Category Archives: Dịch thuật

Vào Mùa Xuân

Truyện ngắn của Guy de Maupassant

Chuyển ngữ : Trần Ngọc Phương

Guy de Maupassant (1850-1893), nhà văn Pháp, sinh tại vùng Normandie
miền bắc nước Pháp. Ông sống với mẹ từ nhỏ, bà mẹ ly thân có đầu óc
độc lập này trở thành hình tượng cho nhiều nhân vật nữ trong các câu
chuyện của ông. 1870 tốt nghiệp đại học môn văn chương rồi gia nhập
quân đội. Sau đó đến Paris làm viên chức nhỏ cho Bộ Hải quân, 1878 làm
công chức cho Bộ Giáo dục. Tác phẩm Viên mỡ bò(Ball of Fat)1880 ra đời
là thành công đầu tiên xác định một tài năng nghệ thuật trên con đường
sự nghiệp của Maupassant. Ông viết gần 300 truyện ngắn, 6 tiểu thuyết
3 bút kí và hằng trăm bài báo, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của vị thầy
mình là Gustave Flaubert (bạn của mẹ mình; nổi tiếng với Madame
Bovary)về nghệ thuật và tư tưởng.

*

Khi những ngày đẹp trời đầu tiên đến và khi trái đất tỉnh giấc, mọi
vật trở nên xanh tươi, bầu không khí trở nên ấm áp và thơm tho. Tất cả
làm cho ta có cảm giác mềm mại trên da thịt, làm rung động trái tim và
khơi động trong ta ý thức về nỗi ước muốn mơ hồ. Ý tưởng bất chợt về
hạnh phúc không rõ rệt làm ta muốn chạy quanh quẩn hoặc đi lang thang
đâu đó. Tìm kiếm cuộc phiêu lưu, để tận hưởng hết hương vị ngọt ngào
say đắm của ngày xuân.

Mùa đông vừa đi qua khó nhọc nhưng điều đó cần thiết cho sự đơm hoa
kết trái, cho sự gây hưng phấn trong ta, như men rượu, như nhựa cây
non đang lên.

Continue reading

Đồng Xu Nhỏ

Truyện ngắn của Angel Karaliychev

Trần Ngọc Phương dịch

Angel Karaliychev (1902-1972) nhà văn bungary, sinh ở Strazhitsa gần
Turnovo. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên xuất bản năm 1925, ông viết
rất nhiều truyện ngắn và đăc biệt viết cho trẻ em rất thành công. Sau
khi chính quyền dân chủ xã hội thành lập năm1944, ông viết nhiều về
đời sống người nông dân hiện đại, một số tuyển tập của ông: The
Cornfields of the Falcon (1946), The People’s Defender (1949), and The
Anvil or the Hammer (1954). The Valiant Bulgarians (1959). Ông nhận
giải thưởng Dimitrov năm 1966.

*

– Hãy đoán vận mệnh của cháu đi.

Đôi mắt đen tha thiết chờ đợi nắm bắt những điều bí mật mà lão Gheno
sắp sửa tiết lộ. Lão Gheno có thể nhìn thấu qua năm tháng, qua những
đám mây, những núi non, vượt quá tầm hiểu biết. Lão có thể chỉ bảo
người ta con đường họ sẽ đi và họ sẽ phải đi bằng cách nào – Trên con
ngựa hăng hay trên con lừa khập khiễng.

Cặp mắt trẻ thơ đang khẩn nài lão.

Continue reading

Trường Tương Tư

*Nhân ngày nhà giáo Việt Nam. BBT Hương Xin

xin kính gởi đến nhà giáo, nhà báo , nghệ sĩ  Lai Hồng

những bông hoa xinh đẹp nhất ,

kính chúc cô vạn sự lành .HX

* Dịch giả : Cô Trần Thị Lai Hồng

Trường Tương Tư

Nguyên tác : Lương Ý Nương

Người dịch : Cô Trần thị Lai Hồng


*Trong “Tình sử” có chép như sau: vào triều nhà Chu đời Ngũ Quý (Ngũ
Đại) bên Tàu, có người con gái của Lương Tiêu Hồ 梁瀟湖 tên Ý Nương 意娘,
cùng với Lý Sinh 李生 là họ hàng con cô con cậu, thường hẹn hò gặp gỡ.
Nhân ngày trung thu ngắm trăng, ngầm hẹn ước với Ý Nương, lưu luyến
không rời, nhưng bị cha mẹ ngăn cấm,  Gặp ngày trời thu, Ý Nương viết
bài thơ Trường Tương tư này.

Lạc hoa lạc diệp lạc phân phân,
Tận nhật tư quân bất kiến quân.
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn,
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân.

