Nụ hôn đầu- Phần Hai

Chương Sáu

Duy Phong và Thanh Lê quay lại với gia đình. Hai đứa một lần nữa giã từ vùng đất đỏ bazian, giã từ những gì gắn bó với họ, trên năm tháng… để trở về với gia đình. Thanh Lê lại theo người yêu đầu đời của nàng lên xe đò, xuôi ngược về miền duyên hải, thoáng chút trung du của Bình Định…Ở bất cứ nơi đâu Duy Phong cũng ôm nàng vào lòng, không rời nửa bước. Cuộc đăng trình họ, Duy Phong thấy bình thường hơn, Thanh Lê thì vô cùng bùi ngùi và biến động. Nàng khắc khoải trong những cánh lá, những phiến rừng, những con suối những lối mòn hay một cơn gió nhẹ lướt qua. Thanh Lê xúc cảm buâng khuâng như có một sự chia tay lớn… Nhưng và việc gì đến cứ đến…

 

Duy Phong đã về thấy mẹ nằm bịnh liệt giường thì chàng thương tâm lắm. Duy Phong biết mẹ chàng là người đàn bà đầy đặn phúc hậu mà bây giờ ốm o tiều tụy, xa Duy Phong bà nhớ thương, lo nghĩ, mà trở nên có một thân hình hoàn toàn khác. Duy Phong không ngờ được, chàng ôm mẹ vào lòng nói:

– Anh Hai đâu? Không lo cho má để má ốm yếu vầy?

– Anh hai con có biểu má về Qui Thành sống, nhưng má không đi, má nhớ con quá má lâm bịnh.

Nghe mẹ nói, Duy Phong Thương mẹ, nhưng Duy Phong vẫn trả lời:

– Lỗi do má, con về thăm lại má. Má phải cho con sống lại với Thanh Lê. Vì con không thể sống xa cô ấy, cô ấy là vợ của con rồi.

– Từ từ má tính cho. Anh Hai con bảo má bán nhà vào Quy Thành sống. Nhưng má chưa muốn, đợi con về. Má cũng muốn bán nhà và con phải vào trong đó. Từ ngày con đi rồi thiên hạ dèm pha, con mê gái bỏ mẹ ra đi…

– Nhưng họ phải hiểu, tại má không cho con yêu cô ấy.

– Thôi đừng nói chuyện đó nữa. Chỉ vì má muốn con sung sướng điạ vị thôi.

– Con đã nói con không cần điạ vị, danh dự gì cả. Cuộc đời con là con tự chọn. Con về thăm mẹ, rồi con sẽ ra đi lập nghiệp. Con đã mua đất đai trên đó.

Im một chút Duy Phong nói thêm:

– Và con đang cất nhà cửa.

– Trời ơi thôi bỏ đi. Má biết con moi vàng má mang đi, nhưng má không buồn. Má chỉ buồn xa con, nhớ con, không vâng lời má thôi!

– Con có cho cô ấy hai cây, vì cô ấy đã là vợ con.

– Con cho nó mấy cây má chẳng tiếc. Vì ngày xưa ông nội con đi trầm được. Trầm bán bà nội đổ vàng, má bán nuôi kháng chiến giờ vẫn còn nhiều. Má giấu nhiều nơi, con an tâm má không buồn đâu. Nhưng bây giờ về thăm má là được rồi, và phải bán nhà để má đi vào Quy Thành mà sống. Anh con nói thành phố muốn gì cũng có. Má già cần thuốc than, bảo hiểm thành phố chăm sóc tốt hơn!

– Được, nay mai con sẽ bán nhà nhưng nhất định con chỉ đưa má vô đó gởi cho anh hai chăm sóc. Con không ở lại thành phố ngoại trừ má chấp nhận đi cưới Thanh Lê cho con.

– Về đây rổi từ từ má sẽ tính. Chưa chắc họ cho con gái họ đi lại với con đâu?

– Chuyện đó má khỏi lo. Bên đó họ rất thương con, tại má mắng nhiếc họ, nên ba Thanh Lê tủi hận thành ra đau đớn thôi.

– Má chưa bao giờ mắng nhiếc họ. Từ ngày con dẫn nó đi, họ tủi thân khi con gái họ bị con xỏ mũi chớ!

– Được con sẽ đến xin lỗi. Và tìm cách cho họ cảm thông.

– Thôi con về đây lo cho má và gia đình mình, ai biết được lòng người. Con qua đó anh em nhà nó chú bác đông lắm. Biết đâu có đứa thù ghét con, đánh con gãy xưong sống, bịnh tật luôn. Hãy cẩn thận, từ từ… Dòng họ nhà nó nhiều con trai như tướng núi, lụi con là bể phổi, nát sườn chứ không dễ đâu? Dẫn con cháu người ta đi, người ta cũng bực lắm.

– Má cứ nói cho cố.Duy Phong lắc đầu phản đối.

.Thanh Lê mới có mười lăm tuổi con nên nhớ. Cô ấy là cô gái đẹp nhất của dòng tộc. Họ quý nó như ngọc, con biết không?

– Thôi được con hiểu, từ từ con tính cũng được.

Duy Phong nói thêm:

– Nhưng chiều nay con phải gọi y – bác sĩ Hiền lên chuyền vài bình nước và vài bình đạm cho má trước.

– Con nghe lời má, thì má mau phục hồi hơn bất cứ loại thuốc nào vào cơ thể.

– Nhưng má thiếu nước và đạm lắm, con phải lo trước.

– Được con cứ kêu họ, má bằng lòng. Mà má chẳng đau gì đâu, rầu nhớ con thôi.

Duy Phong không trả lời câu má chàng vừa rồi, mà chỉ lặng lẽ thưa:

– Má nằm nghỉ đi. Con xin phép má con ra đây chút sẽ vào.

.Duy Phong đi ra thăm lại căn nhà phía sau, rồi phía trước, bãi giếng, gềnh rau. Lòng anh thấy yêu vô cùng khi trở lại mái nhà xưa! Nhưng vì sao anh xa nó. Anh ngập ngừng lửng thửng bao dư âm vọng về, tan nát lẫn mừng vui, xa vắng…

Hút một điếu thuốc ngó vườn khá lâu. Rồi sau đó anh quay vào pha cho mẹ thêm một cốc nước trà bổ sâm lượng, để trên bàn, để đem lên cho má. Anh lại tần mần coi lại tủ thuốc gia đình, coi thử anh Hai Duy Việt đã mua gì? Chuẩn bị cho má lúc tuổi giá sức yếu nơi hiểm nghèo!

Con chó Lu anh xa cách mấy tháng, nó đi đâu giờ mới về sà vào lòng anh, nó cử cỏ như vừa mừng, vừa tủi, vừa trách… Anh nói với nó:

– Ta không quên mày Lu nhưng…

Con chó khôn như hiểu điều chi, ve vảy đuôi, mắt nhìn anh như mừng khôn xiết. Nói tới đó thôi, anh và bưng nước lên cho mẹ anh…

Con Lu vẫn theo sát chân anh.


Chương Bảy

Nói về Thanh Lê cô cũng quay về, cũng giống như Duy Phong trở về nhà thì thấy ba nằm trên giường ốm yếu, đau bịnh. Nàng không sao cầm được dòng lệ. Khi Thanh Lê bước vào nhà, thấy hình bóng người cha, hai chân như rão, quì xuống nước mắt chảy theo:

-Con cuối đầu xin lỗi ba, tạ tội cùng ba. Con đã bỏ nhà theo anh Duy Phong cho ba suy nghĩ, ba đau thưong tiều tụy. Con hứa là con sẽ không đi nữa, không để ba buồn ba khổ ba xấu hổ nữa. Con thật có lỗi.

Thanh Lê nấc lên ức ức và nói tiếp:

– Con thật là một đứa con bất hiếu không xứng đáng với dòng tộc…

– Con đừng nói vậy. Ba rất hiểu con sống cho tình yêu. Hơn nữa con nhỏ dại, khi Phong nói chuyện hay, con dễ xiêu lòng. Và nó cũng đã vì con ra đi ba, ba hiểu lắm.

Ngưng một đoạn, ông rưng rưng nước mắt nhìn Lê và tiếp:

– Chỉ tội cho má con. Bị cô con, và chú bác trách mắng má “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” Câu tục ngữ ngày xưa ông bà ta nói. Nhưng ba đứng chiụ sào bảo: “ Con đi theo Duy Phong không có lỗi ai cả. Tuổi trẻ vì tình yêu…” Họ cười vô ba, trách ba binh vợ, binh con “ Con hư tại ba, vợ hư tại chồng binh vực…”

– Con cám ơn, ba vì thương con, ba bảo vệ má. Nhưng ba ơi con thấy lỗi giờ này. Con biết và con không đi đâu nữa. Rồi nàng quệt nước mắt nhìn ba Nhung hỏi tiếp:

– Má con đâu rồi ba?

– Má mới xuống nhà chị ba con, có chuyện chi nó nhắn.

– Ba ơi ba có uống thuốc gì chưa?

– Có ba đang uống thuốc Bắc trị cho bổ phổi, gan, máu và nhiều thứ.

– Con sẽ ở lại đây lo cho ba, chừng nào má về ?

– Chắc vài tiếng thôi.

Thanh Lê nói tiếp tục:

– Anh Duy Phong có cho con ba cây vàng, con không chiụ lấy. Nhưng ảnh bảo vàng ảnh cho con, bán đi mua thuốc cho ba trị bịnh. Và ba yên tâm ảnh sẽ đến xin lỗi ba, mong ba tha thứ ảnh đã dẫn con trốn đi nghe ba?

Nghe Lê nói ông rướm thêm nước mắt và tỏ bày:

– Thằng Duy Phong rất thương con. Nó là người có đạo đức, không phải là đứa sở khanh. Chỉ tội một bản lý lịch con, mà nó giận đời và dẫn con trốn đi.

Ngưng một tý lấy hơi, ông sẵn lòng chia sẻ hơn:

Thôi ba thấy con về đỡ nhớ lắm. Con đi tắm rửa má con sắp về rồi đó. Má con đi lấy thuốc chị Ba con sắc cho ba. Má con sắc không được, hổng hiểu sao ngồi suy nghĩ gì đâu? Thuốc cháy khét mấy lần, chị Ba con thấy vậy nói, để nó sắc cho má chỉ xuống lấy thôi. Tội nghiệp má con nhớ con lắm, cũng ốm nhiều.

Hai cha con đang nói chuyện, Thanh Lê định đi tắm rửa chưa kịp đi, thì thấy dáng má về. Thanh Lê reo lên và đến ôm mẹ hôn.

– Má con về, con bỏ má đi lâu con nhớ má lắm.

– Để chum thuốc xuống bà Nhung ôm Thanh Lê hôn lại:

– Trời ơi bỏ ba mẹ đi vậy con. Tại sao không nói cho má hay? Coi con có phần ốm?

– Không sao con đi đường xa hốc hác tí thôi. Con sẽ bình phục.

Im lặng nhìn mẹ rồi Thanh Lê cầm tay mẹ và nói thêm:

– Anh Duy Phong không cho con nói. Ảnh yêu con và muốn con trốn đi, vì má ảnh không chiụ ảnh quen con. Thôi con hư, cho con xin lỗi má, con không đi nữa. Anh cưới con hay không là tùy. Giờ con yêu ma bá không đi đâu nữa cả.

– Lạ gì ở ba má thì nói vậy, nhưng có nó thì lại khác. Dễ gì mật ngọt tình yêu. Má hiểu? Nhưng con biết má tủi nhục. Vì cô chú ruột con mắng má nhiều lắm.

