Category Archives: Văn

Đường Cũ, Phố Xưa

Tác giả: Hồ Sĩ Đình

Mùa Hè 72, nắng vẫn vàng nhưng sao tôi thấy có nhiều nóng cháy. Biển vẫn xanh nhưng lại gợn nhiều sóng bạc. Phượng vẫn nở trên hè phố như mọi năm, nhưng tôi không còn rộn rã nhìn hoa thắm trên nền lá xanh tươi, lại chỉ còn thấy một màu đỏ của lửa chiến tranh.

Ngoài những xe nhà binh chạy qua lại, những đường phố cũ bình an tấp nập và vui vẻ đã không còn nữa. Phố xá như đang ngủ say dù trời chưa tối. Những cánh cữa sắt của nhà ở, tiệm buôn đều mở hờ, như đang sẳn sàng để đóng kín đề phòng nguy hiểm bất ngờ xảy ra. Âu lo hiện rõ trên khuôn mặt của từng người.

Phần đông bạn bè tôi đều tản mát: đứa theo gia đình vào tận Nam để được xa bom đạn, đứa về quê chịu nguy hiểm để cùng gia đình chia xẻ thương đau. Tôi thấy lòng trống rổng vì thiếu vắng bạn bè. Tôi đang cần bạn bè chia xẻ, tránh né phiền lo để cùng nhau chuẩn bị cho kỳ thi Tú Tài 1 sắp đến.

Continue reading

Có Một Ngôi Trường Như Thế

Tác giả: Phan Mạnh Thu

( 20 / 11 / 2011)

Có một  ngôi  trường đã không còn tồn tại gần sáu mươi năm. Nhưng đối với thế hệ học trò đi ra từ đó, nơi ấy chính là một vùng hoài niệm mà họ thường ao ước một lần được quay về. Dù trong cuộc đời các vị ấy, đã từng được ngồi học trong những ngôi trường to lớn, xinh đẹp gấp nhiều lần  so với ngôi trường cũ. Nhưng  ngôi  trường nhỏ đó, vẫn chính là nơi ghi dấu ấn sâu sắc nhất, trong cái khoảng đầu đời những năm trung học của họ.

Trong bài viết nhỏ của mình hôm nay, tôi muốn đề cập đến một ngôi trường có tên gọi Quế Sơn 2. Một ngôi trường mái tranh vách lá nằm trong vùng tự do kháng chiến, được thành lập từ năm 1950 cho đến 10/1954 thì giải thể. Lúc đầu có cả trường Quế Sơn 1, đặt tại vườn nhà ông Chánh Hoa tại Quế Phước, còn Quế Sơn 2 đặt ở vườn ông Đẩu tại Quế Châu, về sau Quế Sơn 1 dời về Duy Xuyên và đổi tên thành Duy Mỹ nên chỉ còn lại Quế Sơn 2. Đó là thời kỳ bắt đầu cải cách giáo dục theo hệ chín năm, từ lớp 1 đến lớp 4 thuộc về cấp một, từ lớp 5 đến lớp 7 thì thuộc về cấp hai, Quế Sơn 2 là một ngôi trường cấp hai, trong thế hệ học trò đầu tiên của trường Quế Sơn 2 ngày ấy có cả má tôi. Continue reading

Xin Hãy Gọi Nhau Bằng Tên

Sách xưa có câu:

“Tam thập nhi lập

Tứ thập nhi bất hoặc

Ngũ thập nhi tri thiên mệnh

Lục thập thuận nhĩ”

