Ký Ức Về Một Miền Quê

Lời tựa

Chân thành cảm ơn các tác giả:
— Bùi Thúc Khán – Giai phẩm Tây Sơn xuân Canh Thìn – 2000.
— Chính Đức       – Văn Nghệ An Nhơn – Xuân 2011.
— Khảo Mai         – Trang Hương Xưa. đã tạo ý tưởng cho tôi bài viết này.

Đại Bình, Nhơn Mỹ xã – quê hương
Trọng nghĩa, hiền tài khắp bốn phương
Bầu Sấu ghi danh vào sử sách
Kỳ đông quyết chiến để làm gương
Ông bà vất vả bao năm tháng
Con cháu đồng cam nỗi đoạn trường
Xuân Thưởng oai linh nơi chín suối
Anh hùng hiển hách Bắc Bình Vương.

Tôi về quê Tế Hiệp trong cái nắng gay gắt của mùa hè mà dân tôi gọi “nắng  ve kêu “. Từ đường được xây dựng hơn 4 năm sau một thời gian dài vận động.Nhà tái lập trên nền đất cũ. tuy nhỏ nhưng rất ấm cúng và nơi để bà con ở xa  có dịp về thắp nén nhang tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên.
Dòng họ tôi qua bao thế hệ được sinh ra và lớn lên từ dãi đất này. Theo gia phả, cụ Thủy tổ từ Nghệ An đến lập nghiệp và khai khẩn ban đầu từ chân núi Chúa.Sau, các chi nhánh tiến ra các vùng lân cận. Đây là ranh giới giữa 3 huyện, thị, vùng đất bao bọc bỡi đồi núi, sông nước nên việc đi lại khó khăn, kinh tê chậm phát triển. Trong những thập niên 80, mới có đường đất qua Đại An, Thiết Tràng mà khi xưa bà con phải nương theo bờ ruộng. Và cũng từ lúc cây cầu nối hai bến đò An Vinh- An Thái, con đường mới bằng bê tông dọc theo bờ kè dòng sông Côn. Từ đó, giao thông thuận lợi, kinh tế quê nhà  phát triển nhanh  cùng sự tăng trưởng thêm các làng nghề , cụ thể như đan giỏ tre nhốt gà…ở thôn Đại Bình, làng nghề truyền thống nón lá ở Nghĩa Hòa, Đại An, Tân Nghi, Thuận Đức
Đám giỗ xong, chúng tôi đến thăm ngôi chùa. Sau bao năm chiến tranh, thời gian tàn phá, chùa đã đổ nát, hoang tàn, cỏ cây rậm rạp. Ngôi chùa giờ chỉ còn hai cổng Tam quan đầy lớp rêu phong. Tôi được nghe ông nội kể ” Trước đây là cái am thờ các Nghĩa quân Cần Vương chống Pháp, sau trận Thủy chiến ở Bầu Sấu, tương truyền máu đỏ loang cả ngã ba sông “ Về sau, dòng họ tôi cho lập chùa Bửu Liên và thầy trụ trì cũng người trong tộc.Quang cảnh chùa vắng lặng , im lìm. Chạnh lòng hơn khi thấy cái tháp xây dang dở. Nghe đâu, em trai thầy định cải táng thầy về tháp, nhưng vài lý do nào đó trở ngại nên chưa thực hiện được.
Anh em tôi đi dọc bờ soi ( nương ) đến Bầu Sấu. Bến đò- trên con đường độc đạo về Đập Đá, mùa khô lội nước và thường phải qua ghe, sõng. Nơi đây, lớp trẻ chúng tôi, vào những đêm trăng sáng thường tập trung chơi đủ các trò chơi dân dã, nào là bịt mắt bắt dê, đá lon v.v. Tôi nhớ nhất trò chơi đánh giặc giả. Vũ khí tạo bỡi cành cây chữ Y, đạn dược được trang bị cả túi sỏi nhỏ. Đôi khi thay đổi là những ống thụt bằng tre và những chùm cò ke…Tuổi trẻ chúng tôi năng đông, hiếu thắng nên lắm lúc u đâu, sứt trán, nhưng ai nấy đều âm thầm chịu đựng , đâu dám mách với gia đình. Vào những buổi trưa , chiều nóng nực, rãnh rỗi  bọn trẻ chúng tôi tập trung đá banh, chơi cù, chọi vụ , bắn bi…chạy nhảy nô đùa trên bãi cát rồi đua nhau xuống sông ngụp lặn, bơi lội thỏa thích. Hình ảnh vẫn còn mãi trong tôi là sân trường Tiểu học làm sân banh, trụ “Gôn ”  là đôi dép hoặc quần áo. lắm lúc vui quá chạy về nhà bỏ quên
Cũng tại ngã ba này, một nhánh qua Thiết Tràng, một nhánh qua Hòa Phong, Tân Kiều mà khi nào có hát Bộ, chúng tôi lội qua sông để xem. Thật ra ở quê ngày ấy đâu có thú chơi giải trí, nên nơi nào có tiết mục  hay là chúng tôi có mặt, dù có xa.hoặc chẳng biết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật Tuồng. Những danh ca như kép Trọng, Chinh, Cá, đào Cầm v.v.đã đi vào huyền thoại quê tôi
Bầu Sấu khi ấy đối với tôi thật thiêng liêng, nước sâu thẳm nên tôi chưa bao giờ bước chân đến. Bầu Sấu khi tôi ở không còn:

 

” ...những ngày Tết, lễ rủ nhau đến bến đò Bầu Sấu coi đua sõng, thi bơi, bắt vịt trên sông…Cũng tại bến sông này, cứ sau tiết Đông chí là mùa cá lúi lên, hàng năm – bảy chục chiếc sõng, chài của ngư dân gần xa đến tung chài bắt cá. Dưới sông, trên bờ người đông như hội, quên cả cái lạnh cắt da, có mẻ chài bắt gọn bầy cá như tấm chiéu trải, trút đầy sõng… ” ( Theo tác giả Chính Đức – Ký Ức bên Dòng Sông – VN An Nhơn – Xuân 2011 )
Bầu Sấu ngày ấy tấp nập bao nhiêu thì giờ này càng hoang vắng. Hình như chẳng ai qua lại. Bầu Sấu giờ tiêu điều, lạnh lẽo, chỉ còn bước chân nông dân làm ruộng, thăm soi… hay những dấu chân của đàn trâu, bò ăn cỏ. Bầu Sấu bây giờ chỉ là con mương thoát úng của dòng Sông Côn.
Chiều ngã bóng, anh em tôi thăm nơi ở cũ. Nhà đã có chủ mới, so với trước được xây cất to, lớn hơn. Ngậm ngùi khi cây mít, cái giếng  cùng bến sông và lũy tre xanh trước nhà vẫn còn.Bỗng dưng lại nhó hình ảnh ông hiền lành bên căn nhà  cũ, Rồi anh em tôi tiếp tục đi trên đường ..làng ngày ấy.
Giờ đây, đi lại con đường này với nhiều thay đổi. Nhà cửa khang trang trong vườn cây trĩu quả và những vườn rau xanh mơn mỡn.Dọc theo sông , bờ tre che bóng mát, vài bờ đập nối dòng sông nhưng không còn các bờ xe nước. Khi áy , một đoạn đường ngắn thôi mà có 4 bờ xe( Kiễm Lưỡng, Bộng Dầu, Ông Bốn, Cây Sung ). Mỗi lần qua An Thái đi chợ, hốt thuốc cho ông, tôi đều nghỉ chân ở các bờ xe để tận hưởng làn nước mát trong lành, vang âm thanh réo rắt từ các ống tre.đổ nước vào cánh đồng quê nhà.
Anh em tôi dừng lại nơi ranh giới của hai huyện. Kỷ niêm êm đềm của một thời tuổi thơ lại hiên về. Đây là Gò Dài, mỗi khi qua đây, hai anh em tôi nắm tay chạy thật nhanh vì sợ ma hoặc đi theo con đường khác dọc theo mương. Chúng tôi cũng không quên vào thắp nén nhang cho những người dân đã nằm xuống ở đây sau biến cố tháng 2/1966 của lính Nam Hàn. Cũng từ ngày ấy , ba ông cháu chúng tôi phải rời bỏ quê hương, mỗi người mỗi ngã.
Tôi đứng thật lâu trên cầu An Thái. Dòng sông nước vẫn lững lờ trôi. Về phía thượng lưu là quê ngoại. Tưởng nhớ đến  quê hương ,ông bà nội, ngoại , người thân, dòng họ đã cưu mang, che chở chúng tôi trong những năm tháng gian khổ, nghèo khó. Bên kia sông quê em. Bồi hồi nhớ lại một thời cắp sách và trong sâu thẳm của trái tim vẫn còn hình ảnh của người em gái…

