Các bài đăng của tác giả Trần Ngọc Phương.



Ngài Tướng Quân Thịt Chó

NGÀI TƯỚNG QUÂN THỊT CHÓ

* Truyện ngắn của Lâm Ngữ Đường

  • Chuyển ngữ: Trần Ngọc Phương

 

 

 Lâm Ngữ Đường (1895-1976), nhà văn Trung Quốc. Sinh tại Phúc Kiến, tốt nghiệp Đại học S’t John ở Thượng Hải, sau đó nhận học bỗng sang học Đại học Harvard ở Mỹ. 1923 ông lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ học ở Leipzig, Đức. Về nước dạy văn chương Anh tại Đại học Bắc Kinh. Sau năm 1935 Ông sống ở Mỹ, và từ đây ông nổi tiếng với các tác phẩm viết về văn hoá và lối sống Trung Quốc thuộc loại best sellers như My Country and My People, The Importance of Living… 1965 Ông quay về sống ở Đài Loan, và mất ở đây. Ông nổi tiếng với lối văn hài hước và châm biếm, người ta thường gọi ông là U mặc (humour) đại sư. Xin giới thiệu một bài viết hóm hỉnh của ông dưới đây.( Bài viết vào thời kì giành nhau giữa chính quyền Quốc Dân Đảng mới và các tướng quân phiệt cát cứ ở Trung Quốc)

Thế là tướng Trương Sung Dương – tướng quân thịt chó – đã bị giết, theo bản tin sáng nay. Tôi lấy làm tiếc cho Ngài, tôi lấy làm tiếc cho mẹ Ngài, tôi lấy làm tiếc cho mười sáu nàng hầu mà Ngài bỏ lại phía sau. Và gấp bốn lần mười sáu như thế đã rời khỏi ngài trước khi Ngài chết. Đang khi tôi có ý định muốn trở thành người chuyên môn hóa viết tưởng niệm những vị tướng lãnh ngơ ngác trong cái thế hệ rối ren này. Tôi sẽ bắt đầu đầu tiên với Ngài tướng quân thịt chó. Continue reading

Giai Điệu Boléro

Tác giả: Trần Ngọc Phương

Những người nào hoặc những ai đó đã từng lớn lên và trưởng thành trong giai đoạn chiến tranh vào những năm 60, 70, ở vào cái thuở ‘nhìn đời bằng ánh mắt ân tình sáng long lanh’, thì thế nào cũng có vấn vương hay là gắn bó với một vài bản Boléro kỉ niệm nào đó trong đời. Bởi vì ai lớn lên mà ‘không từng hẹn hò không từng yêu thương’. Và chuyện yêu thương thì thường chông chênh lắm, trên con đường tình yêu ở thời chiến tranh thường chỉ ‘trăm lần vui’, nhưng có đến ‘vạn lần buồn’. Con đường mấp mô kể thế, vạn lần buồn còn đỡ, chứ đột ngột ‘Bỗng một hôm thiệp hồng báo tin vui. Tin em lấy chồng…’ thì coi như đã ‘tan thành khói sương’. Như thế thì phim đứt bóng, hạ màn. Và để rồi, đêm từng đêm, phải ngồi ‘chong đèn nhìn khói thuốc bay’. Ngồi để nhớ nhung về ’em của ngày hôm qua’ mà thì thầm “Chuyện tình của tôi, tan vỡ từ lâu rồi…” (Đôi mắt người xưa, NG), hoặc “Thôi nhắc nhở để mà chi, quay về xưa làm gì / Giờ hai lối mộng hai hướng đi…”(Hai lối mộng, TP), cho dịu cõi lòng, cho vơi bớt tâm sự. Continue reading

Tiền

Chuyển Ngữ: Trần Ngọc Phương

Karel Capek (1890-1938) nhà văn Tiệp, sinh ở Bohemia, con một y sĩ. Ông nghiên cứu triết học, viết báo, viết kịch và truyện ngắn. Một cây bút bậc thầy trong nền văn xuôi Tiệp khắc. Ông góp phần sáng tạo ra thể loại truyện ngắn viễn tưởng. Ông là chủ tịch đầu tiên của hội văn bút (PEN) Tiệp Khắc. Ông sáng tạo ra từ ROBOT để chỉ người máy (từ Robot xuất hiện đầu tiên trong vở kịch của ông năm 1920, lấy từ chữ Robota -tiếng Tiệp có nghĩa là tạp dịch). Những tác phẩm nổi tiếng của ông: Absolute at Large (1927), Money and Other stories (1929), và bộ ba tiểu thuyết triết học xuất hiện từ năm 1932 đến năm 1934: Hordubal, Meteor, and An Ordinary Life…..Tiền là một truyện ngắn được trích trong tập truyện Money and Other stories. Một phân tích tâm lý tuyệt vời tâm trạng người anh trai với hai cô em gái xoay quanh vấn đề: tiền.

