Tác giả: Song Thao
Category Archives: Bình thơ
Yanni
Tác giả: Trần Ngọc Phương
Nhắc tới tên Yanni, người ta nghĩ đến nhà soạn nhạc có gương mặt chuẩn đàn ông, với hàng ria mép đậm, mái tóc bờm, bồng bềnh, cộng với nụ cười khả ái. Thường xuất hiện với chiếc áo sơ mi vải linen trắng sáng mềm mại, và phong thái chút khoa trương điệu nghệ. Nhạc sĩ người Mỹ gốc Hi Lạp đã cho trình diễn một loại nhạc mà người ta gọi là không giống ai. Có phong cách loại giao hưởng cổ điển của Ludwig Beethoven và Wolfgang Mozart, có chút nhịp nhàng của pop, có chút hard rock quyến rũ của Led Zeppelin (kiểu “Stairway to Heaven”) và dữ dội của Black Sabbath (kiểu “Paranoid”), có ngẫu hứng của Blue Jazz, có sôi động của disco, có âm giai đặc thù truyền thống của các dân tộc khác nhau. Người ta không biết nên xếp theo trường phái nào nên bỏ chúng vào một rọ gọi chung là thể loại New Wave. Nhưng ông không thích gọi thế, trong một cuộc phỏng vấn ông thích gọi chúng là “contemporary instrumental music”. Continue reading
Trần Dzạ Lữ – Gọi Tình Bên Sông
Tác giả: Trần Yên Hòa
Thuở đó, lúc tuổi tôi vừa lớn, tuổi còn đi học, mỗi lần được dịp đi phố là không bao giờ tôi bỏ quên các tiệm sách. Thuở đó, Tam Kỳ có các tiệm sách như Quảng Thành, Nam Ngãi, Thư, đều nằm trên đường Phan Chu Trinh. Tiệm Quảng Thành bán sách giáo khoa nhiều hơn sách truyện. Tiệm Nam Ngãi lớn hơn, chỗ ngã ba đường, bán nhiều sách văn học và báo chí nên thu hút được nhiều khách hàng, nhất là giới học sinh, giáo sư, công tư chức. Tiệm Thư có cô chủ tên là Lệ Ngọc, tên đẹp như người, Lệ Ngọc có dáng như thiếu nữ trong tranh, nhưng tiệm sách Thư nhỏ, chỉ đứng loay hoay hai ba mươi phút rồi phải bước ra, chẳng lẽ có người đẹp ngồi trên quày nhìn mình mà mình cứ đứng đọc “cọp” báo hoài. Tôi thường tìm tạp chí Văn, đọc ở mục thư tín, “bài đã nhận được”, tôi cố xem có tên mình không, có khi có, có khi không, vì lúc đó tôi tập tễnh làm thơ gởi đăng báo. Có tên mình trả lời trong mục “Bài đã nhận được” là đã sướng đến mê tơi rồi, huống hồ gì có thơ hoặc truyện của mình được đăng, thì cái sướng còn tăng gấp bội.
Đọc Thơ Tuệ Sỹ
Tác giả: Cư Sĩ Vĩnh Hão
Do tính cách đọc thơ hoàn toàn chủ quan như đã nói ở trên, xin bạn đừng xem đây như một
thiên khảo cứu hay một bộ sưu tập về thi ca Việt-nam. Tôi đọc bằng cảm xúc, không đọc
bằng kiến thức. Nếu những lời bàn nào đó của tôi đối với một bài thơ mà không đúng ý tác
giả thì chẳng có nghĩa rằng tôi hiểu sai đâu, mà chỉ vì tôi đọc thơ tác giả đó bằng cái hồn,
cái giọng, cái cảm xúc của tôi đấy thôi. Xin đừng càm ràm, phiền trách. (Vả chăng, này các
thi nhân, các bạn có thể nào chỉ tôi làm thơ cách sao mà không bị người khác hiểu sai ý
không?) (trích LỜI THƯA của Vĩnh Hảo viết cho các trang “Đọc thơ”).
Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.
