Category Archives: Biên khảo

Quan Niệm Của Người Đàn Bà Dân Dã Về Quan Hệ Vợ Chồng

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Quan niệm về quan hệ vợ chồng của những người đàn bà thuộc gia đình giàu có, quý tộc, hay quan trường trong thời nhà Nguyễn (1802-1945) lệ thuộc nặng nề vào sự giáo huấn của Khổng giáo Tống Nho, nghĩa là người đàn bà trong gia đình đóng một vai trò gần như nô thuộc người đàn ông. Giá trị của người đàn bà thật quá nhỏ bé: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.” [Một trai coi như có, mười gái coi như chẳng có gì]. Đàn ông thì có quyền “năm thê, bảy thiếp” còn người vợ thì phải “chính chuyên một chồng” và hầu như chỉ là kết quả của một sự đổi chác tính bằng tiền của. Do đó, người vợ thường phải làm việc vất vả cho gia đình chồng để trả lại cái giá đổi chác vật chất ấy. Hơn nữa, mối quan hệ vợ chồng trong bối cảnh của những gia đình thượng lưu, giàu có, hay quan quyền thường mang rõ nét cảnh “chồng chúa, vợ tôi” nặng bản chất hệ đẳng và uy quyền hơn là tình yêu.

Continue reading

Bản Chất Người Đàn bà Dân Dã Qua Nhận Xét Về Quan Hệ Lứa đôi

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Bài I

Bài này tập trung vào việc phân tích bản chất của người đàn bà dân dã Việt Nam qua những nhận xét về quan hệ lứa đôi như được phản ánh trong ca dao, tục ngữ. Một cách tổng quát dân số vùng thôn quê Việt Nam trước 1975 chiếm khoảng 85% đến 90% tổng số dân số toàn quốc. Hiện nay dân số vùng thôn quê chiếm khoảng 61%. Do đó, phong tục, tập quán của người dân nông thôn xét theo nhiều khía cạnh phải được công nhận như là một phần quan trọng của văn hoá Việt Nam. Mặc dù thế, khi nói đến văn hoá Việt Nam, người ta chỉ thường nghĩ đến những kỉ cương truyền đạt từ tầng lớp trí thức Nho giáo như tam cương, ngũ thường dành cho nam giới; và tam tòng, tứ đức dành cho nữ giới. Continue reading

Tính Hệ Đẳng trong Những Mối Tương Giao Xã Hội

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Hình thái của những mối tương giao trong một xã hội được định hình bởi hệ thống giá trị mà xã hội đó chấp nhận và tôn trọng. Hệ thống giá trị của xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng của Khổng giáo nhiều nhất suốt dọc dài hơn hai nghìn năm lịch sử. Tuy nhiên, bài này không có mục đích phân tích và phê bình những phạm trù lý thuyết của Khổng giáo mà chỉ khai thác những ảnh hưởng của Khổng giáo — do các quan lại hoặc các thầy đồ truyền bá – lên những mối tương giao trong xã hội và đặc biệt là trong gia đình qua những nhận định về đời sống thực tế của đại đa số quần chúng Việt Nam được phản ánh trong văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, v.v…Những ảnh hưởng của những giá trị này có thể có nguồn gốc không chính thống của Khổng giáo hay đã được cắt nghĩa khác với quan điểm nguyên thuỷ, nhưng trên thực tế đã biến thành niềm tin của người dân và đã được thể hiện qua lối hành sử của đại đa số quần chúng Việt Nam.