 
LẦN NỮA, LẦN NỮA NÓ CHOÁNG TRÙM LÊN HẮN. Hắn hầu như không nuốt được miếng nào, khi nỗi chán chường mệt mỏi xâm chiếm lấy hắn. Hắn lã người vã mồ hôi trên trán. Bất thần, hắn bỏ, không đụng đến bữa ăn và gục đầu xuống đôi tay, không để ý đến sự tò mò lo ngại của bà chủ nhà. Cuối cùng bà ta thở dài đi ra còn hắn nằm xuống chiếc ghế so-pha với ý định muốn nghỉ ngơi, nhưng thật ra là nằm nghe những âm thanh hành hạ trong người. Cái uể oải mệt lã không mất đi, bao tử hắn dường như nặng như đá, mồ hôi toát ra, tim hắn đập nhanh bất thường do khi nằm, hắn hoàn toàn kiệt sức. A, giá gì hắn có thể ngủ được! Continue reading

Những cảm xúc bất chợt cuối năm

Bây giờ đang là giữa của những ngày lễ hội, ngày Giáng Sinh, ngày Lễ Tết. Người người đôn đáo tìm kiếm hàng giá rẻ ở các khu Shopping, các gia đình hay bạn bè thân thuộc quây quần bên nhau, các cặp tình nhân thì tìm những địa điểm trử tình trong nhà hàng, trong Mall, hay trong các rạp cinema vui nhộn. Tôi rong xe ngoài đường muốn xem sinh hoạt bên ngoài trong ngày nghỉ lễ, chứ cứ hàng ngày đi làm xong, về, thì ra sau vườn nhìn trời xanh mây xám và chờ mặt trời lặn, khi bầu trời tỗi sẫm, thì lại vào nhà chuẩn bị cho bữa đi làm hôm sau. Tôi vừa lái xe vừa suy nghĩ lan man, rồi chợt nhớ ra, mình cần một vài tài liệu mà đã không thể tìm trên net. Tôi rẽ xe chạy vào khuôn viên thư viện thành phố.

Cứ ngỡ bãi đậu xe trống vắng, nào ngờ thấy cũng không đến nỗi tệ, một số xe không nhiều nhưng đậu rải rác, làm khuôn viên thư viện không đến nỗi quạnh hiu. Tôi vào thang máy lên tầng hai, nơi có khoảng sáu bảy chục computer đặt trong căn phòng lớn, để khách vào sử dụng miễn phí, nơi tôi đã thường đến. Tôi giật mình với chút ngạc nhiên, sao lại có nhiều người ngồi ở đây đến thế, trong ngày sôi động này. Tôi đứng im nhìn quanh quan sát. Đa số là người châu Á, nhìn mặt thì biết là thanh niên gốc Ấn độ hay Pakistan, người Trung Quốc, hay Korea… Họ là những người trẻ, lứa tuổi đôi mươi, đang ghi ghi chép chép trong im lặng. Những người trẻ tuổi ở đây chắc là những sinh viên du học xa nhà.

Continue reading

New York, lạ mà quen.

