nhưng có lẽ trong một khoảnh khắc nào đó trong cuộc đời này cũng có người như Nguyễn Bắc Sơn đã coi “phố núi đêm nay là cỗ mộ với bao nỗi bi thương!”:

Ôi phố núi đêm nay là cỗ mộ

Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi thương ( Nguyễn Bắc Sơn)

Người Pleiku chân chất, đậm đà tình nghĩa, đã đón vào vòng tay đầy yêu thương và trìu mến của mình biết bao tao nhân mặc khách đến với thành phố này, ở lại đây và viết lên một vài bài thơ, đặt một vài bản nhạc thật đẹp để lại cho đời…rồi lại ra đi!

Bài viết của cô Nguyễn Đoan Tuyết “Phố Núi Pleiku và những tâm hồn nghệ sĩ” đã ghi lại cho chúng ta rất nhiều kỷ niệm ngọt ngào của những người nghệ sĩ, đã đến, đã sống và đã để lại những cảm xúc thật đẹp về thành phố “nắng bụi mưa bùn”, v “phố không xa nên phố tình thân” này, mà bây giờ từ “Phố Núi” đã trở nên thân thương, gần gũi và cũng rất đỗi đáng yêu…

Biết đâu khi đọc xong bài viết này có người sẽ có cái ý tưởng ngồ ngộ, hay ta thử đi một vòng lên Phố núi xem sao? Xin hân hạnh giới thiệu bài viết hay, nhẹ nhàng, dễ thương đến quý thân hữu Hương Xưa.

lêtrọngminhkha

Continue reading

” Thầy Tôi” của Trần Bảo Định

 

“THẦY TÔI” CỦA TRẦN BẢO ĐỊNH TẬP THƠ CÓ NHIỀU ĐIỀU LẠ…

* Tác Giả Mang Vi ên Long


Đọc tập thơ thứ 5 của Trần Bảo Định – Tập “Vợ Tôi” (Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – năm 2014), tôi nhận ra “điều lạ” về một cuộc tình giữa “Chàng & Nàng”; từ “thuở đầu xanh”,  cho đến ngày “ bạc tóc” – đó là một tình thương yêu giản dị, không câu nệ hình thức mầu mè, mà lòng hy sinh cho nhau thì vô bờ; trải dài theo bao tháng năm chiến chinh gian khó, và ngay cả những ngày tháng lận đận bộn bề lo toan sau 75…Tuy vậy, đọc “Thầy Tôi” (tập thơ thứ 2 – Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ – năm 2013) – tôi lại càng nhận ra nhiều điều lạ hơn về “mối tình” giữa ông Thầy “lạ” và cậu sinh viên “lạ” trong thời chiến, cũng như thời bình…
Về người Thầy:

“Cha Hoàng giáp, bảng vàng
Thầy cậu ấm, con quan
Học Thiên Hựu, Khải Định
Tuổi  thơ sống rất sang

Đất nước cắt chia đôi
Lòng đau đáu, ngậm ngùi
Miền Nam – Thầy lạc bước
Trong lửa bỏng, dầu sôi” Continue reading

Sự nhập cuộc trôi chảy

Sự nhập cuộc trôi chảy

Tác giả    Dạ Ngân

 

Một Phút Tự Do- Tập truyện ngắn – Tùy bút của Elena Pucillo Truong 

Nhà Xuất Bản Văn Hóa Văn Nghệ  – 10-2014

Một bà mẹ chồng. Một ngày mưa. Một bàn tay trong một bàn tay. Một mùi thơm. Một chuyến tàu. Một món đồ chơi thời thơ ấu. Một phút tự do…Nói một cách hình ảnh, 10 truyện ngắn mảnh dẻ và rất xinh này người viết từ việc ngửi mà nên. Ngửi để phát hiện. Ngửi để cảm thông. Và ngửi để rung lên dù cái sự rung này có khi rất khẽ, rất thoáng, rất xa vắng.

