Vĩnh biệt Nguyễn Đức Quang

VĨNH BIỆT NGUYỄN ĐỨC QUANG
NGƯỜI BÁO TIN : NGUYỄN THÚC LUYỆN ,

Chúc anh đi bình yên. Đây là một chút gì anh còn để lại…

Du Ca Việt Nam

 

 

Nguyễn Đức Quang


Tên thật Nguyễn đức Quang, sinh năm 1944 tại Sơn Tây. 
Theo gia đình vào Nam năm 1954.
Sinh sống tại Ðà Lạt từ năm 1958.
Tốt nghiệp đại học Ðà Lạt phân khoa Chính Trị Kinh Doanh khóa 1.
Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961. Ca khúc đầu tay dành cho Hướng đạo với tên Gươm Thiêng Hào Kiệt.
Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam năm 63, bắt đầu cảm hứng về nhạc Thanh niên và những vấn đề đất nước.
Năm 1964, chuyển qua hẳn những ca khúc có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc.xây dựng những đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên và thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966 .
Năm 1979 cùng gia đình đến Hoa Kỳ, hoạt động liên tục trong nghành truyền thông tại hải ngoại. Hiện vẫn định cư tại Little Saigon, California USA.

Măi đến sau 1965, một số những bài hát của Nguyễn Đức Quang mới xuất hiện rải rác trên một số ấn phẩm sách, báo và vài tuyển tập sơ sài do Tình hình thiếu thốn phương tiện và điều kiện lúc bấy giờ, người ta đã thấy có các tập nhạc in bằng ronéo như : Trầm ca, Những bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Thỏ Thẻ Loan Phòng v..v.
Năm 1995, Ngô Mạnh Thu và Nguyễn Thiện Cơ trong nhóm Đồng Vọng thu gom lại hầu hết bả nhạc trong các tập nhạc chính và ấn hành tuyển tập Dưới Ánh Mặt trời
gồm 69 bài. Duới đây là những nét chính và  9 tập nhạc đã được tác giả  hình thành trên suốt quãng đường sinh hoạt và sáng tác của anh.
( Trích trong ” về những ca khúc Nguyễn Đức Quang đă viết” trong tuyển tập “Dưới Ánh Mặt Trời” )

* Quí vị có thể vừa NGHE và XEM bản nhạc , trong phần MỤC LỤC NHẠC DU CA trên cột bên trái .

n Phẩm Đã Phát Hành:

1.- Chuyện Chúng Mình :
52 ca khúc, viết từ 1960 đến 1964,thời kỳ đầu sáng tác,
hầu hết là các khúc tình ca tuổi học trò và thời gian sinh sống tại Đà lạt . Một số bài như : Chuyện Người Con Gái , Khôn Hồn Có Cánh Thì Bay, Trẫm Nhớ Ái Khanh Không ( phổ thơ Nhất Tuấn) , Lửa Từ Bi ( Thơ Vũ Hoàng Chương).

2.-Trầm Ca :
10 ca khúc cho thanh niên và thời cuộc,
những thao thức lớn nhất về con người, đất nước.
Những ca khúc này tạo nên cả một cao trào tuổi trẻ
nhập cuộc vào các sinh hoạt.
Nỗi Buồn Nhược Tiểu,  Người Anh Vĩnh Bình, Tiếng Hát Tự Do, 
Chiều Qua Tuy Hòa, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
là dấu ấn chưa phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam từ đó đến nay .

3.- Những Bài Ca Khai Phá :
trên 40 ca khúc sinh hoạt đặc biệt cho tuổi trẻ , sinh viên, học sinh
dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội,
các hoạt động đám đông, là tiếng kêu gọi tuổi trẻ đến với nhau cùng xây dựng một đất nước và niềm tin :
Không Phải Là Lúc , Về Với Mẹ Cha, Đưới Ánh Mặt Trời, Chuyện Quê Ta, Hy Vọng Đã Vươn Lên, Một Giấc Chiêm Bao, Về Miền Gian Nan v..v..
Khởi động phong trào hát cộng đồng , hát chung khắp mọi nơi,
sau này được lan truyền sang nhiều địa hạt và nhiều giới khác,
kể cả tôn giáo .
Du Ca trở thành hình ảnh mẫu mực con người xã hội mới, đi vào phim ảnh Xin Nhận Nơi Này Làm Quê Hương.

4.-Cần Nhau :
12 tình khúc được biết đến nhiều với :
Bên Kia Sông, Vì ́ Tôi Là Linh Mục, Cần Nhau, Như Mây Trên Cao, Vỗ Cánh Chim Bay …

5.- Thỏ Thẻ Loan Phòng (hay Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc) :
18 bài sinh hoạt trong ngày hạnh phúc lứa đôi, hình thành 1969 ,
nhiều bài hì́nh như đă thành nếp trong các đám cưới như:
Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc, Đám Cưới Chúng Mình, 
Lũ Chén Diã Có Tội Tì́nh Gì, Đường Đến Hạnh Phúc .

