Các bài đăng của tác giả Đào Anh Dũng.



Lẻ Bộ

Hàng năm vào mùa xuân và hạ, cuối tuần rảnh rỗi ông bà Tánh có thú vui đi mua sắm, không phải ở những cửa hàng mà ga-ra seo (1). Khi xuân về thiên hạ miền Bắc Mỹ này có thói quen dọn dẹp nhà cửa. Thay vì vất đi những vật dụng không còn cần thiết, cuối tuần họ bày bán ở nhà để xe với giá rẻ mạt, vài chục xu, đôi ba đồng. Riêng mùa hạ ấm áp thiên hạ thường hay di chuyển, đổi nhà. Đó cũng là một dịp họ tóm gọn, khỏi phải lỉnh kỉnh mang theo những món đồ cũ, lâu lâu mới dùng một lần, về ngôi nhà mới. Tiện lợi đôi bề, vừa kiếm chút tiền cà-phê, cà-pháo, vừa tống đi rác rến.

Cũ người, mới ta. Rác của người này biết đâu là kho tàng của kẻ khác. Đó là hai “triết lý” vụn của thú mua sắm ga-ra seo.

Continue reading

Mất, còn

Thấy tôi đi học về mặt buồn thiu nên mẹ hỏi. Tôi rưng rưng nước mắt thưa với mẹ rằng tôi đã làm mất số tiền dành dụm để mua quyển sách tôi thích. Mẹ vò đầu tôi, hỏi mất ở đâu. Tôi trả lời, chắc mất ở sân trường khi tôi chơi trốn kiếm với bạn, tìm hoài không thấy. Mẹ bảo, “Mình làm rớt tiền ở sông, ở biển thì mất luôn, chứ rớt trên đất thì chắc ai đó lượm được. Nếu không cần thì họ đã trao lại cho mình. Họ cần nên xài dùm. Tiền đâu có mất!”

Từ đó, tôi không còn mất tiền.

{jcomments on}

Ngày Nhà Giáo

Sáng sớm mở Facebook, thấy chú em đăng hình ba chậu bông lan thật đẹp, tôi thầm nghĩ, chắc ai đặt tặng sinh nhựt, cưới hỏi gì đây. Tôi cũng không khỏi tính rợ, một cành lan giá khoảng bốn năm ngàn đồng, ba chậu ít nhứt cũng hai chục cành, vị chi một trăm  ngàn, tròm trèm năm đô-la, chắc đủ tiền xăng, tiền chợ.

Hơn một năm nay em tôi đầu tư trồng lan ở vườn sau nhà, vừa vui thú điền viên vừa kiếm thêm chút đỉnh bù đắp chi dụng trong gia đình. Continue reading

Mong chờ

Cô Hiền là một giáo viên cấp hai , cô đã nghỉ hưu hai năm, không ai biết cô về sống ở xóm nhỏ này từ bao giờ, chỉ biết cô ở có một mình trong căn nhà nhỏ, ngoài căn nhà ra cô có khoảng trăm mét đất trồng rau, cô trồng đủ thứ nào rau răm, rau thơm, rau muống, rau dền, trong xóm ai sớ lở thiếu thốn cô đều vui vẻ báo đến hái, thỉnh thoảng vài tháng cô về quê  một lần, nơi ấy có cô em gái,  còn cha mẹ thì mất đã lâu, em gái cô cũng giáo viên và người chồng cũng giáo viên có hai con nhỏ , một cháu học cấp ba và một cháu học cấp hai, hai cháu đều rất ngoan.  Mỗi lần gặp nhau hai chị em ôm chầm lấy nhau, buồn buồn tủi tủi,  nhắc lại những ngày trẻ thơ, những ngày hạnh phúc bên cha mẹ khi hai người còn trên cõi đời này, nhớ những bữa cơm mẹ nấu, những cái nhìn âu yếm của mẹ cha. Continue reading

Biến cố

 

Tôi giận thằng con. Tựu trường, ghi danh xong nó mới gọi cho tôi hay đã đổi ý, không học cái nghề tôi khuyên nó theo đuổi nữa. (Thật ra, đó cái nghề tôi ước mơ cho mình mà không đạt được.) Nó nói đủ lý do để thay đổi, nhất là ý thích, nhưng tôi không nghe. Tôi cúp điện thoại, tắt tiếng chuông lẫn tiếng rung.

