Khi Đời Chưa Trang Điểm

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

(Hình chỉ có tính cách minh họa)

(Viết cho một cô gái xứ Quảng…)

Trên chuyến xe Lệ Thủy như muốn khóc, bỡi vì nàng không đi thì không được. ở cái xứ Quảng Ngãi thị trấn ST đói khổ này, có việc gì cho nàng làm, con đau không tiền mua thuốc. Chính nàng cũng không có hột cơm ăn cho đủ bữa. Ngồi trên xe lửa nàng buồn trầm ngâm cuộc đời nàng trải qua nhiều dâu bể.

Lúc xưa nàng lớn lên từ một gia đình giàu có. Quá trình giàu có của cha nàng cũng mang nhiều thăng trầm dù, may mắn của ông là phần lớn hơn. Vốn ông được sinh ra nơi TK…  ông nội vùng đất Quảng Ngãi không giàu có lắm, nhưng cũng đủ nuôi sống họ, ông bà nội cuộc sống có nghề làm thuốc Nam sau chuyển thuốc Bắc, cứ xem mạch hốt thuốc cho bịnh nhân, nghề thuốc ông nội khá giả an nhàn. Nhưng ba của nàng Lệ Thủy là Hồ Kỳ Hiệp lúc nhỏ lớn lên lại không yêu thích nghề thuốc, ông chỉ muốn đi giang hồ tứ xứ cho vui hơn. Ông lại lang thang, rồi xin làm lơ xe cho một người xe khách từ chuyến Quảng Ngãi đến Nha Trang. (Người chủ xe vốn quê chính là Nha Trang. Ông ta vợ là Quảng Ngãi- không biết họ biết nhau trong trường hợp nào, và lấy nhau có bầy con bảy đứa, cơ nghiệp đang đừng sững sống Nha Trang) Khi ba Hồ Kỳ Hiệp lang thang nơi bến xe Quảng Ngãi (lúc bấy giờ bến xe còn thô sơ.) Ông chủ tức là tài xế chính nhìn ba Lệ Thủy, tức là Hồ Kỳ Hiệp thì ông chịu ngay, vì mặt mày Hồ Kỳ Hiệp vẻ sáng láng, thông minh nữa. Sau thời gian không bao lâu Hồ Kỳ Hiệp nhanh nhảu trở thành tài xế loại ưu. Như vậy ba của Lệ Thủy- Hồ Kỳ Hiệp đã đổi đời không thích làm nghề y, cũng không thích gõ đầu trẻ như Hồ Kỳ Hảo ông nội ước muốn.  Mà ông lại đi theo lối riêng mình. Không bao lâu ba Hồ Kỳ Hiệp lại có vốn mua xe đi về hướng tuyến đường Sài Gòn- Buôn Mê Thuột. Vì tuyến đường này có vẻ mạnh kinh tế hơn. Thế là lại gặp má Lê Trúc Phương con nhà giàu, có nhiều xe đò chạy khắp nơi, các tỉnh. Sau đó ba tán tỉnh đem lòng yêu má Lê Trúc Phương. Họ yêu thương nhau, cưới nhau. Ba có quyền định đoạt tương lai vợ chồng họ. Ba rủ má Trúc Phương vào Sài Gòn làm ăn sẽ mau phất hơn. Má Trúc Phương đồng ý nghe lời ba, và sinh ra ba người con, nàng là Lệ Thủy út nơi đó. Hai người trước nàng là hai anh trai, chỉ nàng là gái nên ba mẹ yêu như một công chúa chính hiệu. Gia đình ba má thì ngày càng phát triển giàu có, được bên vợ ủng hộ mạnh mẽ cho ý tưởng mới của ba, ba má mua bán xe hơi có shop lớn… Quyền uy ba đủ đầy. Thời lên như gió, chẳng mấy chốc ba má giàu nhanh, cơ nghiệp rộng mở. Ba má còn quen lớn với các tướng tá Quân đội VNCH, thế là thêm nhiều vai vế mua bán áp-phe gỗ từ rừng các nơi Ban Mê Thuột đem về Sài Gòn nữa, và từ các rừng Tây Nam nữa. Ba Hồ Kỳ Hiếu giàu lại giàu to, tiền vô như nước. Ba bỏ luôn tài xế lái xe cho khách, vì thời đại chiến tranh mìn mỏ, súng đạn hay chõ vào các xe khách ba, đặng mà khai thác kẻ thù, hay tình địch vô cớ…

