Các bài đăng của tác giả Lâm Bích Thủy.



Con xin báo cho ba biết

 

Ba ơi, nếu tính theo ngày âm thì tháng 3 này, nếu còn là ba đã được 97 tuổi và má thì 94 rồi nhỉ, song ba đã đi xa gần 14 năm rồi đó. Thời gian như thế cũng đâu phải là quá dài? vậy mà ba biết không, quê nhà ta có nhiều đổi thay đến khó tin. Này nhé: dải đất nhỏ bé đìu hiu mà thời ba gọi là thị trấn giờ đã lên thị xã! Ba thử nghe lại cái từ Thị xã An Nhơn lần nữa xem nó có sướng tai không! Trong cái thị xã đó đời sống của người dân cũng khác xưa lắm ba à., phố khang trang hơn. Thế hể trẻ bây giờ có nhiều tiện nghi hiện đại để học và làm; ngay con bé Nhàn Vân cũng có chiếc máy tính do vợ chồng em Đạo mang Từ Hà Nội vào cho. Muốn thư trao đổi cho nhau chỉ ngồi một chỗ, cần gì là thư điện tử, trong tít tắc sẽ chuyển tận nơi nhận và trả lời ngay, thảm cảnh cuả anh chàng

Áo vải tây vàng hai vai đã vá

Đi giữa đường mấp mô

Không có kẻ đợi người chờ

đã vĩnh viễn thành hoài niệm nằm lại trong “Tỉnh nhỏ đìu hiu” của ba rồi!

Continue reading

Bóng giai nhân của nhà thơ Xuân Khai (Yến Lan) trên đất Bỉ

Có không ít sự hiện diện tình cờ của một nhân vật mà người ta cho rằng, đó là người đàn bà lai đã đóng vai “Bóng giai nhân” trong vở kịch thơ cùng tên của nhà thơ Yến Lan- khi vở kịch mới ra lò, tại Huế  .

Ồ! Đây là điều làm tôi tò mò dữ lắm, tôi phải tìm cho ra sự thật mới được. Mà lạ lắm nhé, cứ mỗi lần tôi chú ý đến chuyện gì có dính dáng đến ba tôi thì việc đó trở nên thuận lợi hẳn.

Vở kịch thơ có hai tráng sĩ , một do nhà thơ Nguyễn Bính, một do nhà thơ Vũ Trọng Can; còn bóng giai nhân do cô gái lai thủ vai trong đêm ra mắt đầu tiên tại Huế, được vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu đến dự – là một ví dụ.

Continue reading

Bà nội tôi

Bà nội tôi mất sớm, khi cha còn rất nhỏ; nhưng bà luôn hiện hữu trong cuộc sống của gia đình tôi ; bởi khi nào có dịp thì ba lại kể về bà,  

Theo ba, bà nội tôi không những đẹp người mà đẹp cả nết nữa. Phụ nữ trong huyện thời đó ít ai bì kịp. Bà đôn hậu, thông minh, hiền lành, tuy nghèo nhưng tốt bụng nên bà con xóm giềng thương lắm. Nói nôm na theo kiểu hiện đại – bà hội đủ tố chất của người phụ nữ thời Phong Kiến: “ngôn, dung, công, hạnh”. Vì vậy, ba tôi rất tự hào về người mẹ của mình, qua bài  “Mẹ tôi”

Thuở ông ngoại bút nghiêng lận đận

Câu đối trướng đã chán nghề gieo vận

Sinh ra mẹ tôi xinh gái nhất làng

Không hát xướng, chống chèo,

chỉ ham may vá Continue reading

Trăng Tình Ngơ Ngác

 

Trích Hồi ký « Về người cha thi sĩ »

Chương :                                       Các nàng thơ của cha

Sau khi đọc bài thơ Ga xép của ba, vốn sẵn tính tò mò, vì biết rằng mỗi bài thơ của ông là một câu chuyện tình lãng mạn ; đây Bài thơ “Ga xép” như thế này

Con tàu suốt của những chiều dĩ vãng

Giữa phút nhớ em – chạy giữa lòng tôi

Động thức hồn xanh từng cụm cây đồi

Chầm chậm ngang qua ga xép

Khói vướng đường cong giây thép

Cuộc đời nặng trong đoàn toa xao xuyến Continue reading

Mùa xuân này lạnh lắm em ơi!

Trích Hồi ký “Về người cha thi sĩ”

Chương :                           Những nàng thơ của cha

Nhà thơ Xuân Diêu cho rằng “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẫn cùng mây..”  Ba tôi là thi sĩ, có lẽ ông cũng vậy chăng???

Cũng vì thế mà đã có phóng viên hỏi ông:

“Người ta thường nói thi sĩ rất đa tình, vậy với ông?”

YL: “Tôi chưa bao giờ mở lời nói với bất kỳ người phụ nữ nào là – Em đẹp lắm, anh yêu em vô cùng. Tôi chỉ tỏ bằng ánh mắt và những vần thơ nhớ nhung. Vì thế tôi đã đánh mất rất nhiều tình yêu, chỉ vì nhìn thôi nên qua luôn”

Thường tình lúc nhỏ, ba tôi hay kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn để ru ngủ chúng tôi. Khi chúng tôi ở vào lứa tuổi dậy thì, thì má tôi hay kề về các nàng thơ của ba. Các nàng thơ ấy lần lượt, từng người một, lãng mạn, thanh tao duyên dáng lướt qua rồi hiện ra từ những vần thơ tình của ba tôi: Xin kể lại

Ba tôi-nhà thơ Yến Lan có hai năm dạy học ở Trường Tư Thục tại Nhà Chung Thanh Hóa. Trường có tên Alexandre de Rhodes. Hay còn gọi là Trường Mission. Cạnh trường là ngôi biệt thự của một gia đình quyền quí; mẹ là người Việt, cha người Pháp. Họ sinh đôi được hai cô con gái, giống nhau như hai giọt nước. Tên cô chị là Thỏ, em là Thẻ. Cặp trẻ lai được Trời ban cho khuôn mặt Tây lai ta: đầy đặn nét ngài, sống mũi cao, mắt nâu, da trắng hồng, tóc đen nhánh, dày xỏa tràn bờ vai. Continue reading

Người ẩn mình dưới tên gọi giai nhân (Hay Yến Lan là cha tôi)


Vào những năm 1930-45 thế kỷ 20, tại dải đất Bàn Thành, thị trấn An Nhơn thuộc Bình Định có bốn người bạn làm thơ, họp lại thành nhóm “Tứ hữu Bàn Thành”. Nhà nghiên cứu văn học thời bấy giờ tên Trần Kiên Mỹ, quê ở đất võ Tây Sơn, chơi thân với họ, ông yêu mến và nhận thấy thơ của bốn ông bạn tuy ngẫu nhiên nhưng sao tương ứng với các linh vật, thơ Hàn Mặc Tử thì như rồng (Long), thơ Yến lan lành như Lân, Quách Tấn như Qui, còn Chế Lan Viên như Phụng; vì vậy ông lấy tên các linh vật ấy đặt cho từng người và gọi nhóm với tên “Tứ Linh”. Từ đó, cái tên Tứ hữu Bàn Thành hay Tứ Linh luôn song hành trong văn đàn là vậy đó.

Từ khi ra đời, mỗi người mỗi vẻ, bằng những tài thơ của mình, họ đã hòa nhịp âm vang cùng với thơ Xuân Diệu, Phạm Hổ của Bình Định, góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền văn học quê hương và Dân tộc Việt Nam .

Continue reading