Chiều nay về bến cũ thân thương
Bâng khuâng, hiu quạnh bước trên đường
Dòng chảy hững hờ theo năm tháng
Hỡi người năm ấy có vấn vương.

-“ Căn cứ núi Kỳ Đông giữa 3 thôn Tân Đức,Đại An, Thiết Tràng. Tháng 3/ 1887. sau trận ác chiến ở Bầu Sấu, Mai Xuân Thưởng bị thương nặng phải cho rút quân về Linh Đỗng( Núi Phú Phong ) ở ẩn náu.  
Bầu sấu tên chữ là Ngạc Đàm, ở dưới chân phía tây núi Kỳ Đồng, nằm giữa thôn Đại Bình và Thiết Tràng. Xưa kia có con cá sấu ở nơi bầu, sau bị lụt trôi đi mất. Bầu chỉ lớn độ vài ba mẫu, nước sâu không bao giờ cạn, qua lại phải đi đò “
( Theo Bùi Thúc Khán – Giai phẩm Tây Sơn Xuân Canh Thìn – 2000 )

 

{jcomments on}

0 thoughts on “Ký Ức Về Một Miền Quê

  1. Quốc Tuyên.

    Cám ơn anh Minh Triết cho đọc một bài viết hay, thật súc tích về một miền quê mà có đôi nơi em đã ngang qua trên đường đi ăn giỗ nhà dì ở Hòa Phong

    Tôi đứng thật lâu trên cầu An Thái. Dòng sông nước vẫn lững lờ trôi. Về phía thượng lưu là quê ngoại. Tưởng nhớ đến quê hương ,ông bà nội, ngoại , người thân, dòng họ đã cưu mang, che chở chúng tôi trong những năm tháng gian khổ, nghèo khó. Bên kia sông quê em. Bồi hồi nhớ lại một thời cắp sách và trong sâu thẳm của trái tim vẫn còn hình ảnh của người em gái…

    Chiều nay về bến cũ thân thương
    Bâng khuâng, hiu quạnh bước trên đường
    Dòng chảy hững hờ theo năm tháng
    Hỡi người năm ấy có vấn vương.

    Cảnh cũ người xưa chỉ còn trong kí ức khó phai mờ…

    Reply
    1. minh triết

      Hình ảnh hai anh em đứng trước Bâu Sấu. Cón Sông Côn từ BS đến trước nhà cũ. Bên kia sông là Hòa Phong.Dọc theo bến sông này anh cũng từng bơi lội hay qua bên kia xem Hát Bội, đốt pháo hoa. Kỷ niệm tuổi thơ thật êm đềm, khó quen phải không Quốc Tuyên.

      Reply
  2. BXL

    Cảm ơn anh Minh Triết cho tôi biết thêm chút về …địa linh nhân kiệt …của địa phương này… Hy vọng người đời nay tiếp thụ làm rạng rỡ tổ tông.

    Reply
    1. minh triết

      Viét để trải lòng mình mà BXL. Đến Bầu Sấu hôm nay không ai hình dung được nơi đây có trận thủy chiến ác liệt của Nghĩa quân Tây Sơn khi xưa.Phải chăng thiên nhiên ngày ấy hùng vĩ và đẹp quá.Cảm ơn BXL nhiều nha. Chúc vui, khỏe.

      Reply
  3. Lâm Bích Thủy

    Một bài viết có nhiều tư liệu quí. Qua bài này mình thấy Bình Định không biết giữ gìn những vốn quí của quê hương. Hiện nay, nhiều nơi trên đất nươc, người ta bới tìm những thứ như bạn nêu để xin nhà nước tôn vinh, tôn tạo, vậy mà ta lại hững hờ để thời gian dần xóa hết. Thật có tội với hậu thế!!!!!!!!