Continue reading

Giáo Dục Con Gái

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Giáo Dục Con Gái

 Người đàn bà Việt Nam trong dòng sinh mệnh của dân tộc

Triết học tây phương xếp đặt tư tưởng vào ba lãnh vực biệt lập: (1) bản thể luận (ontology), (2) tri thức luận (epistemology), và (3) giá trị luận (axiology). Trong lãnh vực bản thể luận, người ta đặt vấn đề thực thể (reality): hiện hữu là gì. Trong lãnh vực tri thức luận, người ta đặt vấn đề “biết”: làm thế nào để con người biết được là mình “biết”. Giá trị luận là lãnh vực nghiên cứu những vấn đề liên hệ đến những gì mà con người trân quý và những lý do tại sao con người trân quý những điều đó. Triết học đông phương, như trường hợp Nho giáo chẳng hạn, cũng đề cập đến ba lãnh vực này, nhưng không phân biệt thành ba lãnh vực tách biệt rõ rệt như là những khuôn khổ được áp dụng cho việc trình bày tư tưởng. Tư tưởng Nho giáo bàng bạc trong cả ba lãnh vực. Phần Hình Nhi Thượng trong Nho giáo bàn sâu và rộng đến đề tài “hiện hữu” (ontology) trong quan điểm vạn vật nhất thể phát sinh từ nguyên lý âm dương. Con người nhận thức (epistemology) được quan điểm này nhờ trực giác . Phần Hình Nhi Hạ bàn đến vấn đề ứng dụng Nho giáo trong thực tế, đặt trọng điểm vào quan niệm nhân, trí, dũng của đạo người quân tử bằng cách thực hiện tam cương (quân-thần, phụ-tử, phu-phụ) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Ở phần Hình Nhi Hạ, người ta thấy rõ những phân tách mang tính giá trị luận (axiology).

Continue reading

CHUNG THUỶ – Một Đặc Tính về Tình Yêu của Người Đàn Bà Việt Nam

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

CHUNG THUỶ

Một Đặc Tính về Tình Yêu của Người Đàn Bà Việt Nam

Người Đàn Bà Việt Nam trong Dòng Sinh Mệnh của Dân Tộc

 

Thường thường vợ chồng chung sống trong gia đình ít khi lưu ý đến những sắc thái đặc thù của chồng hay của vợ mình. Hơn nữa, trong thời gian lâu dài chung sống, nếu có người để ý thì thường có khuynh hướng để ý đến những điều làm phật lòng mình, có nghĩa là để ý đến những điều xấu hơn là những điều tốt. Dĩ nhiên là không phải ai cũng vậy, nhưng sự quen thuộc lâu ngày thường làm giảm bớt đi sự trân quý những nét đẹp của nhau, nhất là nét đẹp đặc thù của người vợ Việt Nam. Continue reading

Tiêu Chuẩn Yêu Đương Của Người Đàn Bà Qua Thi Ca Dân Gian

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Người đàn bà Việt Nam trong dòng sinh mệnh của dân tộc

 

Tình yêu lứa đôi là một thể tính quan trọng trong đời sống con người, nhất là đối với người phụ nữ Việt Nam. Người đàn ông có thể có thái độ hời hợt về tình yêu, nhưng người đàn bà thì không. Người đàn bà không đùa giỡn với tình yêu; khía cạnh này sẽ được khai triển trong một bài khác. Bài này chỉ tập trung vào chủ điểm tình yêu — qua ca dao, tục ngữ — là một hiện tượng mà người đàn bà hết sức trân quý.  Mà vì trân quý tình yêu cho nên người đàn bà thường không yêu bừa bãi mà nhất quyết chỉ “muốn yêu” người đàn ông hội đủ những tiêu chuẩn mà người đàn bà cho là quan trọng trong liên hệ lứa đôi. Cụm từ “muốn yêu” được dùng có chủ ý, bởi vì hôn nhân, trong văn hoá Việt Nam, nhiều khi vượt khỏi tự do lựa chọn của người con gái.

Continue reading

Võ Tây Sơn hệ phái Nam Bình

VÕ TÂY SƠN. Hệ Phái NAM BÌNH Chưởng Môn VS PHAN SIÊU.

