Category Archives: Bình thơ

Nỗi Nhớ Và Mùa Thu Trong Thơ Quế Anh

Tháng mười – tháng của vị ngọt mùa thu. Qui nhơn thỉnh thoảng có những cơn mưa chiều nhưng không đủ để làm trôi đi nỗi nhớ. Nhớ cánh diều bay chấp chới; nhớ tà áo trắng sân trường; nhớ những buổi chiều bắt đầu từ một cơn mưa và chờ đợi nhau; nhớ khói thuốc lãng đãng một thời đã đưa ta đến vùng trời bình yên, hạnh phúc ….và nhớ cả những ngày tháng vô tình bỏ mặc mình ta…mưa mùa thu sao gợi nhớ đủ điều, chợt nhớ đến “cơn mưa chiều” của nhà thơ Quế Anh mà tôi đã đọc trên trang Hương Xưa:

Phố quê chiều nổi cơn mưa
em đi, dẫu biết đang vừa qua mây
vươn tay vuốt vạt tóc bay
giọt mưa thấm ướt vai gầy buồn tênh
(Cơn mưa chiều) Continue reading

Cảm xúc tôi với thơ Hàn Mặc Tử

 

https://www.youtube.com/watch?v=NObAzDSHuLA

Hàn Mặc Tử

Nhạc Trần Thiện Thanh

Trình bày : Lệ Quyên

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ kiệt xuất đã được báo chí, giới phê bình văn học  công nhận trong nữa thế kỷ qua, thế nhưng không phải là không thiếu những kẻ chê bai không đồng ý… Và cũng chính thế mà Chế Lan Viên phải viết rằng: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Đó là một lời khẳng định lớn lao ưu việt về sự sáng tạo trong thơ của Hàn Mặc Tử.
Vốn là người yêu thích thơ Hàn Mặc Tử từ thuở bé, tôi có thể trang trải và tâm sự cùng các bạn.
. Từ khi còn nhỏ, tôi thích những câu chuyện cổ tích thần kỳ của Việt Nam. Rồi nghìn lẻ một đêm của Ả Rập, truyện Trung Quốc, truyện cổ tích Campuchia với những huyền thoại lạ lẫm, tôi rất ưa chuộng…
Đồng hành niềm đam mê trên, tôi yêu chuộng âm nhạc, điện ảnh, cải lương…

Continue reading

Những Giòng Sông Cổ Tích Trong Thơ Trần Thị Cổ Tích


Tác Giả Lâm Cẩm Ái
Hạ Trắng
Trịnh Công Sơn
Saxophone Trần Mạnh Tuấn
Hình Ảnh Facebook Trần Thị Cổ Tích

Đôi giòng giới thiệu…

Là thân hữu của Hương Xưa chắc hẳn chúng ta không xa lạ gì với những vần thơ của Lâm Cẩm Ái và Trần Thị Cổ Tích. Nếu thơ Lâm Cẩm Ái sâu lắng, chất chứa những nỗi niềm thầm kín lắng đọng, sâu thẳm từ tận đáy tâm hồn về tình yêu và thân phận thì thơ của Trần Thị Cổ Tích cũng kỳ bí, huyền diệu đầy bí ẩn với ý tưởng và ngôn ngữ diệu kỳ!

Continue reading

Biển Khuya

BIỂN KHUYA

Kính tặng sinh nhật anh Lê Trọng Minh Kha

Chiều nay, nhóm nữ Hương Xưa chúng tôi rủ nhau đi ăn bánh xèo tôm nhảy ở Gia Vỹ rồi kéo nhau ra biển ngắm trăng non, cũng là để mừng sinh nhật admin Lê Trọng Minh Kha sắp đến. Trăng hôm nay non bởi trăng của mồng sáu, tôi chợt nhớ đến ca dao: “……Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/…….”