– Để con đi xin lỗi tất cả.

– Được rồi, quan trọng là ba con nhớ con đau bịnh. Họ thì kệ mặc.

– Thôi con đi tắm chút, sẽ nói chuyện với má thêm. Xin má tha lỗi cho con dại dột. Lê cầm tay mẹ hỏi thêm:

– Các anh chị và mấy cháu vẫn mạnh?

– Tất cả đều bình an và nhớ con.

– Mai chiều con sẽ đi thăm tất cả…

Thanh Lê bước đi. Bà Nhung nhìn Thanh Lê vẫn như ngày nào, còn non nớt và ngây thơ. Bà hết mực thương…

Rồi đợi con ra tới phòng tắm nơi giếng. Bà quay vào rót thuốc ra ly bưng vào cho ông Nhung. Ông bưng nước thuốc, uống một cái ự xong và bảo:

– Con nó về tôi vui lắm. Thấy trong người như khỏe ra. Bà cũng đừng trách nó tội.

– Tôi là mẹ ruột chứ đâu phải mẹ ghẻ mà ông lo vậy.

– Cả hai chị nó, bà cũng nên nói. Em về là mừng chớ chê trách nó, nó tủi thân.

– Tôi hiểu lòng tôi, thương nó không thua ông đâu…

– Tôi biết nó cũng giống bà hồi đó. Ngoại nó đâu gả. Bà cũng quyết ưng tôi.

– Nhưng con gái mà nó giống cha, giống ông như đúc người ta nói: “Con gái giống cha giàu ba họ” Sao con mình mới lớn đã khổ và gian truân?

– Giàu nghèo là một tương lai dài bà thấy bây giờ được sao?

– Tướng thì tiểu thơ, tâm hồn thì lãng mạn, còn hơn ông sao giàu đựợc?

– Nhưng tôi đâu có nghèo?

– Thì nghèo hơn những người giàu.

– Bà nói chuyện về vốn. Thôi để tôi nghỉ một tý…

– Ông nghỉ đi. Tôi chờ nó tắm vô nói chuyện.

– Để con đi ngủ đi. Đường xa nó mệt, tội nghiệp con.

– Tôi chỉ hỏi vài câu, ông đừng lo.

– Được, bà đừng làm con tôi buồn.

– Bộ con ông, chứ không phải con tôi?

– Bà nên nhớ, nó là đứa con tôi cưng nhất.

– Cưng quá mới vậy đó.

– Đâu có sao? Thì nhớ nó, ông đau làm khổ tôi. Hành tôi.

Vợ chồng bà chăm sóc tôi biết ơn mà.

– Thôi ngủ đi cho khỏe, con về vui nói nhiều quá…

– Phải rồi! Thôi được rồi, tôi im ngủ đây…

 

Chưong Tám

Nói về gia đình Duy Phong

Có người đã sẵn sàng mua nhà nên Duy Phong đồng ý cho mẹ ký bán. Hơn nữa, anh nghĩ vào thành phố có người anh hai lo mẹ sẽ tốt hơn. Mặt khác mẹ chàng, không còn nhìn ngó nhà Thanh Lê. Anh có bỏ xứ đi lên Tây Nguyên lại với Thanh Lê, chắc bà cũng không để ý nhiều. Tóm lại bán nhà là một lợi điểm cho anh hơn là không bán!

Người mua đã chồng tiền và Duy Phong đã dẫn mẹ vào thành phố. Duy Phong đang cố gắng lo cho mẹ. Chàng cố gắng lãng quên Thanh Lê, trong những ngày để làm việc gia đình. Mục đích cũng là phát quang, đường rộng cho anh và Thanh Lê đi thôi! Thiệt ra anh nhớ Thanh Lê đến chết, đến khùng điên luôn, nhưng anh ráng chiụ. Những lúc căng thẳng đầu óc anh ra phố biển một mình miên man nhớ Lê. Trong lòng dậy sóng yêu đương…

Anh ước gì có nàng đứng bên anh, cùng hưởng hạnh phúc. Nhưng ước mơ hiện giờ chưa có trong tầm tay. Tay chàng lạnh lẽo hình không nhớ bóng!

Một tuần, hai tuần, ba tuần, bốn tuần, anh vẫn chưa quay về thăm gia đình Thanh Lê với nhiều lý do… Nhất là những lời nói của mẹ chàng, không nên thăm vội, biết đâu nhà, dòng họ Thanh Lê có người làm hại anh? Những suy nghĩ này làm anh đau lên và tê dại… Nhưng anh cũng phải lắng nghe mẹ một chút, cho an toàn!

.Thanh Lê có vẻ buồn và giận Duy Phong. Trong trạng thái cảm thấy khó chịu, con người ăn uống khó, buồn nôn. Mẹ nàng nghi ngờ. Và đúng thật sau đó bà lén lút dẫn Thanh Lê vào bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ đã kết luận “Thanh Lê có mang khoảng ba tháng”

Tin như sét đánh Thanh Lê cũng không ngờ như vậy. Nhưng với một cô gái mười lăm, mười sáu chung sống với người con trai, có bầu thì chuyện không có chi là lạ. Gia đình sau đó bàn tán, bà Nhung nói với chồng ông Nhung. Rồi bàn với Thanh Lê:

– Con à thôi bây giờ ba con cũng không mắng mỏ khi chuyện con đã lỡ. Nhưng mẹ đã bàn với ba. Mẹ sẽ đưa con lên Tây Nguyên lại. Gởi con sinh nở và sau đó cho người ta nuôi. Con về lại gia đình coi như con không có gì hết.

Con không ngờ con hư như vậy. Không cần báo với anh Duy Phong hã má? Thanh Lê nói và khóc.

Bà Nhung vuốt tóc con an ủi:

Thôi chuyện lỡ rồi con. Thì đúng rồi không cần, nếu con báo thì thêm rắc rối. Ai cũng có thể biết về con hết. Sau này mình có cơ hội sẽ tìm lại…

– Con nghĩ… Mà thôi cũng được tùy má. Nếu báo ra, ai cũng biết hết, con nghĩ má nói đúng.

– Thì đó.

– Nhưng má ơi!

– Nhưng sao?

– Má ơi …

– Nói đi.

– Tốt hơn để con đi lên trên đó một mình. Con có chú thím nuôi, ba mẹ nuôi. Con năn nỉ họ… Vì hoàn cảnh họ thương tình. Còn nếu má đi, họ sẽ thiếu thông cảm hơn. Với lại má thương cháu ngoại, má có thể không nỡ tâm cho, con nghĩ vậy…

– Cũng có thể là con nói đúng. Có thể má nuôi rồi, khi thấy cháu má khó dứt bỏ. Con gái má gánh niềm đau, nên đã trở nên già dặn hơn tuổi.

– Vì con suy nghĩ ra thôi.

– Đúng mà, má sẽ buộc bụng con cho nhỏ. Con cứ ở lại đây ba bốn tháng nữa hãy đi, Nhưng nếu thằng Duy Phong có ra, con không được gần nó, và không nói với nó về chuyện này nghen?

– Bây giờ ảnh lên thành phố… Chắc cũng quên con rồi, hơn hai tháng không thấy về?

– Má chẳng biết sao? Má vẫn nghĩ Duy Phong không phải là người mất nghĩa.

– Thì con nghĩ vậy con mới đi theo ảnh. Con cám ơn má đã không nghĩ xấu về con, và ảnh. Nhưng chuyện đời con vẫn không hiểu được hết má? Biết đâu ảnh có người khác quên con rồi.

Nói thì nói vậy, mà lòng Thanh Lê vẫn mong được gặp lại Duy Phong. Nhưng không hiểu vì sao chàng im hơi bặt tiếng. Thời gian thắm thoát đến, tháng thứ tư Nàng vẫn không được gặp Duy Phong. Tức là một trăm sáu chục ngày chứ ít ỏi gì? Thanh Lê thất vọng, không thấy Duy Phong đến với gia đình. Nàng tỏ ra buồn rầu, oán thù và đòi mẹ ra đi ngay lập tức. Nàng bảo:

– Má ơi bụng con một ngày một lớn, con không muốn ai biết. Con muốn đi lên đó. Con sẽ có cách cho mẹ tròn con vuông. Sau đó con về lại gia đình.

– Thủng thẳng đã…

– Không thể chờ đợi, ngày mai con lên đường. Chú thím nuôi sẽ giúp con và con có số vàng anh Duy Phong cho con ba cây, giờ con gởi lại cho họ nuôi con sinh nở.

– Mẹ chỉ sợ con một mình lên sớm bơ vơ. Chậm chậm tý hãy đi con!

– Càng sớm càng tốt. Con ở đây bụng lớn con dị lắm, Con không mong cần gặp anh Duy Phong đâu. Bây giờ ảnh cũng học làm họ sở hồi nào rồi.

– Nó nghĩ còn mới, những đứa con chú mày đập nó.

– Con không nghĩ lý do đó.

– Hay chuyện gia đình nó cần giải quyết. Hoặc mẹ nó đau ốm, nó rối trong đó chẳng hạn…

– Thôi đừng nhắc tới nữa, mai con quyết đi rồi.

Im lặng một lúc. Thanh Lê nói tiếp:

-Bây giờ con chỉ thương ba mẹ con thôi. Anh Duy Phong con coi như cỏ rác rồi. Vậy má nhá, ngày mai con tạm xa nhà, rồi con sẽ về trong những dự định. Con nhất định gởi con con cho người ta nuôi, sau khi con ở lại một tháng, và sau đó cắn răng về với gia đình, làm lại cuộc đời mới. Bỡi con lỡ dại.

Mẹ Thanh Lê bảo:

– Tội nghiệp cho con. Nhưng má không làm sao khác hơn, ba cũng đồng ý như con vậy. Con phải cho con bé sơ sinh, lập lại cuộc đời mới, ngày sau tìm lại…

– Con sẽ về lại gia đình, khi sanh xong một tháng và con sẽ làm lại cuộc đời mới. Ngày mai con xa, chúc ba má khỏe con sẽ về. Con quyết định hôm giờ như thế rồi!

Bà Nhung ôm Thanh Lê vào lòng, mà dạ thương con tan nát. Bây giờ bà mới thấm thía câu “Con dại lái phải mang, răng hở môi lạnh, hoặc máu chảy ruột mềm”… Bà đã thấy thương Thanh Lê vô bờ, dẫu Lê đã sai lầm một nước đời, một nước cờ khá lớn…

 


Chương Chín

Thanh Lê đã đi lại Tây Nguyên lần này một mình, bao nhiêu kỷ niệm hiện về. Thanh Lê nàng nhớ quay quắt. Có những kỷ niệm khi người ta muốn quên mà lòng vẫn cứ nhớ. Thanh Lê thắt thỏm với bao kỷ niệm ngọt ngào, lẫn cay đắng mà nàng và Duy Phong đã trải qua.Tuy nàng không còn muốn nhớ nữa. Trên chuyến xe về lại Tây Nguyên nàng luôn trầm ngâm, suy tưởng…

Trước mắt là nàng nghĩ phải chắp tay và nhờ gia đình Trung Dũng thương yêu và đùm bọc. Nàng âm thầm nghĩ ngợi. Lần đến đó vào một đêm tối mịt trời. Gió rét bên ngoài nghe vi vút lạnh lẽo… Thanh Lê mạnh dạn gõ cửa. Chú thím Trung Dũng hiện ra, không ngờ khi thấy nàng trở lại một mình. Khi vô nhà Thanh Lê đã kể lại, vì sao nàng trở lại một mình. “Đó là sự vô tình của Duy Phong khi đưa nàng trở lại với gia đình. Chàng im bặt đến phụ phàng. Chàng đã bán nhà cùng mẹ vào thành phố, không thấy trở về quê từ đó. Và nàng cũng không ngờ mình đã mang thai, khi Duy Phong đã quay lưng… Nàng kể hết những dự định của ba má nàng”. Chú Trung Dũng nghe hết, sau chú bảo:

– Đó là tùy gia đình cháu. Chú không nghĩ là Duy Phong thay đổi con người mau vậy được? Nhưng hãy để xem thử.

