Quãng Ngãi – Ngày Trở Lại

Được đi công tác Quảng Ngãi là lòng thấy vui, chờ đợi và chờ đợi đến ngày 05/12/2011 để lên đường. Điều may mắn là mọi công việc các lớp học tại Sài Gònđược kết thúc vừa đúng lúc. Luận phải đi sớm một ngày để có thời gian ra huyện Bình Sơn chơi với bạn. Vì đã 12 năm rồi nay mới có dịp trở ra (18/07/1999-03/12/2011).

Mặc dù đến 9g25 mới bay, nhưng ở nhà 7g30 Luận đã khởi hành. Tài liệu mang theo cho sinh viên lần này được tính cước rẻ. Vào ga trong để chờ lên máy bay, vì về một tỉnh lẻ nên Luận nghĩ hành khách chẳng có chi là hấp dẫn; không ngờ ngồi bên ni hai cô trông xinh xắn làm sao. Rồi thêm một cô nữa là ba, chuyến đi dần trở nên thú vị được ngắm cái đẹp của hương đồng gió nội. Và đây đó, các chàng trai cũng điển trai.Thấy thế là được rồi, không buồn chán như mình suy nghĩ. Chỉ có điều giọng trọ trẹ khó nghe, thay vì nói “ Tám cái cẳng”  thì họ nói “ Tóm cái kẻng”, hay là “Chả ram” thì họ nói “ Chả rôm”. Thế cho nên có một câu chuyện vui: một lần đến Quảng Ngãi; vào quán bạn tôi gọi “chả ram” họ trả lời không có. Lác sau các bàn khác đến, thấy họ dọn món chả ram, bạn tôi tức mình cự với họ. Và họ trả lời “ Dạ thưa, đây là chả rôm”.

Máy bay khởi hành rất đúng giờ, Khánh Luận cứ vui vẻ theo chân các người đẹp mà lên máy bay. Sáng hôm nay trời quang mây tạnh. Có điều hơi xui là ngồi bên cạnh một anh chàng khó ưa , nói chuyện không hạp. Luận chỉ còn nhìn trời, nhìn mây cho thanh thản. Bên ngoài máy bay là cảnh ánh nắng chiếu rọi vào khoảng không  trong xanh, bên dưới là một biển mây. Từng khối mây xếp cạnh nhau không nói nên lời; tạo thành một không gian ngời sáng tĩnh lặng. Khánh Luận đang suy nghĩ, đến phi trường rồi mọi thứ mình xoay xở làm sao đây: nào là sách vở, vali, latop. Nhưng rồi thật tốt, đúng 11g máy bay hạ cánh. Khách vừa vào đến ga, thì hành lý cũng được tải ra nhanh. Xe của phi trường đưa khách về thành phố miễn phí. Trên chuyến xe này có nhiều em xinh đẹp, và cũng có những chàng trai bảnh trai, trẻ trung, lanh lợi; Khánh Luận nghĩ mình đã già, thì thôi nhìn trời nhìn đất cũng được, và cây cỏ ruộng đồng ngoài kia cũng xinh. Thế rồi, một cô xinh xinh ngồi phía trước thỉnh thoảng đưa mắt nhìn lui, làm cho Khánh Luận đôi lúc lung túng, “không biết mình có nét gì đặc biệt mà gây cho người ta chú ý đây? “. Rồi khi gần đến thành phố Quảng Ngãi, bất chợt  cô ngồi dãy ghế đối diện hỏi “ Anh đi công tác hay đi chơi?”. Khánh Luận bao giờ cũng thành thật, trả lời “ Anh đi  công tác kết hợp với thăm bạn bè. Còn em?”. Khoảng cuối của chuyến xe lại vui nhỉ. Phải chi cô ta làm quen với Khánh Luận sớm thì đọc đường biết bao nhiêu chuyện để tán. Khánh Luận luôn luôn giữ đúng phong cách của nhà giáo, không vội vàng, mà chỉ biết ôn tồn và luôn là người hỏi sau. Cô ta bảo đi ra Quảng Ngãi tham quan cho biết, mà chưa có bạn bè nào quen thân ở đây. Xe dừng rồi, gấp quá. Đang suy nghĩ ta nên nói sao đây, thì cậu học trò xuất hiện. Đành chia tay trong gấp gáp, lúng túng, và quên hỏi số điện thoại. Như thế không phải là đã để mất một cơ hội rồi sao tiếc ơi là tiếc!

