Một mảnh đời tôi : MẸ

Mở cánh cửa xe bước ra ngoài, một làn gió mát lạnh lùa vào làm tôi tỉnh táo không còn những cơn ngáp dài trên xa lộ đeo theo. Trước khi rút chìa khóa tôi liếc qua chiếc đồng hồ trong xe để tin chắc mình đến đúng sau bửa ăn điểm tâm kịp đưa mẹ dạo vườn để nhân viên tiện việc lau chùi, dọn phòng

Mẹ tôi được chuyển vào khu dưỡng đường nầy gần một tuần nay sau ca mổ ráp xương hông do bị té gãy. Bốn lần trong tuần mẹ tôi được bác sĩ đến hướng dẩn trị liệu để đôi chân và cơ thể sớm hồi phục và di chuyển bình thường. Nhìn mẹ tiều tụy lòng tôi quặn thắt

Nở nụ cười thật vui những lần thấy tôi vào thăm, mẹ bảo tôi ngồi cạnh uống trà nóng và trao cho tôi chiếc bánh ngọt mà mẹ để dành cho tôi. Dưới mắt mẹ,tôi vẫn mãi là đứa bé. Tôi thong thả vì hôm nay mẹ tôi không phải đi tập và cũng là ngày nghỉ giữa tuần của tôi. Không chờ cô nhân viên đến, tôi giúp mẹ làm vệ sinh cá nhân rồi thay áo quần, vớ giày… Sau khi choàng khăn cho mẹ tôi nhấn chuông gọi cô nhân viên vào phụ tôi dìu mẹ vào xe lăn,

Tia nắng ấm dịu vào cuối thu thật nhẹ nhàng khoai khoái. Mẹ tôi hỏi han và rất áy náy vì tôi quá đa đoan bận rộn vậy mà nay phải vào thăm mẹ mỗi ngày. Gia đình chúng tôi đơn chiếc, hai đứa tôi thường thay phiên nhau vào chăm lo. Mẹ tôi không rành tiếng Mỹ, may mà nơi đây có được hai y tá và ba nhân viên dọn dẹp người Việt. Muốn có thời giờ chơi với mẹ, những lần thăm nuôi tôi thường chọn buổi chiều ngày đi làm để đỡ kẹt xe và trễ hẹn với khách.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ dạo chơi ngoài sân, mẹ muốn tôi đẩy xe vào trong để đi xem vòng quanh khu dưỡng đường. Gian nhà ăn rộng lớn có sân khấu và dàn nhạc với chiếc đàn piano. Hôm nay thực đơn buổi trưa có món đậu hủ kho thịt. Tôi có nghe có nhiều bệnh nhân Việt Nam ở đây. Trong này còn có phòng làm móng tay, móng chân và tóc.

Tuần sau đó cũng vào ngày nghỉ tôi đến sớm thăm mẹ với hy vọng là gặp được giađình con gái và rể của bà Thomson, họ cũng sẽ vào thăm bà sáng nay. Bà Mỹ nầy được đưa vào ở cùng phòng với mẹ tôi đã ba hôm rồi. Những buổi chiều vào thăm, tôi thấy bà luôn nằm im lìm, Có lần thấy bà ú ớ ra dấu với người nhà, lòng tôi ái ngại lắm. Chùm tóc đỏ trước trán cùng cái tên Thomson của bà làm tôi liên tưởng đến một người khách năm xưa; người khách ấy có một lần quay trở lại tiệm vì quên cho tôi tiền tip mà bị đụng xe.

Căn phòng nhộn nhịp với tiếng trẻ em khóc và tiếng trò chuyện của một cặp vợchồng trẻ, Bà thomson được người con gái chải tóc, quấn khăn, đội mũ. Chàng thanh niên trẻ đang đem chiếc xe lăn đến bên cạnh rồi bồng xốc bà lên đặt vào xe.

Tôi lặng lẽ đến ngồi cạnh mẹ, rót nước trà mời mẹ uống tráng miệng. Mẹ tươi tỉnh và tiến bộ thấy rõ, đã tự mặc áo và xoay người được rồi. Khi tôi phụmẹ mặt quần tây và mang vớ giày vào, mẹ nói nhỏ vào tai tôi:

-Con gái bà cụ nói rành tiếng Việt khi chào hỏi mẹ đó.