Vợ của chú Trung Dũng thì ít nói, chỉ có một câu:

– Chú thím coi con như đứa em, đứa cháu trong gia đình để cho việc sinh nở yên lành, không cần nói gì nữa hết. Trước mắt lên đây là Thanh Lê ở nhà phụ cho thím mấy việc linh tinh, dọn dẹp nhà cửa, quét dọn chuồng gà, chuồng thỏ, hoặc làm cho cô mấy đồ chua vớt bỏ hũ sẵn, lo cơm nước cho mấy em, phụ chú thím chút vậy thôi… nếu thấy khỏe.

Lần hồi thời gian cũng đã đến và sanh nở, đúng một tháng sau khi khai nhụy sinh con. Lê sanh con đầu lòng, nhưng không khó mấy, trót lọt và mau mắn, và rồi thì giờ tháng lụn ngày qua đã giáp. Tuy còn thơ, nhưng sinh con ra rồi ai chẳng thương con? Mà rồi giờ quyết định cũng đã đến, nàng nói với vợ chồng Trung Dũng.

– Con xin gởi lại ba cây vàng cho chú thím, cố gắng chăm sóc con của con. Nếu chú thím không có thời gian, chú thím gởi ai tốt bụng, chú thím cứ gởi vàng họ nuôi dùm con Lê. Có một ngày cơ hội thì Lê đoàn tụ với con.

– Nếu có một ngày Duy Phong tìm lại, có nên cho Duy Phong biết?

– Chắc chắn là không nên để anh ta biết.

Để cho cảm xúc lắng xuống chút Thanh Lê tỏ bày thêm:

– Cháu và ảnh có lẽ mất nhau vì hoàn cảnh. Cháu không muốn con cháu ở với mẹ ghẻ.

– Thanh Lê nắm tay thím Trung Dũng và nói:

– Cháu đau lắm, nhưng không thể chọn khác hơn. Mong chú thím hiểu cho. Nàng chớp đôi mắt trông thật cảm động.

Thanh Lê lại nôi nhìn, con bé o e nhẹ, chép chép miệng, và đang ngủ ngon, nhưng Thanh Lê nước mắt ràn ruạ. Và Lê nhìn lần cuối cùng đứa con nằm khóc e e đang trở giấc … Mà cô phải chia tay, nước mắt cô chảy dài trên má, khiến cô tưởng tượng đến bài hát mà tủi thân hết sức! Vì mình chưa xứng đáng với bài hát câu ca:

“Lòng mẹ bao la như biển thái bình

Dạt dào tiếng ru êm đềm trăng vàng soi bóng

Lòng mẹ bao la như con sóng chiều

Me hiền ru con…

Mười lăm tuổi đã sinh ra con, Thanh Lê thấu hiểu đựợc bài hát đó nhưng tại sao nàng không làm được? Nàng cảm thấy xấu hổ khi ruồng rẫy con thơ. Nhưng định mệnh đã tạc vô mặt nàng nỗi đau bất hạnh. Đã đẩy nàng vào bức tường trấn thủ. Nàng không biết làm sao hơn khi đã chọn. Sẽ không được gần con, để ru con ngủ. Thanh Lê có nói như khóc:

– Mẹ phải xa con. Con gái mẹ thương mẹ, đừng làm khổ mẹ, ngoan nha con. Khi con bé đã ngủ lại ngon. Con bé ngủ say Thanh Lê thêm não nề:

– Mẹ phải xa con đừng giận mẹ! Mẹ phải nghe lời ông bà ngoại, con ngủ ngon nghe, đừng giận mẹ Lê nha. Nàng bịn rịn vô cùng với câu “đừng giận mẹ”.

– Được rồi thím sẽ chăm sóc nuôi nấng, Lê phải giữ gìn sức khỏe, coi bộ Lê còn yếu lắm!

– Không sao thím. Lê mặc áo lạnh và trùm đầu kín cổ, Đã hơn tháng rồi nếu ở nữa Lê sẽ không bỏ nó được… Nhớ đặc tên cho nó là Kỷ Niệm nha thím.

– Được, tôi sẽ gọi tên nó thế! Đã đành biết sao hơn. Thôi Lê lên xe kẻo người ta đợi lâu. Chú thím có trách nhiệm lo. Con bé lớn lên chắc giống Lê lắm đó, đẹp lắm ai cũng phải mê nữa…

– Thôi thôi đừng giống Lê nữa khổ lắm thím ơi. Nàng vừa nói vừa lau nước mắt, tủi thân. Chiếc xe ôm đã chờ sẵn. Thanh Lê chỉ còn phả tay chào mọi người và leo lên xe, trong khi con bé còn ngủ ngon giấc lại. Chiếc xe bon bon chở cô. Chẳng mấy chốc đã đến điểm chính bến xe đò để về lại miền Trung… Lê trùm kín đầu, khăn quấn cổ cũng thật chặt. Vì nàng sợ mới sanh sức khỏe còn non yếu, sợ như gió nhập. Lê đã đi về lại gia đình, bỏ lại sau lưng một tình thâm sâu máu mủ, nàng buồn bã về sự sinh nở của mình, cô hui hắt, như đứt từng đoạn ruột…

Chương Mười

Thanh Lê vốn là một cô gái tài hoa từ nhỏ lúc. Từ mười ba cho đến mười lăm đoàn nghệ thuật nào về huyện nhà, lại không muốn rút cô đi. Từ múa dẻo, ca hay, diễn đẹp. Lê tuyệt vời, thanh sắc vẹn toàn. Chỉ có nghệ thuật là họ không xét lý lịch lắm, vì người trưởng đoàn có quyền tìm nhân tài trên khắp các nẻo đường lưu diễn… Song Thanh Lê không dám bước đi, cha mẹ nàng không mấy thích thú khi con đi vào con đường ca hát. Thanh Lê luôn luôn vâng lời cha mẹ. Nhưng chỉ có duy nhất tình yêu Duy Phong làm nàng mờ đi tất cả… Bây giờ bước đường tình Duy Phong tan vỡ. Duy Phong không còn nghĩ đến, nàng thật sự gần như nửa năm xa cách. Đối với Thanh Lê là một thiên niên kỷ. May là cha mẹ nàng không chửi mắng! Thanh Lê mới còn sức sống đến giờ! Buồn đau cho cuộc đời còn rất trẻ. Thanh Lê tự mặc cảm xấu hổ bạn bè. Nàng muốn đi xa, đi xa để làm một cái gì, có thể tìm lại cuộc đời. Nàng đi tìm lập một gia đình mới, để nguôi ngoai…

Hôm đó đi chợ huyện thấy đoàn Ca nhạc múa kịch Bông Sen đang quảng cáo diễn tại rạp hát huyện. Nàng tò tò đến ngắm những quảng cáo và nảy ra quyết định. Sau khi về nhà nàng thưa với mẹ cha:

– Ba má ơi con muốn gia nhập vào đoàn ca nhạc Bông Sen, con đi ca cho khuây khỏa nỗi buồn, không thì con chết mất! Và có điều kiện con sẽ có chồng, con sẽ đi vào Nam… Nơi đó không ai biết con.

– Con đừng phiêu liêu quá. Cứ ở đây đám nào đi hỏi cưới đàng hoàng, ba má sẽ gả. Đâu ai có thể biết được con đã lầm lỡ, tại sao lại muốn đi xa.

– Con buồn lắm nên con muốn đi hát. Đi hát ít xét lý lịch và đoàn hát thường là của tư nhân, hoặc hợp doanh. Bây giờ cứ coi con đi lấy chồng xa.

– Lại đi xa ba má nữa con? Ông Nhung có vẻ không chịu.

– Con sẽ về thăm mà. Con không có trốn đi theo ai mà. Làm nghê thuật cũng cao cả, họ đi khắp miền đất nước mà ba!

– Không má không cho con đi đâu. Các chị con không thích con đi xa đâu.

– Thiếu gì người ở đây mà đi lấy chồng trong Nam, hay Hà Nội mà vẫn về thăm ba mẹ. Con đã quyết định rồi. Ông trưởng đoàn đã thử giọng con chiều hôm qua rồi, chờ con đồng ý là học bốc đi thôi. Đơn giản vậy thôi, đoàn tư nhân…

– Thân gái dăm trường, lại nghiệp xướng ca phức tạp lắm con. Ông Nhung phản đối nhè nhẹ.

– Nhưng ở nhà con buồn quá, nhớ nhung đủ thứ. Thôi cứ cho con đi lần này. Biết đâu con sẽ kinh nghiệm và đứng lên.

– Khổ quá không cho con đi thì nó buồn. Cho nó đi mình sẽ lo buồn ông à. Bà Nhung lo lắng ra mặt.

– Tôi cũng không biết tính làm sao đây? Ông Nhung cũng bối rối.

– Con năn nỉ mà. Hai ngày nữa đoàn rời bãi vào Quy Nhơn. Lê thì van nài thiết tha.

– Hay muốn vào Quy Nhơn kiếm thằng Duy Phong?

– Không đâu, con quên ảnh rồi. Con muốn đi hát thực sự, mà có diễn Quy Nhơn con cũng không xuất hiên nữa là khác. Con không bao giờ muốn thấy anh ta nữa. Và con không bao giờ cho gặp mặt anh ta nữa.

– Thật khó quyết định ba không biết sao đây. Ông Nhung có vẻ lưỡng lự.

– Hồng nhan là bạc mênh, đẹp như con, má thấy khổ rồi đó. Bà Nhung bảo thế.

– Thôi một lần nó ngã đổ, kể như cho nó đứng lên. Đi tìm lại lý do để xây lại cuộc đời mới. Tôi nghĩ đồng ý cho nó đi đó bà. Bỗng dưng ông Nhung quyết định.

– Đừng ở nhà rồi nhớ nó rồi bịnh, hành tôi sắc thuốc. Mẹ của Thanh Lê phản ứng.

– Cái kia là đi theo trai họ dèm pha, tôi tức tôi bịnh. Còn cái này là đi làm nghệ thuật. Hai cái khác. Ba Thanh Lê phân trần.

– Nói vậy ông đồng ý cho con đi?

– Ừa cũng liều theo ý Lê. Nhưng tôi biết nó sẽ trưởng thành qua một lần gãy đổ. Tôi cảm tưởng ra điều đó. Mà con phải thường về thăm ba má nha?

– Má cho con đi, nhưng con phải thường về thăm ba má má chỉ mong vậy thôi, nhớ nha! Mẹ Lê đã theo ý chồng, ba nàng.

– Con xin đội ơn ba má nói. Vậy là ba má cho con đi rồi. Con hứa không làm gì để tội tệ nữa.

Đoàn ca nhạc Bông Sen xuất phát thành lập từ Nha Trang, do một số anh em hoạt động trong nghề lâu năm. Từ các đoàn thương mến nhau và lập ra đoàn mang tính chất tư nhân. Và đoàn hoạt động ca nhạc chính, nhưng vai trò thể hiện nhiều hình thức sân khấu. Kịch, bi, hài, đơn ca, song ca, dân ca, các làn điệu, đến nhạc xanh, nhạc sống, nhạc hồng v.v… múa kiếm múa bale, múa võ v.v… đủ hết. Thế làm Thanh Lê đã bước chân vào đoàn ca nhạc Bông Sen. Điểm khởi đầu là tỉnh thành ra đi. Nàng vẫn mang theo một cây vàng của Duy Phong cho còn lại.