 

Cậu học trò mời thầy đi dùng cơm, rồi đưa thầy Luận về trường. Trưa hôm ấy không ngủ được, vì nằm chờ người bạn, và lòng còn đang nuối tiếc. Bạn của Luận sáng nay rời nhà sớm, lấy lý do đi đón Luận, mà bây giờ đã 12 g ,…, 1 giờ rồi vẫn chưa thấy tăm hơi. Mới hiểu ra thằng con trai nào cũng vậy. Có giấy phép đi đằng Đông, thì nó tranh thủ đi đằng Tây. Và khổ nỗi, thường người ta cho những thằng ấy là lanh lợi, thông minh. Còn những người có giấy phép đâu chỉ biết đi đấy, thì nhiều khi các bà vợ chê là quá thật thà, rồi nhàm chán. Ở đời khi có vợ, mấy ai nghĩ là mình sẽ bị quản lý; nhưng rồi dần dà …, nào có ai hay!.

Nói gì thì nói, vì mệt nên cũng ngủ được một giấc trưa. Đến 2 giờ đã thẳng giấc, tỉnh người , khỏe khoắn, và nghe bạn Phạm Quang Tiến gọi. Mời bạn lên phòng hàn huyên một lác, rồi cả hai cùng về Bình Sơn. Dọc đường, bạn Tiến chạy xe theo kiểu cà rịch cà tang, chầm chậm để Khánh Luận có thể ngắm nhìn phong cảnh. Và Tiến ghé vài người bạn để giới thiệu về người bạn Sài Gòn thân thương này, theo kiểu như khoe bạn quý vậy. Thôi thì, bạn mình thích thế nào, ta cứ chiều một chút cho vừa lòng nhau. Đến chỗ của bạn Ty, trước kia Ty là học trò của Luận, nhưng bây giờ đã lâu rồi, cô gọi bằng anh cho nó gần hơn. Rồi đến chỗ vợ chồng bạn Thịnh, một cặp vợ chồng đẹp đôi, mời ăn đu đủ cây nhà lá vườn. Gặp một vài người bạn như thế cũng vui – và người ta mới gọi là tham quan xứ sở và con người.

Cuối cùng rồi cũng về được đến nhà. Ngôi nhà ba gian năm xưa, vợ chồng anh Ánh và bà xã của Tiến đang chờ đợi tiếp đón người khách phương xa. Lần trước Luận ra còn Má của Tiến, bà tâm sự về ông, về những đứa con đã một thời bà nuôi trải bao gian lao vất vả và bây giờ chúng lớn lên như thế nào. Bây giờ bác đã đi xa theo bác trai, vì quá nhớ nên không thể ở lại được nữa . Trời cũng tối dần, và cả nhà quây quần bữa cơm thân mật của gia đình. Những món ăn theo kiểu miền quê có pha một chút sành điệu : món mực cơm chiên dòn, cá lóc um chuối, chả ram, canh xương, gà luộc. Quá nhiều, và quá đủ  để rôm rả cho bửa nhậu. Những câu chuyện vui tích chứa lâu ngày được nổ ra. Các bạn hỏi chuyện về gia đình Luận, và Luận hỏi về các anh em của Tiến. Từ lâu, sự thân quen không chỉ riêng giữa Luận và Tiến mà còn bao trùm cho cả anh em trong hai gia đình.