Rồi ba Hiệp hay đi chơi ngoại giao với các tướng tá của quân lực VNCH để khai thác rừng. Lên mở nhiều kế hoạch vui chơi “dụ” lòng dân Thượng nơi đó, để dễ bề làm ăn… Mặt khác, chế độ nào cũng muốn dân vào phe ta, và ta có ảnh hưởng với dân để làm ăn kinh tế, rồi nhiều bước trườn tiến nhanh của phái chính trị quân sự… Cũng có thể là một truyền thống yêu văn hóa của họ v.v… Không ai biết hết thao lược của họ. Như vậy trong một lần ông bà dẫn Lệ Thủy đứa con út đến nơi đó. Trong một lễ mùa hội văn hóa… Lúc đó Lệ Thủy thật ra nàng mới 15 tuổi. Ôi cái tuổi thần tiên và mộng mơ…

Nàng Lệ Thủy đã phải lòng yêu một chàng trai trong lễ hội, chàng biết đi voi, biết chăm sóc voi, biết đánh đàn đá, biết múa lửa, biết gõ cồng chiêng tuyệt vời cho đám “mỹ nhân núi rừng vũ điệu rất ngoạn mục. ” Cái nàng Lệ Thủy thích nhiều nhất là Y Ron chàng biết múa lửa thật tuyệt chiêu, chàng múa vòng xoay lửa thì đã đành, chàng lại biết tạo cảm hứng cho người khác nhìn thấy, chàng Y Ron luồn qua các gối chân, xoẹt qua nơi bên hai nách và cổ tay, lộng quần rượt vô nơi lòng háng, chàng cứ đứng rộng, và cây đuốt lửa chàng Y Ron cho rà vào bụng rún, khi tréo qua sau lưng, còn tay một khác kia bốc lấy. Động tác nào chàng làm cũng nhanh nhảu, nhưng không nhanh lắm, song lửa không thể táp vô người chàng. Ôi hay thật! (Chỉ đoạn quay tít vòng lửa thì chàng mới cho hai tay quay nhanh nhìn như sao băng, hay sao chổi đi. Ôi là thật đẹp luôn thôi.)

Thế rồi nàng yêu sau đó, Lệ Thủy thơ ngây song trái tim ngưỡng mộ quá dạn dĩ, nàng cố làm bạn quen biết, đã trốn theo chàng Y Ron về nhà chàng thăm chơi, bước vào căn nhà sàn dân bản địa nàng thêm ngỡ ngàng yêu thích hơn nữa. Và một lần nữa nàng thấy dụng cụ đàn của chàng nhiều lắm; nào đàn bằng những thanh tre trúc móc xích, gọi là đàn T’ rung gợi cảm, nào cây đàn đá dễ thương, nào trống cồng chiêng đáng yêu. Nào con voi sau nhà đang ăn lá mía chờ chàng v. v…

Dù cha mẹ Lệ Thủy: Hồ Kỳ Hiệp và Lê Trúc Phương không cho phép, nhưng nàng quyết định chỉ yêu và đòi lấy anh chàng Y Ron này mà thôi.

Nàng bảo khi về lại Sài Gòn lần thứ nhất (bỡi nàng đã yêu chàng trong lòng):

Khi nghe Lệ Thủy nói vợ chồng Hồ Kỳ Hiệp nghe như trời long đất lở. Song nàng cứ ung dung khẳng định:

– Nhà mình đã giàu con đâu cần lấy người nhà giàu nữa ba. Ba cũng từng có ước mơ riêng để xây dựng cuộc đời mà. Con yêu ai thì ba mẹ cho con lấy người đó, chính là hạnh phúc của con thôi. Con đã chọn lựa.