Cụ thi sỹ Nguyễn Công Trứ có thơ rằng “ Mười lăm tuổi năm mươi già không kể, thoạt sinh ra đà khóc chóe, trần có vui sao chẳng cười khì…”. Thơ cụ mang tư tưởng Phật giáo: đời là bể khổ, ngoại trừ từ tuổi 15 trở xuống còn nhỏ nhít, tuổi 50 trở lên bước về già không phải khổ vì lo sinh kế. Tuổi sáu mươi ngày trước gọi là lục tuần, được con cháu làm lễ mừng thọ, đi ăn đám giỗ được ngồi chiếu trên – ngày nay được kết nạp vô hội phụ lão -. Lục thập thuận nhĩ: sáu mươi tuổi thì lỗ tai đã thuận, ai khen không mừng, ai chê không giận, ai nói câu trái lỗ tai mình không vội cãi. Đó là ngày xưa chứ ngày nay tuổi 50 chưa được coi là già, tuổi 60 chưa được “lão giả an chi”, vẫn còn phải bon chen cuộc sống. Continue reading

Đường Cũ , Phố Xưa

Tác giả: Võ Như Vũ

Mùa Hè năm nay, 1972, nắng vẫn vàng nhưng sao tôi thấy có nhiều nóng cháy. Biển vẫn xanh nhưng lại gợn nhiều sóng bạc. Phượng vẫn nở trên hè phố như mọi năm, nhưng tôi không còn rộn rã nhìn hoa thắm trên nền lá xanh tươi, lại chỉ còn thấy một màu đỏ của lửa chiến tranh.

Ngoài những xe nhà binh chạy qua lại, những đường phố cũ bình an tấp nập và vui vẻ đã không còn nữa. Phố xá như đang ngủ say dù trời chưa tối. Những cánh cữa sắt của nhà ở, tiệm buôn đều mở hờ, như đang sẳn sàng để đóng kín đề phòng nguy hiểm bất ngờ xảy ra. Âu lo hiện rõ trên khuôn mặt của từng người.
Continue reading

Một ngày của Chuá

Chiếc Lexus màu đen bóng lộn dừng lại trước cổng một biệt thự sang
trọng. Một người đàn ông bệ vệ bước xuống. Trong khi gã tài xế loay
hoay đi tìm chỗ đậu, người đàn ông bước lên những bậc tam cấp, đẩy
cửa, bước vào nhà.
Bỗng, từ bên trong, có tiếng khóc ấm ức, phá tan khoảng không gian yên tĩnh.

Trong phòng khách, cô giúp việc đang cố dỗ một cậu bé ăn cơm, nhưng
cậu bé quá ngán ngẩm những sơn hào hải vị! Câu ham chơi nên nhất định
không ăn. “ Nè, bây giờ em thích chơi với cái này này”. Cậu chỉ tay
vào chiếc thiết giáp chạy bằng pile, có hai nòng súng giương cao đặt
trong tủ kính. Cô gái dịu dàng bảo : “ Chị không có chìa khoá. Lát ông
về rồi sẽ lấy xe để em chạy và nã súng sau nhé!” “ Nhưng em thích chơi
bây giờ cơ!”  Cô gái vẫn kiên nhẫn : “ Em đang có rất nhiều đồ chơi
đây này. Chơi tạm đi, lát ông về sẽ đổi sau. Em cố gắng ăn thêm một ít
nữa nhé!”  Vừa nói cô gái vừa  bám theo năn nỉ, “giỏi”, cố đút  thêm
một muổng thức ăn vào miệng nó. Continue reading

Gã lang thang tóc trắng

 

Gã lang thang tóc trắng

Ad Anna Pinna, con affetto.
Trương     Văn     Dân

Cơm nước đã dọn xong nhưng Maria vẫn chưa thấy đến.
Tôi sốt ruột nhìn đồng hồ, đã hơn tám giờ tối, rồi nhớ là  theo hẹn
chúng tôi sẽ gặp nhau sớm để có thể nói chuyện nhiều.
Thấy tôi bắt đầu mất kiên nhẫn nên vợ tôi vội gọi điện cho Maria,
nhưng hình như là ở nhà không có ai trả lời, còn gọi qua di động thì
đường dây tắt ngấm, không bắt được liên lạc. “Lạ thật! Hay lại xảy ra
chuyện gì?”. Tôi không nói gì, lòng đinh ninh là Maria  đang trên
đường đến đây và đang bị kẹt xe ở một nơi nào đó. Đường phố  vào mùa
nầy rất đông người. Continue reading

Mực Tím, Trường Mơ

Tác giả: Võ Như Vũ

* Hình ảnh : Đào Hiếu

* Bài này đã đăng trên Đặc San CĐ-NTH 2008.
Nay được sửa đổi nội dung cho phù hợp với Hương Xưa.
Chân thành cám ơn tác giả .HX

“Ai bảo chăn trâu là khổ? Chăn trâu sướng lắm chứ!”