Biển hôm nay mới đầu hôm còn lặng gió, sóng dịu êm, không cồn cào như nỗi nhớ. Trên nền trời lấp lánh những vì sao là những đám mây màu xám trắng, lúc ẩn hiện, lúc đổi thay như một lẽ vô thường, trăng mồng sáu – ánh trăng lưỡi liềm mong manh như một kiếp người….. nhưng biển thì không bao giờ cạn, như tình yêu đầy mãi chẳng chịu vơi:

Continue reading

Mắt Biếc Trong Thơ Tuệ Sỹ


Tác Giả: Tâm Thường Định[ BXP ]
The Sound Of Silence
Tác giả Paul Simon
Various Artists Hòa Tấu

https://www.youtube.com/watch?v=ZB1cDLc31No

Thầy Tuệ Sỹ là một vị danh Tăng, một thạch trụ già lam, vị tu sĩ uyên bác mà cả hàng triệu người trên thế giới biết đến. Hồn thơ và sắc thái của Tuệ Sỹ vốn thanh tao và giải thoát, vốn lai láng và cao siêu—đã và đang làm nhiều người say mê, học hỏi và thả hồn mình trong nguồn suối từ miên viễn này.
Khi đọc thơ Tuệ Sỹ, chúng ta có thể cảm nhận được sự hoàn mỹ và siêu việt của văn chương Việt Nam, ở đó là một bể học vô tận và sự đắc đạo của Người. Thơ Tuệ Sỹ tao nhã, giải thoát, và đầy chất liệu Bi-Trí-Dũng. Thơ ông có khi oai hùng, có khi ngậm ngùi, có khi lãng mạn, nhưng điểm chung là có cả niềm tin yêu, ước mơ và hy vọng. Cõi thơ Tuệ Sỹ thuộc loại độc nhất vô nhị, rất lạ thường, nhiều tư tưởng, thi ảnh (imagery), đầy thiền quán, và sâu thăm thẳm. Cõi bất nhị ấy, chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm khảm, bằng tấm lòng trong sáng của mình; chúng tôi chưa có đủ khả năng bình luận, và ở đây xin mạn phép nhắc đến hai từ rất đẹp trong thơ Tuệ Sỹ mà thôi. Đó là hai từ Mắt biếc trong bài Một Thoáng Chiêm Bao:
Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao
(Rừng Vạn Giã 1976)

Continue reading

Hành Trang Nỗi Buồn Nhân Thế

* Viết bởi  Phạm Xuân Nguyên

 

Tôi gặp Trương Văn Dân khoảng dăm năm trước. Một phóng viên báo Đại Đoàn Kết giữ mục Nhịp cầu liên hệ với người Việt Nam ở nước ngoài gọi điện bảo tôi là có một cộng tác viên của báo ở Italia thường về nước, anh có viết văn, nên muốn giới thiệu với tôi để làm quen và giao lưu. Thế là tôi gặp anh Dân, hình như buổi gặp đầu tiên ở quán nước cạnh Viện Văn học cơ quan tôi trên phố Lý Thái Tổ (Hà Nội). Ấn tượng ban đầu anh Dân gây cho tôi là con người anh chất phác và đôn hậu. Cái chất người đó của anh hiển hiện tự nhiên ở dáng vẻ bên ngoài và ở cách trò chuyện. Sau này còn gặp nhau nhiều lần, khi một mình anh, khi có cả chị vợ anh người Italia, tôi càng thấy sự chất phác và đôn hậu đậm rõ ở anh Dân. Sống ở nước ngoài hơn ba mươi năm có lẻ, mà lại là ở những trung tâm văn hóa lớn của châu Âu, nhưng hình như cái chất dân quê ở người chuyên gia hóa dược đã qua tuổi tri thiên mệnh này chẳng hề phai nhạt, vơi giảm. Quen nhau rồi, mỗi lần gặp, anh thường đưa tôi một vài truyện ngắn, một vài bài viết lẻ, nói đọc chơi cho ý kiến, nói có thể đăng đâu đó được thì đăng, cho vui. Từ lần gặp đầu tiên anh đã nhờ tôi sắp xếp gặp một số nhà văn ở Hà Nội và sau đấy mỗi lần anh về nước ra bắc là Trung Trung Đỉnh, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Việt Hà và tôi lại được hội ngộ cùng anh. Ngay từ đầu anh đã khiêm nhường không coi mình là nhà văn, chỉ là người thỉnh thoảng có viết văn như một nhu cầu thúc bách nội tâm, như một giãi bày tâm trạng, với chính mình trước hết. Giữa đám anh em văn sĩ ồn ào cười nói, vui đùa chọc quấy, nói đủ thứ trên trời dưới bể, bàn hết chuyện đông tây trong ngoài, anh Dân ngồi lẳng lặng nghe, bia rượu không uống, đồ mồi ít chạm, thi thoảng góp đôi ba câu chuyện nhỏ nhẹ, hiền lành. Cứ thế, anh đã thành bạn của tôi, của chúng tôi một cách tự nhiên, giản dị. Continue reading