Sáng hôm sau, đúng hẹn đến nhà vợ chồng Thịnh đi ăn mì quản. Đến nơi mới biết, vợ của Thịnh tự làm món ăn đãi bạn. Và Thịnh nói “Trưa đi ra biển nhiều khi không có gì ăn, vì biển động”. Và Thịnh khuyên nên ăn nhiều lên để dự phòng. Thực ra món mì quảng mà vợ Thịnh nấu ngon quá, không khuyên lòng cũng muốn ăn. Luận ăn đã khỏe, mà hình như bạn Tiến ăn còn khỏe hơn. Ăn sáng xong, tán gẫu vài câu rồi lên đường. Lịch trình hôm nay, đi xã Bình Đông, vào công viên Resort Thiên Đàng, rồi đi Bình Thuận thăm cảng và nhà máy lọc dầu Dung Quốc, xong  đi thành phố Vạn Tường ( hiện tại còn trực thuộc xã Bình Hải).

Trên đường gần đến Resort Thiên Đàng, gặp hai bạn Thơ và Phụ cùng là giáo viên (trước kia là học trò của Tiến ) đã đón sẵn. Cảnh trí ở đây được sắp xếp bằng những tảng đá lớn đan xen với cây rừng, hòa cùng những ngọn gió từ biển cũng tạo nên độ hấp dẫn người xem.  Ở đây, khu nghỉ mát Thiên Đàng nơi cửa biển Khe Hai chúng tôi ngắm nhìn toàn bộ khu cảng Dung Quốc , nhà máy đóng tàu Vinashin … Bờ biển thoai thoải cong cong cộng với sóng biển nhấp nhô trắng xoá và giống như  cái lưỡi liềm đang cắt vào bờ. Những con tàu, to có, nhỏ có đang toả những luồng khói trắng đục lên bầu trời, các chú chim hải âu chao liệng, kêu vang vang  hòa với tiếng sóng vỗ dập duềnh khơi xa, như đệm thêm khúc nhạc tình thân ái, đón chào những người khách mới. Dù buổi sáng mùa đông mây mờ giăng giăng trên nền trời và tiết trời se lạnh, nhưng chúng tôi vẫn thấy ấm áp: vì cảnh đẹp, và tình cảm của bạn bè lâu ngày gặp lại…. Tất cả, đã tô điểm cho quang cảnh trở nên nên thơ, và đầy sức sống. Ở đây có mấy cây súng đại bác vươn nòng ra biển như thách thức với kẻ thù là ta sẽ vững vàng giữ chắc quê hương.

 

Trước cảnh đẹp ấy bạn Thơ đã cảm tác và khẻ ngâm bài thơ “Thiên Đàn buổi sáng”

Trời cao thăm thẳm xanh như ngọc
Sóng gợn lăn tăn biển dịu êm
Thuyền về thong thả trôi nhè nhẹ
Khuất núi xa xa ánh mặt trời

Ngắm nhìn một lúc chúng tôi đành phải chia tay nơi nầy để đi tham quan được nhiều nơi hơn, Quang Tiến gọi là “cởi hoả tiễn xem hoa” chứ không phải “cởi ngựa xem hoa”  và Tiến khẻ ngâm câu thơ của Xuân Diệu đã được “chế “để hối thúc mọi người nhanh chân kẻo không đủ thời gian đi các nơi theo dự kiến:

“Mau với chứ vội vàng lên với chứ!
Anh em ơi! Thời gian đã trưa rồi”

Khi trở ra, một món đơn sơ mà đáng nhớ ở đây là ốc bươu đen. Đã đi biển sẽ ăn cá mà lại đệm món ốc bươu thì bụng dạ chỗ đâu mà chứa. Nhưng ta phải lịch sự, vì bạn đãi mà. -Tiến nói cái bao tử của mình như có nhiều ngăn: buổi sáng ăn mì quảng thì ngăn đó no rồi bây giờ ăn ốc nó chứa ngăn khác nên ăn vẫn thấy ngon lạ. Như vậy thức ăn mỗi thứ nó sắp xếp mỗi ngăn nên ta ăn được hết mà vẫn ngon như thường. Cả bọn cười ồ vì đã phát hiện một nghiên cứu mới mà chưa có nhà khoa học nào tìm ra.

