Các bài đăng của tác giả Lâm Bích Thủy.



Tôi đã hiểu về “Chú Đại Bi”!

Tác giả: Lâm Bích Thủy

Độ rày chị em tôi, nhà nào cũng gặp chuyện không may; đứa thì có con mê bắn cá, cá độ bóng đá trên mạng, đứa thì con không công ăn việc làm ổn định, làm gì cũng thua lỗ; nợ chồng nợ và tua tủa nhú ra như vòi bạch tuột…

Cô em dâu tôi năm nay mới 43 tuổi, nhưng đã 2 năm ăn chay niệm phật,  ngày 3 lần tụng Chú Đại Bi ( CĐB ) và nói rằng khi hai con vào đại học thì nó sẽ đi vào chùa ở, làm thuốc cứu người và làm từ thiện. Trước đây, hàng tháng  em cũng góp 500.000đ vào chương trình “Lục lạc vàng…” của Minh Béo, giờ thì chuyển khoảng này về cho người nghèo ở thị xã An Nhơn. Đặc biệt là bây giờ nó không thể nuốt được các loại thức ăn của vật có chân như heo, bò, gà; chỉ có thề ăn rau củ quả có thể ăn cá thôi và nó rất ngưỡng mộ CĐB.   Continue reading

Nỗi lòng của con nhân ngày giỗ cha là thi sĩ

Cha tôi ra đi đúng vào Rằm Trung thu (15-8-1998). Hàng năm, cứ gần đến ngày, mẹ tôi lại chộn rộn nhắc các con, dù ở xa cũng về quê để làm giỗ. Nay, mẹ không còn, biết ai thay mẹ nhắc nhỡ! Song có một điều, đối với cha tôi, ông còn là một người thầy nhân từ, trọng tình, trọng nghĩa với đời, với người; cho dù không ai nhắc, chị em tôi ở hai đầu đất nước, cứ đến Rằm là tự khắc rủ nhau về nơi mà cha đã ra đi, thắp cho ông nén tâm hương tường nhớ để cha đỡ cô quạnh ở nơi suối vàng! Continue reading

Em Cũng Đến Chia Phần Thương Nhớ!

Em Cũng Đến Chia Phần Thương Nhớ!

(Hay chuyện về cô Chẩn)

Có thể nói cả đời ba tôi từ lúc biết cầm bút cho đến khi nhắm mắt lìa cõi con người, ông đều vì cái chữ. Nhưng ông không để lại một dòng hồi ký nào viết – Tôi làm thơ, hay về các nàng thơ của minh. Nhưng đọc những bài thơ tình của ông, tôi mới nhận ra ba mình cũng rất chi là lãng mạn, song không phải lãng mạn kiểu bi lụy như các nhà thơ khác.

Cô Chẩn này là người thiếu nữ thứ hai bước vào tuổi trẻ của ba. Sau  chuyện tình với cô Cúc trong bài thơ:” Gần nhà xa ngõ“. Mối tình đầu ấy đã để lại trong lòng ba tôi một tình yêu xót xa: Continue reading

Một thời khó quên

Trích hồi ký về người cha thi sĩ

Cũng tại trí nhớ của tôi hơi tốt, giá như có thể quên được. Nhưng tôi không thể quên những ngày ấy được!;

Chân ướt chân ráo gia đình tôi vừa đến nơi ở mới, 73 Phố thuốc Bắc thì ba tôi phải đi “thực tế”. Tất cả Văn Nghệ Sĩ nói chung phải về nông thôn để 3 cùng với nông dân “Cùng làm, cùng ăn, cùng ở”. Đợt thực tập này, ba tôi có lưu ảnh chụp chung với đoàn từ 10 đến 15 người, qua các cột mốc địa danh; vì vậy dễ nhận ra họ đã có mặt trên mọi nẻo đường của Tổ Quốc trong thời cải cách ruộng đất (CCRĐ).