Mới đầu Thanh Lê diễn ca nhạc trên đoàn. Ba bản ruột tuyển chọn của nàng. Thanh Lê vào cô thường hát đơn ca đó là bài “Có một bài ca không quên” và bài thứ hai là “Biển hát chiều nay” bài thứ ba “ ChiềuTừ Mạc tư khoa nghe câu hò”…

Tiếng hát nàng được nhiều người ưa thích. Có lẽ là một nhan sắc đẹp trên sân khấu, nàng đã để lại nhiều ấn tượng, mỹ miều cho người xem. Nhưng có một điều rất lạ, từ hồi nàng vô đến giờ đoàn chỉ diễn những điểm Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí, Bình Thuận, Nha Trang, Phú Khánh, Cao Lãnh, Sông Cầu …. Nàng chẳng hề thấy ra Trung ngoài vùng Quy Nhơn, Quảng Ngãi. Đoàn lưu diễn từ miền ngoài Sông Cầu, Nha trang đổ vô. Nàng cũng lấy làm mừng. Trong lòng nàng thề khi Quy Nhơn nàng sẽ không hát vì nàng không muốn Duy Phong đâu đó, sẽ thấy nàng. Như trời đã chiều long Thanh Lê, chưa cập bến lại thành phố biển Quy Nhơn … Cũng là một điều rất lạ. Lưu diễn khắp miền Nam mà không ra Trung xa, như trước kia. Lê cũng hổng hiểu tại sao?

Sau khi diễn Bông Sen mấy tháng Trưởng đoàn Đồng Tháp 9, là anh ruột của đoàn Bông Sen thấy tìm năng của Thanh Lê đóng được đào, anh thỏa thuận với người em trưởng đoàn đoàn Bông Sen và mời Thanh Lê về đoàn Đồng tháp 9. Cộng tác chuẩn bị cho Thanh Lê lên một cô đào trẻ, triển vọng cho gánh Đồng Tháp 9. Và trước mắt Thanh Lê hát phần ca nhạc đầu cho chương trình phụ diễn. Còn cô đào thì tính dài hạn, mai hậu.

Trời sinh Thanh Lê khổ nạn nhiều, khổ nạn lớn. Nhưng trong nàng là một tài năng lớn, thiên phú lớn. Sau đó nàng được trưởng đoàn Đồng Tháp 9 cân nhắc Thanh Lê, tập dợt và lên vai Mạnh Lệ Quân như thường, xen cho cô đào chính nửa màn đầu cho Thùy Trang. Thanh Lê đã lanh lẹ nhập vai và chịu kho học hát Cải lương, được khán giả các tỉnh phía Nam ái một bật nhất nhì trong vai Mạnh Lê Quân, Dáng Kiều, và Mùa xuân ngủ trong đêm, Trưng nữ Vương, Hoa mộc Lan. Đặc biệt thấy nàng xuất hiện đâu đâu, bên ngoài cứ kên là Mạnh Lệ Quân, nàng hết sức mắc cỡ và e dè…

Tội nghiệp cho Thanh Lê sớm gãy đổ tình yêu. Trái tim nàng như băng tuyết, nàng chẳng thiết tha mấy đến tình yêu, hay là tình nàng vẫn chưa nhạt nhòa với Duy phong? Trong hai vấn để, không biết cô ở trong trường hợp nào. Hát xong biết bao người ái mộ, nhưng nàng chỉ cười buồn và lủi thủi về phòng riêng mình như con thỏ.

Thấy nàng có tâm trạng, trưởng đoàn rất thương tâm. Nhưng anh không bao giờ hỏi. Những bông hoa ca nhạc diễn viên, các cô đào của anh, lúc nào cởi mở với khan giả. Đi chơi trò chuyện với khán giả, riêng tư. Còn cô bé này lại khác, nhút nhát, và hình như có một tâm sự buồn lo chi, hồi hộp?… Và nhất định không phải là cao ngạo? Anh hiểu được và thường chú ý đến Thanh Lê. Vợ anh cũng thấy thế. Vợ của trưởng đoàn Đồng tháp tên là Lợi Nhu, là nghệ nhân hóa trang cho diễn viên, đồng thời là thủ quỹ cho chồng. Là phụ với chồng theo dõi, lên kịch bản để đem diễn, Thanh Lê được hai ông bà đánh giá cao cả hai mặt tài năng và đức hạnh. Rồi cũng chẳng bao lâu không biết may hay là rủi, đoàn đang lớn mạnh. Vậy mà, đoàn lại chung cộng với một số người muốn đóng thuyền đi ra nước ngoài. Sau lần diễn cuối, vợ trưởng đoàn bàn hỏi Thanh Lê.

– Thanh Lê chị để ý thấy tánh cách em rất là dễ thương. Anh chị sắp có thuyền ra đi nước ngoài, đi Mỹ đó. Chuyện bí mật, chị chọn em có danh sách được theo tàu. Em nghĩ thế nào?

-Ý chị nói em chưa hiểu? Thanh Lê ngơ ngác.

Lợi Như:

– Không cần có tiền bạc gì đóng góp, nhưng chị chọn em vì thấy em có một cái gì dễ mến, có một cái gì đó rất là khác hơn những diễn viên số đông. Muốn em đựợc đứng vào danh sách ưu tiên của chị để đi…

-Tại sao chị lại nghĩ đến em như vậy?

– Thì thấy em ăn nói từ tốn, nhiều đức hạnh khiêm nhường, không tranh hơn thua, chỉ biết hát xong về phòng, nên chị thương. Anh Nhuận chị cũng thương. Nên chọn em đi đó.

Thanh Lê nở nụ cười tươi nhất, kể từ ngày đó đến giờ và nói:

– Em cám ơn anh chị, và nếu như anh chị có lòng.

– Tàu đã sẵn sàng không bao xa nữa ra đi. Em có thể về nói với ba má, để xa gia đình ba mẹ biết….

-Vâng em sẽ về nói. Em không hiểu điều này đến với em mơ hay thật?

– Là thật đó. Em nên sẵn sàng…?

 

 

Chương Mười Một

Một đêm tối trời Thanh Lê đã về lại gia đình đột nhiên. Khi cha mẹ chưa ra mở cửa nàng nói với người xe ôm:

– Mai ông lại đây bốn giờ sáng rước tôi đi lại bến xe.

Người lái xe ôm lẳng lặng nhận tiền, chỉ nói một câu đễ giữ lời nhau:

– Đúng hẹn nha. Tôi chào cô.

Cho xe quay đầu ra. Hai người nhìn nhau như biết được giá trị của một hiệu lệnh. Chiếc xe chạy ngược ra lộ, phóng mình. Còn nàng đi xăm xăm vào nhà gõ nhẹ cánh cửa. Cha mẹ ra mở cửa ông bà hơi ngạc nhiên đứng trố mắt nhìn. Trông Thanh Lê nàng có vẻ đẹp hơn. Dù một cái gì biểu hiện trong gương mặt nàng khẩn khoản, hơi căng thẳng.

Thanh Lê nhập đề liền:

– Chắc ngạc nhiên lắm khi con về, mà không có thư báo trước. Má ba ơi số con lại phải đi xa hơn. Con vê thăm và tháng sau đoàn đã đóng tàu đi Mỹ con đã được chọn để đi người ta hỏi con. Con chiụ nên về đây báo cho ba má hay. Thanh Lê có vẻ xúc động nàng ngưng lại thở, rồi nói tiếp:

– Con mong ba má yên lòng cho con đi, như bao người đã ra đi.

Mẹ nàng vội hỏi, cha chỉ đứng im.

– Tại sao đoàn ca nhạc lại đi đóng thuyền vượt biên?

– Con không rành nhưng họ hùn nhau, góp sức làm ăn kinh tế và chọn đem con đi. Thôi đêm hôm nói “Gió bay tai vạ bất ngờ” khổ nữa. Số con vậy… Nhưng cũng được hên chị vợ trưởng đoàn chọn con. Cũng như bao người khác đã ra đi xứ ngoại thôi. Má ba đi ngủ lại đi. Con đi tắm rửa tý con ngủ sau. Sang mai con phải dậy sớm và đã hẹn đi lại trước khi bốn giờ.

– Đêm nay má muốn ngủ với con …

– Thôi má cứ ngủ với ba đi. Con cần ngủ sang đi sớm. Nằm bên má, hai má con không ngủ được, mai con trễ kẹt lắm.

– Ừa, vậy thôi chúc con may mắn. Sao đời con quay như chong chóng má ngại quá.

– Không sao má, ai cũng có số. Nhưng con nghĩ bây giờ con không còn hư nữa, là đủ. Má ba cũng đừng liên lạc với con của con. Sẽ rối lên, hãy cứ để nó trôi đi theo thời gian má nha. Con sợ má thương nó, sẽ kéo ra nhiều hệ lụy.

– Má hiểu con điều đó. Và ừ thì con liệu giữ thân. Má không biết tính sao?

– Má đi ngủ với ba đi. Con xin ba má vững tin con.

– Cố gắng để trưởng thành ba mong con.

– Con sẽ nghe lời ba. Thôi ba má đi ngủ đi, đêm lắm rồi.

Ba má vào giường họ.

Thanh Lê rửa tắm sơ, rồi lên giường mình nằm xuống. Cô không dám suy nghĩ gì hết. Cô thiếp đi sau một hồi, cô đã choàng dậy…

Loay hay cô đốt nhang trên trang thì thầm cầu nguyện. Sau đó cô để cây vàng dưới gối và bức thư. Cô viết vội lời thơ để lại, rồi rời nhà không cho ba má hay. Lén nhìn ba mẹ đang ngủ ngon giấc, cô đưa tay ra pha phả nhẹ từ giã một mình, mím môi rồi rời gót hơi sớm. Ba mẹ không hay, gió ngoài trời gần sáng mà rít mạnh, hơi sương thấm lạnh. Mặc dầu, chiếc xe đã đến sớm hơn giờ định, cô ra leo lên yên ngồi. Người tài xế xe ôm đã chở cô lao đi vùn vụt trong đêm, khi trời chưa tan sáng …

Chỉ tí tắc ông bà dậy thì nàng vừa đi rồi, còn trông thấy lá thư và cầm đọc “Con đi không biết sự rủi may. Ba má yên tâm, cũng có thể con chết trên biển cả cùng bao nhiêu người. Cũng có thể con vào được đất nào đó xa xôi yên lành. Nếu con sống, con nguyện phấn đấu làm một cái gì đó để chứng tỏ mình hơn xưa…

Và chắc chắn mong gặp lại được ba má!

Con:Thanh Lê

P/s con có gởi lại cho ba má một cây vàng, mà anh Duy Phong bỏ trong cái khăn con thêm hồi đó. …Con không nó cần nữa. Mọi việc đã có anh chị trưởng đoàn lo cho con.

Chào tạm biệt

TL

Thế là sau đó Thanh Lê đã ra đi với chiếc thuyền vượt biển, vượt qua bao song gió để đến với vùng đất họ mong đợi. Thanh Lê vô tình bị bốc ăn theo.