Tình Thơ trong thơ Trần Kim Loan

TÁC GIẢ: Thu Thủy

Đôi lời giới thiệu__________________________________________

Trần Kim Loan, một nhà thơ nữ và cũng là một khuôn mặt quen thuộc, xinh đẹp  và dễ thương của Hương Xưa. Cô cũng là người của BBT Hương Xưa. Đã gần hai năm nay bạn đọc thấy vắng những vần thơ của cô, những vần thơ tình ngọt ngào, đam mê và cháy bỏng! Mọi người đều tự hỏi tại sao? Và có lẽ Thu Thủy – một admin của Hương Xưa, đã từ lâu không đọc được thơ của TKL nên đã thấy nhớ những vần thơ của cô chăng?“ Tình Thơ trong thơ Trần Kim Loan”, một bài cảm nhận thật hay, thật dễ thương và rất sâu sắc như đi vào tận những ngỏ ngách sâu kín của tâm hồn nhà thơ nữ này. “Trái tim có lý lẽ riêng của nó mà lý trí không làm sao hiểu được” (Le coeur a des raisons que la raison ne connait pas), xin mời quí độc giả thưởng thức bài viết của Thu Thủy để hiểu, để thông cảm và yêu mến “cái lý lẽ riêng của trái tim Trần Kim Loan”cũng như con người của cô.

lêtrọngminhkha

Tình Thơ trong thơ Trần Kim Loan

Đã lâu, cũng gần hai năm rồi, độc giả vẫn chưa được đọc lại những vần thơ của Trần Kim Loan, người thơ nữ rất dễ thương của xứ dừa Bình Định. Luôn tươi tắn, yêu đời, nụ cười duyên dáng luôn nở trên môi làm biết bao trái tim của những đấng mày râu phải rung cảm. Chỉ nhìn, nói chuyện thôi nét duyên của cô, cũng đủ để người đối diện quý mến, và nếu người khác phái nào cả gan  chạm nhẹ vào tình cảm, thì phải từ “chết… đến bị thương”.

Continue reading

Ca sĩ Thanh Lam và nhạc Trịnh Công Sơn

Vào khoảng cuối tháng 9.2004, tôi nhận đuợc thư của Xuân, một chị bạn trong nước, vừa gửi thư sang kể chuyện mới lạ về nhạc Trịnh công Sơn. Chị bảo báo chí và mọi người đang bàn tán về việc ca sĩ Thanh Lam đang chuyển đổi các bản nhạc của TCS từ giai điệu nguyên thủy sang giai điệu thời trang của nhạc Rock, nhạc Rap, Pop, v.v…Được hỏi ý kiến tại sao cô làm như thế thì Thanh Lam cho biết nếu hát nhạc TCS theo cách viết của ông thì không ai qua nổi Khánh Ly và điệu nhạc quá ư nhẹ nhàng không hợp mấy với giới trẻ hôm nay, vì vậy cần thổi một luồng gió mới vào để nhạc ông có nét sinh động hơn.

