Tình Yêu Trong Thơ Lê Khánh Luận

Ai đó đã đọc những bài thơ của tác giả Mây Trắng( LKL) có lẽ sẽ cảm
nhận được những hoài niệm về một miền quê gắn liền với tuổi thiếu thời
rất đẹp, rất thơ. Gò Bồi –Quy Nhơn với những cánh buồm căng gió ngày
xưa hòa vào ký ức của những ngày còn là học sinh Bồ Đề …Cường Để, nơi
đó có một vị trí đặc biệt trong tim tác giả , thật gần gũi, thân quen và yêu
thương như máu thịt đó là Quê hương.
Theo tôi chỉ có những con người được sinh ra và trải suốt phần tuổi thơ của
mình với vùng đất này mới nhận ra cái cơ cực, lam lũ và những điều rất đỗi
bình dị của mảnh đất quê là điều gợi nhớ gợi thương, Mây Trắng chắt lọc
được những nét duyên của quê nhà mang vào thơ (Gò Bồi thương nhớ) , quê
hương của tác giả, nơi dù đi đâu tác giả cũng nhớ đến với nỗi nhớ thương
của một người con xa xứ đầy ắp những kỷ niệm tuổi thơ.
Nơi đó bắt nguồn cho cảm xúc thơ khi nhớ về tuổi học trò… thuở ngây thơ
nhưng cũng đã có những bóng áo dài trắng của Hồng, của Đào dường như
vẫn in sâu trong lòng tác giả.
Một trong những suối nguồn yêu thương để tác giả viết nên những câu thơ
với lời gọi thiết tha
“ Huỳnh Giản quê hương ta ơi!
Nơi ta đã trải một thời tuổi thơ” ( Huỳnh Gỉản quê hương)
Trong tiềm thức của mình hình ảnh quê hương gắn liền với những trò vui
thuở nhỏ như “bắt chim, đôm đó, đặt lờ…” giản dị và quen thuộc như cánh
đồng mạ xanh , con sông hay những mùa lúa vàng nơi đó. Do giản dị và thân
quen thế nên nỗi nhớ quê hương luôn khắc khoải trong lòng tác giả.
“Cho dù đang ở nơi xa.
Lòng luôn ghi nhớ quê nhà mến yêu!”
Nhắc đến quê hương đến tuổi thơ làm sao quên được những bạn bè thuở
ấy, cho nên
“ Nghe bạn gọi

Tim rung lên…” (Bồ Đề trường xưa)
Ta cảm nhận được một trái tim mang nặng nghĩa tình lắm mới dạt dào tình
cảm như thế ! Qua mấy mươi năm xa cái thuở học trò mà vẫn rộn ràng…
có gì đâu “ Một trái banh da. Một chùm mận chín” của miền quê mộc mạc
mà vẫn chan chứa tình người khiến cho trái tim “ âm thầm rung động”.

Trong thơ Lê Khánh Luận ta có thể dễ dàng nhận ra những bóng hồng thấp
thoáng trong ký ức tuổi thơ “Bao bóng dáng… khiến hồn ta ngây ngất” khi “
Nhớ lại trường xưa. Ta lại nhớ Bồ Đề” ( Bồ Đề trường xưa).
Hay hình ảnh một nàng áo len tím làm cho tác giả mộng mơ “ Áo len tím
ngày xưa. Tím hoàng hôn chờ đợi”( Áo len tím) , người đọc có thể hình
dung tình yêu quê hương của tác giả gắn liền với tình yêu trong sáng tuổi
học trò. Ta bắt gặp
“Bên ngoài hành lang vắng.
Em thư thả bước qua” ( Cánh hoa và gốc phượng ) người đọc cũng thấy
rằng bóng hồng dù chỉ thoáng qua nhưng cũng tạo nguồn cảm hứng sáng
tác, và “em” đã gợi nhớ về những kỷ niệm êm đềm đến nay vẫn thổn thức
trong lòng tác giả.
Hay hình ảnh một masoeur bắt gặp trong một buổi hoàng hôn bên bờ biển
Nhơn Lý của Quy Nhơn cũng đã khiến tác giả buâng khuâng
“ Em hay là Maria đang ngồi trên phiến đá.
Bóng hình ai rạng rỡ cảnh chiều Eo”
với một thoáng rung động trước khung cảnh thiên nhiên và “ Gió vi vu hòa
tiếng sóng reo. Cho ta thấy một chiều xao xuyến”
Niềm xao xuyến ấy thật trong sáng và thánh thiện “ Ta sung sướng về em
cao cả. Nghĩ về em thánh thiện thân thương”
Trong bài Gió thu ta lại bắt gặp hình ảnh người con gái và một lần nữa
khiến trái tim non nớt của tác giả rung động trước khung cảnh mùa thu
“Bước ai trong trưa nắng.
Như bước mùa thu sang”