NewYork, thành phố mà ai cũng từng mong ước một lần được ghé đến, cho dù bạn ở nơi đâu trên thế giới. Ngay cả những người dân bản xứ chúng tôi quen biết cũng nghĩ thế, họ ước mong có cơ hội được đến thăm. Và cơ hội đã đến với chúng tôi vào một thời điểm thuận lợi, chúng tôi đã bay đến New York vào một buổi chiều thứ năm. Thành phố New York thì chẳng lạ gì với chúng tôi, tin tức về nó xuất hiện thường xuyên trên truyền hình và thời lượng bao giờ cũng chiếm nhiều hơn những thành phố khác. Nhưng, những hình ảnh trên truyền hình so với hình ảnh chúng tôi đang thấy tận mắt thì cảm giác có khác nhau nhiều. Từ phi trường LGA chúng tôi đón Taxi về quận Manhattan, đoạn đường không xa nhưng phải mất nhiều thời gian vì kẹt xe liên tục, cứ có chỗ trống phía trước thì bác tài chen vào, dù phải cắt ngang đầu xe bên lane ấy, dấu hiệu xin phép signal không sử dụng kịp cho việc luồn lách liên tục này. Có lẽ các bác tài ở New York đã hiểu ý nhau, chấp nhận sự thể là như thế, nên tránh được những cú va chạm. Hình ảnh chạy xe kiểu này vừa lạ vừa quen. Quen, vì cứ ngỡ mình như đang ở ngoài đường phố Việt Nam. Lạ, vì nếu ở bang Texas chạy như thế có lẽ đã xảy ra tai nạn, hoặc sẽ bị ăn đạn bởi những chàng cowboy bẳn tính. Anh chàng tài xế người Trung Đông ôm tay lái kiên nhẫn vừa nhìn bản đồ chỉ đường trên ipad gài sẵn trên xe, vừa trả lời các cuộc gọi tới, lại vừa lái xe len lỏi trong dòng xe dày đặt, nhìn cách ăn mặc lịch sự, chải chuốc và chiếc xe mới, tôi đoán bác tài trẻ này có lẽ là một nhân viên văn phòng làm thêm việc lúc hết giờ, vì đây là dạng xe Uber Taxi. Continue reading

Một chuyến đi Vancouver

 

Cứ mỗi độ mùa hè đến là nhóm bạn chúng tôi thường rủ nhau đi du lịch, vừa rồi chúng tôi từ Cali và Texas bay đến Seattle, chúng tôi hẹn gặp nhau ở đây, từ đó lấy tour du lịch sang Vancouver, Canada. Tại Seattle, tôi và một người bạn học cũ có liên lạc phone từ trước, đến gặp lại nhau. Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ. Biết bao vật đổi sao dời, đã ba mươi bảy năm xa cách kể từ ngày ra trường mỗi người mỗi ngã. Bạn bè hàn huyên trò chuyện, anh bạn phấn kích kể chuyện vui tếu trên xe hướng dẫn chúng tôi thăm thú hồ Union, tháp Space Needle và bến cầu tàu dọc con đường Alaskan. Anh cũng muốn gia nhập nhóm đi tour Vancouver nhưng vợ chồng anh không thu xếp khớp ngày nghỉ nên hẹn chuyến sau. Chúng tôi nghỉ hơn một ngày ở Seatle rồi lên xe tiếp cuộc hành trình. Continue reading

Giai Điệu Của Kí Ức

Nghe được một bản nhạc hay thì thấy lòng sung sướng sảng khoái, cơ bắp thư giãn, tinh thần vui vẻ cởi mở. Nhưng bản nhạc ta nghe hay chưa hẳn là người khác thấy hay như ta tưởng, bởi nó chỉ hay với riêng ta thôi. Một bản nhạc thu hút được mọi người và mọi người cảm nhận được nó với sự thích thú thì đó có lẽ là bản nhạc hay thật sự. Và nếu bản nhạc ấy lại là bản nhạc ngày xưa ta đã từng nghe và từng có kỉ niệm về nó, thì khi nghe, cảm xúc ấy dâng trào lên thật khó thể tả. Tôi đã có được một bản nhạc như thế, một bản nhạc vừa hay thực sự, được mọi người ưa thích, vừa mang đầy kỉ niệm thời tuổi trẻ của tôi, đó là bản You’re so vain (Bạn khá tự phụ). Continue reading

Chiếc Áo Choàng Lông Thú

Truyện ngắn của Seán O’ Faolain
Chuyển Ngữ: Trần Ngọc Phương

Seán O’ Faolain nhà văn Ai len (1900-1991), sinh ở Dublin, từng tham gia vào cuộc nội chiến Ailen và bị tù trong chiến tranh. 1926 sang Mỹ du học, lấy bằng cử nhân văn chương Đại học Harvard. Ông dạy học ở Mỹ, Anh, Ailen, đi diễn thuyết nhiều nơi, viết du ký, tiểu thuyết, kịch, phê bình văn học và làm chủ bút tạp chí The Bell ở Dublin. Ông đấu tranh không mệt mỏi cho dân quyền, quyền sáng tác và biểu diễn nghệ thuật, và người dẫn đầu về việc phổ biến văn hoá Ailen trên thế giới. Tác phẩm chính gồm có: Mid Summer Night Madness 1932; The Finest Stories of Sean O’ Faolain 1957; I remmember! I remmember! 1961;The Talking Trees 1971(short stories); And Again? 1979 (novel). Collected Stories of Sean Ó Faolain (1980, short stories)