Ở đây không cần phải luận bàn làm gì sở học uyên bác và trí tuệ cao thâm của nhà sư tác giả bốn câu thơ ấy. Chỉ nói riêng chút xíu về hồn thơ, hơi thơ của ông qua vài bài thơ mà nhiều người từng đọc và say mê. Trước nhất là bài thơ vừa đọc ở trên (có trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn), tựa đề: Thoáng Chốc. Continue reading
GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ – Món Quà Văn Học Đặc Sắc Của Việt Nam Dành Cho Phương Tây
Tác giả: Bạch Xuân Phẻ
Chúng tôi thật vinh hạnh và danh dự khi được Giáo sư Nguyễn Bá Chung yêu cầu điểm sách đặc biệt này của một trong những bậc Thầy được tôn kính và ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam. Cuốn sách có tên DREAMING THE MOUNTAIN – GIẤC MƠ TRƯỜNG SƠN của Tuệ Sỹ, người mà tôi có nhân duyên lớn được gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và hân hạnh được đồng hành một số việc với Thầy. Continue reading
Giới Thiệu Tuyển Tập Thơ Văn Xuân Thi
Tác giả: Bạch Xuân Phẻ
Xuân Thi là một nghệ sĩ đa năng, Cô viết văn, làm thơ và vẽ tranh nên viết lời giới thiệu cho tuyển tập Thơ Văn Xuân Thi không dễ. Anh chị em văn nghệ sĩ như Tuyết Đào (Hương Xưa), Ngô Tín, Nguyễn Đức Diêu, Phạm Trường Lưu, Nguyễn Hoàng Lãng-Du và cả chúng tôi đều mong muốn có một tuyển tập đầu tay . Continue reading
Phân tích “Chiếc lược ngà”
Tác giả: Bé Thiên Ý (15 tuổi)
“Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử” trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’. Chiến tranh đi qua dù đã lâu song những đau thương, mất mát mà nó để lại vẫn luôn đọng lại như một vết sẹo trong tâm hồn mỗi người. Chiến tranh bi kịch và đau thương là thế, nhưng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, cao cả mà cũng rất đỗi bình dị mà bé Thu dành cho ông Sáu. Dẫu chiến tranh đã cướp đi của bé Thu cha mình, nhưng nó lại để lại cho ta một bức tranh ấm áp rực rỡ về tình cha con vô cùng cao đẹp.
Yên Kha Hồng Vân Thanh Và Những Ca Khúc Tình Tự Quê Hương
Tác giả: Lê Công Dzũng
Tôi phải dành hai tuần lễ để nghe đi nghe lại những ca khúc của anh, đồng thời tôi cũng phải in những ca khúc đó ra để đối chiếu với lời ca sĩ hát. Bởi lẽ hình như là đa số những ca khúc của anh đều do những ca sĩ có giọng miền bắc với nhiều âm hưởng của “quan họ Bắc Ninh” và “dân ca Nghệ Tĩnh” nên đôi lúc tôi không nghe rõ lời của những bản nhạc. Điều cảm nhận đầu tiên của tôi là những ca khúc của anh đều chất chứa những tình tự quê hương, một tình yêu quê hương nhẹ nhàng nhưng rất sâu lắng. Từ bài “Giọng Huế” phổ thơ của Tô Kiều Ngân và bài “Cô Giáo Sông Hương” phổ thơ của Nguyễn Thái Dương nói về xứ Huế, đến hai bài “Bên Dòng Sông Quê” và bài “Sóng Sánh Quy Nhơn” phổ thơ của Nguyễn Thái Dương nói về Quy Nhơn và Bình Định là vùng quê anh đã sinh ra và lớn lên cũng như nơi anh đã theo học những tháng ngày ở Trung Học. Ngoài ra còn có hai bài “Gái Liêu Trai” thơ của Đoàn Đại Đinh và “Bay Về Phía Vô Cùng” thơ của Việt Trang. Cả sáu bản nhạc đều được anh phổ từ thơ. Continue reading
‘Suối Nguồn Tâm Thức,’ một đời thơ của Thái Tú Hạp
Tác giả: Trần Yên Hòa
*Tập thơ “Suối Nguồn Tâm Thức” của Thái Tú Hạp. (Hình: Trần Yên Hòa)
Nối Gót- Thiên Lý Độc Hành
Tác giả: Thầy Hạnh Viên( 14/10/2021)
Một buổi sáng cuối thu năm 2011, đang ngồi trong quán cà-phê sách ở Đà lạt tôi nhận được mẫu tin của thầy gởi qua email, chỉ ngắn gọn mấy dòng:
…
Tôi đi lang thang theo đám mây trôi, phương trời vô định. Bờ sông, hốc núi, đâu cũng là chỗ vùi thây. Một chút duyên còn ràng buộc thì còn có cơ hội ngộ, đời này hoặc đời sau.
Thị ngạn am vô trụ xứ.