    Reply
    1. minh triết

      Chào chi Lâm Bích Thủy,
      Được chị ghé thăm và chia sẻ thf quá tuyệt vời. Hình như giữa chị và tôi ( qua các bài viết )có nhiều cảm nhận tương đồng.
      Tôi có người bạn Em) tên Chánh, hiện ở quê, đã về hưu.Chánh , bạn thân với Châu ( em trai tôi )suốt trong thời gian 5 năm Tiểu học NM. Vì hoàn cảnh gia đình chúng tôi phải lưu lạc nhiều nơi.Những năm hòa bình, trở lại quê nhà . Rất may, lúc đó Chánh là Chủ tịch xã, và anh ta chủ trì làm con đường qua Đại An , Thiết Tràng như tôi nviết ở trên.Mỗi lần về quê, tôi đều ghé thăm Chánh.Có lúc tâm sự về quê ,Chánh bảo rằng khi làm đừơng cũng phát hiện nhiều hài cốt của Nghĩa quân Tây Sơn dọc theo Bầu Sấu.
      Thưa chị, Viết về tình yêu thì có thể hư cấu vô tư, nhưng về đề tài Quê hương thì tuyệt đối.Tôi viết bài trên bằng tâm huyết, khả năng của mình. Mong chị góp ý thêm. Kính chúc chị khỏe.

      Reply
  4. PhanMạnhThu

    Tôi đứng thật lâu trên cầu An Thái. Dòng sông nước vẫn lững lờ trôi. Về phía thượng lưu là quê ngoại. Tưởng nhớ đến quê hương ,ông bà nội, ngoại , người thân, dòng họ đã cưu mang, che chở chúng tôi trong những năm tháng gian khổ, nghèo khó. Bên kia sông quê em. Bồi hồi nhớ lại một thời cắp sách và trong sâu thẳm của trái tim vẫn còn hình ảnh của người em gái…

    Những kỷ niệm về một thời tuổi thơ bao giờ cũng đẹp, MT rời quê khi mới có 6 tuổi cũng vì chiến tranh nên rất hiểu những cảm xúc của anh trước những đổi thay của quê nhà trong ngày trở lại

    Reply
    1. minh triết

      Chào PhanManhThu, Không hiểu tôi sinh ra ở đâu( An Nhơn hay Tây Sơn ) nhưng nhớ rất rõ là học Tiểu học Nhơn Mỹ ở gần nhà và Bầu Sấu.Khi ấy, hình như mọi thứ đều to lớn và cũng nghe các bậc ông bà, cha chú nói nhiều về dòng họ, quê hương. Sau này mới có dịp tìm hiểu là nơi mình ở cũng là di tích lịch sử ( Trận thủy chiến ác liệt và trận đánh cuối cùng của Tướng quân Mai Xuân Thưởng.) Đây là bài viết tôi ấp ủ từ lâu, với tất cả tấm lòng, để trả nợ cho quê hương đã nuôi dưỡng cho mình khôn lớn. Cảm ơn PMT đã ghé đọcvà chia sẻ.

      Reply
    1. minh triết

      Đúng đó Da Lan, bỡi vì ” quê hương mỗi người chỉ một… ” và ” khi ta ở chỉ là đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn “. Cuối tuần vui nha.

      Reply
  5. Lâm Bích Thủy

    Chào bạn. Qua bài viết của bạn mình cảm nhận được tấm lòng của bạn đối với quê hương. Rất tiếc hiện nay các các lãnh đạo trẻ ít người có được điều ấy, bởi họ làm vì danh vì lợi là chính, thiếu năng lực lại còn thiếu học hỏi, còn người có tâm huyết thì kho có quyền và vì nghèo…! Mình thấy tiếc cho mấy bộ hài cốt của các cụ nghĩa quân Tây Sơn quá. Giá lãnh đạo có tâm cho quê hương thì ngững bộ hài cốt ấy trở thành của quí, quí hơn đồ cổ.
    Chúc bạn khỏe và phát hiện ra nhiều điều mới lạ.

    Reply
  6. minh triết

    Chị Thủy, Bài tôi viết chỉ đơn thuần là cảm nhận về quê hương trên phương diện văn chương. Các ý kiến của chị xin được bỏ qua cho.

