Category Archives: Thơ song ngữ

Người muôn năm cũ

Mùa Đông lạnh lẽo đang qua, nắng ấm mùa Xuân sắp đến, lòng chúng ta ai
cũng đang nao nức đón chờ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến
trong năm mới. Người nghệ sĩ, vốn dĩ mang tâm hồn nhạy cảm chính là
những người đầu tiên nhận biết được những tín hiệu của đất trời : văn
thi nhạc hoạ tha hồ nắm bắt cảm xúc của mình, từ tiếng kêu ríu ít của
cánh én dặt dìu, đến bóng chiều rớt trên giàn thiên lý, từ cánh hoa
mai vàng đang ướm nụ hoặc chồi đào sắp nở… Và cùng với nụ hoa đào
tươi thắm, ông đồ đã trở thành biểu tượng của mùa xuân.

Continue reading

Dùng Thời Giờ Hữu Ích

*  Hương Xưa vừa nhận bài thơ dịch của

GS Trần Thủy Tiên, xin cám ơn cô và chúc cô

một Năm Mới An Khang -Thịnh Vượng.HX

Dùng Thời Giờ Hữu Ích

Hãy Dùng Thì Giờ để suy tư;

. đó là suối nguồn của năng lực.

Hãy Dùng Thì Giờ để đọc các đề tài khác nhau;

đó là căn bản của minh triết.

Hãy Dùng Thì Giờ để vui chơi;

đó là bí mật giữ được tươi trẻ.

Continue reading

Tung Mở Cửa Yêu Thương

Tung Mở Cửa Yêu Thương

Throw Open The ove Window

Nguyên tác : Mawlana Jalāl ad-Dīn Muhammad Rūmi

Trần thị LaiHồng chuyển ngữ

Có nụ hôn tha thiết ước ao
được đón nhận trọn đời :
nụ hôn tâm linh trên nhục thể

nước biển van xin viên ngọc trai
hãy phá vỡ vụn vỏ ngục tù

và hoa Huệ đam mê
cần cận kề một đóa hoa dại

Đêm về, em mở ngỏ cửa
mời vầng nguyệt xuống chơi
áp sát lên mặt em rưng rưng  rười rượi
phà hòa hơi thở vào người … Continue reading

Ngôn Hoài

Chuyển Ngữ: Lam Nguyên

言懷

空 路  禪 師

* Hình ảnh : Lương -Vân Các
Không Lộ Thiền Sư
(? -1119)
Thiền sư Không Lộ (? -1119) họ Dương, chưa rõ tên thật,
người hương Hải Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định), tổ tiên vốn làm nghề
chài lưới. Đến đời ông, bỏ nghề đi tu, trở thành thế hệ thứ 9, dòng
Thiền Quan Bích. Ông cùng Thiền sư Giác Hải đi nhiều nơi, sau dừng
chân lại chùa Hà Trạch, chuyên tu tập Mật-tông và Thiền-tông. Theo dư
luận trong dân gian thì Ngài Không Lộ có luyện được nhiều phép thần
thông. Sau ông về quê, lập chùa Nghiêm Quang và tiếp nhận môn đồ. Cuộc
sống của Ngài giản dị, điềm đạm, không màng danh lợi.Niên hiệu Hội
Tường Đại Khánh đời Lý Nhân Tông thứ 10 thì Sư viên tịch, môn đồ thu
xá lợi thờ tại chùa Nghiêm Quang. Và chùa Nghiêm Quang được đổi tên là
Thần Quang (1167) nguyên ở hữu ngạn sông Hồng nhưng vì bão lụt hủy
hoại nên năm 1630 Chư Tăng và Phật tử cũng như nhân dân đã dựng lại
chùa ở tả ngạn sông Hồng ở tỉnh Thái Bình, tục gọi là Chùa Keo dưới.

Continue reading