Hồng Thu

Prsimmon, oil painting by Fran Di Giaromo

Mùa Xuân trước, tôi có bài viết  Ngày Xuân Thơ Xuân Haiku Xuân, ghi lại một số thơ Xuân của ba nhà thơ lỗi lạc hàng đầu cùa Nhật: Thiền sư Matsuo Bashô/Ba Tiêu – người khai sinh haiku – Yosa Buson, và Kobayashi Issa, trong số hàng ngàn thi sĩ tài danh khác của đất Phù Tang.

Haiku –  tinh hoa văn hóa Nhật – được cả trên 50 quốc gia trên thế giới hưởng ứng đón nhận, phổ biến rộng rãi trong ngành giáo dục cũng như văn học nghệ thuật. Nhiều thi sĩ Tây phương say mê sáng tác loại thơ độc đáo này, như Charles Beaudelaire, George Sabiron, Jacques Prévert, Jules Renard, Octavio Paz, Paul Eluard, Paul-Louis Couchoud, Paul Verlaine, R.H. Blyth, R.M. Rieke, Victor Hugo, Vladimir Devidé…và chuyển haiku sang tiếng Anh, Pháp hay Tây Ban Nha.

 

Mạn phép thoát chuyển một số bài, dựa trên những bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, nên xin lượng thứ cho người viết khi diễn đạt đã có lúc đặt tâm tư mình vào tâm người, và còn chịu đậm âm hưởng vần điệu. Nhắc lại lời Robert Frost: “Poetry is what gets lost in translation” (thi ca lạc hướng trong chuyển dịch.) Những bản thoát chuyển của người viết dùng màu xanh để dễ dàng phân biệt. Một số bài thơ có Nhật ngữ chỉ để làm đẹp bài, vì thú nhận là người viết không biết tiếng Nhật.

Trong bài viết này, mùa Thu, và đặc biệt Hng Thu – trái hồng, lá hồng – là đề tài  của nhà thơ lỗi lạc hàng thứ tư của Nhật, chuyên cảm tác về hồng của mùa Thu: Thiền sư  Masaoka Shiki .

Masaoka Shiki 正岡 子規, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1867 tại Matsuyama và qua đời ngày 19 tháng 9 năm 1902 tại Tokyo, hưởng dương 35 năm. Tên thật là  Masaoka Noboru (正岡 ), nhưng vì mắc bệnh lao và hay thổ huyết, nên ông lấy bút hiệu Shiki từ Nhật ngữ hototogisu tức là tên chim coucou quốc quốc hay Đỗ Quyên, có tiếng hót áo não nhỏ máu tươi hồng.

Chim Đỗ Quyên của Shiki cũng như của tôi yêu quý, là Mourning Dove, Zenaida macroura, chim quốc-quốc-tang màu nâu nhạt, đuôi rẽ quạt trắng, có tiếng kêu áo não, thuộc gia đình bồ câu Columbida, trong số có bồ câu trắng, bồ câu xám, cu đất, cu ngói, cu cườm …

Chuyện kể vua Đỗ Vũ nhà Thục bên Tàu mất nước, chết thảm hóa thành chim, mỗi độ Xuân về bi ai cất tiếng thương tiếc cố quốc, xao xuyến hót não lòng nhỏ lệ rơi xuống thành những giọt máu tươi…

Đỗ Quyên đề huyết, tử quy ai minh.

Đỗ Quyên khóc thành máu/ quay về kêu áo não.

Đỗ Quyên còn mang tên Tử Quy là vậy.

Thiền sư Masaoka Shiki là người thứ tư trong bốn bậc thầy về thơ haiku Nhật Bản. Trong khi  ba vị kia, Thiền sư Matsuo Bashô/Ba Tiêu – người khai sinh haiku – Yosa Buson, và Kobayashi Issa, là những nhà tiên phong haiku trong giới thượng lưu trí thức xa lìa quần chúng, thì  Masaoka Shiki đem haiku phổ cập vào dân gian,  đem  hiện thực đi liền tưởng tượng, chủ quan kề cận khách quan, thấy hư lồng trong thực, thấy có trong không, hiện tại nối quá khứ liền tương lai, thổi luồng sinh khí vào thơ và làm sống động thể văn ngắn này.

Tuy nhiên, Masaoka Shiki vẫn tôn trọng hình ảnh thiên nhiên đặc biệt truyền thống Nhật nhưng đổi mới, với luồng sinh khí ảnh hưởng Tây phương, lồng tư tưởng vào hình tượng.