    Reply
  7. Tran kim loan

    Đọc bài viết của anh Nguyễn Minh Triết như nhắc nhở cho mình hiểu biết thêm bao địa linh nhân kiệtcủa quê hương Bình Định mà mình chưa biết hết! Rất hay & thật súc tích!cám ơn anh Triết thật nhièu,chúc anh nhiều sức khỏe!

    Reply
    1. minh triết

      Viết xong bài này cảm thấy nhẹ lòng Kim Loan ơi . Vìbấy lâu nay ấp ủ mãi mà chẳng có tư liệu, riêng vốn sống mình đã có từ tuổi thơ ở quê nhà nên khó quên. Cảm ơn Kim Loan đã dành nhiều tình cảm cho bài viết.

      Reply
  8. VĂN CHÁNH

    Ký ức về một miền quê,với nổi niềm của người anh xa xứ thân thương mà cũng là món quà tinh thần cho em được sống lại với tuổi thơ hôm nào.
    Tuổi thơ rồi sẽ qua đi nhưng ký ức mãi theo năm tháng với con người. Bài viết và 4 câu thơ thay cho lời kết, thật sâu lắng trong mỗi trái tim con người mà trong đó thắm đượm tình quê; thật tuyệt vời:
    ” Chiều nay về bến cũ thân thương
    Bâng khuâng hiêu quạnh bước trên đường
    Dòng chảy hững hờ theo năm tháng
    Hỡi người năm ấy có vấn vương”
    Thật vậy,hiện tại quê ta đã có nhiều thay đổi: Đường làng đã bê tông,cầu đã bắt qua sông ,sông có đập ngăn nước; tram bơm, máy cày, máy gặt rì rầm; nhà mới mọc lên, mọc lên. Nhưng quá khứ, cạnh nhà nôi mà anh sống thời thơ ấu là: tram xá xã,cơ quan hành chính xã,trường tiểu học, nhà hàng tạp hóa bà Tỏng, máy gạo cửu Kham náo nhiệt sớm chiều;Bàu sấu, bến đò, thuyền chài xuôi ngược, neo đậu;trước nhà là bến xe nước rì rào, réo rít ngày đêm, nước tung trắng xóa; sau nhà đêm đêm chuông chùa vọng lại như vong linh của các anh hùng Cần vương chống Pháp trở về; tất cả nay cũng chỉ là ký ức!

    Reply
    1. minh triết

      Tôi bắt đầu đi học ở quê nhà. Sau bao năm lưu lạc dưới nhiều maí trường cũng được về Qui Nhơn học năm cuối Trung học.Nỗi nhớ về quê hương nên thời gian học ở đây tôi thường về quê.Tôi cũng như mọi người đều rất ngán ngẩm vì các lối đi nào cũng đều lội qua sông. Ba ông cháu tôi rất biết ơn sự chia sẻ, đùm bọc của Chánh trong những năm tháng chiến tranh.Người dân trong xã nói chung và thôn ta nói riêng đều ghi nhận sự đóng góp tích cực của Chánh trong sự phát triển mọi mặt của xã.
      Ký ức tuổi thơ, tuy mỗi người mỗi hoàn cảnh, điều kiện sinh sống khác nhau nhưng đã đọng lại cho mỗi chúng ta những kỹ niệm khó quên.
      Xã ta thuần chất là nông nghiệp nên tôi rát bái phục ông bà đã chú trọng về thủy lợi qua các bờ xe.Giờ đây, các bờ xe ấy được thay rhế bằng những trạm bơm điện, ì ạch ngày đêm, mang dòng nước mát, phù sa làm trù phú cho cánh đồng quê nhà.
      Quê hương và dòng sông Côn mãi mãi là những hình ảnh đẹp.

      Một chiều nao trở lại sông Côn
      Nỗi nhớ thương ai cứ dập dồn
      Đêm trăng sáng in hình hồ nước
      Bên nhau mà thơ thẩn bồi hồi

      Một chiều nao về lại quê hương
      Vui cùng bè bạn lúc đến trường
      Đồng quê gió mát mùa lúa chín
      Vườn cây e ấp những giọt sương

      Một chiều nao trở lại nhà xưa
      Liêu xiêu, hoang vắng giậu rào thưa
      Cổng rong rêu um tùm cỏ dại
      Một thời bom đạn với nắng mưa

      Chiều nay về bến cũ thân thương
      Bâng khuâng, hiu quạnh bước trên đường
      Dòng chảy hững hờ theo năm tháng
      Hỡi người ngày ấy có vấn vương.