Tôi chưa biết Thanh Lam biến chuyển thế nào những giòng nhạc Trịnh, chỉ biết là chị bạn tôi – dĩ nhiên đồng trang tuổi trung niên với tôi – bảo rằng thấy cô ấy uốn éo như bị điện giựt và gào thét….”Trời ươm nắng, cho mây hồng…. ” mà bỗng hoảng hồn vì chẳng thấy đâu mây hồng, nắng ấm trong khi đám khán giả trẻ thì la ó cổ võ hò reo vang vội như điên. Biết tôi mê nhạc Trịnh và coi ông như thần tượng, chị bạn tôi hỏi tôi nghĩ thế nào về hiện tượng trên, vui hay buồn và đồng ý hay phản đối sự chuyển đổi đó? Continue reading

Én Liệng Truông Mây

Hân hạnh giới thiệu đến độc giả khắp nơi bộ trường thiên tiểu thuyết dã sử:

Én Liệng Truông Mây

tác giả Vũ Thanh

Tham khảo hơn 20 tài liệu, viết ròng rã trong 20 tháng, mùa Xuân năm 2014 nhà văn, nhạc sĩ Vũ Thanh đã cho ra mắt một tuyệt tác phẩm đồ sộ Én Liệng Truông Mây gồm 4 tập, dài gần 2000 trang sách. Bốn tập Én Liệng Truông Mây đã được xuất bản mới chỉ là phần một trong bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử nhan đề Tây Sơn Tam Kiệt gồm ba phần: Én Liệng Truông Mây, Nhất Thống Sơn Hà, Gia Định Tam Hùng. Viết về một thời đại nhiễu nhương của một cung Vua Lê, hai phủ Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, thời nước Ðại Việt bị chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài mà trong chính sử đã có rất nhiều thiếu sót hay cố tình che dấu, thật không dễ chút nào. Vũ Thanh đã phải vất vả, lặn lội đi tìm những chi tiết lâu nay chỉ được dân gian truyền miệng hay từ những tài liệu chưa từng được đưa ra ánh sáng để hoàn thành cốt chuyện cho thật khả tín và hấp dẫn người đọc. Những huyền thoại lịch sử của hơn 30 năm từ lúc khởi nghĩa đến thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn oanh liệt, đã bị vua quan nhà Nguyễn Gia Long che dấu, bôi nhọ hay cố tình bóp méo, bỏ quên, nay được nhà văn Vũ Thanh viết lại và làm sáng tỏ hơn dưới hình thức của một trường thiên tiểu thuyết. Cùng một phong cách viết của những bộ truyện tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa như Hán Sở Tranh Hùng (Mộng Bình Sơn dịch) hay Thủy Hử (tác gỉa Thị Nại Am, Kim Thánh Thán dịch), tác giả đã dựa vào một số nhân vật lịch sử có thật và những biến động của thời cuộc, hư cấu thêm vào những câu chuyện theo truyền thuyết của dân gian, để đưa người đọc trở về với lịch sử hình thành xứ Ðàng Trong của Chúa Nguyễn. Tuy nhiên, Vũ Thanh đã không chỉ tiểu thuyết hoá câu chuyện lịch sử thời đó, mà bàng bạc trong 2000 trang sách, tác giả đã vẽ lại một xã hội rất linh động của thời dân tộc ta mở nước tiến vào phía Nam. Triết lý sống, phong cách, và tinh thần khai phóng của con người Ðại Việt thời chúa Nguyễn đã được phát họa rất đầy đủ cho ta thấy nhờ đâu mà dân ta đã tóm thâu hết phần phía Nam của nước Việt ngày nay từ tay người Chiêm Thành, người Miên mà không tốn một giọt máu. Và nhờ đâu mà những người Hoa gốc Minh Hương, đã đến và khai khẩn vùng Lục tỉnh trước chúng ta, đành phải chịu thuần phục làm bầy tôi và dâng đất cho chúa Nguyễn. Continue reading