Khánh Luận định vào ăn chừng hai đến ba con ốc thôi. Nhưng rồi đến con thứ tư, thứ năm, và rồi bốn người ăn hết cả hai đĩa ốc. Khánh Luận còn đòi lấy muổng múc nốt món nước mà ốc đã cho ra đĩa. Bây giờ mới thấy rằng, giá chi mà ban sáng chỉ ăn một tô mì quảng thì giờ này một mình Khánh luận cũng có thể thao túng thêm một đĩa ốc nữa. Vậy là món ốc thật ngon, và còn nghe chữa được nhiều bệnh. Bụng đã no, lại càng no. Còn chỗ nào trống để thưởng thức cá biển nữa đây. –     

Chúng tôi  tiếp tục đi từ Bình Thạnh sang Bình Đông trên cái cầu bắt qua sông Trà Bồng , “con sông quê hương” của nhà thơ Trần Tế Hanh:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Bình Đông nơi nỗi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù của dân tộc với câu ca:

“Bình đông có tiếng đánh Tây
Có gan đánh Mỹ, bao vây quân thù…”.

Rồi chúng tôi xuống Bình Thuận  và đến cảng Dung Quốc. Trên đường đi Tiến nói cho tôi biết Dung Quốc ngày xưa tên nó là Vũng Quýt vì ở đây giống như một cái vũng và mọc nhiều cây quýt với lá và gai nhọn  nên người ta gọi thế dần dần tên ấy được một người Nam bộ  ghi vào ghi vào hồ sơ nghiên cứu của Pháp thành Dũng Quýt đến thời Mỹ  hồ sơ được ghi Quýt thành Quốc , Dung Quýt thành Dung Quoc không dấu thế là bây giờ trại ra thành Dung Quốc. Pháp rồi đến Mỹ đã nghiên cứu cảng nước sâu này rất sớm và có kế hoạch xây dựng khu cảng ở đây.

Từ Bình Thuận chúng tôi bon bon đi qua Bình Trị để nhìn toàn cảnh nhà máy lọc dầu, trên đường đi chúng tôi ngắm nhìn nhà máy, cơ xưởng đang mọc lên, có cái đang hoạt động sản xuất với xe cộ tấp nập. Bạn Tiến cho biết, trước đây hoang vắng trơ trọi với những bãi cát trắng phau, khi công nghiệp phát triển cũng có cái được nhưng cũng có nhiều cái mất mà không thể nào bù đắp được: Trước đây dân cư ở đây sống hiền hoà, chất phát, lam lũ, thật thà, trẻ con học hành chăm chỉ, lễ phép v.v… bây giờ thì lại quay 180 độ. Những con người đó có tiền đền bù rồi ra sức ăn chơi, đua đòi, đánh lộn, bỏ học, rượu chè, bê tha, hút xách, đỉ điếm, hết tiền rồi lại ăn cắp ăn trộm…. Từ cái nơi cò ho khỉ gáy, con người sống đầy tình làng nghĩa xóm, qua việc xây cảng tiếp xúc với nhiều loại người: Tây có, Tàu có, Hàn có, Nga có…đủ giống người và giờ đây con người nông dân chân chính “ăn cục nói hòn” giờ bị biến tướng. Đồng tiền hạt gạo có mua được cái phẩm hạnh đáng quý đó không?