      Reply
  9. Nguyen Minh Chau

    Anh! Qua doan van ngan cua Anh, em không bao giờ quên nhưng nơi và những con đường thời thơ ấu hai anh em đã sống cùng ông nội. Nhưng lần về thăm quê đều ghé thăm nhà cũ và đi trên nhưng con đường đầy kỹ niệm. Cảm ơn anh đã nói lên những cam nhan, tình cảm mà bấy lâu chưa nói lên đươc. Nơi đây ngoài những kỹ niệm thời thơ ấu, ngoài tình cảm ông nội, còn có các bác, các chú, các anh đã dành cho hai anh em minh, tinh cam nhu ruot thit, chia se, bu dap, thoi gian song ông nôi, thiếu vắng tình cảm cha mẹ. Nhớ bác gai cửu Kham, bác bảy Diệp, bác Tám Xuyến ……đã quan tâm, chia sẽ ong chau nha minh những lúc giáp hạt, lut lội, những ngày giap Tết…..nhớ ban hoc Chánh, cu Chú…… Con đường qua An Thái, hay xuống Đập đá cùng ông nội, con đường về quê ngoại có con rắn nằm ngang đường,…..nhớ cây sung Bầu sấu cùng Chánh leo lên hái những buổi trưa hè….. Nhà ông nôi nằm ngay trung tâm cũa xã, có trụ sở xa, trường học, tram xá, chợ….. sinh hoạt hằng ngày có nhiều người qua lai trước nhà……. Kỹ niệm thời thơ ấu không kể hết được, …..Cảnh cũ giờ đay không còn như xưa nữa. Nhớ lắm Anh.

    Reply
    1. minh triết

      Cảm ơn Châu đã chia sẻ và ghi lại những ký ức tuổi thơ đầy xúc động mà khi đoc qua cảm thấy rưng rưng nứoc mắt . ” nước mắt chảy xuôi ” , khi gian khổ còn ông bà, cha mẹ, đến lúc cơ ngợi , sự nghiệp sung túc thì chẳng còn…
      Xin mượn lời bài hát ” Quê hương “của tác giả Nhạc Giáp Văn Thạch – Thơ Đỗ Trung Quân thay lời muốn nói.

      “Quê hương là chùm khế ngọt – cho ta trèo hái mỗi ngày – Quê hương là đường đi học – con về rợp bóng vàng bay.
      ………………………..
      Quê hương mỗi người chỉ một – như là chỉ một mẹ thôi – Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành NGƯỜI !!! “

      Reply
  10. Người phương xa

    Tôi người Bình Định. Rời quê hương 1975. Thỉnh thoảng về thăm ông bà đang yên nghỉ trên mảnh đất xưa.
    Tôi vui khi có bài, viết về quê tôi. Tôi cũng rất tiếc khi phải nêu vài ý kiến về vấn đề lịch sử và lỗi chính tả.
    1/ Từ “BẦU SẤU” – Ngay từ câu 3 trong bài thơ, và rất nhiều trong toàn bộ bài văn. Theo tôi, đây là một địa danh lịch sử, cần viết chuẩn xác là BÀU SẤU.
    2/ Còn một số từ khác như KỲ ĐỒNG, đây là một căn cứ cũng đi vào lịch sử – không phải Kỳ đông (viết chữ thường như tác giả MT!)
    3/ Tác giả viết: “ông nội kể ” Trước đây là cái am thờ các Nghĩa quân Tây Sơn, sau trận Thủy chiến ở Bầu Sấu, tương truyền máu đỏ loang cả ngã ba sông ”
    * Câu này tg Minh Triết ghi chưa rõ, dễ hiểu lầm là nghĩa quân được thờ tại am, do anh em nhà Tây Sơn lãnh đạo đã hy sinh trong trận chiến ở Bàu Sấu (!)
    * Theo hiểu biết của dòng họ tôi và lịch sử : Bàu Sấu nổi tiếng và đi vào sử sách là vì nơi đây đã diễn ra một sự kiện bi hùng, gắn liền với tên tuổi của vị Nguyên Soái anh hùng Mai Xuân Thưởng (không phải anh em nhà Tây Sơn lãnh đạo).
    Đã là lịch sử, tôi nghĩ nên chuẩn xác. Cảm ơn tác giả Minh Triết & BBT HX đã đọc.

