Các bài đăng của tác giả Lâm Bích Thủy.



Chuyện về mẹ tôi

Trích Hồi ký về người cha thi sĩ

 

Theo lời má tôi kể: Ở thị trấn nhỏ bé ấy, gia đình cô Lan được xếp vào hạng giàu sang, của ăn của để đề huề. Mẹ cô là một phụ nữ được trời ban cho nhiều ưu thế: con nhà giàu lại sở hữu khuôn mặt trái xoan, da trắng mịn, môi mọng đỏ, đôi mắt đẹp… Lẽ ra mẹ cô phải lấy người chồng “Môn đăng hộ đối”. Đằng này, ông bố cô – người kỳ khôi nhất huyện bấy giờ. Ai đến hỏi cưới con gái, ông cũng lắc. Chả là vì ông đã chấm cho con ông anh chàng người Nha Trang – một trong 6 kẻ làm thuê cho nhà ông:

Xét gốc gác, chàng thuộc con nhà sang trọng ở thành phố Nha Trang, vì lười học, bỏ quê, ra thị trấn An Nhơn – Bình Định làm thuê sướng hơn là ngồi học. Continue reading

Tuổi thọ ba tôi được dự báo từ trong giấc mơ

Vào năm 2000 gặp tôi, Anh Cao Kế – giáo viên khoa Triết, trường Đại Học Qui Nhơn,  nhắc tới ba tôi anh bảo: “Ba em sống ở nhà chùa từ nhỏ, nên trong ông có tìm ẩn về tâm linh; hiện nay có người muốn nghiên cứu điều này ở ông”.  Tôi ngạc nhiên; từ trước tới giờ tôi chưa nghe ai nói tới điều này. Tôi chưa bao giờ gặp ma, nhưng rất sợ chúng, vì hồi trước ba và các bạn văn gặp nhau ở nhà tôi kể nhiều về chúng. Tôi luôn cầu trời đừng bao giờ cho tôi gặp. Còn ba tôi thì đã ít nhiều chứng kiến. Chuyện sau, ba tôi kể rằng. Ông được một thiếu nữ đến trong giấc mơ báo cho biết, Ông sẽ thọ đến 82 mùa trăng. Continue reading

Tôi – người cha chọn

 

Trích HK “Về người cha thi sĩ”

Thời gian trôi nhanh quá! như dòng nước xiết cuốn hết bốn mùa vào quá khứ. Muốn giữ cũng không được! Thoáng đó mà đã mười mấy lần xuân qua. Mùa thu này, tôi và các em từ hai đầu đất nước rong ruổi về quê để làm mân cơm tưởng nhớ cha – người thi sĩ của “Bến My Lăng”, đã ra đi vào thu năm ấy! (15/8/1998 âm lịch)

Hôm nay chợ Gò Chàm cũng đang phiên, thời gian ở đây dường như dừng lại. Trong không khí thiêng liêng của đất trời, tôi như nhìn thấy bóng dáng người cha thân yêu đang tựa lưng trên chiếc ghế gỗ ở góc trái nhà, mắt hướng về khu chợ đầy mùi cần lao, để cảm nhận quá khứ và hiện tại của thị trấn mà ông gắn bó cả một đời.

Con người được sinh ra, trưởng thành, già rồi chết – là qui luật tự nhiên, công bằng với mọi vật có mặt trên trái đất. Nghĩa là người cũng có số như bao đồ vật khác, nó vận vào phận đời người ấy. Với Yến Lan-ba tôi, số ông rơi vào phận không may lắm!

 

Continue reading

Đời sinh viên của tôi

Tốt nghiệp Phổ thông, tôi ở lứa tuổi mà người ta bảo đẹp nhất của một đời người; với bao hy vọng và ước mơ. Bạn tôi rủ đưa đơn vào Trường Đại học Ngoại Thương-Ngoại giao. Song le, bạn được nhận, còn tôi lại nhận giấy gọi nhập Đại học Nông nghiệp. Cầm giấy gọi chỉ nhỏ bằng bàn tay, mà lòng tôi thì mênh man nỗi buồn! nước mắt ứa ra! Tôi không hiểu tại sao lại như thế?!… Xét về gia phả bốn đời, nhà tôi chưa có ai làm nghề nông cả; dáng dấp thì bé nhỏ, còi cọc chỉ nặng có 35kg. Đặt biệt hơn, tôi là con em cán bộ Miền Nam tập kết, thuộc diện ưu tiên số 1 chọn ngành nghề hợp sức khỏe, năng lực, nguyện vọng  để sau về phục vụ cho quê hương Miền Nam .

