Category Archives: Biên khảo

Từ giấc mơ thời thơ dại đến bài thơ “Lá Diêu Bông” của Hoàng Cầm

Biên khảo – Hoài Nguyễn
——————————–
Có lẽ ai cũng thừa nhận rằng cái thời mới lớn và nhận thức được thế giới xung quanh, con người vẫn thường hay mơ mộng, tự huyễn hoặc mình bằng những tình cảm vu vơ nào đó với những tưởng tượng phong phú mông lung.
Những tâm hồn thi sĩ lại xuất hiện có khi từ rất sớm và những tình cảm nơi họ có thể là một ám ảnh, một hoài niệm mang theo đến suốt cả cuộc đời.
Những cái gọi là “mối tình đầu” của một ai đó cũng vậy!
Họ “yêu” một cách lặng lẽ, đơn phương một ai đó rồi đêm ngày tơ tưởng, mơ ước và sống hạnh phúc trong những thứ mộng tưởng thầm kín đó…
Có thể họ sẽ hạnh phúc nếu tình cảm họ được đón nhận, sẽ đau khổ tuyệt vọng nếu bị từ chối, và rồi qua dần thời gian, đến giai đọan trưởng thành đầy trải nghiệm, họ có những tiếc nuối để rồi ghi lại thành những bài thơ “đẹp” sống mãi với thời gian.
Có một giấc mơ từ thơ thơ dại, một “mối tình” gần như trẻ con như thế đã đeo đuổi và ám ảnh một cậu bé con mới 8 tuổi đã mơ mộng một “bà chị” có tuổi gấp đôi mình, ước mơ được sau này sẽ “làm chồng” cô gái Kinh Bắc vừa tuổi trăng tròn, để rồi khi 4 năm sau, người mơ đi lấy chồng thì cậu bé con kia ngẩn ngơ mơ mộng để rồi một thời gian hóa thân thành thi sĩ Hoàng Cầm, tác giả của bài thơ nổi tiếng “Lá Diêu Bông”

Continue reading

Về “Nhất Chi Mai” của Mãn Giác Thiền Sư

Tác giả: Hoài Nguyễn

Những ai yêu thơ cổ chắc đều biết một bài “kệ” của Mãn Giác Thiền Sư mà Lê Quý Đôn khi tập hợp lại các bài thơ trong “Toàn Việt thi lục” đã thêm tiêu đề “Cáo tật thị chúng” .
Toàn bài kệ viết bằng chữ Hán, được sử dụng thịnh hành thời của Mãn Giác Thiền Sư, nguyên âm như sau:
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

Continue reading

Lửa Phượng

Tác giả: Cô Trần Thị Lai Hồng

 

Cuối tháng Năm. Tháng Năm chưa nằm đã sáng. Dậy sớm. Ra hiên trước đón không khí trong lành ban mai. Cỏ cây còn mơ màng ẩn hiện trong ánh sáng trắng mờ nhạt thoáng dịu hồng đọng trên vòm cây xanh trước ngõ. Tàng cây nổi bật trên nền mái đỏ ngôi nhà bên kia đường và nền trời còn trắng đục. Con lộ cát sỏi trắng xô xố tưởng có tuyết phủ nhẹ.

Vài cánh cò liệng qua, đáp xuống vạt cỏ. Màu trắng nổi bật lên nền xanh. Có tiếng chim hồng y lảnh lót. Ngước mắt nhìn, hình hồng y đỏ rõ nét trên cành lá lục. Và phút chốc mặt trời vụt đáp tiếng chim gọi: cây cành bùng sáng những tia bình minh hồng vàng rạng rỡ, soi rõ mấy chùm hoa đỏ rực: Phượng!