-Cô ấy tên Kim Lan hả mẹ? Ồ thiệt sao… ? Tôi lẩm bẩm một mình.

Hóa ra đây là bà khách nhân hậu của tôi mười tám năm trước. Tuần nào bà Kristine thường đến tiêm của tôi. Chồng bà, ông Thomson là cựu chiến binh Việt Nam. Hai người có nuôi cô bé mồ côi Việt Nam tên là Kim Lan Kayle. ngày đó chỉ lên ba Ngày cô bé này vào đại học có học bổng của thành phố Boston, ông bà về hưu muốn gần bên con nên dời khỏi Cali. Vài năm đầu chúng tôi liên lạc thường xuyên vơí nhau, rồi sau đó tôi bán nhà ,sang tiệm. Nghe ông cụ bị lẫn làm bà vất vả nhiều trong việc chăm sóc nên phải đưa ông vào Nơi có y tá và nhân viên phục vụ cho người già bịnh Vì thay đổi số điện thọai, tôi mất liên lạc với ông bà Thomson. Và ông đã không bao giờ tỉnh dậy sau một giấc ngủ ngàn thu vì lên cơn đau tim.  Nghe xong câu chuyện chúng tôi vô cùng nghẹn ngào ôm chầm lấy nhau.Mắt ngấn lệ đỏ hoe, hai tay bà Thomson run rẩy, miệng ú ớ… Có lẽ  bà hiểu được nhờ con gái viết và ra dấu cho bà,

Sau cơn tai biến  mạch máu não miệng bà bị méo qua một bên, có lẽ lưỡi cũng bị rút vào nên bà nói lọng ngọng ú ớ. Căn bệnh hiểm ác đã xóa nhòa đi hình ảnh quí phái của bà ngày xưa.

Chúng tôi ra ngoài sân quay quần bên nhau.

– Cháu lập gia đình hơn hai năm rồi bác ạ !

-Làm sao mà gia đình cháu lại trở vê Cali ?

-Dạ anh Brian chồng cháu được hãng thuyên chuyển về làm cho một chi nhánh năng lượng mới mở năm ngoái ở gần Mission Viejo. Mẹ cháu bị bênh thống phong không chiụ nổi khí hậu lạnh, hơn nữa có dì Beth, em của mẹ cháu ở ngay Mission Viejo rất rảnh rổi và vẫn thường đên chơi với mẹ cháu mỗi ngày.

-Vì hai bé gái sanh đôi, chắc cháu bận nên chỉ có Brian đi thăm nuôi ?

– Dạ cũng nhờ dì Beth chứ không vợ chồng cháu bây giờ không biết ứng phó như thế nào nữa.

– Bác vẩn thon gọn như ngày nào, không mấy thay đổi.

-Cháu lên cân nhiều, xấu hổ quá bác ơi

-Đừng lo cháu , để rồi coi… Nó hành cho vài trận bỏ ăn mất ngủ…rồi thấy

-Không ngờ cả gia đình cháu được găp lại bác và cụ hôm nay,may quá. Cháu định bụng hôm nào rảnh sẽ ghé tiệm hỏi tin tức bác đó.

**********************

Tôi đặt bình hoa và dĩa trái cây xuống mộ mẹ, tay nắm chặt xâu chuỗi hạt Bồ Đề mà bà Thomson trao  tặng cho mẹ tôi nhân ngày mẹ bình phục xuất viện. Xâu chuỗi ấy  chính bà  đã thỉnh cho mình trong chuyến đi viếng chùa ở Ân Độ  với ông Thomson để học thiền và hành thiền trứớc ngày bà bị bại . Có lẽ bà biết sẽ còn ở lại khu điều dưỡng nầy lâu hơn vì đứt dây thần kinh chính  khó mà trở lại bình thường để xử lại dụng xâu hạt bồ đề

Mùi thơm của hương hoa trầm quyện vào gió khiến tôi hình dung ra ánh mắt nụ cười bất tử của mẹ và bà Thomson cho dầu hai cụ không còn hiên hữu trên thế gian nầy nữa.

Đêm vắng lặng với đường trăm ngả rẽ

Lòng rớt rơi một chút ngm ngùi…

Ngọc Bông

Thương nhớ mẹ trong mùa Vu Lan  cài bông hồng trắng!

{jcomments on}

Leave a Reply

Your email address will not be published.