**

 


Chương Mười Hai

Nói về Duy Phong ra nhà thăm. Nhưng sau khi Thanh Lê sinh nở và cô đã đi vào đoàn ca nhạc Bông sen. Cha mẹ cô giữ bí mật:

– Thanh Lê muốn quên con. Nó đi vào Nam. Vì chờ đợi con khá lâu trên năm tháng, con không ra thăm nó. Nó mỏi mòn ngóng trông. Sau đó nó có người chú họ bà con xa xa, dắt vô Nam làm ăn, gả chồng rồi.

– Tỉnh nào, ở đâu?

-Con không nên tìm kiếm nó nữa, con đã làm cho Thanh Lê khổ. Con biết nó có mười lăm tuổi đã bỏ nhà đi với con. Biết bao hối hận cho gia đình, tại chú thím hiền nên không oán trách con nhiều thôi.

– Con biết điều đó nên cuối đầu tạ ơn chú thím. Bốn tháng nay mẹ con đau nặng bất tỉnh con cần chăm sóc. Với lại mẹ con nói còn sớm ra, sợ anh em dòng họ nhà chưa nguôi, sẽ đập con một trận chết hụt. Nên mẹ và anh không cho con vội vàng…

– Họ đã có tình ngăn cách vậy thôi. Đây là lần cuối cùng đến thăm gia đình chú thím. Thanh Lê đã quên con rồi. Nó nhỏ dại dột. Sau này hối hận và không còn nhớ con đâu?

Duy Phong nhỏ hai giọt nước mắt, rồi quẹt. Sau đó cũng là lần ra về với dáng đi thất thiểu. Chàng không ngờ Thanh Lê lại quên chàng, và ra đi nhanh chóng. Anh nghĩ rằng Thanh Lê đẹp mà? Chắc là gả chồng cho cô ấy đi xa mình? Nhưng tại sao Thanh Lê lại tàn ác với anh. Không chờ thêm một tý, cho anh gặp, để anh biết chứ ?…

Hai năm sau Duy Phong đã lấy vợ, vợ anh là một con nhà hoạt động cách mạng. Cha vợ là giám đốc cửa nhập khẩu tỉnh. Mẹ vợ là chủ tịch hội phụ nữ phường. Vợ anh là chuyên viên thương nghiệp. Duy Phong đã đi học tại chức lại. Anh cũng có văn bằng đại học, và đang là phó chủ tịch tỉnh, chủ tịch hội văn nghệ văn hóa tỉnh. Thời gian mãi trôi, dòng đời lặng lờ xuôi chảy…

Mười sáu năm trôi qua Duy Phong sống trong ký ức rất nhiều. Chàng không thể hình dung Thanh Lê ở đâu? Làm gì? Nhiều lúc anh vẫn nhớ đến dấm dứt, ray rức.

Thỉnh thoảng anh về quê ghé lại thăm cha mẹ Thanh Lê, biếu chút quà cho “cha mẹ vợ hụt”. ông bà Nhung vẫn nói Thanh Lê lấy chồng trong Nam, nhưng khổ quá không về thăm đựợc, bận biụ v.v…

Duy Phong long thành tin thật bảo:

– Con cho tiền, mong cô ấy về thăm cha mẹ.

Cha mẹ Thanh Lê đoan đả cám ơn bảo:

– Nó mặc cảm lắm. Tôi sẽ chuyển lời chú hỏi thăm là được rồi. Nói vậy chứ, chúng tôi cũng biết chú yêu nó lắm!

Trong pocket của Duy Phong có giữ cất một cái hình Thanh Lê thật sâu khi đi cắm trại anh móc ra. Anh đưa cho ông bà xem, để minh chứng thêm cho lời nói:

– Mãi đến hôm nay con vẫn yêu Thanh Lê nhất.

– Đừng để cho vợ con thấy được, hạnh phúc cũng lung lay.

– Không sao đâu. Vợ Ngọc không thể xía vô giữa con và Thanh Lê trong quá khứ. Và vợ Ngọc con ít kiểm soát cuộc sống cá nhân con lắm. Con đã biết trách nhiệm người chồng với cô ta rồi.

Hai chú thím chỉ lo ngại vậy thôi. Con về thăm là cám ơn rồi, quà cáp chi tốn kém.

-Chuyện nhỏ mà.

Cứ những đợt anh về thăm quê là ghé vô thăm như thế… Nhưng cũng lâu lắm anh mới về một lần.

***

 


Chương Mười Ba

Và rồi lần đó một dịp đại hôi liên hoan văn nghệ các tỉnh miền Trung các tỉnh từ Gia lai. Kon Tum, Đắk- Lắk đến Buôn Mê Thuộc, từ Phú Khánh, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi đổ vào Nha Trang.. Tổng công tám tỉnh và những đơn vị trực thuộc Thành phố, huyện lỵ tham dự.

Ngồi trước hàng giám khảo Duy Phong vẫn phải toát mồ hôi khi thấy một cô bé xuất hiện, từ đơn ca, nhạc kịch, múa, độc tấu tiếng đàn Tây Nguyên vv…

Ban giám khảo ai cũng ngẩn ngơ trước vẽ đẹp tuyệt mỹ của cô bé mười sáu tuổi. Nhưng không ai biết rằng giám khảo Duy Phong còn ngạc nhiên và ngớ ngẩn nhiều nhất! Hơn nữa, anh cắn bút suy nghĩ mỗi khi cô xuất hiện. Ở đây thi theo đơn vị. Đơn vị nào là diễn hết phần đơn vị đó, để giám khảo có cái nhìn sắc bén và tập trung chấm thi. Rồi so sánh với các đơn vị khác. Đến đợt cô ta đơn vị Đăk Lăk -Tây Nguyên- Huyện Crông Nô.

Duy Phong hình dung cô gái này giống như người yêu chàng năm xưa không phải 99% mà là hoàn toàn 100%. Rồi anh dụi mắt nhìn, anh cảm giác có khi nào anh hoang tưởng không? Rõ ràng là không! Một cô gái, một cô bé hệt là Thanh Lê hồi đó… Anh xốn xang đứng lên ngồi xuống, khi anh nghe giới thiêu về cô. Với cái tên Kỷ Niệm đơn ca qua bài “Như Hoa Phong Lan” và anh không chấm được anh bỏ đi. Nhưng anh vẫn phải trở vào là một thành viên giám khảo!

Mọi người ngơ ngác nhìn, anh cũng trở về theo dõi cho buổi hội diễn…

Và rồi đơn vị của cô đạt rất nhiều giải nhất, đơn ca, song ca, múa, vũ kịch v.v…

Và bông hoa ưu tú nhất dành cho cô bé thiếu nữ Kỷ Niệm mười sáu tuổi thiếu hai tháng. Người MC đã thấy ngày sanh tháng đẻ từ giấy ghi cô đọc và minh hoạ nói thêm cho có phần hấp dẫn, vui vẻ…

Tươi như hoa ở phần trao giải thưởng, những bông hoa ưu tú. Kỷ Niệm chụp hình với những giám khảo ái mộ cô. Riêng Duy Phong anh không chụp với cô. Anh cứ đứng nhìn Kỷ Niệm không chớp mắt.

Bế mạc xong, Duy Phong cố tìm đựợc người trưởng đoàn Tây Nguyên, Buôn Mê Thuộc và hỏi chuyện:

– Xin lỗi với tư cách là phó chủ tich văn hóa Bình Định, và là trong ban giám khảo một ý nghĩ rất trong sạch, anh có thể biết một xíu về cô bé bông hoa của hội diễn ở từ đơn vị anh không? Duy Phong mím chặt đôi môi vẻ nghiêm nghị.

– Anh muốn hỏi về vấn đề gì?

– Như là cha mẹ cô ấy có được không?

– Tôi không rành lắm. Nhưng nghe nói cô ấy không có cha mẹ ruột. Cô ta chỉ có cha mẹ nuôi và cô lớn lên trong tình yêu cha mẹ nuôi.

Nghe nói chân tay của Duy Phong run lên. Duy Phong không giữ nỗi bình tĩnh bảo:

– Có thể, có thể là…

– Là sao anh nói kỹ hơn? Người Trưởng đoàn Buôn Mê Thuộc phản ứng.

– Anh có thể cho tôi găp cô ấy được không? Chắn chắn không có gì đen tối. Anh đừng ngại.

– Được. Nhưng anh hãy nói là anh là chủ tịch mặt trận nào đó. Là giám khảo muốn nói chuyện với cô ấy. Thì tôi thấy anh có cơ hội hơn?

Vâng! Cám ơn anh được rồi. Chừng nào đơn vị anh về.

– Chúng tôi còn đi thăm các khu du lịch của Quy Nhơn.

Sau đó Duy Phong đặc biệt chú ý đến Đơn vị Tây Nguyên của Buôn Mê Thuộc. Từ bãi biển đi chơi hay bất cứ đâu cũng được anh xen vô đi chung. Mặc dầu anh chỉ xuất hiện đến chào rồi ra đi, vì anh cũng bận bịu công việc…

Và rồi Duy Phong gởi đến Kỷ Niệm một lá thư. Anh nhờ Trưởng đoàn Tây Nguyên đưa lại.

Nhận được lời mời riêng tư cuả Duy Phong. Kỷ Niệm rất bồn chồn trong thư những lời văn:

Thân ái gởi Kỷ Niệm.

Tôi mong có chút hân hạnh được tiếp cận với Kỷ Niệm. Tôi với mục đích trong sáng hoàn toàn. Xin Kỷ Niệm đừng hiểu lầm. Mà rất quan trọng cho tôi và cả cô…

Nếu được sự đồng ý tại nhà hàng VĐ ….điểm hẹn mong cô hãy đến…

Tôi: DP

Kỷ Niệm trả lời với trưởng đoàn là cô thấy có điều chi lạ… Cô đắn đo, nhưng rồi cô đồng ý.

Đến một hôm. Duy Phong được gặp Kỷ Niệm trong một nhà hành khá sang. Duy Phong đến trước ngồi chờ khá lâu, hơn nửa tiếng so với thời gian hẹn. Thì Kỷ Niệm mới đến:

Duy Phong bảo:

– Rất hân hạnh khi cô đã tới. Tôi là Duy Phong một trong những ngưởi lãnh đạo mặt trận văn hóa tỉnh ở đây.

– Dạ xin chào chú ạ. Cháu hân hạnh cháu đến từ Đắk lắk-Tây nguyên, đơn vị trực thuộc huyện CrôngNô.

– Mời cô cứ ngồi vào ghế. Tôi cần nói chuyện với cô khẩn cấp.

– Dạ xin cám ơn.

Kỷ Niệm nói rồi vén chiếc áo dài màu trắng có đính mấy hột kim cương giả vắt ngang qua một loài hoa Tigôn tím xanh, ngồi xuống ghế. Duy Phong ngồi xéo hơn đối diện, anh bảo có vẻ ngần ngại:

– Nhìn cô tôi liên tưởng đến môt người. Xin lỗi cho tôi hỏi thăm ba má cô làm gì? Và ở buôn nào hình như tôi có liên quan đến ba má cô.

– Dạ thật sự cháu không có cha mẹ ruột, từ hồi cháu mới sinh. Kỷ Niệm nói và bỗng dưng buồn như muốn chảy nước mắt.

– Cháu có thể kể tiếp đi. Duy Phong sốt ruột.

– Người nuôi cháu không kể rõ. Nhưng họ nói rằng ba mẹ cháu yêu nhau lắm. Sau đó gia đình ba cháu cấm chi đó. Mẹ cháu đã mang bầu và cũng không cho ba cháu biết và sanh ra cháu…

Duy Phong đau long mím môi, cố bình tĩnh.

– Giờ má cháu đâu?

Kỷ Niệm khóc và không nhìn Vào Duy Phong.