Continue reading

Đạp bánh tráng

Tác giả: Đào Anh Dũng

Khi ra đường người ta thường hay mang theo tiền dằn túi, nói để phòng hờ rủi ro “đạp bánh tráng” thì có tiền mà trả. Đây là một câu nói đùa nhưng “tai nạn” này đã thật sự xảy ra với anh em chúng tôi.

Vào niên học 1955, Tuấn, anh tôi, học lớp ba thầy Tươi, còn tôi học lớp tư thầy Quang trường Tiểu học Tây ninh. Năm ấy, học sinh chúng tôi có nhiều bạn mới di cư từ miền Bắc học chung trường. Các bạn này thường mặc áo vải nâu, tôi không rõ do chính phủ cứu trợ, phát cho đồng bào di cư vải màu này hay đó là màu được người quê miền Bắc ưa chuộng.

Thấy ngồ ngộ nên má tôi may cho anh em chúng tôi, mỗi đứa một cái áo sơ-mi màu nâu “di cư” để mặc đi học. Continue reading

Hẩm hiu

Ngày đó xóm ngoại của tôi có mọc lên một quán chè chui. Quán không tên do dì ba làm chủ nên bọn học sinh chúng tôi đặt tên là “quán chè dì ba”.

Quán chè dì ba mở cửa vào buổi tối, leo lét một ngọn đèn dầu, có khoảng chục khúc cây làm bàn ghế. Chén chè thưng của dì nhỏ xíu, thiếu ngọt, hơi mặn nhưng hạp với túi tiền học sinh. Vì thế, quán chè của dì là chỗ hẹn hò của bọn chúng tôi. Một lần tôi ngồi một mình vì “hai đứa giận nhau”; lúc vắng khách dì đến hỏi thăm, an ủi, chỉ vẽ cho tôi cách làm hòa. Hỏi ra mới biết trong số bạn bè chúng tôi, trai gái đứa nào cũng được dì “gỡ rối tơ lòng”.

Continue reading

Giấc ngủ màu đen

 

Nguyên tác :Paul Verlaine

Chuyển ngữ: Đào Anh Dũng

 

Paul-Marie Verlaine (18441896) là nhà thơ Pháp, một trong những nhà thơ lớn nhất của Pháp thế kỷ XIX.

Paul-Marie Verlaine sinh ở Metz. Năm 1851 gia đình ông chuyển về Paris. Năm 1855 Verlaine vào học trường Lycée BonapartParis và đã bộc lộ sự say mê thơ ca. Năm 1858, ông gửi cho Victor Hugo trường ca La Mort (Cái chết).

Từ tháng 10 năm 1863 ông làm ở công ty bảo hiểm, sau đó vào làm ở tòa thị chính Paris, tham gia nhóm thơ Parnasse. Năm 1866 ông in cuốn sách đầu tiên Poèmes saturniens chịu sự ảnh hưởng của nhóm Parnasse. Năm 1867 ông sang Brussele gặp Victor Hugo. Năm 1870 ông in tập thơ La bonne chanson (Bài ca tốt lành) tặng người yêu Mathilde Mauté.

Thời gian sau đó là những năm tháng tình ái của ông với nhà thơ trẻ Arthur Rimbaud. Hai người đi sang BỉAnh. Đây là quãng thời gian Verlaine viết những bài thơ hay nhất của mình. Năm 1874 ông in tập thơ Romances sans paroles (Những khúc lãng mạn không lời).  Năm 1894 ông được bầu là “Ông hoàng của các nhà thơ”. Năm 1895 ông viết bài giới thiệu cho “Tuyển tập tác phẩm Arthur Rimbaud”. Năm 1896 ông in cuốn sách cuối cùng La Mort (Cái chết).

Ông mất ở Paris

Un grand sommeil noir

Un grand sommeil noir
Tombe sur ma vie :
Dormez, tout espoir,
Dormez, toute envie !

Continue reading