– Cây đàn đá đó có đủ nuôi sống con không?

– Con sẽ chọn cho ảnh một cái nghề khác tương xứng ý thích ảnh.

Thiệt ra Lệ Thủy được biết. Chàng trai tài hoa chơi đàn đá đẹp mắt kia là gốc kinh. Mẹ chàng mang thai một người lính, rồi buồn tình hay hoàn cảnh sao đó. Buộc thế bà đem bỏ chàng vào gốc cây lúc chàng bốn tháng, khi chàng khóc o-oe. Ông già này về lượm và nuôi chàng lớn lên. Và ông đặt cho chàng cái tên Y Ron giữa buôn làng này thôi. (Chuyện này ông già thật bụng kể cho Lệ Thủy nghe khi cô đến thăm nhà lần thứ hai. Lệ Thủy yêu chàng tha thiết trong lòng nên “cả gan, cả phổi” mướn xe lên Buôn Mê Thuột vào buông rẫy tìm chàng dễ như chơi, và chàng cũng mừng quýnh cứ ngỡ như mơ.  Sau đó cả hai đứa đã tạo ra những kỷ niệm họ. Cả hai chui vào núi tìm các hang động thạch nhũ, những hướng lâu năm, những lối mòn rừng đẹp, hoa lá như ngưỡng mộ hai người, hai trái tim đi chơi cho thỏa thích… Lệ Thủy thật sự cũng quá quen nhàm với chốn phồn hoa Sài Gòn, nên nàng muốn tìm vui đến nới thiên nhiên hoang dã.  Hay nói đúng hơn trái tim của nàng đã bị- để cho chàng Y Ron đang nắm giữ nơi đây. )

Lê Thủy chuyên nghiệp đi học về là đọc tiểu thuyết ngắn ngôn tình. Đó là bộ môn nàng lấy làm thích bật nhất.

Quả là Lệ Thủy sống trong ý tưởng nhiều của tiểu thuyết, nhưng làm sao ai cản được nàng ước vọng. Khi Lệ Thủy quan niệm cho con tim “Khi sống chết với nhau mới thấy yêu nhau thật sự. Và đó là những mối tình đẹp nhất trên thế gian…”

Nàng ám ảnh câu chuyện được một tác giả, họ viết câu chuyện ngắn: Một chàng trai nọ là tên Lê Dinh. Là một nhà văn trẻ, anh yêu một cô gái tên Trần Mỹ Hòa xinh đẹp. Cha mẹ không đồng ý gả chàng, nhưng cô nàng quyết ưng anh ta. Khi lấy được chồng Lê Dinh, thì cha nàng kinh khi anh văn sĩ nghèo, nên ít muốn đón tiếp chàng rể nồng nhiệt. Cứ mỗi lần chàng dẫn vợ ghé về thăm thì cha mẹ coi chàng còn thua người dung nước lã. Buồn quá chàng dần hồi ít về thăm…

Rồi lại một hôm có nhà triệu phú làm ăn trúng việc mở tiệc chiêu đãi, mời anh Lê Dinh nhà văn trẻ đến để viết giùm trang phóng sự, để đăng qua báo quảng bá…

Lê Dinh đi, anh có dẫn vợ trẻ đến, anh rất là hân hạnh. Nhưng ôi thôi nhà triệu phú lại “phải lòng” cô vợ trẻ xinh đẹp của anh. Ông ta tìm cớ để nói thầm với Lê Dinh một khắc về cái gì đó.

Lê Dinh lại nghĩ ngay ra một kế khác để về nhà chàng bảo vợ mình Trần Mỹ Hòa:

– Em ơi… Có thể em chịu hy sinh một chút, ta sẽ giàu lên cho cha nàng thấy Mỹ Hòa ạ. Em có muốn mình giàu có không? Chàng dò la, hỏi ý vợ:

– Giàu có ai chẳng muốn nhưng phải là chính đáng.

– Sự hy sinh nào cũng là chính đáng cả. Tình yêu ở trong sâu thẳm tâm hồn chứ không phải ở trong dung tục thể xác? Đúng không em yêu?