– Cháu lớn lên mười sáu năm, chẳng thấy mẹ, ba và cả nội, ngoại…

Duy Phong chịụ không được nói:

– Con là con của ba 100%. Tại sao má con nhẫn tâm không nói cho ba hay?

– Con không tin chú là ba con. Kỷ Niệm phản đối, đứng lên ngoảnh nhìn xuống đường phố qua khung cửa sổ. Cả hai đang ở lầu ba của nhà hàng và khách sạn VĐ

– Chắc chắn con ạ, con giống má như đúc. Từ khi con xuất hiện ba như người lạc vào cõi mộng, ba không làm giám khảo được…

– Nhưng con không dám nhận ba, hơn nữa ba bỏ má con… Nên má mới không dám báo. Con hận ba, con hận ba đến chết. Nếu chú thật sự là ba con. Kỷ Niệm tỏ ra kiên quyết, và nói trong làn nước mắt kiên quyết.

Tình thế thay đổi môt tý. Duy Phong chơi vơi.

Cả hai quay về mỗi phía trong cảm nghĩ đau đớn, song Duy Phong ôn tồn trả lời:

– Cho ba xin lỗi tất cả. Giờ ba biết, ba là ba của con. Ba sẽ lo thu xếp cho con. Ba sẽ lo tương lai cho con. Ba sẽ cố đi tìm mẹ con. Dầu mẹ đã có chồng, hoặc ở đâu dù chân trời hay gốc biển… Điểm khởi đầu từ nơi con ở.

– Con không muốn nghĩ tới. Con ở với bố mẹ nuôi từ đó đến giờ. Ba đừng làm một lần nữa đau thương con, và cha mẹ nuôi. Thật sự con không muốn…

– Không đau thương, con ba, ba lo cho tương lai. Ba sẽ hậu hĩ cho họ cưu mang nuôi con. Con lớn, con cũng phải xa họ, tìm tương lai… Chắp cánh bay thôi, không có gì tạo ra đau thương cả. Ba quyết tìm!

Im lặng một chút trong đau đớn. Duy Phong nói tiếp:

– Thôi được, con đem danh thiếp này nói là con gặp ba con. Người này trong dịp hội diễn “Những gương mặt văn học – văn nghệ.”

– Ba có số điện thoại riêng. Họ muốn nói chuyện gọi ba bất cứ lúc nào. Nhưng có lẽ ba gọi họ trước. Ba sẽ bắt cho con một điện thoại, con gọi cho ba.

– Con cám ơn ba, nhưng tất cả con không dám.

– Nhất định ba sẽ về bên ngoại đẻ của con, để hỏi ra vụ này. Tất cả đã giấu gạt ba, hơn gần mười sáu năm. Thôi bây giờ đi ăn uống với ba.

– Con ngại đây là thành phố của ba, ba có tiếng tăm. Ba đã có má khác, những phóng viên báo, sẽ săn chụp hình nói về ba.

– Ba không sợ ai cả ngoài ông trời. Con đừng lo, vợ của ba sau này biết ba từng yêu một cô gái là má con đó! Tình yêu đó không có tội. Yêu không bao giờ quên được! Con đừng phải sợ họ… Cuộc sống ai cũng có quá khứ và ai cũng muốn tự do!

Thế là Duy Phong cũng đã chinh phục được Kỷ Niệm thông cảm. Hai cha con đã vào một nhà hang lớn ở Quy Thành. Mà cả đời đã mười sáu tuổi Kỷ Niệm chưa bao giờ bước đến…

 


Chương Mười Bốn

Thanh Lê qua Mỹ mười sáu năm. Cô vừa đi học đi làm, đến hôm nay cô đã là một bác sĩ Tâm lý học đang viết luận án cho mình.

Từ ngày mới qua anh chị ở North California Anh chị trưởng đoàn Đồng Tháp 9 đã hùn hập với bạn bè mở nhà hang và tiệm phở, Thanh Lê đã vừa đi học vừa phụ anh chị. Đến khi anh chị bán tiệm chuyển về Georgia- Altanta. Thanh Lê cũng chuyển theo, với một lối làm ăn mới mua bán điạ ốc, của anh chị Nhuận –Nhu. Có một người em trai của Lợi Nhu thành đạt trong mua bán nhà đất, đã kéo theo chị Nhu,về nơi đây. Thanh Lê vừa đi học vừa phụ tá kế toán, nhưng cô đã ở riêng một Apartment khá sang trọng. Hôm nay viết luận án xong. Thanh Lê nằm mơ. Giấc điệp hiện về. Bao hình ảnh chạy qua não cô, tái hiện…

Hình ảnh ngày cô mới lớn với ngôi trường làng, Duy Phong đón đợi nàng đi học cùng về. Thanh Lê và Duy Phong học chung cùng lớp. Hình ảnh nàng lẻo đẽo chạy theo Duy Phong khi rời bước bến xe Buôn Mê, nàng ngơ ngác sợ hãi… Hình ảnh Duy Phong gặp Trung Dũng và đẩy xe rau cho chú Trung Dũng… Hình ảnh nàng cùng chàng ra chòi, gần sông trong đêm khuya v.v… Hình ảnh về thăm ba mẹ trước khi ra đi. Rồi hình như trong một khách sạn đâu đó nàng được gặp lại con nàng đứa con giống nàng như đúc… Duy Phong cũng đứng gần, đau đớn cho những gì đã xảy ra. Anh ôm đầu lòng buồn tái tê. Còn nàng đang ôm con vào lòng đang trổ mã thiếu nữ, đẹp hơn mình cả khi xưa. Và nàng nói:

– “Má đã sinh ra con mười sáu năm về trước…” Thế là sau đó Thanh Lê mơ ngược lại. Giấc mơ ra đi, vượt trùng dương với chiếc thuyền vượt biên,vượt song gió lênh đênh, tìm đến vùng đất Hoa kỳ. Thanh Lê, nàng có duyên nợ và anh chị trưởng đoàn, đã cho nàng ưu ái. (Họ đã đi ra biển bằng một đưởng sông để gặp…) Bao hình ảnh của giấc mơ chồng chéo hiện ra.

Thật trời cũng không phụ long nàng. Thanh Lê trộm nghĩ. Rồi đã chợt bừng tỉnh, đang bang hoàng trong giấc mộng. Mười sáu năm xa cách, nàng chẳng hề liên lạc với gia đình. Nàng lo toan ăn học. Vừa học, vừa làm, bận rộn. Hơn nữa với Thanh Lê sẽ cố gắng, và cố gắng để bù lại những gì mà tuổi ngây thơ lầm lỗi. Mười sáu năm xa cách thăm thẳm, Nàng đã có những thái độ xử sự như vậy. Đợi ngày vinh quang. Nàng mong sự ngạc nhiên, trong công thành danh toại… Ngày Thanh Lê ra đi xa quê hương ba má chỉ bốn mươi tuổi. Nàng không liên lạc, nhưng hằng tâm luôn nguyện cầu một ngày, nàng gặp lại ba má trong niềm vui, sau bao năm xa cách hoài mong…

Choàng tỉnh giấc mơ hoa, phải chăng đây là niềm vui hay nỗi buồn, may mắn hay xui rủi? Thanh Lê không chần chừ nữa. Nàng phải ghi thư về bây giờ. Chắc không sớm so với những gì nàng đã dự định? Giấc mơ đã là một cơ hội, thôi thúc sự chờ đợi bao năm. Thanh Lê viết liền tay:

Thư gởi cho cha mẹ hiền:

Con là đứa con mang tên Thanh Lê đã mười sáu năm xa cách..Từ ngày lênh đênh trên biển cả, và cũng được an bình cập bến của một đất nước hợp chủng quốc. Con có lỗi không liên lạc với ba mẹ nhưng con nghĩ con dành cho ba mẹ, một ngày gặp lại trong niềm vui, con chuộc lại những lỗi lầm của tuổi thơ. Mười sáu năm vừa đi học, vừa đi làm, con vẫn để dành được tiền. Trước mắt con gởi cho ba má mười ngàn đô. Tách ra cho con của con năm ngàn, cho bà con làng xóm, một niềm vui chung là một ngàn…và phần còn lại ba má. Ba má hãy liên lạc với anh Duy Phong dùm cho con, tìm lại đứa con. Con bây giờ cần nói cho anh ấy biết, trước khi con muốn làm giấy hợp thức hóa xin con. Và sẽ trả tiền hậu hĩ cho Kỷ Niệm đã sống với ai bất cứ giá tiền nào…

Cuối đầu lạy tạ công ơn cha mẹ như trời biển bao la. Mà con đã đem lại cho ba má bao nỗi nhọc nhằn. Thật sự là con vẫn còn sống trên trái đất, học và làm việc. Con đã được là một bác sĩ tâm lý học. Những năm gian khó con quyết để bù lại những gì con đã mất mát.

Số điện thoại con là 011- 678- 462-4754.

Bây giờ con có thể nói chuyện với Duy Phong để cho anh biết trước, khi con có ý định bảo lãnh Kỷ Niệm, con của con.

Tạ ơn ba má

Con: Thanh Lê

Cánh thư cũng đã được gởi về ông bà Nhung đã nhận vào một ngày. Bà Nhung hết sức ngạc nhiên khi ông bóc thư xem đọc. Bà ôm ông như nghi vấn và nói:

– Không lẽ nó còn sống đó sao? Ông ơi làm ơn đốt cây thêm nhang trên trang nha đi ông?

– Bà không thấy sao mỗi đêm tôi đều khẩn vái. Ngày ngày tôi cứ mãi trầm ngâm, nhìn mây bay bốn phương trời gởi lòng theo gió cho con…

Bà Nhung xúc động nói tiếp:

– Tôi không ngờ trời còn thương cho chúng ta. Nó đã không chết trên biển cả. Nhưng sao đến bây giờ nó mới liên lạc chậm thế?

– Trời sinh mỗi người mỗi tánh. Nó đã bị vấp ngã nên không muốn cái gì vội vàng. Có thể là để chờ khi nó hoàn thành xong một cái gì to tát hơn đó.

– Trời ơi là trời, tội cho con tôi mang nhiều cay đắng. Bà Nhung nói mà nước mắt giọt ngắn giọt dài.

Ông nhìn bà tóc đã muốn bạc, mấy sợi phía trước trán. Nhưng có vẻ sang hơn. Lòng bỗng thương bà làm sao. Ông nói tiếp:

– Bây giờ sóng gió như đã hết. Nên nó yên tâm gởi thơ về để báo tin. Thôi bà đừng ngày khóc, đêm thương nữa.

– Tôi khóc quá mà trời động long đó chớ ông? Bà Nhung nói với vẻ rất thành tâm. Rồi bà nắm tay ông kéo chỉ ra phía sau nhà…

– Hôm qua nay có con chim khách kêu miết trong lùm cây sầu đông. Tôi không biết chuyện gì đó. Thì ra tin vui này.

– Vậy được rồi, chiều nay tôi xuống nhà hai chị nó báo tin này.

– Ngay bây giờ đi chiều gì? Tôi và ông cùng đi.

Xuống dưới nhà hai con. Các chị Thanh Lê mừng rỡ khôn xiết. Lại bày vẽ ra phải đi chùa tạ ơn … Chùa Thạch trụ LS gần nhà mình nhất.

Sau đó hai hôm, thì ông bà Nhung đi chùa. Lễ hương nghi ngút, đem tiền trích ra cúng dường, và đoan đả mời bà con nghèo được nhận tiền. Thanh Lê gởi về với “Tấm lòng của ít lòng nhiều, tâm làm từ thiện.” được giăng lên như một khẩu hiệu treo như thế trước cỗng chùa.