Những xúc cảm trong thơ của LKL rất thật, rất gần , không kiêu sa , mỹ
miều nhưng vẫn chất chứa hơi thở của cuộc sống. Nếu như chỉ nghe tiếng
bước chân của người thiếu nữ, ta có nghĩ điều đó có làm nên mùa thu
không ? Hay chính nỗi nhớ của tác giả về một bóng hình xưa như hiện diện
ở mùa thu hiện tại.
“Em ơi, anh nhớ em
Để mùa thu nắng vàng”
Dường như trong mỗi giai đoạn thăng trầm trong cuộc đời , thơ của
LKL cũng đều gắn liền với hình ảnh con người và con người tạo nên
chất “sống”, một nét riêng cho thơ LKL.
Nỗi nhớ về quá khứ là một nỗi nhớ rộn ràng pha lẫn giữa niềm vui và niềm
tin yêu cuộc sống, bài thơ “Quảng Trị” đã nói được điều đó với những câu
thơ
“ Những chàng trai
Sức trẻ đương lên
Những cô gái
Nét cười rạng rỡ”
Tác giả vẫn nguyên vẹn một tâm hồn nghệ sĩ với những dòng thơ trẻ trung
“Một chiều gặp em
Nắng Ngô Quyền dập dềnh sóng dậy”( Gặp em )
Nếu như người đọc mà không hiểu tâm trạng tác giả thì ta thấy lối ẩn dụ
này khó hiểu nhưng như đã nói thơ LKL gắn liền với tình yêu con người và
đặc biệt một tâm hồn nhạy cảm như tác giả thì có thể hiểu “sóng” ở đây là
sóng trong lòng khi chợt bắt gặp một bóng hồng với sắc hương kiều diễm
nên ở câu cuối của bài này ta thấy người viết “trái tim hát khúc ngân nga”
Gắn liền với mỗi bài thơ là một bóng hồng dù có rõ ràng hay ẩn hiện thì
cũng đã trở thành nỗi niềm, là nhớ thương và hơn hết đó là niềm cảm hứng
để LKL cho ra đời những dòng thơ đầy cảm xúc…
“ Cuối Sài Gòn, qua khỏi Cầu Bông
Ta nghe sao đã rộn lòng em ơi” (Cô gái Gia Định xưa)

Do đó, như nhà thơ Tuấn Quỳnh đã nhận xét cuộc đời của LKL gắn liền
với “Tình yêu- Thơ- Sự nghiệp” đúng hay không xin chờ phản hồi của
tác giả nhưng theo tôi nếu không có một tình yêu quê hương, tình yêu con
người thì làm gì có những bài thơ lung linh màu sắc và đi vào lòng người
như thế? Những vần thơ là sự rung cảm của những cảm xúc xuất phát từ
trái tim nên nó cũng dễ dàng đi đến trái tim người khác, vì thế dù chưa một
lần đặt chân đến miền quê tuổi thơ của LKL nhưng tác giả Cúc Trắng vẫn
cảm nhận tất cả những hương vị cuộc sống của đất và người xứ đó.
“ Quy nhơn, nơi chưa lần đến.
Mà nghe như rất đỗi thân quen”( Cúc Trắng)

