Đôi Nét Về Trần Quốc Tuấn(1232 – 1300)

Viết bởi Lão Bà Bà

 

Tượng Trần Hưng Đạo ở làng biển Hải Minh, thành phố Quy Nhơn. Hải Minh là một làng biển nhỏ nằm trên bán đảo Phương Mai. Được khởi công năm 1972 và hoàn thành năm 1973, tác giả thiết lập đồ án và điêu khắc tượng đài Trần Hưng Đạo là kiến trúc sư Đàm Quang Việt, với sự trợ giúp của ông Mai Trọng Truật – Giám đốc công trường. Kinh phí xây dựng do Hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo tổ chức quyên góp.

1) Quê Quán

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn: quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay. Sinh ra ở kinh đô Thăng Long.

2) Gia đình

Trần Hưng Đạo là con trai thứ 3 của Khâm Minh Đại Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu (vợ thứ nhất của Trần Liễu).

Năm 1237, Thái Tông lấy Lý hoàng hậu mãi không có con, Thái sư Trần Thủ Độ đưa Thuận Thiên công chúa (vợ thứ hai Trần Liễu, có thai ba tháng vào làm Hoàng hậu thay thế. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại. Để bảo vệ tính mạng Trần Quốc Tuấn người cô ruột là Thụy Bà Công Chúa nhận ông làm con nuôi. Lực lượng Trần Liễu quân yếu, thế cô phải xin đầu hàng. Thái Tông thương anh và xin với Trần Thủ Độ nên Trần Liễu được tha tội, nhưng quân lính dưới trướng đều bị giết.Trần Liễu nuôi chí phục thù rèn luyện Trần Quốc Tuấn.thành người văn võ song toàn.

Năm 1251, Trần Liễu đau nặng trước khi mất trăn trối với Trần Quốc Tuấn hãy vì mình dành lại cơ đồ.

3)Sự nghiệp:

a) Năm 1257 quân Mông Cổ dưới quyền Ngột Lương Hợp Thai xâm lăng nước ta.Vua Trần Thái Tông cử ông làm tiết chế đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới. Ban đầu, quân Trần Hưng Đạo thua phải dùng chiến thuật thảo dã kiềm chế sức tiến của địch và phản công. Quân Mông Cổ bị đánh đuổi không lâu sau đó (1258). Ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp.

b)Quân Mông Cổ vẫn lớn mạnh ở phía bắc, thành lập nhà Nguyên, tiêu diệt Nam Tống năm 1279, Vua tôi nhà Trần chuẩn bị chiến tranh. Trần Quốc Tuấn mở trường dạy võ chiêu mộ anh tài như:Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Hành…

Năm 1281, cuộc đấu tranh ngoại giao giữa Đại Việt với nhà Nguyên đang ở trong thời kì rất căng thẳng. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt liên tiếp xuống chiếu bắt vua Trần phải sang chầu. Để kéo dài thời gian hòa hoãn nhằm có đủ cơ hội chuẩn bị thật chu đáo cho cuộc đọ sức bằng lực lượng vũ trang, vua Trần lúc ấy là Trần Nhân Tông (1278 – 1293) đã sai chú họ là Trần Di Ái (còn có tên là Trần Ái) thay mình sang chầu vua Nguyên. Hốt Tất Liệt chớp ngay lấy cơ hội đó, phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương, bọn tùy tùng Trần Di Ái cũng đều được nhận quan tước, xong, sai Sài Thung (cũng có người đọc là Sài Xuân) đem một ngàn quân đi hộ tống Trần Di Ái về nước. Tình hình đã căng thẳng lại càng có phần căng thẳng hơn. Phải đối phó với Sài Thung ra sao? Sách Đại Việt sử kí toàn thư (quyển 5, bản kỉ, tờ 41a và 41b) có một đoạn chép như sau:

Thung ngạo mạn vô lý cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, quân sĩ Thiên Trường ngăn lại. Thung dùng roi ngựa quất họ bị thương ở đầu. Đến điện Tập Hiền, thấy chăng đầy màn trướng, hắn mới chịu xuống ngựa. Vua sai Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Thung nằm khểnh không ra. Quang Khải vào hắn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn nghe thấy thế, tâu xin đến sứ quán xem Thung làm gì. Lúc ấy Quốc Tuấn đã gọt tóc, mặc áo vải. Đến sứ quán, ông đi thẳng vào phòng. Thung đứng dậy, vái chào và mời ngồi. Mọi người đều kinh ngạc, bởi cứ ngỡ người gọt tóc, mặc áo vải này là nhà sư phương Bắc. Ông ngồi xuống pha trà, cùng uống với hắn. Sau, người hầu của Thung nhận ra ông, cầm cái tên chọc vào đầu Quốc Tuấn đến chảy máu, nhưng sắc mặt Quốc Tuấn vẫn không hề thay đổi. Khi về, Thung ra tận cửa tiễn ông

