Cách Động Viên Học Sinh Học

Tác giả: Thầy Nguyên Phong

*Thầy Nguyên Phong dịch giả bộ sách Minh Triết: Hành Trình Về Phương Đông. Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, Bên Rặng Tuyết Sơn v.v…. hiện là Giáo Sư đại học Carnegie Mellon University- Mĩ. Được sự đồng ý của Thầy và quý Thầy cộng sự . Hương Xưa hân hạnh đăng bài viết nầy. HX

Nhiều sinh viên năm thứ nhất tới đại học với ý tưởng và mơ ước về tương lai của họ. Điều quan trọng với các giáo sư đại học là nắm được nhiệt tình của họ và phát triển kết nối giữa điều họ sẽ học và nghề nghiệp tương lai của họ.

Trong nhiều năm giảng dạy, tôi bao giờ cũng yêu cầu học sinh của tôi xây dựng bản kế hoạch nghề nghiệp vào ngày đầu tiên của lớp rồi giải thích cách môn học của tôi có thể kết nối với nghề nghiệp tương lai của họ. Nếu học sinh biết điều họ học trong lớp là quan trọng cho nghề nghiệp tương lai của họ, họ sẽ đưa nhiều nỗ lực hơn vào việc học. Khi học sinh hỏi: “Tại sao em cần học điều này?” nếu bạn có thể cho họ câu trả lời trực tiếp có liên quan tới nghề nghiệp tương lai của họ thì bạn không phải động viên họ, họ đã được tự động viên rồi. Chẳng hạn, khi sinh viên hỏi tôi: “Em đã biết Java rồi, sao em cần học Python?” Tôi đáp: “Em cần học Python vì nó được cần tới cho hầu hết các việc làm về Trí tuệ nhân tạo. Em không muốn làm việc trong khu vực AI sao?”

Cách tốt nhất để động viên học sinh học là tích hợp điều họ học trên lớp với thông tin về nghề nghiệp tương lai của họ và các hoạt động khác, kể cả mời diễn giả khách từ công nghiệp hay các cựu sinh viên trở lại và chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ. Điều đó sẽ giúp thúc đẩy kết nối giữa tài liệu môn học và nghề nghiệp mà sinh viên muốn làm tiếp. Chẳng hạn, năm ngoái, trong lớp Học máy của tôi, tôi đã mời Ts. Fei Fei Li, người phụ trách AI của Google tới cho bài nói chuyện cho sinh viên của tôi. Năm nay ông hiệu trường của Đại học Carnegie Mellon, Ts. Andrew Moore trở thành người phụ trách AI của Google cho nên một cách tự nhiên, ông ấy thường tới lớp của tôi để nói chuyện với sinh viên của tôi. Mọi năm, tôi đều có bốn tới sáu cựu sinh viên quay lại chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ và điều đó động viên mạnh mẽ cho học sinh của tôi.

Ngay cả ngày nay với nhiều tin tức trực tuyến và phương tiện xã hội, nhiều sinh viên vẫn còn bị lẫn lộn về tương lai của họ. Không được giới thiệu rộng về các nghề nghiệp tiềm năng, sinh viên thường ít biết về điều họ có thể làm sau học tập đại học của họ; điều này để họ vào nguy cơ làm quyết định kém về tương lai của họ. Nhiều bố mẹ thường quá bận rộn không theo được xu hướng công nghiệp hay thay đổi trong thị trường việc làm và thường cho con cái họ lời khuyên không có thông tin đầy đủ về nghề nghiệp của chúng. Việc tích hợp nội dung có liên quan tới nghề nghiệp vào trong thảo luận trên lớp có thể cung cấp cơ hội cho học sinh có ý tưởng rõ hơn về nghề nghiệp tiềm năng. Trong việc dạy của tôi, thảo luận trên lớp là trung tâm của việc học trên lớp, và bằng việc tích hợp thông tin nghề nghiêp vào trong hoạt động này, điều đó cho phép sinh viên có cơ hội thăm dò, kết nối, và chuyên tâm vào các chủ để hội tụ vào nghề nghiệp.

Trong nhiều năm, trong tuần đầu của lớp học, tôi bao giờ cũng cho sinh viên một nhiệm vụ: “Chọn ba công ti mà em muốn làm việc sau khi tốt nghiệp. Đọc mô tả việc làm của họ một cách cẩn thận và nhận diện tri thức và kĩ năng họ yêu cầu rồi kiểm lại điều em có và không có, và xây dựng một tài liệu về kẽ hở kĩ năng và điền vào nó các môn học mà em phải học để khép lại kẽ hở này. Nếu các em có thể làm điều đó các em sẽ có cơ hội tốt hơn để có được việc làm với công ti mơ ước của các em.”

Phần lớn các sinh viên đều nói với tôi rằng có bản kế hoạch nghề nghiệp với mục tiêu và mục đích rõ ràng và biết điều họ cần để có được việc làm tại công ti mơ ước của họ là kĩ thuật hiệu quả nhất mà họ đã từng gặp.

Leave a Reply

Your email address will not be published.