 

Continue reading

Ngoại Tình

Truyện ngắn của Enrique Lopez Albujar
Người dịch : Trần Ngọc Phương

Enrique lopez Albujar (1872-1966), nhà văn Peru, ông còn là một luật
sư,1947 làm thẩm phán toà án ở Tacna. Những truyện của ông thường viết
về vùng đồi núi Peru và cư dân bản xứ. Với ngọn bút tinh tế, gây ấn
tượng, ông rất thành công trong các truyện phân tích tâm lý và phong
tục tập quán của thổ dân da đỏ bản địa.

–0–

Sau chuyến đi Tacna trở về, Carmelo Maquera nhận thấy có điều gì khác
lạ ở vợ. Lúc hắn rời, nàng là người đàn bà siêng năng. Bây giờ, hắn
khám phá ra nàng rất lười biếng. Con suốt không còn lăn trong tay như
thường lệ, món thịt hầm dọn cho hắn mỗi sáng, sau công việc lặt vặt
trong nhà, không bỏ mùi gia vị như trước đây. Nàng thường tư lự và hay
thở dài, không lưu ý đến điều hắn nói. Lơ đãng, chậm chạp trong việc
xén tỉa len. Và rõ ràng nàng không quan tâm đến lời hứa hẹn của
Carmelo là phải nhanh chóng giao đủ số len để trả món nợ quá hạn. Continue reading

Thu Hứng

Thu Hứng1 – Đỗ Phủ

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp [1] khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ 
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Đế thành cao [2] cấp mộ châm
Dịch nghĩa:
Móc ngọc tơi bời ở rừng phong
Khí ở núi Vu và kẽm Vu ảm đạm mịt mờ.
Trên sông, nước và trời cùng trôi chảy,
Ngoài ải, gió và mây liên tiếp mù đất.
Cúc từng chòm nở hai lần dòng lệ xưa,
Thuyền lẻ loi buộc chặt mối tình quê cũ.
Nơi nơi giục giã dao thước may áo rét,
Tiếng chày chiều dồn dập thành cao Bạch Đế.

Khảo Mai mạo muội dịch bài THU HỨNG 1 góp vui cùng thi đàn

Continue reading

Người đẹp trong mơ [tt]

Truyện ngắn của Bernard Malamud

Người dịch : Trần Ngọc Phương

Ngay sau đó, hắn lại hối tiếc về hành động của mình. Hắn có tỉnh trí
không? Tốt, thế nên hắn mới viết thư đến cô ta. Nhưng điều gì xảy ra
nếu cô ta hồi âm? Ai muốn và ai cần trao đổi thư từ? Đơn giản là hắn
không muốn phí sức cho việc đó. Vì thế nên hắn vui mừng thấy mình
không tiếp tục thư từ (phải, từ khi đốt bản thảo vào tháng Mười Một
cho đến nay là tháng Hai). Tuy vậy, trên đường ra ngoài sục sạo tìm
kiếm chút thức ăn khi cả nhà đã say ngủ. Hắn tự chế nhạo mình, rồi làm
bộ thản nhiên đánh que diêm soi vào hộp thư. Đêm sau, hắn lấy tay mò
vào bên trong lỗ khe: Vẫn trống rỗng, đúng theo ý muốn của hắn. Công
việc ngớ ngẩn! Hắn quên tất cả mọi thứ chỉ trừ câu chuyện của cô gái.
Nghĩa là, nghĩ về nó một ít mỗi ngày. Biết đâu rủi cô ta viết thư hồi
âm – bà Lutz thường mở hộp thư và chính bà ta mang lên bất cứ thư gì –
nói vài điều xin lỗi đã làm phí thời gian của hắn? Buổi sáng hôm sau,
hắn nghe người đưa thư mang đến cho bà ta một đống thư và hắn biết
người đẹp đã hồi âm.

Hãy bình tĩnh, Mitka. Mặc dù có lời nhắc nhủ hắn từ thế giới trong mơ,
tim hắn vẫn đập thình thịch khi kể chuyên bỡn cợt đến châm chọc hắn
một cách duyên dáng. Hắn không trả lời. Tiếng léo nhéo lại vang lên: “
Cho anh đó, Mitka yêu quí”. Bà Lutz cuối cùng đặt nó ở dưới cánh cửa
phòng – trò chơi ưa thích của bà ta.

Chờ đến khi bà Lutz rời khỏi hẳn, cốt không để bà ta khoái trá về trò
chơi của mình – mong được nghe thấy tiếng hắn chạy tới – hắn bật dậy,
lao ra khỏi giường chộp xé ngay phong bì: Ông Mitka thân mến (nét chữ
rất đàn bà) cảm ơn về lòng tốt, và biểu lộ sự thông cảm của ông. Chân
thành. M.T. Tất cả chỉ có thế, không một địa chỉ hồi âm. Không, không
có gì. Hắn ngơ ngác như chú ngựa non, và đành xếp việc này sang một
bên. Hôm sau hắn suy nghĩ lại: Phải có một lá thư khác. Câu chuyện
không thật, cô ta hư cấu mọi điều. Nhưng sự thật là cô ta cô đơn và
hắn có cần viết thư đến nữa không?