Tại chùa Thạch Trụ LS quê nhà, được coi là ngôi chùa linh thiêng. Và cũng mướn mấy đám hát bội diễn tại chùa cho bà con thưởng thức, một khi có chuyện vui, như ý các chị Thanh Lê đề nghị. Ông bà Nhung đã làm.

 


 

Chương Mười Sáu

Niềm vui tiếp tục mở rộng. Vài ngày sau đó dòng họ vừa đến nhà ông Nhung chia vui. Chú ba, thím ba, chú bốn, thím bốn, các con cháu lớn nhỏ ăn uống đề huề, coi phim nghe nhạc từ video đã đời vui nhộn. Và lần lượt ra về, chỉ còn bà cô Ba nhưng cũng bước qua ngõ tắc về luôn. Ông bà Nhung đứng lại phía lan can, quay bước vào nhà, định ngồi xuống ghế, thì Duy Phong từ đâu phóng xe thẳng vào sân nhà. Anh xuống xe một cách lẹ làng và bước vào, ông bà Nhung chưa kịp mở lời thì Duy Phong đã nhanh chóng thưa:

– Con về thăm ba má cho phép con được gọi như vậy. Âm thanh Duy Phong ôn tồn cộng sự vội vã hấp tấp nói run run:

– Ba má thật ác cho con. Con và Thanh Lê có con sao, ba má giấu con, không cho con biết? Mười sáu năm, đúng mười sáu năm, và quả thật con không ngờ, con mới gặp con của con, trong một cuộc hội diễn văn nghệ miền Trung. Vì nó giống Thanh Lê không thể tưởng, con mới nhận ra. Vậy Thanh Lê hiện ở đâu? Cho con hay? Con không thể sống trong tư tưởng vợ con như vậy. Con năn nỉ ba mẹ và mong ba mẹ thương xót dùm!

Im lặng một tý Duy Phong trút tiếp:

– Dẫu cho cô ấy lấy chồng, con cũng có thể gặp vì chuyện của quá khứ. Chúng con đã có con với nhau…

Ông bà Nguyên Nhung nghe thế thì thấy có sự lạ lùng trùng khớp, khi thơ của Thanh Lê gởi về chưa quá một tuần. Ông bà cố hết sức bình tĩnh, nhưng vẫn như muốn run lên. Nhất là ông Nguyên Nhung đã gắng lắng lòng, trầm ngâm. Sau đó ông thốt ra từng lời để kể cho Duy Phong nghe. Khi bà vẫn đứng bên ông mừng vui khấp khởi. Vì ông kể chuyện quá khứ:

– Khi Duy Phong đưa Thanh Lê về trở lại với gia đình, là nó đã mang thai. Và Thanh Lê một mình trở lại Tây Nguyên mà sanh nở. Rồi cũng phải cho người dưng nuôi, để xóm làng khỏi biết, khỏi chê cười, để cho nó lấy chồng khác. Song nó buồn rầu và vì cậu, bốn tháng cậu quay lưng không trở lại, tính kể từ trước khi nó sinh nở. Nó quá buồn, nó xin tôi và má nó, để đi theo một đoàn ca nhạc lập nghiệp. Nhưng rồi đoàn họ đóng thuyền đi vượt biển, nó lại đi theo…

– Có thật vậy không? Hay là con đang mơ nè trời … Duy Phong đau khổ lẫn xúc động.

– Thật đó không mơ đâu? Nó mới gởi thơ về cách đây một tuần tôi nhận. Nó bảo tôi cố gắng liên lạc với cậu để biết. Và thương lương với người ta, nó muốn làm hồ sơ bảo lãnh cho con nó. Và đây có số điện thoại nó gởi về, may quá cậu đến…

– Trời ơi là trời … Duy Phong bưng mặt trong cảm xúc.

– Như vậy Thanh Lê rất có tình có nghĩa. Nếu không, nó không cần cho chú hay đâu. Ba Thanh Lê rót thêm lời.

– Thanh Lê là một phụ nữ rất tình cảm, và tiết hạnh con biết… Nhưng mọi thứ đã có ông trời sắp xếp. Con thật tình có lỗi quá nhiều. Con mới gặp con gái của con cách đây không quá một tuần. Trời ơi là trời! Duy Phong anh la lên.

– Nó có gởi tiền cho vợ chồng tôi, con gái nó một ít, và bà con nghèo khổ một ít. Thật là tội cho nó …

– Con thật có lỗi, khi đã hiểu ra mọi chuyện. Trong một sự thật oan nghiệt.

– Thôi mọi chuyện đã qua, ai cũng có số mệnh con ngồi uống nước đi. Ông Nhung chế trà thêm và mời.

Nhưng bà Nhung xuống bếp, kiếm đâu ra hai trái dừa mang lên bảo Duy Phong:

– Con chặt dừa đi uống cho mát, còn vài trái tụi nó hái hôm qua, cây dừa xiêm này con Lê ngày đó, ba nó trồng nó tưới nước miết. Bao năm dừa vẫn ra trái, đứng đợi ngóng trông, mà nó chưa về…

Nghe bà Nhung nói. Duy Phong lòng quặn đau thêm. Anh ngồi chổm xuống chặt trái dừa, rồi chế ra ba cái ly bà Nhung để sẵn. Rồi anh xách vỏ thảy hai trái dừa chặt xong, ra nằm trong đống dừa vỏ phía trước nhà. Anh ra ngoài đó. Bỗng lắng nghe tiếng gió reo lạnh, đưa về lòng anh bỗng bồn chồn… Chưa muốn vào nhà, anh châm điếu thuốc hút nhìn trời mây, như nghe ngàn lời yêu dấu, dấy lên từ đâu …

Ông bà Nhung cứ để cho chàng đắm chìm trong giây lát. Sau đó đoạn lâu ông Nhung lên tiếng:

– Vào uống nước đi dừa con…

– Dạ con vào đây. Chàng như được trở về với thực tại. Duy Phong dụi điếu thuốc thảy trong đống vỏ dửa, rồi lặng lẽ bước vào nhà…Tuy nhiên lòng chàng như muốn nghe một bản nhạc mơ hồ từ đâu xa vắng. Ông bà Nhung khó biết trong tâm chàng đang suy nghĩ gì…

(Còn tiếp theo phần ba- Phần kết){jcomments on}

0 thoughts on “Nụ hôn đầu- Phần Hai

  1. Quynh Anh

    HT mến ! Truyện HT viết được xây dựng nhiều tình tiết hay ,bố cục chặt chẽ ,văn phong giản dị sinh động …Trời sinh Thanh Lê khổ nạn nhiều, khổ nạn lớn. Nhưng trong nàng là một tài năng lớn, thiên phú lớn. Sau đó nàng được trưởng đoàn Đồng Tháp 9 cân nhắc Thanh Lê, tập dợt và lên vai Mạnh Lệ Quân như thường, xen cho cô đào chính nửa màn đầu cho Thùy Trang. Thanh Lê đã lanh lẹ nhập vai và chịu kho học hát cải lương… (TRích)
    Đoạn nào đọc cũng lý thú và dễ thương, nhưng QA thích nhất đọạn này đoạn lúc ra đi VB .Về đêm thăm ba mẹ và bỏ lại lá thư trông thật cảm động…..”Ba mẹ không hay, gió ngoài trời gần sáng mà rít mạnh, hơi sương thấm lạnh. Mặc dầu, chiếc xe đã đến sớm hơn giờ định, cô ra leo lên yên ngồi. Người tài xế xe ôm đã chở cô lao đi vùn vụt trong đêm, khi trời chưa tan sáng …

    Chỉ tí tắc ông bà dậy thì nàng vừa đi rồi, còn trông thấy lá thư và cầm đọc “Con đi không biết sự rủi may. Ba má yên tâm, cũng có thể con chết trên biển cả cùng bao nhiêu người. Cũng có thể con vào được đất nào đó xa xôi yên lành. Nếu con sống, con nguyện phấn đấu làm một cái gì đó để chứng tỏ mình hơn xưa…

    Và chắc chắn mong gặp lại được ba má!
    Con:Thanh Lê
    P/s con có gởi lại cho ba má một cây vàng, mà anh Duy Phong bỏ trong cái khăn con thêm hồi đó. …Con không nó cần nữa. Mọi việc đã có anh chị trưởng đoàn lo cho con(.Chọn trích)
    Chào tạm biệt
    Chúc cây bút mải power ,, và như có thần
    Và mong HT mãi xinh đẹp. thông minh…

    Reply
    1. TT Hieu Thao

      Thanks bạn QA đã đọc nhận xét và trích dẫn ..Thích nhất là câu
      Chúc cây bút mải power ,, và như có thần
      Và mong HT mãi xinh đẹp. thông minh…(QA)
      Chúc bạn vui tươi xuân thắm nha!

      Reply
  2. Thu Thủy...

    Sức sáng tác của Hiếu Thảo thật mãnh liệt, đầy nội lực. Thật đáng ngưỡng mộ.

    Reply
    1. TT Hieu Thao

      Lâu quá mới thấy nàng Thu Thủy của tôi vào comment. Nói đến Quy NHơn BĐ là nói đến đại đế QT và liệt nữ BTX… Đó là hàng võ còn văn chương thì cũng rất nhiều… ĐT,XD, QT ,HMT và nhiều người qua bao thế thế.Cứ thấy yêu và cứ viết,để không hổ thẹn với non sông… Chúc vui nàng thơ Út…

      Reply
  3. camtucau

    -” Dạ con vào đây. Chàng như được trở về với thực tại. Duy Phong dụi điếu thuốc thảy trong đống vỏ dửa, rồi lặng lẽ bước vào nhà…Tuy nhiên lòng chàng như muốn nghe một bản nhạc mơ hồ từ đâu xa vắng. Ông bà Nhung khó biết trong tâm chàng đang suy nghĩ gì…”
    Viet tiep di HT oi! Hay lam, hap dan lam…

    Reply
  4. TT Hieu Thao

    Thanks chị CTC đã vào đọc ,có lời ngơi khen, TuyÊn không chịu post hết nên chia ra chứ tác phẩm em đã viết xong lâu rồi…(2012), Đây là tác phẩm đầu tay em cũng tâm đắc vì có mùi “Vượt biên, Và rồi số phận em không đi vượt biên, rồi cũng đã ở Mỹ.Tác phẩm và cuộc đời giống nhau và khác nhau là ở chỗ đó chị? Tác phẩm là khác vọng của cuộc đời, đầy yêu thương trong nhân vật mình chọn,dù đắng cay khốn đốn…
    Chúc chị vui

    Reply
      1. TT Hieu Thao

        THanks MC đã theo dõi truyện HT…Chúc nàng thơ MC tươi vui… Đã có món quà làm bài thơ cho MC HX đó.MC-Quy NHơn. vậy là được 18 nàng… Để cho công bằng…

        Reply
  5. Ng Khánh Tiến

    Cho đến đoạn này, mình mừng cho câu chuyện đã bắt đầu có hậu, rất mong xem tiếp phần kết cụ thể ra sao ? Chắc cũng hay và hấp dẫn bạn nhỉ ? Chúc HT luôn xinh đẹp và sung mãn bút lực.