Có lẽ Phạm Duy đã ít nhất “được” một lần chăn trâu nên mới biết điều
này. Quê tôi ít trâu, nhiều bò. Từ khi trí óc tôi vừa đủ khôn hơn
những con bò lanh nhất, tôi đã bắt đầu chăn đàn thú bốn chân này. Khi
đàn bò cặm cụi gặm cỏ, chúng tôi vui thú đốt lửa để lùi nướng mì
khoai, hoặc thảnh thơi ngâm mình vào lòng suối mát. Với tôi, chăn bò
thật sự là vui sướng!

“Vui sướng không quên học đâu”(?)

Cũng có lẽ Phạm Duy chưa một lần chăn trâu nên không biết đến:

“Vui sướng nên quên học hành. Nằm đồi non gió mát.
Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo, em …ngáy khò thật mau”

Continue reading

Ngôi đền giữa trời cao

Đi truyền thuốc về, tôi thấy cửa khép hờ. Bước vào nhà, nghe từ phòng
ăn có nhắc đến tên mình nên tôi dừng lại. Tôi nhận ra tiếng bác Thuận.
Có lẽ bác mới đến và hai người quên khép cửa.
-Bác thấy bệnh tình của Gấm ra sao ?
-Bác rất lo. Bác đã xem hồ sơ bệnh lý của Gấm. Bác thấy tế bào ung thư
của Gấm thuộc loại có nhân, rất khó chữa, vì di căn rất nhanh.
– Nhưng bác sĩ điều trị nói là sẽ  dùng loại thuốc mới nhất của hoá
trị liệu. Phương pháp này tốt chứ ?

Continue reading

Một áng mây bay

Câu nói của David đã ám  ảnh tôi một thời gian rất dài , và có thể cho
rằng từ lúc ấy quan niệm sống của tôi  đã dần dà thay đổi.Trước kia
tôi luôn luôn tất bật trong việc mưu sinh, toàn bộ thời gian đều dành
cho công việc.Tôi đã sống theo một thói quen, như một phản xạ, chấp
nhận một cách thản nhiên nhịp điệu đều đều của năm tháng và  ít khi
suy nghĩ vẩn vơ…Nhưng  biến cố  xảy ra cho  bạn  đã làm tôi kinh
hoảng nhìn lại mình và từ đó tôi thường hay thắc mắc và ưu tư về ý
nghĩa cuộc đời.

Continue reading

Bàn tay nhỏ dưới mưa: Trích đoạn 2

Trích đoạn 2        Ám ảnh

Tóm tắt: Sau một thời gian chung sống cực kỳ hạnh phúc thì “tôi chợt
hiểu  rằng hạnh phúc không phải là thứ mà ai cũng được quyền sở hữu.
Có hay không, đó là ý muốn của thần linh. Chỉ có các thần  thánh mới
có thể tạo nên điều hoàn hảo; còn con người, dù tài hoa cách mấy cũng
không được phép.” Và sự tồn tại tình yêu tuyệt vời của tôi và anh là
một sự xúc phạm. Mà một khi đã xúc phạm đến thần linh thì trước sau
cũng bị trừng phạt.”
Khi người đàn ông đi công tác, bị tai nạn và phải nhập viện ở xa. Và
cũng trong thời gian này Gấm lại phát hiện mình bị ung thư.

Đây là trích đoạn về nỗi ám ảnh và cơn ác mộng của Gấm:

Continue reading