Đọc Thơ Khánh Trường

Tác giả: Song Thao

Tôi vừa nhận được cuốn “Thơ Khánh Trường” do tác giả gửi tặng. Khánh Trường họa, Khánh Trường văn, Khánh Trường báo, ít khi chúng ta nghĩ Khánh Trường thơ, vậy mà ông thần bị bệnh tật thăm hỏi nhiều nhất nước này đã làm thơ từ năm 16 tuổi. Ông lai rai làm chơi rồi để đó, cho bụi phủ. Ông đã phụ thơ để rong chơi nơi những bến bờ khác. Lý do làm ông trở lại với thơ vì ông bị trói tay. Ông viết: “Gần đây vì sức khỏe trở nên tồi tệ, tôi không thể ngồi lâu để gõ cho xong hai tiểu thuyết đang dang dở, buồn, tôi lục lại tập giấy và post lên Facebook, cốt cho có việc để làm, một cách giết thời giờ. Không ngờ lại được không ít bạn bè tán dương, kể cả những người làm thơ đã thành danh, tất cả đều khuyến khích tôi gom lại xuất bản”. Trong số người đẩy ông cho thơ góp mặt với đời có tôi, một tên chỉ biết đọc thơ, cả đời không dám vọc bút vào chốn chữ nghĩa tinh túy đó. Ông lính nhảy dù này chỗ nào cũng vọc. Thử đọc bài Vọc.
sắc
huyền
nặng
hỏi
ngã
chữ nghĩa bay lả tả
đã!

Continue reading

“Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”

Tác giả: Hoài Nguyễn

Giới thiệu tác phẩm “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” của Erich Maria Remarque
Nguyên tác tiếng Đức : Im Westen nichts Neues – bản dịch tiếng Anh: All Quiet on the Western Front

Thời còn đi học, hai tác giả viết về đề tài về tình yêu trong bối cảnh chiến tranh mà tôi yêu thích nhất là Ernest Hemingway (Mỹ) và Erich Maria Remarque (Đức) mà trong tủ sách truyện dịch của gia đình lúc nào cũng có đủ bộ sách của hai nhà văn này. Sau năm 1975, khi từ Sài Gòn trở về quê nhà thì lúc đó gia đình do yêu cầu của chính quyền mới, tất cả sách báo của miền Nam là thuộc loại … “văn hóa phẩm đồi trụy độc hại…” nên đã bị đốt sạch…Tiếc, nhưng mà gặp thời thế, thế thời phải thế…
Erich Maria Remarque có tên là Erich Paul Remark sinh ngày 22/6/1898 trong một gia đình theo dòng Công giáo La Mã tại Onasbruck, một thành phố thuộc tỉnh Westphalia nằm ở miền Tây nước Đức. Ngay từ nhỏ, Remarque đã luôn luôn ngưỡng mộ người mẹ – bà Anna Maria, trong khi luôn tỏ ra xa lánh người cha – ông Peter. Sau này khi người mẹ ông qua đời vào tháng 9/1917 và chiến tranh đã kết thúc, ông đã quyết định đổi tên thành Erich Maria Remarque như để luôn luôn nhớ về bà mẹ của mình. Continue reading

Xẻ Nghé

Tác giả: Nguyễn Đình Phượng Uyển

Giữa con lộ thường có những vạch trắng dành cho khách bộ hành băng ngang. Xe pháo nhác thấy bóng ai dợm bước hay ngập ngừng chỗ này, phải dừng lại ngay, léng phéng gây tai nạn, tù mọt gông.
Lý thuyết là thế nhưng trước công viên gần nhà, vạch trắng chình ình, người lớn như mình bước tới nửa đường rồi mà xe hơi vẫn vụt qua sát mặt như chơi. Họ ẩu hay vì một góc khuất khó nhìn nên việc xảy ra hoài. Trẻ con ra vào công viên hà rầm, nhí nhố băng đường, tài xế đụng phải chúng nó coi như trúng số. Continue reading

Những Ngày Nối Cánh Ô Thước

Tác giả: Lưu Thu Thuyền

Tháng 12 lạnh, ngày kéo lê thê. Nguyễn Phước Nguyên gửi điện thư đến chúng tôi.

“cuối tháng 11, 16 năm trước, chúng ta tụ họp tai nhà Lan… trời lạnh, lửa ấm, rượu nồng… chúng ta vui đùa bên nhau, mê hoặc hát, say sưa nghe… các bạn có nhớ…

từ video ghi lại hình ảnh, chắt chiu gìn giữ… và hôm nay, những âm thanh từ đó được sang ra, chuyển dạng, chỉnh âm và chia sẻ cùng các bạn trong mùa Giáng Sinh này… nhớ nhau, nhớ bạn bè đã khuất, và thấy gần nhau, cần nhau, hơn bao giờ hết.

nghĩ về tháng năm sắp đến, thấy cái lạnh bên ngoài thật mời gọi…”

Continue reading