    Reply
    1. TT Hieu Thao

      THanks NKT đã bỏ thì giờ đọc… Đoạn cuối càng có hậu hơn.”Và những cảm giác là lạ, đưa nàng thiêm thiếp trong bản nhạc “Hương Xưa” tiếp theo. Giấc ngủ nhẹ như đã chờ đưa nàng trong trạng thái bình yên và thanh thản. Một diễm phúc bù sớt tuyệt vời mà lâu lắm nàng mới thấy…
      Ngoài trời vẫn xuân. Không phải xuân cho những người dân của xứ sở American. Mà xuân cho người Việt Nam có quê hương tổ quốc, nguyên thủy của họ, dù tha phương. ” Trích)
      TTHT. viết xong 2011.
      CHúc NKT
      Trăng vàng trăng ngọc .Trăng ân tình chưa phỉ…
      Ta nhìn trăng…. Cứ ý này NKT sẽ khai thác thêm nhiều bài thơ về trăng hay, để độc giả thưởng thức…

      Reply
    1. TT Hieu Thao

      THanks bạn nhận xét Dài hay ngắn không phải là vấn đề. Chủ yếu tác phẩm viết như thế có chuyển tải được gì trong đó. Áo sơ mi thì khác ,áo dài thì khác, váy dài, váy ngắn cũng khác. Hơn nữa một cuộc đời của Thank lê từ 15 đến 32 tuổi như vậy Là Thảo đã đi những mãng chính đáng nói…Thóat cái 16 năm sau và nhớ lại… Nghiệp văn chương thì khổ đó. chê vô trách ra là thường.Ta cứ yêu và ta viết… Chia sẻ bạn nào hạp thì đọc… làm món quà cho con và…. là trên hết. Mình mong vậy thôi.
      Chúc vui nha. Tuỳ truyện, mình cũng rút ngắn, nếu không cần miêu tả hơn, và đủ nghĩa cho tác phẩm!

      Reply
  6. Quốc Tuyên.

    Mười sáu năm xa cách, nàng chẳng hề liên lạc với gia đình. Nàng lo toan ăn học. Vừa học, vừa làm, bận rộn. Hơn nữa với Thanh Lê sẽ cố gắng, và cố gắng để bù lại những gì mà tuổi ngây thơ lầm lỗi. Mười sáu năm xa cách thăm thẳm, Nàng đã có những thái độ xử sự như vậy. Đợi ngày vinh quang. Nàng mong sự ngạc nhiên, trong công thành danh toại… Ngày Thanh Lê ra đi xa quê hương ba má chỉ bốn mươi tuổi. Nàng không liên lạc, nhưng hằng tâm luôn nguyện cầu một ngày, nàng gặp lại ba má trong niềm vui, sau bao năm xa cách hoài mong…

    Mình không thích cách xử sự của Thanh Lê mặc dù biết cô ấy phải nén lòng, quyết tâm như thế mới có thể thành đạt ở xứ người.

    Reply
    1. TT Hieu Thao

      Thanks QT đã trích và không thích cách cư xử…
      Mười sáu năm xa cách, nàng chẳng hề liên lạc với gia đình. Nàng lo toan ăn học. Vừa học, vừa làm, bận rộn. Đó chính là tác phẩm Thảo gài. Nhưng cũng có người đi trên hai năm không liên lạc đó QT? Thanh Lê chỉ 15 năm như giấc chiêm bao. Cứ tưởng là “Nàng Kiều” . cũng 15 năm lênh đênh vậy…
      Trả lời vậy được không ? Chúc xinh nè.Bạn lấy làm tiếc thương chính là tác phẩm có điểm !

      Reply
  7. Nguyên Lương

    Thảo có lối viết truyện rất tương phản. Có lúc thì thật xa vắng như câu: “Nàng khắc khoải trong những cánh lá, những phiến rừng, những con suối những lối mòn hay một cơn gió nhẹ lướt qua… hay câu: “Hình ảnh nàng lẻo đẽo chạy theo Duy Phong khi rời bước bến xe Buôn Mê, nàng ngơ ngác sợ hãi… Hình ảnh Duy Phong gặp Trung Dũng và đẩy xe rau cho chú Trung Dũng… Hình ảnh nàng cùng chàng ra chòi, gần sông trong đêm khuya v.v… Hình ảnh về thăm ba mẹ trước khi ra đi. Rồi hình như trong một khách sạn đâu đó nàng được gặp lại con nàng đứa con giống nàng như đúc… Duy Phong cũng đứng gần, đau đớn cho những gì đã xảy ra. Anh ôm đầu lòng buồn tái tê…”
    Có lúc thì rất gần gũi, tình thân: “Chỉ tội cho má con. Bị cô con, và chú bác trách mắng má “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” Câu tục ngữ ngày xưa ông bà ta nói. Nhưng ba đứng chiụ sào bảo: “ Con đi theo Duy Phong không có lỗi ai cả. Tuổi trẻ vì tình yêu…” Họ cười vô ba, trách ba binh vợ, binh con “ Con hư tại ba, vợ hư tại chồng binh vực…”
    Nói lên tâm trạng ray rức của các nhân vật chính muốn bỏ đi xa, thật xa nhưng lòng thì muốn quay về gần với cái gốc . Những từ ngữ người dân quê BÐ thường dùng được tìm thấy trong khắp câu chuyện cho ta hình dung lại cảnh nhà xưa và những tập tục, nét quê mùa đáng yêu mà bao lâu nay đi xa, quên mất.
    Ðọc truyện của Hiếu Thảo, tâm trạng ta như đức ra từng khúc, rồi cố gắng nối lại những mảnh vụn vỡ thành một tấm hình nguyên vẹn. Những cấu xé, dày vò có lúc thật dửng dưng chua xót, có lúc gần gũi để cảm hết cái đau của chia ly, của phố thị xa và làng xóm gần, của văn minh và của quê mùa…của thực và mộng cứ quần quyện, đan xen, không rời.
    Có thể hiểu tâm trạng tác gỉa khi viết cũng rối bời, tâm trạng của người đang mơ mà mắt vẫn mở to…Tâm trạng của người muốn đi xa, thật xa nhưng:
    “Ngập ngừng một bước chưa qua
    Chòng chành hai bước chưa ra khỏi sầu…” là đây.
    Chúc mừng Hiếu Thảo. Anh đang chờ được đọc tiếp.
    NL

    Reply
  8. TT Hieu Thao

    thnks NL nhà khoa học gia đã yêu văn chương và thi ca như hơi thở… Thanks anh đã nhận xét một điểm chính “Thảo viết truyện có lối truyện tương phản” THảo cũng học cách viết mà English dạy “Contrast” để ý nổi bật.
    Khi làm một topic teacher show .Văn thơ nhiều cách mênh mông lắm, như biển cả… Mình hạp kiểu nào và bám theo, thực tế viết anh à… Bây giờ tình trạng người ta viết theo viễn tưởng và giấc mơ khá nhiều anh Lương. để duy tư đậm đà…Và chuyện kể không nhàm nhạt. Em thì bám vào chủ nghĩa hiện thực và lãng mạn. Nhưng nói tóm lại do tâm ý mình thôi. Chúc vui nha!

    Reply
    1. TT Hieu Thao

      thanks Cô nhà thơ họ Lâm
      Yêu thích nhân vật TL,DP, TD ,LN… và nhiều nhân vật khác trong cuộc sống mình bắt gặp đâu đó thì không thể không viết mà!Uổng phí cuộc đời!
      Truyện xảy ra lâu cũng dùng duy tư mới viết đó chứ LCA. Nhưng HT kết hợp mới cũ mà không thấy lằn ranh tinh ý đọc thấy mà…
      Tuỳ theo bánh nhân nhị, tùy nơi mà ăn mặc cho hợp môi trường hihih. Cũng học giữ lắm, chứ không phải đụng đâu phan đó đâu. Thanks bạn nhiều…CHÚc vui nha! xinh đẹp nữa…

      Reply
  9. Kim Đức

    Cám ơn bạn đã cho đọc tiếp truyện”Nụ hôn đầu”
    Bút pháp của bạn vẫn như dòng suối đang chảy, bạn đang chấm phá cuộc sống,tình yêu và hạnh phúc của Thanh Lê – Duy Phong qua văn phong lãng mạn và lối viết rất riêng đầy cá tính của bạn. Truyện đang đi vào ngã rẻ, mình chờ đọc tiếp bạn nhé.
    Chúc mừng bạn, chúc mừng cây bút giàu nội lực. Chúc bạn sơm thành công.

    Reply
    1. TT Hieu Thao

      Thanks KĐ nhiều, viết gì viết mà không có cá tính, là không tạo được gì?không có lối rẽ, cứ suông đuột,không chút sáng tạo góc cạnh, thì coi chán như phim ù lì không có tình tiết hay !… Chắc chắn rằng KIm Đức coi xong cũng chưa biết Thanh Lê thuộc về ai ha ha,Tuy anh chàng Minh Hiển em trai của Lợi Nhu trưởng đoàn đóng tàu VB. cặp nàng sách nách…
      Chúc vui nha

      Reply
  10. HN Tín

    Truyện viết hay lắm Hiếu Thảo, như thật mình đọc mà xúc cảm dâng trào.Có điều như chị Tuyên nói cách cư xử của Thanh Lê mừoi mấy năm không tin tức để cho cha mẹ phảingóng chờ. Nhưng truyện mà, nếu Thanh Lê viết thư về thì đâu còn mang tính bất ngờ hấp dẫn nữa phải không cô Bác sĩ tâm lý?

    Reply
  11. TT Hieu Thao

    Thank HNT, đã đọc và gieo vào lòng anh niềm cảm xúc… Tại vì trái tim NNT không vô cảm mà!… Đúng rồi,Nếu mà TLê liên lạc sớm với gia đình thì câu chuyện sẽ về những hướng khác… Mà cũng có tâm lý chứ, vì đau khổ nhiều,yêu sớm, quyết nén lòng cho ba mẹ bật ngửa “để nghe con chim khách kêu nọn sầu đông là có tin vui ,còn chắt chiu 10 ngàn usb để gởi”…Truyện có đời sống riệng THĐ nói.Giống như Nàng Kiều thông minh vốn sẵn tính trời nhưng tại sao qua các ải mà nàng không lường được? biết được để phải lưu lạc 15,bặt âm.vô tínv.v… Như câu chuyện giữa hai thành phố. Truyện pháp vì yêu mà phải chết để người giống mình có hạnh phúc bên cô gái mình yêu. Ở ngoài ai ngu gì chết.Cái lý giải hay và có lý của tác giả, để đọc phải công nhận và rung động là đời sống văn chương! Chúc vui… Nay mai sẽ post một truyện without với ái tình thử nha. Không thì anh Tín nói HT yêu nhiều… huhuh.

    Reply
  12. Quế Anh

    Truyện dài , đọc mệt nghỉ , nhưng cũng phải nói là có sức hấp dẫn . Tác giả xây dựng tuyếnbnhaan vật logic ( nhất là Thanh Lê ) . Hẹn em xong phần 3 sẽ nhận xét luôn cho trọn bộ . Chúc em khỏe và viết hay nhé Hiếu Thảo ?!

    Reply
  13. TT Hieu Thao

    Thank QA.Đừng sợ truyện dài,truyện dài như tiền nhiều xài sướng mà. Đuà nha! hãy sợ truyện câu dầm, liệng thiêng, buâng quơ… Chẳng đâu ra đâu.Nói đuà chớ truyện em là không dài đâu, “rút” lắm đó. Nhưng những nội tâm mà không miêu tả những mâu thuẫn không giàn trải tý, những biến chuyển mà không tình tiết… Viết như thế,kỳ lắm. Mà tuỳ truyện thôi anh .. Cũng như phim dài tập vẫn hay .một tập, hay2, 3 cũng hay. Tuỳ dụng ý và sự phong phú sáng tạo của t/g. Chúc vui nha

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.