Ngoài thi tài,  Masaoka Shiki còn viết văn, vẽ, viết bình luận, làm báo… Bên dưới là tranh chân dung tự họa:

Bài thơ nổi tiếng của Masaoka Shiki  được phổ biến khắp thế giới là bài Cn Hng viết cuối tháng 10, 1895, xin trang trọng nhắc lại để tưởng niệm:

柿くへば鐘が鳴るなり法隆 kaki kuebakane ga narunari

Hōryū-ji

I bite into a persimmonand a bell resounds—

Hōryū-ji

răng cắn ngập trái hồng

tiếng đại hồng chung Chùa Pháp Long

vẳng vang vọng… booong…

image003

Đại hồng chung Chùa Nhật
http://www.01.246.ne.jp/~yo-fuse/bungaku/kakikueba/kakikueba.html

カブリツク熟柿ヤ髯ヲ汚シケ Kaburitsukujukushi ya hige o

yogoshikeri

I sink my teethinto a ripe persimmon—

it dribbles down my beard

cắn răng vào thịt hồng

mật ngọt giòng giòng tuôn tứa tuôn

râu đầm đầm ướt đẫm…

image004

Persimmon tree, ink & color on paper, Sakaj Hoitsu, Edo period

image005
1.9″ W x 6.1″ H, Block (kaisho),

三千の sanzen no
俳句を閲し haiku wokemishi
柿二つ kaki futatsu

three thousand haiku                              ba ngàn bài haiku

I have read through, and now –             ta đã từng đọc qua, và chừ – two persimmons còn hai trái hồng thu

ba ngàn bài haiku

ta đã say mê đọc, và chừ –

hai trái hồng đỏ rừ…

一桶の水うちやめばほろほろと

露のたま散る秋草の花

hitooke nomizu uchiyameba

horohoro to

tsuyu no tama chiru

akikusa no hana

the bucket’s waterpoured out and gone,

drop by drop

dew drips like pearls

from the autumn flowers

nước trong thùng rò rỉ hết

từng giọt từng giọt ngọc trong veo

rụng từ lá thu vèo…

yuku ware nitodomaru nare ni

aki futatsu

I am goingyou’re staying

two autumns for us

tôi sắp sửa giã từ

các bạn chừ đang còn lưu lại

hai Thu cho chúng ta…

Thủ bút của Masaoka Shiki ghi ba bài thơ cuối đời

Thủ bút của Masaoka Shiki ghi ba bài thơ cuối đời

鶏なくや torinaku ya dưới chân núi Phú sĩ

小富士の麓 kofuji no fumoto văng vẳng tiếng gà râm ran gáy

桃の花 momo no hana một cánh hoa đào rơi

故郷は furusato wa tít tắp quê nhà  xa

いとこの多し itoko no ooshi ta còn nhiều anh em họ hàng

桃の花 momo no hana và ngàn đóa hoa đào

松の根に matsu no ne ni dưới gốc cây thông già

薄紫の usumurasaki no e ấp đóa hoa màu tim tím

菫かな sumire kana của một khóm rau cần.

Bia tưởng niệm Masaoka Shiki tại đô thị Matsuyana

Tảng đá bia tưởng niệm Masaoka Shiti  dựng trước khu bảo tàng lưu niệm phía Tây Bắc tại đô thị Matsuyana, Ehime,  ghi ân một tài hoa cải tiến sinh động thơ haiku.

Bia khắc chữ Nhật, dịch ra tiếng Anh “ Come as old when such revenues of rice Braced this Castle Town”.

118 năm sau bài thơ Cn Hng của Masaoka Shiki sáng tác vào tháng 10, 1895,  gom lại một số bài haiku Mùa Thu – Hng Thu – tôi trang trọng viết bài này để tưởng niệm một thi tài yểu mệnh.

***

Hoa bang, tháng 10 2013

Trần thị LaiHồng

Chú thích:

–         en.wikipedia.org/wiki/Masaoka_Shiki

–         http://www.cc.matsuyama-u.ac.jp/~shiki/kim/shikiautumn.html

–         http://terebess.hu/english/haiku/shiki.html

–         http://www.metmuseum.org/toah/works-of-art/57.156.3

–         Đại hồng chung Chùa Nhật
http://www.01.246.ne.jp/~yo-fuse/bungaku/kakikueba/kakikueba.html

–         Thủ bút cuối đời:

http://www.cc.matsuyama-u.ac.jp/~shiki/kim/newlast3haiku.html

–         Bia tưởng niệm Matsaoka Shihi

http://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%83%95%E3%82%A1%E3%82%A4%E3%83%AB:Shiki_Masaoka_stone_monument_is_recognized_as_one_of_the_symbols_of_Matsuyama-City.JPG

–         Ngày Xuân Thơ Xuân Haiku Xuân, Trần thị LaiHồng

http://huongxua.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1868&lang=vi

http://khoahocnet.com/2012/02/06/tr%E1%BA%A7n-th%E1%BB%8B-laih%E1%BB%93ng-ngay-xuan-th%C6%A1-xuan-haiku-xuan/#more-3561{jcomments off}

Leave a Reply

Your email address will not be published.