Đầu năm 1285, quân Nguyên Mông lại ào ạt tiến công vào phía bắc và vùng Thanh Hóa-Nghệ An. Quân đội nhà Trần thất bại. Trần Hưng Đạo phải thu quân về Vạn Kiếp. Thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp, Toàn bộ quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp, về Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long. Trần Hưng Đạo rút quân. Quân Nguyên vào Thăng Long rồi tiến xuống Thiên Trường (vùng Nam Định) đuổi theo vua Trần. Vua Trần phản công và thất bại. Ông đưa thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông  về vùng bờ biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay. Tháng 5 năm1285), ông vạch kế hoạch tổng phản công. Sau các trận thắng ở Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp,… quân dân nhà Trần đã tiến vào Thăng Long, hoàng tử Thoát Hoan nhà Nguyên bỏ chạy. Quân nhà Trần đuổi theo đến tận biên giới. Quân Trần giết được tướng Nguyên là Toa Đô và Lý Hằng; còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn về Tàu.

c)Cuối năm 1287, nhà Nguyên xâm lược lần thứ ba. Thoát Hoan tiến thẳng vào từ phía bắc và đông bắc. Sau những trận đánh biên giới, quân Trần rút lui về Thăng Long phòng thủ. Tháng 2 năm 1288, quân Nguyên đánh thành, quân Trần nấp trong thành bắn tên đạn ra Trần Hưng Đạo dùng chiến thuật du kích. Quân Nguyên bao vây tấn công không có kết quả đành rút lui. Thoát Hoan bỏ Thăng Long về hành dinh Vạn Kiếp. Do bị thiếu lương và bệnh dịch, Thoát Hoan rút lui. Thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, Bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy. Trần Hưng Đạo bố trí lực lượng mai phục ở cửa sông Bạch Đằng trực tiếp tổ chức tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi, Bắt sống Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và Tích Lệ Cơ. Thoát Hoan dẫn quân bộ tháo chạy theo đường Lạng Sơn, dọc đường bị quân Việt đón đánh thua tơi tả.

Tháng tư năm 1289 luận công ba lần đánh Nguyên Mông Trần Hưng Đạo được phong tước Hưng Đạo đại vương. Nhân dân kính trọng lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp. vua Trần Thánh Tông, ví ông với Thượng phụ (tức Khương Tử Nha) Ông được nhân dân cả nước tôn vinh là “Đức Thánh Trần”.

Tháng Sáu (âm lịch) năm 1300, Trần Hưng Đạo ốm nặng .Qua đời tháng 8 âm lịch năm nầy.

4)Tác phẩm:

-Hịch tướng sĩ

-Binh thư yếu lược

-Vạn Kiếp tông bí truyền thư

5) Tài – Đức

– Vị tướng giỏi, sáng tạo với các chiến lược: thảo dã (vườn không nhà trống) trong hai cuộc chiến chống quân Nguyên (lần 1và 2), chiến tranh du kích (lần ba), lợi dụng thủy triều trong chiến tranh đường thủy (sông Bạch Đằng).

-Biết  thu phục nhân tài, học sĩ:Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Trương Hán Siêu,  Nguyễn Thế Trực v.v….

-Đặt quyền lợi Tổ quốc trên gia đình, dù nhận lời trăn trối của phụ thân nhưng vẫn tận tụy phục vụ ba đời vua nhà Trần:  Thần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, vì nước giải tỏa hiềm khích với Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư.

– Lòng yêu nước thể hiện câu nói bất khuất với vua Trần Nhân Tông: “Xin Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng.”

-Giản dị khi sống cũng như chết: lời trăn trối với con: “Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục.”

Nguồn :

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%C6%B0ng_%C4%90%E1%BA%A1o

https://vi.alongwalker.co/tuong-tran-hung-dao-s56062.html

Leave a Reply

Your email address will not be published.