Về với nông dân, cùng làm việc với họ trên từng cây số, tưởng mọi việc như buồm xuôi gió. Nhưng, những định kiến về trí thức của cái gọi là NVGP đối với người nông dân trong thời hậu CCRĐ cũng lắm nhiêu khê. Khi xem giấy giới thiệu ghi là: Ông hay Đồng chí. Nếu là đồng chí thì Chủ Nhiệm HTX kính nể, tin tưởng và dễ làm việc hơn chữ ông. Giấy giới thiệu của ba tôi chỉ ghi chữ Ông! Continue reading

Xà phòng hiệu “Con Én”

Nếu như những người lớn tuổi không quên, thì cách nay, hơn ¾ thế kỷ (thập niên 50 thế kỷ 20) trên thị trường tỉnh Bình Định có trôi nổi một loại xà phòng, hiệu “Con Én”. Đó là sản phẩm do ba tôi tự chế và sản xuất ra.
Chuyện làm xà phòng của ba, có nhà thơ nào không biết. Biết, nên rất phục tài thi sĩ Yến Lan trong lĩnh vực làm kinh tế vì đảm bảo tự cung tự cấp cho người tiêu dùng trong thời chiến.
Bấy giờ, bốn con nhỏ của nhà thơ cứ ùn ùn kéo nhau ra chào đời; chỉ với thúng bánh thuẩn của vợ, làm thế nào nuôi nổi! Nhà thơ phải tìm cách hổ trợ thêm cho vợ.
Đầu tiên, ông đi khảo sát thực tế; xem thị trường cần gì và mình có thể làm được gì? Mất ba ngày lân la ở các chợ, xuống Qui Nhơn, đi Đập Đá. Ông nhận ra một mặt hàng và mặt hàng này trùng hợp với dự định của ông rồi. Continue reading

Người bạn tri kỷ của cha tôi

Tác giả: Lâm Bích Thủy

Trích Hồi ký “Về người cha thi sĩ”

Người ngày ngày tới trò chuyện và dùng cơm cùng gia đình tôi là bác Quách Tạo. Bác là em ruột của nhà thơ Quách Tấn, lớn hơn ba tôi bốn tuổi. Nếu dùng từ để chỉ tình bạn của hai người thì đây đúng là “tri kỷ”. Bởi, tình cảm đâu phải hàng hóa khan hiếm để chia đều theo đầu người. Chị em tôi yêu mến bác khác nào bác ruột của mình.

Người bác quắc thước, oai như Trương Phi, chắc nịt; khuôn mặt chữ điền, râu quai hàm rậm, da ngăm ngăm, ánh mắt nhìn như có lửa, hệt như những ông Thiện, ông Ác trên bức phù điêu ở trước cổng chùa. Với vẻ bề ngoài như thế, ai gặp cũng nể sợ; nhiều người cho là bác khó gần. Nhưng, giả như bạn có cơ hội thử một lần tiếp xúc, sẽ thấy cái thiện ở trong bác lộ ra ngay. Bác sống bằng nội tâm, tính tình nhân hậu, trầm lặng, vị tha, sâu sắc vô cùng. Thơ bác chưa được in thành sách bao giờ nhưng hay không kém bác Quách Tấn. Continue reading

Chỉ 1 chữ ĂN cho 1001 cách diễn đạt

Chỉ còn vài ngày nữa đến Tết. Tôi chuẩn bị Tết bằng bài viết này, xin mời bạn xem cho vui nhé.

Mọi sinh vật sống trên trái đất có ăn mới tồn tại. Nhưng có thể khẳng định rằng chi có Việt Nam ta, mới dùng từ Ăn để diễn đat mọi nhẽ đời trong cuộc sống. Ở Việt Nam chữ Ăn đã giúp cho mọi người hiểu được đạo đức, nhân cách của một con người …

Theo tôi, có lẽ xuất phát từ một nước dựa vào cây lúa là chính; lúc được mùa thì no, lúc giáp hạt thì đói. Có ăn mới tồn tại và phát triển được. ..Vì vậy, từ Ăn nó hằn sâu vào tâm trí con người từ ngàn xưa và càng ngày nó càng biến thể phong phú theo nhiều cách; tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội mà thành những câu, những thành ngữ, ca dao đề nói lên cốt cách, tình cảm, cái tâm, hình dáng con người; giúp chúng ta phân biệt tốt xấu, dạy chúng ta nhìn rõ bản chất của nhân vật, người nào đó trong xã hội . Điều này, chứng minh dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất thông minh, biết khai thác và biết sử dụng uyển chuyển ngôn ngữ từ gốc đến ngọn . Continue reading