Giờ đã đến Bình Trị rồi ! Với nhà máy lọc đầu đang phun khói, với nhà xưởng , những bồn dầu to tướng, những đường sá ngang dọc và xe cộ tấp nập ra vào như không hề ngơi nghỉ. Chúng tôi ghé lại lấy một vài kiểu ảnh để rồi tiếp tục đi đến Bình Hải nơi có thành phố Vạn Tường.. Vạn Tường là nơi tuyến đầu diệt Mỹ đầu tiên, nơi đã một thời nổi tiếng. Thành phố Vạn Tường chỉ xây dựng đơn sơ với những khu cơ bản như trường dạy nghề Dung Quốc, Đài truyền hình, Bệnh viện và những cơ quan phục vụ cho việc xây dựng khu kinh tế Dung Quốc. Ngoài ra với những đồi cây dương liễu còn hoang sơ. Tôi tin tưởng rằng nếu họ quy hoạch chặt chẽ với những khu đồi cao thấp khác nhau có thể sau nầy trở thành một thành phố Đà Lạt thứ hai của Việt nam.

Dọc đường Thiều gọi DT ơi ới, đến nhanh cháo nguội, cá nguội, bánh tráng nướng cũng nguội, rồi làm sao ăn. Thực lòng, Khánh Luận muốn chễnh mãn để khi đến nơi bụng đói là vừa. Bạn Tiến đã báo cho Thiều từ chiều hôm qua. Và Thiều đã nhờ hai cô bạn gái ra biển từ sớm để đón cá. Dù biển động, nhưng kinh nghiệm và quen biết các bạn ấy cũng chọn mua được món cá tươi chính hiệu. Thế là bữa trưa tại nhà Thiều, gồm có :Tiến, Thơ, Phụ, Luận, Thiều, và Long. Cháo nóng, cá nóng, bánh tráng nướng, rau sống miền quê, cùng những câu chuyện rôm rả mở ra. Ồ, thầy trò họ tranh nhau nói; đúng là mấy ông giáo lâu ngày được hội ngộ. Khánh Luận chỉ biết ngồi cười.

Khi vợ Thiều là Thuỷ đi về, câu chuyện chuyển sang việc chọc ghẹo: Thơ nói  “ thầy Tiến ơi! Không ai dại như Thiều hết , đi học mà chở vợ đi học cùng, thì còn làm ăn được gì. Ca dao Việt Nam có câu:

“Con bò nó có cái u
Chở vợ đi học còn ngu hơn bò.”

Thuỷ liền nói: Không phải vậy đâu ! Hôm trước Thủy đi chơi Hội An với con trai, vào chỗ tạc tượng. Và thằng con bảo Thủy  mua một con sư tử về tặng cha. Tôi hỏi mua một con, họ không chịu bán. Họ nói chỉ bán nguyên cặp gồm con trống  và con mái. Tôi năn nỉ mãi và nói rằng tôi có con sư tử trống ở nhà rồi, giờ chỉ cần con mái thôi . Đây nè thầy xem con sư tử em mua đây, vừa nói Thuỷ vừa lôi trong tử ra con sư tử mái bằng đá còn con sư tử đực là anh Thiều ở nhà đây (Thuỷ vừa nói, vừa đập vào vai Thiều). Cả nhà cùng cười ….

Bây giờ , tôi và anh Tiến đành chia tay với mấy em học trò của anh để về cho kịp giờ hẹn với anh Diệp ở thành phố Quảng Ngãi. Từ giả các bạn, Tiến và Luận bây giờ đi nhanh hơn. Đã no say rồi, dọc đường cứ sợ Tiến ngủ gật nên Luận dặn chừng “ Lúc nào mệt thì đổi tài bạn nhé”. Và hai anh em vừa đi vừa nói chuyện nên vui, tỉnh người và chả mấy chốc đã đến cầu Trà Khúc. Xe qua cầu trong cảnh chiều tà, gió thốc lên từ dòng song mát rượi. Tiến gọi báo cho anh Diệp biết là Luận và Tiến về đã gần tới nơi. Đó là một cách nói khéo rằng, chuẩn bị bày thức ăn ra.