    Reply
  11. minh triết

    Các ý kiến đóng góp của anh xin được trả lời như sau:
    1/ Chữ Bàu hay Bầu , tôi nghĩ cũng như nhau. Từ xưa đến giờ tôi vẫn nghe chũ BẦU , tôi trích nguyên văn theo tác giả Bùi Thúc Khán .( Tất cả tôi để trong ngoặc kép đều là nguyên văn )Mong anh đọc lại
    2/ Địa danh Kỳ Đồng, anh nói rất đúng. Sơ suất do tôi đánh máy sai . Có lẽ nhờ Admin. HX sửa giúp . Cảm ơn.
    3/ ” Tương truyền máu đỏ loang cả ngã ba sông “. cái am này có sau khi có trận thủy chiến ác liệt do Tướng quân Mai Xuân Thưởng chỉ huy. trong phong trào cần vương chống Pháp.Câu này cũng sơ suất đánh máy. Lần nữa nhờ Admin. HX chỉnh giúp như sau: ” Trươc đây là cái am thờ nghĩa quân cần vương chống Pháp…” Những gì anh nói cũng trùng hợp với dẫn chứng tôi đã nêu trên của Tác giả Bùi Thúc Khán. Chân thành cảm ơn anh đã đóng góp xây dựng . Mọi thiếu xót mong được bỏ qua

    Reply
  12. HN Tín

    Ký ức tuổi thơ nơi mình chôn nhau cắt rốn chắc không ai trong mỗi chúng ta quên đuợc cho dù có lưu lạc đến tận phuơng trời nào.Bài viết của anh cũng gợi cho tôi nhớ về thời tuổi trẻ của mình, đốn củi, tắm sông, bắt cá,đánh giặc giả cùng các bạn thân thuơng và nó mãi theo mình cho đến tận bây giờ.

    Reply
    1. minh triết

      Tuổi thơ của chúng ta hầu hết đều ở miền quê. Tôi cũng như HN Tin, dù phải lưu lạc nhưng với tinh thần hiếu học cũng giúp chúng ta vượt qua trở ngại
      Tuổi thơ mãi là nhũng hình ảnh đẹp, khó quên trong lòng mỗi người. Chính việc làm khi ấy đã cho ta tinh thàn tự lập, trưởng thành.
      Cảm ơn HN Tin đã đồng cảm . Chúc bạn sức khỏe, hạnh phúc.

      Reply
  13. Trần Xuân Thân -1949

    Trong cách nghe , cách nói , một số từ khó phân biệt theo âm địa phương , khi viết thì phải viết đúng ngữ pháp tiếng Việt. Tôi đồng ý với anh NPX về địa danh “Bàu Sấu”. Anh Minh Triết search trong Google xem .Hoặc tham khảo ý bạn bè.
    Tài liệu anh Minh Triết dùng , anh trích nguyên văn .Có thể họ cũng sai do đánh máy ….. Tôi có xem “Bùi Thúc Khán – Giai phẩm Tây Sơn….. 2000” , bài viết dùng chữ Bàu Sấu.
    Tôi cảm ơn anh chia sẻ kỷ niệm tuổi thơ . Tôi đang nhớ quê nhà.

    Reply
    1. minh triết

      Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Thân. Có lẽ do cách phát âm của địa phương lâu rồi thành thói quen. Thí dụ, nguyên gốc trước kia là Đại Bườn (G ? ), sau đọc là Đại Bình.như ngày nay.Viết về đề tài quê hương là một việc rất khó, đòi hỏi độ chính xác cao mà với tuổi thơ ” ăn chưa no, lo chưa tới cộng vốn hiểu biết cũng như tài liệu lắm lúc sao chép chưa chuẩn thì thiếu xót khó tránh khỏi. Cảm ơn các anh đã quan tâm, chia sẻ, đóng góp xây dựng cho bài viết thêm sáng tỏ. Bản thân rất vui và trân trọng. Chúc các anh sức khỏe và những ngày xa quê có nhiều niềm vui