6.- Khúc Nhạc Thanh Xuân :
Khoảng 40 bài nhạc sinh hoạt thanh niên quốc tế.
Nhiều nhất là các ca khúc trong thời lập quốc Do Thái, phong trào Kibbuz,
những bài hát nhân quyền, tự do từ Âu sang Á và Mỹ như:
Về Miền Gian Nan, Bài Ca Hải Tặc , Quân Đoàn Thức Tỉnh, Không Ai Là Hoang Đảo …
được chuyển qua lời Việt để sử dụng trong nhiều sinh hoạt tuổi trẻ.

7.- Hương Đồng Quê :
Các khúc Dân Ca và nhạc đồng quê nổi tiếng trên thế giới
chuyển dịch sang lời Việt,
gần 200 bài như Bài Ca Sông Hồng, Những Bụi Hoa Dại, Em Yêu Dấu Hỡi, Bên Bờ Sông Ohio, Tâm Sự Chú Lừa …
hầu hết bị thất lạc năm 1975.

8.-Phúc Ca Mùa Lễ :
25 bài đồng dao quốc tế hát trong mùa Gíáng sinh như : Jingle Bells, The Christmas Tree, Silent Night…
được coi là những khúc hát vui trong mùa an bình của nhân loại .

9.-Ruồi Và Kên Kên :
Hoàn tất năm 1970, gồm 11 bài,
là những ca khúc bi phẫn về những vấn đề lớn nhất
trong một khung cảnh chính trị và xă hội đen tối nhất của cả 2 miền đất nước
:
Im Lặng Là Ðồng Lõa, Ruồi Và Kên Kên, Bọn Lái Buôn Ở Khắp Nơi, Phòng Thí Nghiệm Công Cộng, Vụ Án Cuối Cùng…
Những ca khúc này vẫn được yêu chuộng cho đến nay .

10.Dưới Ánh Mặt Trời :
gỗm những sáng tác trong tập
Trầm Ca, Những Bài Ca Khai Phá, Ruồi và Kên Kên, Chuyện Chúng Mình,
Cần Nhau, Khúc Nhạc Thanh Xuân, Lời Nguyện Cầu Hạnh Phúc….
Bìa: Nguyễn Ðồng, Nguyễn Thị Hợp
Hý họa : Tạ Tỵ, Chóe, Hiếu Ðệ
Chân dung: Lê Phúc
Kẻ nhạc: Phạm Xuân Ðài
Trình bày: Nguyễn Thiện Cơ, Ngô Mạnh Thu
Hình ảnh sưu tập: Trần Ðại Lộc
Hình bìa: Hồ Ðăng
Xuất bản Ðồng Vọng 1997 tại Cali- USA


0 thoughts on “Vĩnh biệt Nguyễn Đức Quang

  1. maihoaithu

    Nguyen cau huong hon cua NS NGUYEN DUC QUANG ve noi coi vinh hang. Vo cung thuong tiec mot nhan tai da ra di!

    Reply
  2. Huỳnh Mộng Vân

    Nhớ đến nhạc sĩ NGUYỄN ĐỨC QUANG lại nhớ đến bài hát VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG NGẠO NGHỄ .
    ” …còn Việt Nam , triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng …”,
    “… làm người anh hùng phải chọn làm người dân Nam , làm người ngang tàng điểm mặt mày của nhân gian . Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên . “
    Xin vĩnh biệt anh ! Cầu mong linh hồn anh được nhẹ nhàng thanh thản nơi chốn vĩnh hằng .

    Reply
  3. Đới Xuân Dần

    Qua lại nhớ người là nhớ bài ” bên kia sông “
    “Này người yêu anh ơi ! bên kia đường cỏ hoa đan lối …”

    Reply
    1. Tư nhìu chiện

      Tư không nhớ ai nhưng cũng nhớ và thích bài BÊN KIA SÔNG .
      Lâu quá … không biết nhớ có đúng không ?
      ” Này người yêu , người yêu anh ơi ,
      Bên kia sông là ánh mặt trời .
      Này người yêu , người yêu anh hởi ,
      Bên kia đồi cỏ non đan lối ,
      Bên kia núi , núi cao chập chùng ,
      Bên kia suối , suối reo lạnh lùng ,
      Là bài thơ toàn chữ hư vô … “

      Reply
  4. Huỳnh ngọc Tín

    Xin vĩnh biệt Anh!.Cầu mong hương hồn Anh được thanh thản nơi cõi vĩnh hằng!

    Reply
  5. Trần Ngọc Luyện

    “Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn…” Vĩnh biệt một nhạc sỹ Du Ca tài hoa…Nhạc của anh vẫn còn hằn trong tâm thức của cựu HĐS chúng tôi.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.