Thật đặc biệt với tôi và dám chắc, với các bạn nữa. Vì sao? Vì Elena Pucillo Truong không như một nhà văn ngoại quốc thâm nhập qua đường biên của chúng ta bởi danh tiếng. Elena là một cô dâu Việt. Bạn đã thấy độc đáo rồi chứ.  Giảng dạy tiếng Pháp và Văn minh Pháp ngót 30 năm ở Milano, bỗng dưng muốn cùng chồng – nhà văn Trương Văn Dân về sống hẳn ở Việt Nam. Chúng ta không dám chắc đất nước của chúng ta là đất lành nhưng nó được một tiến sĩ ngôn ngữ có thâm niên cao trong ngành giáo dục chọn làm nơi ẩn mình, thú vị quá đi. Và người đó bắt đầu viết văn, viết báo, làm dâu, làm con dân nước Việt cùng với đi dạy tiếng Ý tại phòng lãnh sự  danh dự Ý và ở Nhạc Viện thành phố HCM,  dạy tiếng Ý và Văn hóa Pháp tại Trường Đại học KH XH và Nhân Văn.

Continue reading

Từ Một Bài Thơ( 3)

Tác giả: Lão Bà Bà

Đa Tình là bệnh của trượng phu, ở thi sĩ bệnh nầy được tăng cấp nhiều lần, Thi nhân vốn nghèo từ thuở ban sơ nên quà tặng của họ cũng hơi khác đời: đơn sơ là Thơ  và chỉ là Thơ . Đương nhiên trong các người đi qua đời tôi(1) người ở lại là người được thi nhân trân trọng nhất, tặng Thơ nhiều nhất, hãy xem một bài thơ của Quan Dương viết về Bà Xã của mình để cảm nhận tình yêu của tác giả với người bạn đời.

Continue reading

Cây bút Việt kiều Vũ Thanh: Viết – một cách về nguồn

Tác giả: Sao Ly

Câu chuyện về Lía, chàng trai nghĩa hiệp đất Bình Định ở thế kỷ 18 thực thi lý tưởng “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” đi vào tâm thức dân gian Việt Nam bao đời nay, một lần nữa được “kể” sống động qua bộ tiểu thuyết Én liệng Truông Mây vừa xuất bản. Tác giả là một người con Bình Định xa xứ: Vũ Thanh.

Bức tranh hiện thực đất nước một thời

Én liệng Truông Mây là một bộ tiểu thuyết dã sử đồ sộ, có độ dài gần 2.000 trang, được viết theo lối trường thiên tiểu thuyết chương hồi. Sách gồm 4 tập: Truyền quốc Ô Long đao, Trấn Biên thành nổi sóng, Những mảnh tình trắc trở và Cờ nghĩa rợp Truông Mây.

Continue reading

Tản Mạn Về Tập Thơ Đầu Tay Của Tương Giang

TẢN MẠN VỀ TẬP THƠ ĐẦU TAY CỦA TƯƠNG GIANG

KHÚC DU CA SỐ PHẬN*

 

Nói đến Tương Giang( Nguyễn Thị Anh Đào) chẳn hẳn bạn đọc và tôi

không xa lạ gì.Đó là tác giả của những vần thơ đã đăng trên các trang

báo trong nước như Áo Trắng,Thanh Niên,Giác Ngộ, Văn Hóa Phật

Giáo…cách đây 20 năm cho tận bây giờ.Đặc biệt trên FB, cô chiếm rất

nhiều cảm tình của bạn đọc.Từ ấy đến giờ, qua thời gian và

trải nghiệm cuộc sống, thơ Tương Giang sâu lắng và thanh thoát hơn

dù là thơ Thiền,thơ viết cho Cha Mẹ, Anh Em hay Bạn Bè.Thơ cũng

như đời sống thực Tương Giang luôn tỏ vẻ bướng bỉnh, phớt đời ..

cứ ngỡ như là một người hạnh phúc nhất trần gian.Nhưng nếu ai đó

thâm trầm nội soi bên trong sẽ nhận ra cô dễ mềm yếu với trái tim đầy

nhân hậu,luôn nghĩ cho người hơn chính mình.

Continue reading