Không có điều gì dễ dàng đến với Mitka, nhưng cuối cùng hắn cũng viết
thư cho cô ta. Hắn dư thời giờ và không có việc gì khác để làm, hắn tự
nhủ rằng phải trả lời vì cô ta đang cô đơn – đúng rồi, vì họ, cả hai
cùng cô đơn. Sau rốt, hắn thừa nhận rằng, hắn viết bởi vì hắn không
thể làm được loại ghi chép nào khác, và điều này (tuy hắn không phải
là người theo chủ nghĩa thoát ly) cũng làm hắn khuây khoả chút ít. Hắn
hiểu rằng, mặc dù hắn đã thề là không bao giờ trở lại việc viết lách,
nhưng hắn hy vọng quan hệ thư từ sẽ làm hắn quay về với quyển sách bị
ruồng bỏ của hắn (một nhà văn bất tài tìm cách chấm dứt sự bất lực của
mình qua việc thoả mãn thư từ giao thiệp với một nữ văn sĩ). Rõ hơn,
hắn đang cố gắng làm việc này (quan hệ thư từ) để đi đến chấm dứt sự
tự ghét mình vì không làm việc, không tư tưởng, để tách rời khỏi
chúng.

Hắn thở dài ở yếu điểm này – phải tuỳ thuộc vào những điều khác. Tuy
dù, những bức thư của hắn thường cộc cằn, khiêu khích, ngay cả tàn
nhẫn, nhưng cũng lôi kéo được sự đáp lại nồng nhiệt, nhẹ nhàng dễ chịu
và đầy thiện ý của cô gái. Và thế là, không lâu sau đó (ai có thể cản
được nó? Tự hắn cay đắng lao vào mà.), hắn đưa ra vấn đề gặp gỡ giữa
họ. Hắn là người đề cập đầu tiên và cô ta (tỏ vẻ miễn cưỡng) nhượng
bộ. Như thế không tốt hơn sao – cô nàng tự nhủ – nếu ta đừng xúc phạm
tới anh ta.

Continue reading

Người Đẹp Trong Mơ

Truyện ngắn của Bernard Malamud

Người dịch : Trần Ngọc Phương

Bernard Malamud (1914-1986), nhà văn Mỹ gốc Do Thái, ông được coi là
một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong nền văn chương Mỹ-Do
Thái. Sinh ở Brooklyn, New York. Tốt nghiệp đại học Columbia, đã từng
làm việc trong nhà máy, làm thư kí, đi dạy học. Sớm thành công trong
lãnh vực văn chương, khi tập truyện ngắn The Magic Barrel vừa xuất bản
đã nhanh chóng trở thành một best-seller. Sau đó ông viết nhiều tác
phẩm khác cũng trở thành những quyển sách bán chạy nhất và được chuyển
thể thành phim. Ông đoạt giải Pulitzer 1967 và hai giải National Book
Award. Những tác phẩm nổi tiếng của ông: the Natural(1952), The
Asistant(1957), A New Life(1961), The Fixer(1966), The Tenants(1971),
Dubin’s Lives(1979), God’s Grace(1982)…Người đẹp trong mơ được trích
từ tập The Magic Barrel.

Sau khi Mitka đốt cháy bản thảo tiểu thuyết lâm ly bi đát của hắn
trong thùng rác hoen rỉ của bà Lutz ở sân sau – mặc dù bà chủ nhà đa
cảm dùng đủ kiểu mồi chài (hắn có nhận biết) để lộ ý đồ quyến rũ hắn
từ mùi nước hoa nồng nặc, từ giọng điệu bóng gió rằng có một người đàn
bà cô đơn, đã lơ là buông lỏng việc chăm sóc cơ ngơi nhà cửa – hắn
chống lại tất cả, tự khoá mình trong phòng như một tù nhân, chỉ dám ra
ngoài sau nửa đêm để ăn ít bánh qui, uống trà, thỉnh thoảng là hộp
trái cây. Và sự việc này đã diễn ra trong quá nhiều tuần không sao kể
xiết.

Vào cuối thu, sau một năm rưỡi dài làm cuộc hành trình qua hơn hai
mươi nhà xuất bản, quyển tiểu thuyết đã quay về với khổ chủ. Hắn đem
ném nó vào thùng rác đốt lá, lấy cây khuấy trộn làm bên trong cháy
bùng lên. Ở phía trên, vài quả táo thối khô treo lủng lẳng trên cành
cây trơ trụi, giống đồ trang trí lễ Giáng Sinh bị bỏ quên. Tàn lửa do
hắn khuấy, bay tung lên quả táo. Quả cây khô héo này không những điển
hình một sáng tạo (những ba năm dài) coi như không kết quả, mà còn
điển hình cho tất cả hy vọng và niềm kiêu hãnh của hắn gói ghém trong
quyển sách. Và Mitka mặc dù không phải mẫu người đa cảm, nhưng cũng
cảm thấy như đã đốt cháy (mất những hai giờ) nơi sâu kín nhất trong
chính anh ta.