Lúc bấy giờ, con các ông, cháu cha không ai thèm ngó đến Trường này. Bởi thế, mới có câu “Nhất Y; nhì Dược; tạm được Bách khoa, Nông nghiệp bỏ qua, Nông lâm cút thẳng”. Tôi đâu biết những nơi gọi là nhất nhì đó, làm gì có chỗ dành cho đôi chân bé nhỏ của tôi chen vào! Continue reading

Nhà thơ Bích Khê-trong vòng tay thi hữu xứ Bình Định

* Thi sĩ Yến Lan bên mộ nhà thơ Bích Khê

Trích hồi ký: Về người cha thi sĩ

Theo sự hiểu biết hạn hẹp và qua những bức thư của bác Quách Tấn gửi cho ba, tôi đọc thấy, xin chia sẻ để các bạn hiểu thêm về “cái nôi thơ” mà người đời thường tâm đắc “Bình định là đất võ mà ẩn chứa trong mình những bí ẩn về văn chương”

Có một bức thư trong số nhiều bức, bác Quách Tấn viết rằng:

Nha Trang lập xuân 1988

Chú Yến Lan,

Cách đây 1 tuần tôi có gởi ra chú 1 bức thư nói về Trường thơ Bình Định. Chú nên cho ông Thu Hoài biết rằng không có Trường thơ Bình Định, chỉ có Trường thơ loạn của Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan mà thôi! Trường thơ này không thể thành Trường thơ Bình Định được. Bình Định chỉ có một nhóm gồm 4 thành viên mà các bạn yêu thơ do Trần Thống ở Kiên Mỹ đại diện, gọi là Bàn Thành Tứ Hữu. Nhóm thơ gồm có: Hàn, Chế, Yến, Quách. Bốn bạn này mang tên một con vật trong bộ Tứ Linh. Hàn là Rồng, Chế là Phụng, Yến là Lân, Quách là Rùa-

Đó là cách so sánh lý thú và khá phù hợp với tính cách từng người. Lại một điều lạ nữa, tuy nhóm giao du rất rộng, nhưng không mở rộng, trước sau chỉ có bốn người. Khi Tử mất thì Bích Khê thế vào”

Continue reading

Câu chuyện về Tứ hữu Bàn Thành của xứ Nẫu

 

CLV, NĐ, QT

 

Bút danh Yến Lan

 

Trong làng văn, ai cũng tìm cho mình một bút danh mang ý nghĩa khó quên; người thì lấy tên làng, tên dòng sông quê hoặc một kỷ niệm nào đó trong đời. Chắc chắn chỉ có ba tôi, người duy nhất lấy tên hai thiếu nữ yêu mình làm bút danh:

 

Thầy Lang tên thật là Lâm Thanh Lang. (Lan có g) Thầy và 12 học trò quây quần bên nhau, trong một gian nhà mái ngói âm dương, đối diện với cây me cổ thụ. Trước khi làm thầy, chàng  đã nổi tiếng là người hay thơ. Các nữ sinh thường đọc thơ và chuyện ngắn của chàng trên các tạp chí với bút hiệu Xuân Khai.

 

Tài thơ và cách ăn nói nhỏ nhẹ, có duyên của chàng làm xiu lòng nhiều thiếu nữ. Dáng người phong độ, gương mặt ưa nhìn, ánh mắt trong sáng, tất cả toát lên vẻ thông thái,  làm các thiếu nữ ở huyện đêm nhớ, ngày mong… Continue reading

Vài mẫu chuyện về Cha tôi

Dạ! là cháu đây

Hồi nhỏ, cậu Lang (nhà thơ Yến Lan) được nhiều người biết đến là nhờ có truyện ngắn và thơ đăng thường xuyên trên tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Năm (TTTN) hoặc Tiểu thuyết thứ Bảy (TTTB). Trên những tạp chí đó, cậu lấy bút danh là Xuân Khai.