Thấy Luận và Tiến về, cả nhà đều vui. Món gà tây gồm dồi, cà ri, và thịt luộc, bánh tráng nướng, bánh mì, rau sống, lá mơ, củ sả,…, hấp dẫn quá!. Hai chai rượu mở ra, một chai ở nhà và một chai của đứa cháu đem đến. Mẹ vợ của anh Diệp nâng ly mời các bạn trẻ. Mặc dù cụ bà đã 93 tuổi mà vẫn khỏe khoắn tỉnh táo, còn tự đi lại được, thích theo dõi thời sự trên Tivi và khen Nguyễn Tấn Dũng đẹp trai. Và cụ cũng có vẻ ngưỡng mộ Tiến và Luận, vì thấy hai cháu này trẻ trung, lanh lợi thêm phần đẹp trai. Tiệc vừa xong thì thành phố cũng đã lên đèn. Luận an tâm có bạn Tiến sẽ đưa về trường một cách an toàn.

Buổi sáng của trường Đại học Tài chánh Quảng Ngãi, có người đến đưa Luận đến lớp.

Lâu rồi, được trở lại Quảng Ngãi thân thương. Được gặp một lớp học trò mới của một nơi mà Luận đã từng ra đây giảng. Và nhớ rằng, nơi đây một thời cũng là quê hương:

“ Trước kia còn gọi Nghĩa Bình

Quy Nhơn, Quảng Ngãi quê mình cả thôi

Bây giờ tuy có chia đôi

Nhưng tình ta vẫn như hồi thuở xưa

Láng giềng gần gũi sớm trưa

Nói sao cho hết cho vừa thân thương ” . {jcomments on}

 

 

0 thoughts on “Quãng Ngãi – Ngày Trở Lại

  1. TRANKIMLOAN

    Bài viết nhẹ nhàng ,vui,hấp dẫn lôi cuốn người đọc , hấp dẫn nhất là đi đâu cũng ăn toàn món đặc sản,nghe mà thèm….Một chuyến đi công tác đầy thú vị,chẳng khác gì đi du lịch……Cám ơn LKL đã kễ Ngày trở lại Quảng Ngãi gặp lại bạn bè cũ rất hay!Chúc mừng năm mới nhiều niềm vui mới nhé!

    Reply
    1. Le Khanh Luan

      Trời đất đã thếch đãi cho một anh thầy giáo, một anh bạn vui tính dễ thương mà. Cảm ơn bạn Kim Loan đã đọc bài viết của nhà dạy toán khô khan này.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Thưởng thức những món ăn bình dân thôi bạn Trần Dư ơi, mà trong đó chứa đầy tình. Cảm ơn Trần Dư.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Bạn Phạm Quy Nhơn ơi, cảnh và có bạn nữa thì lúc ấy thiên nhiên và con người mới tạo nên một sự hòa điệu và cho ra khúc nhạc mừng vui.

      Reply
  2. Quốc Tuyên

    Anh Luận có số hên thiệt đi dâu cũng gặp người đẹp , mờ còn được gợi ý nữa chứ biểu sao hông tiếc…tiếc… cho được!!!

    Reply
    1. Le Khanh Luan

      À, chỗ gặp người đẹp là anh thấy may mắn. Mà tiếc quá, đã bỏ nhỡ cơ hội. cảm ơn Quốc Tuyên, chúc ăn tết vui.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Mỗi người nó có một cái số. Số anh là làm thầy đi lang thang BN ơi. Cảm ơn Bích Ngâu.

      Reply
      1. nguyentiet

        Anh Luận có số đỏ nên đi đâu cũng gặp người đẹp và dziết dzăn cũng khá thành công nhất là có nhiều người yêu thương .Người ta nói thường ” Đen bạc, đỏ tình” hổng biết anh Luận thế nào đây! :zzz 😛

        Reply
  3. DQbmt

    Một bài viết về chuyến đi, về bạn bè thật sâu đậm, hấp dẫn.
    Mình đã sống ở khu đông huyện Bình Sơn từ 1976 đến 1980 và đã có ở đó 5 lứa học trò. Không biết thầy Phù Lôi nguyên trưởng phòng GD bây giờ ra sao nhỉ?
    Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Trị, Bình Thanh, Bình Phú, Ba Làng An… là những vùng đất mình đã từng đi qua, từng sống một thời gian khó nhưng thật gần gũi, nhiều kỷ niệm đẹp…
    Cám ơn anh LKL đã nhắc về Bình Sơn, Quãng Ngãi để nhớ lại một thời.