Ông già “Khốt-ta-bít” của thế kỷ 20

Tôi đọc được điều này trong lá thư của bác Quách Tấn gửi cho ba tôi-nhà thơ Yến Lan: “Những chuyện về cuộc đời của chú nên kể lại cho các cháu, giờ chúng ta thấy nó không là gì nhưng sau này là vàng đó…” Có lẽ vì thế nên tôi đã được nghe; và những mẫu chuyện về cha tôi đã được lần lượt giới thiệu với bạn đọc trước đây như: “Bà nội tôi, Tuổi thơ của cha, Giao trứng cho ác v.v… “  

Đấy là những mẫu chuyện mà khi ba tôi chưa thuộc người của nhà nước. Vì có những đóng góp cho cuộc cách mạng và kháng chiến cứu quốc, ông được nhà nước cho ra Bắc, và ông trở thành nhà thơ của xã hội-Xã hội chủ nghĩa. Bởi vậy, ông là người vừa mang phong cách truyền thống lại pha hiện đại, ông sống rất chuẩn mực, kỷ cương; luôn chấp hành đúng pháp luật và dạy con sống theo vậy. Ông nghiêm khắc với con nhưng cũng nghiêm khắc với chính mình. Tôi có cảm giác ông giống nhân vật “Gia-ve” trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vích-to-huy-gô mà tôi đã đọc được. Continue reading

Chỉ làm đà vươn lên thôi nhé con

Trích Hồi ký: Về người cha thi sĩ

Chúng tôi những đứa con của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, từ 7 đến 14, 15 tuổi được vào học tại các trường số 4, 6, 8, 11, 21, 28 v.v…gọi chung là Trường học sinh Miền Nam (HSMN), Tất cả các trường nữ sinh, phần lớn sống và học tập tại Hải phòng, học sinh nam thì ở Hà Nam. Trong các ngôi trường ấy, chúng tôi được chăm sóc, nuôi dưỡng như những chú heo con; it tiếp xúc với bên ngoài. Đặt biệt là không được yêu hay ghét quá cở; chị nào lớn tuổi mót yêu quá cũng đành thầm yêu, trộm nhớ và ghi nhật ký về người tình mà thôi! Sống khép kín nên chúng tôi không thực tế, mù tịt với thế giới bên ngoài,  có dịp ra chơi phố thì ngơ ngác như những chú nai con lạc mẹ…

Continue reading

Góc khuất trong thời Nhân Văn giai phẩm

Liên tục những tuần gần đây tại TP Hồ Chí Minh; ngành Văn hóa, Nghệ thuật có nhiều khởi sắc, như Lãnh đạo TP gặp gỡ Văn nghệ sĩ trẻ để nghe và ghi nhận những góp ý của họ đối với lãnh đạo về sáng tác trong tương lai v.v … Để làm được việc này, Ban tổ chức đã có những hoạt động phong phú, đa dạng như tổ chức cuộc giao lưu giữa tác giả và người đọc, tổ chức Ngày sách Việt Nam .v.v… Đó là tín hiệu đáng mừng cho ngành giải trí văn hóa đọc. Điều đó, ít nhiều tác động đến tinh thần của các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ trẻ. Họ rất phấn khởi, yên tâm để khẳng định tài năng của mình khi sáng tác để phục vụ nhân dân.

Từ niềm vui này, khiến tôi càng tiếc nuối, càng xót xa cho văn nghệ sĩ thời cha tôi. Thời mà người nào càng tài giỏi càng bị vùi dập, oan trái, như nhạc sĩ Văn Cao, Cụ Phan Khôi, nhà thơ Quang Dũng v.v… Tôi thương họ vì đã sinh bất phùng thời, họ đa tài nên bị gọi là bọn phản động, là “Nhân văn giai phẩm”: Continue reading