Category Archives: Biên khảo

Hùng Vương Có Phải Là “Vua” Hùng?

Tác giả: Thiếu Khanh

Sau khi dịch cuốn sách The Birth of Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Sử học Keith Weller Taylor (Công ty Văn Hóa Truyền Thông Nhã Nam và nxb Dân Trí xuất bản tháng 3/2020, với nhan đề Việt Nam Thời Dựng Nước), tôi viết thêm một bài cảm nhận của mình về các “Vua” Hùng và thời kỳ này của lịch sử, “The Birth of Vietnam, Dịch và Ngẫm Nghĩ,” để “Thay lời dịch giả” cho cuốn sách. Nhưng bài viết này chỉ được phổ biến trên các trang mạng Internet và một vài tờ báo hay tạp chí ở nước ngoài, chớ không được in vào sách. (Tuy nhiên, học giả Ngô Nguyên Nghiễm có cho in lại toàn bài trong phần Phụ Lục II, Quyển Hạ, bộ sách đồ sộ Chân Dung Văn Nghệ Sĩ Qua Góc Nhìn Ngô Nguyên Nghiễm, nxb Hội Nhà Văn, 2020).

Hôm nay nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, TK trích một đoạn từ bài viết này post trên Fb để chia sẻ một quan niệm lịch sử của mình với các bạn nào quan tâm. Phần trích hơi dài. Continue reading

Bài IV Những Niềm Tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như Là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống (Tiếp theo Bài III)

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Trong bài III, chúng tôi có nói đến việc muốn làm phước thì trước tiên bản chất con người phải hiền lành/lương thiện vì chỉ có người ăn ở hiền lành hay lương thiện thì mới có thực tâm giúp đỡ người khác. Trong bài này, chúng tôi muốn khai triển thêm ý niệm hiền lành hay lương thiện. Quan niệm của người bình dân Việt Nam là đời sống hiền lành/lương thiện có mục đích để lại đức cho con cháu. 

Cây xanh thì lá cũng xanh,

Cha mẹ hiền lành để đức cho con.

Một hàm ý nổi bật khác của hiền lành hay lương thiện là tính đối nghịch với ác. Người bình dân quan niệm là một khi đã yêu mến sự hiền lành/lương thiện thì đương nhiên người ta phải bài bác, chống đối, và ghét bỏ cái ác. Thời buổi hiện tại ở Việt Nam là lúc mà cái ác đang lên ngôi nên sự đối nghịch này càng rõ nét và đầy ý nghĩa đối với hành vi của con người.

Lỗ miệng thì nói Nam mô,

Trong lòng thì đựng ba bồ dao găm.

Continue reading

“Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”

Tác giả: Hoài Nguyễn

Giới thiệu tác phẩm “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” của Erich Maria Remarque
Nguyên tác tiếng Đức : Im Westen nichts Neues – bản dịch tiếng Anh: All Quiet on the Western Front

Thời còn đi học, hai tác giả viết về đề tài về tình yêu trong bối cảnh chiến tranh mà tôi yêu thích nhất là Ernest Hemingway (Mỹ) và Erich Maria Remarque (Đức) mà trong tủ sách truyện dịch của gia đình lúc nào cũng có đủ bộ sách của hai nhà văn này. Sau năm 1975, khi từ Sài Gòn trở về quê nhà thì lúc đó gia đình do yêu cầu của chính quyền mới, tất cả sách báo của miền Nam là thuộc loại … “văn hóa phẩm đồi trụy độc hại…” nên đã bị đốt sạch…Tiếc, nhưng mà gặp thời thế, thế thời phải thế…
Erich Maria Remarque có tên là Erich Paul Remark sinh ngày 22/6/1898 trong một gia đình theo dòng Công giáo La Mã tại Onasbruck, một thành phố thuộc tỉnh Westphalia nằm ở miền Tây nước Đức. Ngay từ nhỏ, Remarque đã luôn luôn ngưỡng mộ người mẹ – bà Anna Maria, trong khi luôn tỏ ra xa lánh người cha – ông Peter. Sau này khi người mẹ ông qua đời vào tháng 9/1917 và chiến tranh đã kết thúc, ông đã quyết định đổi tên thành Erich Maria Remarque như để luôn luôn nhớ về bà mẹ của mình. Continue reading

Nhật Thực

Tác giả: Phạm Trường Lưu

Hãy hình dung vị trí của mặt trời, mặt trăng và căn nhà trái đất chúng ta đang sống.   Hình màu xanh lam bên trái là mặt trời, hình màu xanh đậm ở giữa là mặt trăng, và hình có màu xanh cam là trái đất mà loài người chúng ta đang sống.