    Reply
    1. Le Khanh Luan

      Cảm ơn bạn DQbmt. Bạn đã từng sống và dạy học ở Bình Sơn, như vậy bạn đã hiểu được tình cảm của Khánh Luận đối với quê hương của bạn Phạm Q Tiến.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Cảm ơn Lang Thang, cuối cùng đã để lại một hình ảnh đẹp, một tình cảm đẹp trong lòng.

      Reply
  4. HOANGKIMCHI

    Khánh Luận thật sung sướng quá, đi đâu cũng có người đẹp gợi chuyện hỏi thăm và gặp bạn bè quí mến chiêu đãi toàn sơn hào hải vị, thích quá nha Khánh Luận.
    Chúc KL một mùa xuân mới an lành & hạnh phúc.
    Thân mến.

    Reply
    1. Le Khanh Luan

      cảm ơn bạn Hoàng Kim Chi đã đọc về chuyến đi của Khánh Luận. Vì ăn quá nên bị lên cân, về nhà phải luyện tập để giảm cân trở lại đây.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Cớ vậy người ta mới thấy một sự nhớ thương, và người ta mới thấy cần đến mình. Ở nhà hoài, người ta coi thường Tùy Anh à.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Cảm ơn Tú Nhân, bạn bè và các học trò rất vui. Đời là một sự kết nối những ngày vui

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Cảm ơn Phượng, bè bạn và học trò rất vui, nên bài viết được thả hồn theo sự tự nhiên ấy.

      Reply
  5. Meocon

    Anh LỰN dzui dzẻ dễ gần gũi nên nhiều ngừ mến đó nha!(mờ hình như ảnh cũng có vẻ tự tin nữa chứ phải hông anh LỰN?)

    Reply
      1. Le Khanh Luan

        Mình nên tự tin những điều tốt mình làm được, như thế thì mới tự khuyến khích mình tiếp tục là điều tốt nữa. Cảm ơn Trần Đăng Linh.

        Reply
        1. lamcamai .

          Khoua rất thích câu này của anh , văn cũng như người , chúc anh cứ như vậy mà tiến lên , phía sau có đàn em ủng hộ .

          Reply
    1. Le Khanh Luan

      Thường mình đối với người ta như thế nào thì sẽ được thiên hạ đối lại với mình như thế ấy. Đôi lúc cũng có trường hợp ngoại lệ, nhưng quan trọng là mình bạn Meocon ạ.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Anh thích câu ” Tâm hồn anh nở hoa ” đấy Kiều Thanh ạ . Cuộc đời anh đã trải qua nhiều thăng trầm. Có lúc gần như mất hết chẳng còn gì hết, nhưng rồi lại có , và còn có được những điều mà mình không mơ đến. Từ đó cho anh tính lạc quan, và cuộc đời thấy như nở hoa. Cảm ơn Kiều Thanh, chúc vui.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Nhận xét của Gió thật lãng mạn. Anh thích cái chỗ mát rượi ấy. Cảm ơn Gió. Chúc Gió những ngày Xuân an bình,chỉ mát hây hây thôi.

      Reply
    1. Le Khanh Luan

      Anh nhớ có Thu Thủy mà. Chỉ sợ anh đánh máy lộn bị sót thôi. Chúc em những ngày xuân thật vui.

      Reply
  6. Lê văn Thơ

    Em là Thơ trong tác phẩm của thầy ,em xin chỉnh sửa lại bài thơ nguyên gốc của em.
    Trời cao thăm thẳm xanh nhự ngọc
    Sóng gợn lăn tăn biển dịu êm
    Thuyền về thấp thoáng trôi chầm chậm
    Khuất núi xa xa mặt trời lên.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.