Có lẽ khi đã bước qua bên kia con dốc của một đời người khi nhìn lại chỉ
toàn là quá khứ, là kỷ niệm, là nỗi nhớ về một thời đã qua và điều kỳ diệu
là những nơi đi qua ta được gặp những con người mà khiến ta không thể
nào quên trong cuộc đời này. Chúng ta thầm cám ơn quê hương Gò Bồi –
chiếc nôi đầu tiên đưa LKL đến với thơ và cũng xin cám ơn những người
đã, đang và sẽ “sống” trong tâm hồn để LKL không bao giờ cạn nguồn cảm
hứng sáng tác.
{jcomments on}

0 thoughts on “Tình Yêu Trong Thơ Lê Khánh Luận

  1. Phạm Quang Tiến

    Tình yêu Khánh Luận trong thơ
    Lời bình Cúc Trắng ai ngờ… rất hay
    Hiểu người, nên viết hăng say
    Nói sao cho hết tình dày biển khơi…

    Reply
  2. TRANKIMLOAN

    Lời bình vể tình yêu trong thơ của LKL quá hay! Đọc thơ của LKL đã hay,nhưng khi đọc những lời bình của Cúc Trắng như chấp cánh cho dòng thơ của LKL thêm hay hơn & bay bỗng hơn! và Phạm quang Tiên có bốn câu thơ dành cho Cúc Trắng cũng rất hay! Cám ơn tất cả ba bạn,CT,LKL,PQT !

    Reply
  3. nguyentiet

    Lời bình về thơ của anh Lê Khánh Luận hay quá, đã làm sáng nét thơ anh LKL .Lời bình thơ của một tri kỷ đối với một tri kỷ chứa đầy cảm xúc. Cảm xúc đang dâng trào trong cảm nhận của Cúc Trắng như một làn gió mát để tâm hồn anh LKL không bao giờ cạn nguồn cảm hứng! Chúc mừng anh Luận và Cúc Trắng!

    Reply
  4. Quốc Tuyên

    Đọc thơ anh Lê Khánh Luận rồi đọc những lời bình của Cúc Trắng quá hay, quá tuyệt!

    Reply
  5. Trần Lê

    Nói như kiểu Cúc Trắng thì LKL cứ yêu nhau thêm để có nguồn
    cảm hứng làm thơ he he he

    Reply
  6. TACHITHAN

    Cúc Trắng bình thơ LKL hay quá ! Ước gì Cúc Trắng ghé thăm QN và Gò Boi , tuổi thơ của Lê Khánh Luận … và sẽ thấy rõ hơn tâm tình của người Gò Bồi … như tui :
    ” Mới tới Cầu Đâu đã nhớ Gò Bầu
    Huống gì tui ở tận trời Âu
    Có ai dzià xứ Gò Bầu
    Nhắn giùm tui mãi còn yêu Gò Bầu “

    Reply
  7. BachXuanLoc

    Chua duoc dip doc het tho cua anh LKL nhung qua bai Diem tho nay cua Cuc Trang thi da qua da roi,chuc nung anh Luan va Cuc Trang…qua hay.

    Reply
  8. Le Khanh Luan

    Cảm ơn tất cả các bạn đã đọc và góp lời bình rất vui. Rất tiếc Cúc Trắng không có máy tính thành không thể giao lưu trức tiếp với các bạn.

    Reply
  9. CucTrang

    Cúc Trắng xin cám ơn những tình cảm mà các Anh,Chị dành cho bài viết của Cúc Trắng từ nguồn thơ LKL. Vẫn mong được một lần đến Gò Bồi vùng trời tuổi thơ của LKL để cảm nhận thật sự cuộc sống và người nơi đó.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.