*

Khi Maguire trở thành thư ký nghị viện Bộ Giao thông Công chánh, vợ hắn ôm choàng lấy cổ nhón chân rướn lên và nhìn thẳng vào mắt hắn thiết tha, nũng nịu :

– Paddy, bây giờ em cần có một chiếc áo choàng bằng lông thú.

– Dĩ nhiên, dĩ nhiên, em yêu của anh – Paddy Maguire kêu lên, ôm vợ chìa ra và nhìn nàng ngưỡng mộ. Vì mặc dù tóc đã ngã hoa râm, lưng có dấu hiệu hơi còng nhưng nàng vẫn là người phụ nữ bé bỏng xinh đẹp – Mua luôn một cặp đi! Cửa hàng Switzer từ nay sẽ cho chúng ta mua thiếu. – Maguire nói tiếp. Continue reading

Tản mạn về một cuốn sách cũ: Cổ học tinh hoa.

Tác giả: Trần Ngọc Phương

Đức Khổng-tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng-tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi vì cớ gì mà khóc.

Người đàn bà nói: “Độ trước tôi cắt cỏ thi, tôi đánh mất cái trâm cài đầu bằng cỏ thi, cho nên tôi khóc.”
Đức Khổng-tử hỏi: Đi cắt cỏ thi, mà mất cái trâm bằng cỏ, thì việc gì mà phải khóc?
Người đàn bà nói: Không phải vì tôi đánh mất cái trâm cỏ thi mà tôi khóc; tôi sở dĩ khóc, là tôi thương tiếc một vật cũ, dùng đã lâu, mà ngày nay không sao thấy được nữa.
Continue reading

Năm Ngọ nói chuyện…. “ngựa”

Cuối năm ngồi tính lại… sổ đời, không phải để than thở “công danh lợi duyên một năm lỡ rồi” mà là để suy gẫm “chuyện đời là mây nước trôi” (Chuyện ngày cuối năm, Song Ngọc & Hàn Sinh). Năm nay là năm Giáp Ngọ, theo cách tính người xưa một vòng đời là sáu mươi năm, thế thì những người sinh ra đời năm Giáp Ngọ 1954 cho đến nay Giáp Ngọ 2014 đã đi trọn một vòng đời (và chắc là không ai có thể phi nước ngựa được đến năm Giáp Ngọ kế tiếp vào 2074!). Nhiều bạn bè tôi sinh vào năm này, những con ngựa non háu đá thời trẻ bây giờ họ biết mình sắp bước qua cái giới hạn tuổi đời của người xưa, cho nên lòng có chút cảm khái. Mấy anh bạn cảm thán rằng thời gian sao trôi nhanh thế, tuổi trẻ chưa qua mà tuổi đã già đã đến, cả đời chiến đấu với cơm áo gạo tiền bây giờ giật mình dừng nhìn lại thấy mình đã đi trọn vòng đời. Các bạn nhớ lại thời trai trẻ, thời của lứa tuổi hai mươi, thời của những mối tình lãng mạn, của những tình cảm rung động đầu đời. Một anh bạn ở Seattle tâm sự, thời đầu thập niên bảy mươi anh đang học Văn Khoa, ngày hết tết đến, có hai em gái từ Trưng Vương vào Văn Khoa bán Giai Phẩm Xuân vào dịp cuối năm, thấy hai người đẹp anh đánh bạo đến làm quen hỏi tên hai em, một em trả lời thưa anh em tên là Vũ Thuận Hồi gia đình di cư vào nam năm mươi tư, ba mẹ đặt tên em như thế với hi vọng giấc mơ hồi hương. Hình bóng tà áo dài trắng đó vương vấn suốt cuộc đời anh, anh không biết cô gái ấy giờ lưu lạc về đâu, và cũng như bao nhiêu người khác khi về già đâm ra sính làm thơ, anh dùng thơ văn để trút bầu tâm sự. Continue reading