      Reply
  14. Người phương xa

    Tôi vào http://maxreading.com/sach-hay/binh-dinh/mai-xuan-thuong-bui-thuc-khan-31143.html.
    Đọc thêm tài liệu . Thấy đoạn này :
    “………..
    – Bàu Sấu, tên chữ là Ngạc Ðàm, ở dưới chân phía tây núi Kỳ Ðồng, nằm giữa thôn Ðại Bình và Thiết Tràng (An Nhơn). Xưa kia có một con cá sấu ở nơi bàu, sau bị lụt trôi đi mất. Bàu chỉ lớn độ vài ba mẫu, nước sâu không bao giờ cạn, qua lại phải dùng đò.
    ………..
    Nam California, tiết Quí Ðông Kỷ Mão
    BÙI THÚC KHÁN
    Giai Phẩm TÂY SƠN Xuân Canh Thìn 2000 “
    *****
    Trong reply comment – tg MT viết: “Chữ Bàu hay Bầu , tôi nghĩ cũng như nhau. Từ xưa đến giờ tôi vẫn nghe chũ BẦU , tôi trích nguyên văn theo tác giả Bùi Thúc Khán .( Tất cả tôi để trong ngoặc kép đều là nguyên văn )……
    *****
    Đối chiếu tài liệu tôi đọc và đoạn tg MT trích “nguyên văn” ghi phía trên tấm hình…. Tôi thấy: tg MT đã viết khác đi vài chữ: “Bầu sấu.. – ..ở nơi bầu – Bầu chỉ lớn – ……”. Vậy là không đúng nguyên văn chữ “BÀU” theo BTK.
    Theo tôi, chữ “Bàu & Bầu” có ý nghĩa khác nhau.
    *****
    Viết hay trích dẫn có liên quan yếu tố lịch sử – tg nên cẩn thận vì có thể nhiều người tham khảo và nếu thế hệ con cháu ta đọc sai, hiểu sai – thì!…….
    CHÚC SỨC KHỎE TÁC GIẢ.

    Reply
    1. minh triết

      Được các anh quan tâm đóng góp xây dựng là việc rất quý. Bản thân nhận thiếu xót và không nói gì thêm. Rất cảm ơn anh. Chúc sức khỏe và có nhiều niềm vui.

      Reply
  15. Kim Đức

    Nhờ bài viết “Ký Ức Về Một Miền Quê” của anh MT, mình biết thêm một địa danh Bàu Sấu đã từng in đậm dấu son lịch sử với tên tuổi Mai Xuân Thưởng mà mình chỉ biết qua sách vở. Cám ơn anh Minh Triết. Chúc vui.

    Reply
    1. minh triết

      Khi còn nhỏ chỉ nghe loáng thoáng, những năm dài xa quê nên cũng chưa rõ nơi mình ở cũng là một địa danh lịch sử.Do vậy bản thân cũng rất tự hào , mong sao có sự đóng góp xây dựng con đường hoặc cầu qua Bàu Sấu để quê nhà được phát triển hơn. Cảm ơn Kim Đức đã đọc bài viét.

      Reply
  16. Nguyen Minh Chau

    Tôi la em ruôt Anh Triết, xin lôi anh Người Phương Xa, Trần xuân Thân, tuổi như các Anh và Anh Triết trên 65 tuổi mà còn gỏ lên được các dòng chữ này là khó, lỗi về chính tả là khg tránh khỏi. Các anh xem là xem cái hồn của bài viết, có truyền cảm không, có để lại ấn tượng gì cho các Anh không? Chứ không phải về lỗi này lỗi nọ.( Đây là một cảm nhận, ghi lại những kỷ niệm thời thơ au, khong phai bai hoc lich su) ngừoi ta nói ngừoi Bình định không làm lớn nỗi bời vì chỉ chú ý những cái nhỏ nhặt, mà quên nội dung, quen nhung cai lon hon, tôi nghiệm là đúng. Tôi viết có gì không phải xin lỗi 2 anh lân nữa, Cảm ơn Anh đã đọc và có lời chia sẻ với bài viết của anh tôi.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.