Continue reading

Mẹ Tôi

Truyện ngắn của André Gide

Người dịch: Trần Ngọc Phương

André Gide (1869-1951) nhà văn Pháp, Nobel văn chương 1947. Cha là
giáo sư luật đại học Paris nhưng mất sớm. Sáng tác đầu tay là cuốn tự
truyện Les cahiers d’André walter 1891 viết bằng thơ và văn xuôi đầy
chất thơ, kể về sự giằng xé, giày vò giữa thể xác và tâm hồn. Đồng
sáng lập tạp chí Nouvell Revue Francaise 1908 có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của nền văn học Pháp và thế giới. Ông rời Pháp đi Africa
vào 1942 và sống ở Tunis cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc. Rất nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt Nam như
L’Immoraliste (Kẻ vô luân), La Porte étroite (Khung cửa hẹp), La
Symphonie pastorale (Hoà âm điền dã), Les Faux-monnayeurs (Kẻ làm bạc
giả), Les Nourritures terrestres (Dưỡng chất trần gian)…Cuộc đời của
Gide phần lớn dành cho các hoạt động văn học. Các tác phẩm của ông
mang nặng tính chất tự thuật.

Khi tôi chấm dứt mọi quan hệ với nhà trường, mẹ tôi quyết định cho tôi
‘vào đời’. Nhưng bà bị ‘bứng khỏi’ khỏi Rouen và được đưa đến Paris,
nơi bà chưa hề nhận biết ai, ngoại trừ một số anh em họ rất xa của
chúng tôi và vợ vài người bạn đồng nghiệp của cha tôi ở phân Khoa
Luật. Vả lại, nơi đó ắt hẳn là bà sẽ phải cảm thấy lạc lõng, bởi vì
cái giới mà dường như có lẽ làm tôi thích thú – giới văn nghệ sĩ – thì
không phải là giới của bà.

Continue reading

Bàn tay trong một bàn tay

*Hân hạnh được giới thiệu một tác phẩm của

 

phu nhân nhà văn – dịch giả – Trương Văn Dân.HX

Nguyên tác :  Sempre mano nella mano

Của    Elena Pucillo Truong ( Italia)

( Bản dịch của Trương Văn Dân)

Chìm trong tiếng ồn của cuộc sống bon chen đô thị, phần lớn là những
người trẻ, tuổi ba mươi, bốn mươi…lúc nào cũng vội vàng, hấp tấp, đi
và đến bằng các phương tiện tân thời, xe hơi, bus, taxi…

Giữa những cao ốc nguy nga, tráng lệ,  ánh đèn chiếu sáng những bảng
hiệu, biểu tượng của sự  phát triển về một thế giới hiện đại và lý
tưởng, về tính hiệu quả, mang vẻ ngoài thật xinh đẹp và trẻ trung… Continue reading

Đôi Tình Nhân

ĐÔI TÌNH NHÂN

Truyện ngắn của Liam Óflaherty.

Trần Ngọc Phương dịch

*Liam Óflaherty (1896-1984),Nhà văn Ailen, sinh quần

đảo Aran. Lúc nhỏ học trường dòng để làm linh mục,

nhưng sớm thấy không có thiên hướng tôn giáo, ông

từ bỏ, vào học đại học ở Dublin. Tham gia vào cuộc nội

chiến ở Ailen 1922, sợ bị bắt ông bỏ sang Anh, ở đó

ông bắt đầu viết văn, với tác phẩm The Informer làm ông

nổi tiếng, và được quay thành phim cũng rất nổi tiếng ở

Hollywood. Ông viết khoảng mười bốn tiểu thuyết và khá

nhiều truyện ngắn như Skerrett (1932) famine (1937)The

Sniper ..Ông sống nhiều ở Mỹ, Anh, pháp,và từng sang

Liên Xô.

Trời thật là nóng bức. Lão già Micheal Doyle đi đến cửa tiệm

mua một lạng thuốc lá. Bây giờ, lão thấy khó khăn để về nhà.

Lão nặng nề chống gậy, chậm chạp đi dưới mái che của bức

tường cao, chạy dọc theo con đường.

– Hà, rất tiếc -lão lầm bầm- mình đã không sai một đứa nhỏ

để mua về.

Vào khoảng một lát sau. Lão dừng chân lại, rướn thẳng người

và thêm vào.

Continue reading