Một hôm, có ông khách diện mạo sang trọng, đóng bộ kiểu Tây, bước vô chùa. Ông đưa mắt nhìn quanh thể như kiếm ai đó. Không thấy ai ngoài cậu thanh niên có làn da trắng, lưng trần, quần xà lỏn, đang rửa chén bên cạnh giếng đá ong rêu xanh cổ kính. Ông bước lại gần, hỏi:

– Cháu ơi, nghe nói thi sĩ Xuân Khai ở trong chùa này?

Continue reading

Một góc của thời Nhân Văn giai phẩm.

.

Vấn đề “Nhân văn giai phẩm” giờ đây người ta có nhắc đến thì cũng chỉ như nói về sự ấu trĩ của một thời, bởi được nhìn nhận với lý lẽ:

“…trước đây, do thiếu kinh nghiệm và năng lực, vô tình người lãnh đạo đã kìm hãm và tước đi chân giá trị đích thực của nghệ thuật, tư tưởng và sáng tạo trong giới văn hóa văn nghệ, đã khiến không ít nghệ sĩ bị oan trái…”.

Dạo qua trang web của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, đọc Lại Nguyên Ân tôi mới vỡ ra và biết thêm nhiều điều. Một trong những điều đó là cái vô lý của thời Nhân văn giai phẩm:

Anh Tạo kể – “Người thợ may đồ cho cụ Phan Khôi, cùng nhà thơ Tế Hanh sang Trung Quốc để dự lễ kỹ niệm 100 ngày sinh của nhà văn Lỗ Tấn thì bị đi tù.”

Ôi! cái thời gì mà nghiệt ngã và vô lý đến thế? Không biết đó là chuyện có thật hay chỉ là tin đồn nhảm?! Mà chú Tế Hanh kể lại là cụ được chính phủ cử đi cùng thì sao mà tin đồn nhảm được nhỉ?! Vì chú là người trong cuộc mà!…
Continue reading

Nhớ cha con nhà bác Khương Hữu Dụng.

 

Trích Hồi ký “Về người cha thi sĩ” của Lâm Bích Thủy

Tôi cố nhớ, dù hình ảnh lu mờ mà không sao có được, khi tôi còn nhỏ, ở Miền Nam, bác Dụng có đến nhà ba má tôi như bao chú nhà thơ khác không? sao tôi chẳng có khái niệm gì về bác hồi đó cả. Nhưng tại số nhà 37 Hàng Quạt, bác là một trong những người để lại dấu ấn đậm nét nhất trong tôi. Tôi học ở trường Nông nghiệp về khoa Chăn Nuôi Thú Y; còn em gái tôi học Y. Chúng tôi thường bị bài học về ngành nghề ám ảnh. Sau mỗi bài học của Tú Thủy thì thế nào nhà tôi cũng có người bị bệnh này hay bệnh kia. Hôm học về bệnh “Cường tuyến giáp trạng”, về nhà nó bảo ngay “Cái bà này (tức tôi) bị bệnh ba-dơ-đô”. Tiết học về Thần Kinh, nó chẩn đoán thằng em kề nó (Huy Ánh) bị bệnh “Tâm thần phân lập”; học về xương nó bảo Lâm Huy Nhuận bị thiếu xương”. Nghĩa là, trong ngành y có bệnh gì thì nhà tôi có bệnh đó, ngay sau bài học của nó.

Continue reading

Trở lại cố hương!

 

Trích hồi ký “Về người cha thi sĩ”

Năm 1972,  Mỹ bắn phá Miền Bắc ác liệt hơn, điều kiện sống của người dân Miền Bắc nói chung đã điêu đứng lại càng thiếu trước, hụt sau. Một nhà thơ diện ưu tiên như Chế Lan Viên mà chưa mua nổi một chiếc xe đạp để đi làm, nói chi những người như ba tôi hay nhà thơ Quang Dũng con đông, vợ không có việc làm thì khổn đến nhường nào!…

Nhưng đem thử lửa mới biết vàng tốt xấu. Đối với ba tôi dẫu khổ và thiếu đến đâu ông vẫn là một cán bộ tốt, chấp hành đúng bổn phận của một công dân đối với vận mệnh của Tổ quốc. Nhà có ba con trai, ông đã khuyên hai đứa vào chiến trường Miền Nam chung tay cứu nước.

Continue reading