Mặt trăng nhỏ hơn mặt trời 400 lần, và ở gần trái đất 400 lần so với khoảng cách giữa mặt trăng với mặt trời.  Và trái đất thì lớn hơn mặt trăng 4 lần. Continue reading

Bài III Những Niềm Tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như Là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống (Tiếp theo Bài II)

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Tronng bài I, chúng tôi trình bày niềm tin của người bình dân Việt Nam vào trí thông minh như là một công cụ để thực hiện những lựa chọn thích hợp cho cuộc sống. Chủ điểm của bài II là niềm tin vào giá trị của cần lao, một phương tiện tạo nên những sản phẩm vật chất cần thiết cho cuộc sinh tồn. Nhưng ngoài những nhu cầu vật chất, con người còn có những nhu cầu tinh thần. Do đó, bài này (bài III) tập trung vào niềm tin của người bình dân Việt Nam vào những giá trị tinh thần tiêu biểu nhất. Khi nói đến những giá trị tinh thần, người ta không thể không nói đến ảnh hưởng của đạo Nho về quan điểm Nhân Nghĩa. Nhân Nghĩa là phạm trù chủ đạo của Nho giáo. Và Nhân Nghĩa của Nho giáo là một ý niệm trừu tượng. Khi Tử Trương hỏi Khổng Tử ý nghĩa của từ “Nhân” thì Khổng Tử định nghĩa bằng cách khai triển nội hàm ngữ nghĩa của từ “Nhân” với 5 từ trừu tượng khác, theo phương pháp quy nạp. Và khi được hỏi đến ý nghĩa của từ “Nghĩa” thì Khổng Tử trả lời là “đạo lí”, là “lẽ phải” trong lúc “đạo lí”, “lẽ phải” cũng chỉ là những từ ngữ mang tính trừu tượng, chưa được cụ thể hoá bằng những thí dụ về hành động trong cuộc sống. Khổng Tử còn dùng phương pháp diễn dịch bằng cách đối nghịch ngữ nghĩa, như “Nghĩa” đối nghịch với “Lợi”, để làm sáng tỏ ý nghĩa của từ “Nghĩa”. Đạo Nhân của Khổng Tử bao trùm Nghĩa trong lúc Mạnh Tử và nhất là Tuân Tử lại đặt Nghĩa ngang hàng với Nhân theo quan điểm là không những Nghĩa đối nghịch với Lợi mà còn có nghĩa là lẽ phải, điều nên làm theo bổn phận được đề xuất từ góc độ “lí” còn Nhân, theo Tuân Tử, nghiêng về “đức” hơn1 . Tuy nhiên, những lối giải thích này chỉ là một cuộc phiêu lưu không có điểm ngừng, đi từ từ ngữ trừu tượng này đến từ ngữ trừu tượng khác mà trong thực tế chỉ nên để dành cho những học giả chuyên cứu về lí thuyết hơn là cho những người bình dân.

Continue reading

Người xưa đâu…?

Tác giả: Trần Ngọc Phương

Chiều tàn ngã bóng, bầu trời dịu nắng, không gian thoáng đãng hơn, gió se se lạnh, nhìn tầng tầng lớp lớp mây trôi xa xa, trong đầu thì thầm bản nhạc mà anh bạn học người Chăm ngày xưa đã chỉ vẽ cho. Hỡi em Chiêm nữ em ơi / Nhìn chi chân trời / Đồ Bàn thương nhớ xa vời…  Bỗng chợt gợi nhớ tới hình ảnh thời niên thiếu. Những ngày trốn học, cùng nhóm bạn thân đạp xe hơn cả chục cây số, trưa nắng mệt rã người, nhưng vẫn ráng, dắt xe cọc cạch lên đồi, để mà thưởng lãm cảnh quan của Tháp Cánh Tiên. Ngọn tháp Chăm đẹp nhất vùng, có tầng trên trang trí những phiến đá hoa văn nhô ra, từ xa nhìn như đôi cánh của tiên nữ, trông thanh thoát. Rồi cả nhóm đạp xe lòng vòng thăm di tích thành Đồ Bàn, cũng là thành Hoàng Đế (Tây Sơn) sau này. Tháp Cánh Tiên thì còn đó, sừng sững với thời gian. Nhưng thành Đồ Bàn thì chỉ còn lại một đoạn tường thành gạch đá đổ nát, cây cỏ um tùm. Trông mà chạnh lòng. Kinh đô với cung điện thành quách một triều đại oanh liệt của Chiêm Quốc, đã suy tàn và bị diệt vong qua chiến tranh, giờ còn lại là một bức tường gạch ngã màu đen loang lổ bám rêu xanh. Chế Lan Viên có lẽ cũng cám cảnh xưa ấy mà thốt lời ngậm ngùi:

Đây, những Tháp gầy mòn vì mong đợi / Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian
        Những sông vắng lê mình trong bóng tối / Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
        Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn / Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi… Continue reading

BÀI II Những Niềm tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

(Tiếp theo Bài I)

Một niềm tin khác của người bình dân Việt Nam là niềm tin vào giá trị của cần lao. Trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc trước những thập niên cuối thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21, đại đa số người bình dân Việt Nam thuộc giới nông dân và tiểu thương nên họ ít mơ tưởng đến sự giàu có lớn lao, nhưng họ vẫn nghĩ đến khả năng làm giàu do lao động đem lại. Muốn có được sự giàu có này thì trong gia đình, vợ chồng thường khuyên nhủ nhau phải chịu khó thức khuya, dậy sớm chuyên cần lo công việc đồng áng, từ việc gánh phân đi vãi ruộng cho đến việc cày bừa.

 

Đại phú do thiên; tiểu phú do cần

Thức khuya, dậy sớm tảo tần cho quen

  Continue reading

Thầy Tuệ Sỹ – Bậc Thạc Đức Và Nhà Giáo Dục Lớn

Tác giả: Bạch Xuân Phẻ

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư mở (Wikipedia) nói về Thầy Tuệ Sỹ, “… Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[1] Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách khoa Phật học Đại Tự điển.[2]”[3]

Continue reading

Những Niềm tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Tất cả mọi nhóm dân tộc đều có một hệ thống giá trị làm nền tảng cho cuộc sống. Những giá trị này bắt nguồn từ những niềm tin về hiện thực do giáo huấn trực tiếp của hệ thống giáo dục chính quy đem lại hoặc gián tiếp qua sự chuyển tải truyền thống của gia đình hay bộ lạc. Những niềm tin này được thể hiện bằng những hành động dần dà biến thành tập quán mà người ta thường quan sát được qua những phản ứng vô thức của con người. Một phản ứng vui vẻ hay tức giận đột phát có thể được truy nguyên từ niềm tin vào một giá trị nào đó. Tìm ra được những niềm tin này là hiểu được những động năng thúc đẩy hành động của con người.

Continue reading

Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung học TĂNG BẠT HỔ

Tác giả: Võ Xuân Đào


LTS: Ở vùng đất được mệnh danh “đất vỏ, trời văn” là Bình Định; trước đây, khi đề cập đến chuyện học, người ta sẽ nghĩ ngay đến hai ngôi trường công lập nổi tiếng đó là Trung học Cường Để – Qui Nhơn và Trung học Tăng Bạt Hổ – Bồng Sơn. Một trường ở phía Nam và một trường ở phía Bắc tỉnh. Nó nổi tiếng không phải vì nguy nga tráng lệ hay cổ kính đài trang, mà vì để được vào học phải trải qua một kỳ thi tuyển nghiêm ngặt, gay cấn (thời bấy giờ, trúng tuyển vào trường không chỉ là niềm tự hào của cá nhân, mà còn là niềm vinh dự của cả gia đình, xóm làng); vì nơi đó có nhiều học sinh giỏi, chiếm tỷ lệ, vị thứ cao trong các kỳ thi (trung học đệ nhất cấp, tú tài); vì có nhiều thầy, cô dạy bằng cái tâm của mình, không chỉ truyền đạt kiến thức cho học trò, mà còn dạy cho học trò của mình nhân cách sống, đạo lý làm người bằng chính cuộc sống thường nhật của bản thân; và vì đã góp phần trong việc đào tạo nên nhiều người giữ những trọng trách cao của đất nước cùng những công dân hữu ích cho xã hội. 

Để giúp các bạn có được những nét cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của mái trường mình đã theo học trong những năm tháng ấu thơ, một ngôi trường mà chỉ cần nói ba tiếng TĂNG BẠT HỔ, người ta nghĩ đến BỒNG SƠN hoặc ngược lại nói đến Bồng Sơn, người ta nghĩ đến trường Tăng Bạt Hổ; chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung học TĂNG BẠT HỔ” của bạn Võ Xuân Đào (khóa 68-75) và Nguyễn Ngọc Oanh (giáo viên của trường) dưới đây.

                                                                                                Ban Biên tập

Continue reading