Những năm tháng ở Bắc Mỹ tôi đã cống hiến sự nghiệp về võ học Tây Sơn cho những sinh viên ở khắp nơi từ Đại học đến những hội đoàn trong nhiều Cộng Đồng ở Hải Ngoại …

Qua các tài liệu về võ học Tây Sơn tôi đã lần lược trình bày những tư liệu chánh yếu của nền võ thuật nước nhà trong những thế kỷ qua mà dân tộc ta hình thành những bài bản thích nghi để bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc Việt suốt những chặng đường lịch sử đấu tranh giành nền tự chủ. Hơn 1000 năm Bắc thuộc, gần trăm năm Pháp thuộc! Chưa kể những cuộc nội chiến! Một lịch sử quá dài chinh chiến như vậy nên võ thuật đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ sự sinh tồn dân tộc và không bị đồng hóa! lai căn… Những bài thảo, thế, lưu giữ qua những bí kiếp! Thời Tây Sơn đã ghi rõ ràng nhưng rất tiếc bị mai một sau này vì sự tỵ hiềm của triều Nguyễn Gia Long và kế tiếp không ai nhắc nhở hai chữ Tây Sơn bởi vì:

Continue reading

Autumn Leaves/ Lá Thu

AUTUMN LEAVES/ LÁ THU

Trn th LaiHng


Lá Bàng Vườn Quê Xa, hình TTLH

Lá Thu… Một đề tài cũ như Trái Đất nhưng hằng năm cứ vào mùa Thu, lá ngoài đường rụng nhiều… Lá Thu lại cùng gió mùa tung bay khắp nơi, nhất là trên những dòng thơ ca, văn xuôi văn vần.

Mấy năm trước với bài Quét Lá, mùa lá rụng gợi trong tôi những kỷ niệm về thơ

về nhạc và cả hội họa, với Shakespeare, với Beethoven, với MichaelAngelo, với Modigliani.

Mùa Thu năm nay, cũng với Lá Thu, cũng vẫn lá Bàng, nhưng là chiếc lá mệnh yểu của một thiên thần âm nhạc: Eva Maria Cassidy.

Autumn Leaves/ Lá Thu Continue reading

Cường Để hay Cường Đễ

Tác giả: Võ Xuân Đào

Vốn dĩ tôi không định viết bài này vì:

Ngôi trường đã trở thành một “dĩ vãng đã xa” nên chuyện phân biệt rạch ròi giữa

hỏi và ngã có lẽ không cần thiết mấy.

Chỉ là những lý giải cá nhân từ năm 1970 mà thiếu vài chứng cứ, nên sức thuyết

phục sẽ kém.

Nhưng, thời gian qua, trên các trang mạng xã hội: Facebook, và một số bài viết có

người vẫn sử dụng dấu “ngã” khi viết về trường, nên tôi viết ra đây những gì mình
 
đã nghe, đã biết, đã thấy để tiện việc tham khảo cho mọi người.

 

Cường Để (彊柢)là một trong những nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, tên thật là Nguyễn Phúc Đan (阮福單), biệt danh Nguyễn Trung Hưng (阮中興), tước Kỳ Ngoại Hầu (畿外侯). Sinh ngày 11/01/1882 tại Huế và mất ngày 05/04/1951 tại Nhật, thi hài của ông được chon cất tại Zoshigaya Cemtery, thành phố Tokyo, Nhật Bản. Continue reading

Nguyễn Vỹ Và Tạp Chí Phổ Thông

Tác giả: Hoài Nguyễn

Nghề làm báo ở Việt Nam đã hình thành từ khi chữ quốc ngữ từng bước được hoàn thiện thay thế chữ Hán Nôm và người Pháp bắt đầu cai trị xứ này gần cả thế kỷ.
Những người làm báo thời đó phần đông xuất thân từ Tây học hoặc do thời thế mà phải “vứt bút lông đi dắt bút chì” tạo nên những phong trào như Thơ Mới, phong trào học chữ quốc ngữ… và du nhập nhiều dòng văn học nghệ thuật từ phương Tây vào Việt Nam tạo nên một bức tranh đa dạng nhiều sắc màu văn hóa và ngày càng phát triển…

Continue reading