Chỉ mới mấy chùm lác đác, mà rưng rức một niềm đau xé lòng …. Continue reading

Phật Đản và Hoa Sala

 

MỪNG PHẬT ĐẢN, mời quý bạn hiền đọc tài liệu về Phật Đản và Hoa Sala, do LH gom nhặt để chia sẻ  …
Hồi về VN lần đầu, LH đã có cơ duyên với Cây Sala vườn Bình Quới..  Qua đây, lại có cơ duyên với Cây Sala vườn Fairchild Tropical Botanic Garden phía Nam Miami, cách nhà 2 tiếng rưỡi lái xe, và đã đến đó 3 lần, lần thứ nhất có Anh VõĐình, lần hai một mình, và lần thứ ba field trip với bọn trẻ, để giúp tìm hiểu về cây nhiệt đới, trong đó có cả cây Baobab…
Chúc quý bạn luôn bình an trong niềm vui đản sinh…

LH

PHẬT ĐẢN và HOA SALA
Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh.  Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Cuối cùng, Ngài nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

Continue reading

Nhi Đồng Trong Ca Dao

* Tản mạn nầy được viết năm 2007 và được đăng nhiều

trang điện tử hải ngoại , cô Lai Hồng có nhã ý bỏ bớt

những phần nhạy cảm chính trị cho phù hợp với Hương Xưa.

Xin trân trọng cám ơn cô .HX

NHI  ĐỒNG  TRONG  CA  DAO
Trần thị LaiHồng

Tranh minh họa của Võ Đình

Cội nguồn tinh hoa văn hóa dân tộc nằm trong ca dao, kho tàng vô giá
của văn học.  Theo định nghĩa của Ban Văn học Hội  Khai Trí Tiến Đức,
qua tập Việt Nam Tự Điển do Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội  năm 1931, ca
dao là những câu hát phổ thông trong dân gian: ca là những bài hát
thành khúc, dao là những câu hát ngắn độ một vài dòng. Continue reading

Đồng Dao và Trò Chơi Trẻ Con

* Chơi Chong Chóng tranh Võ Đình UNICEF 63

*Tranh minh họa dân gian của Henry Oger và Võ Đình

Đồng dao, đồng diêu: câu hát chơi, con nít hay hát.  Đó là định nghĩa
đơn giản nhất của Huình Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
cuốn tự điển đầu tiên của Việt Nam, xuất bản năm 1895 tại Sàigòn.

36 năm sau, Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo Việt Nam Tự
Điển, Mặc Lâm xuất bản tại Hà Nội năm 1931 và Nhà In Imprimarie Trung
Bắc Tân Văn phát hành, cũng định nghĩa ngắn gọn. Đồng dao:  câu hát
trẻ con.  Hơn thế kỷ sau, tức là cả 103 năm sau, Đại Từ điển Tiếng
Việt của Nguyễn Như Ý, do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Ngôn ngữ
và Văn hóa Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin phát hành năm 1998, định nghĩa đồng dao: lời hát truyền
miệng của trẻ con.

Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có
khi thay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền, và bị quên lãng.
Tác giả hẩu hết vô danh, hay nói đúng hơn, chính dân gian là tác giả.

Continue reading

Manor/Mona/Mônà

 

Matisse’s Model, 1991

Tranh vẽ của nữ họa sĩ da đen Mỹ Faith Ringgold chuyên ghép quilt

Acrylics on canvas, Baltimore Museum of Art

Tháng mười chưa cười đã tối! Nhưng tháng mười dương lịch, mới 7 giờ chiều cũng đã là tối rồi, nhất là phải dọn đến một chỗ lạ, chưa hề có kinh nghiệm sống một nơi như thế này.  Di chuyển trên xe còi hụ đèn chớp hãi quá chừng chừng mà ráng làm mặt lì và ráng nở nụ cười vì nhớ lời khuyên của Doug Horton “ Smile!  It’s free therapy!”

Chỗ đến là một Trung tâm vừa Dưỡng lão vừa Phục hồi, không xa nhà thương bao nhiêu và cách nhà cũng vừa khoảng 20 phút lái xe.  Chuyện chính là vấn đề phục hồi, phải làm physical therapy, occupational therapy và speech therapy.  Chưa kể còn nhiều sinh hoạt linh tinh liên hệ để sống như trong một xã hội bình thường.

Đó là HCR ManorCare Center.  Một Trung tâm có dịch vụ chăm sóc người lớn tuổi kể cả người trẻ cần phục hồi sức khỏe, gồm hai tầng trong một khu đất rộng trên mười mẫu cây cỏ xanh mượt, có đến 120 giường và cả một hệ thống điều hành theo khả năng tài trợ của Bộ Y tế Liên bang, dưới chương trình Medicare,  Medicaid và các bảo hiểm y tế khác. Continue reading