– Em chưa hiểu ý anh lắm.

– Nghĩa là em chịu cho nhà triệu phú Đông Hưng nọ hôn em một cái, ông ta sẽ mất một triệu mỹ kim với anh. Em đi cùng ông vào khách sạn ăn ở một lần. Hắn sẽ đưa anh1/3 gia sản của ông ta. Và cái thứ ba xảy ra; nếu em đi cấp ba ngày với ông ta.  Ông ta sẽ đưa cho anh hết 2/3 số của ông ta có. Nghĩa là anh sẽ giàu hơn ông ấy, và ông ta có quyền, có cách làm giàu kiếm lại sau đó nữa, tùy ông ấy… Vậy thôi.

– Trời ơi anh không thương em sao? Mà anh đưa quăng xác thân em cho nhà triệu phú Đông Hưng đó anh?

– Yêu em chứ. Chính yêu em mà anh phải hy sinh để cho ba em không khinh anh. Lê Dinh này nghèo, và ba em nhạt nghĩa với anh? Mình có được của sẽ nói là trời thương cho mình trúng số em à. Mà đúng là chúng ta y như trúng số đó.

Mỹ Hòa nghe bỗng khóc vì đâu.

Nhưng chồng Lê Dinh còn van lơn khóc theo:

– Anh quý em ở tâm hồn thuộc về anh mãi mãi thôi. Chỉ là một kế sách nếu như yêu anh, em hãy vì một lần ước vọng cho anh, cho chúng ta đi em.

Rồi nghĩ và thương chồng quá nàng Trần Mỹ Hòa đành chấp nhận, để cho cha nàng không thể khinh thường chàng mãi. Và biết đâu rồi tình “nhạc phụ” thêm khắng khít.

Nàng Mỹ Hoòa đã chịu đi cấp với nhà triệu phú Đông Hưng đó.

Khi về nhà trời ơi, nàng lại biết mình đã mang thai với người triệu phú Đông Hưng. Nàng kể khi bụng cứ lớn dần. Chồng nàng Lê Dinh cứ ghen tuông đặt nhiều câu hỏi:

– Điều đó làm sao mà có được? Khi em không từng yêu hắn chứ? Em ở với anh hơn một năm chưa có gì? Cớ sao mới ba ngày lại có… Chứng tỏ em yêu hắn mãnh liệt hơn anh?

– Em không biết, nhưng em không yêu hắn.

Thời gian thai lớn dần nàng tới ngày sinh nở, nàng đem con vào chùa đúng ngày tháng là con của nhà triệu phú kia. Nàng để lại một lá thư dặn sư cô khi con lên bốn tuổi thì cho con hay. Như thế nàng cũng đã trọn vẹn với con thơ…

(Nàng không thể giết chết một hài nhi, con nàng vô tội nên nàng làm theo cách đó.)

Sau thì nàng tự uống thuốc tự vận trong một chiều, khi chàng đi làm từ một công sở nhà báo nọ chưa về.

Và nàng cũng để lại bức thư cho chàng ghi là:

Đó là đã chứng minh được lòng chung thủy chẳng tiếc sống của em… Vĩnh biệt anh”

Trần Mỹ Hòa.

Chàng Lê Dinh coi xong chàng hối hận nhưng chàng cũng đã cắn lưỡi chết theo nàng tức khắc. Thiệt ra chàng chẳng thiết sống khi thiếu Trần Mỹ Hòa trong đời…

Lệ Thủy ưa đọc truyện ngắn ngôn tình và nàng sốt sắng cho lý tưởng yêu nhau, dù mai này có chết như thế cũng đẹp. Cũng trọn vẹn hơn là không yêu.

Thế nàng đã đòi ưng lấy anh chàng Ê đê múa lửa giỏi, đánh đàn đá hay. Chăm voi tuyệt kia…

Thế là nàng được toại ý. Nàng lấy chàng về giống như sự kiện của Tiên Dung lấy Chữ Đồng Tử vì một duyên nợ.

Nàng cho chàng đi học lấy một nghề nhiếp ảnh, chụp hình chân dung kiếm tiền để sống. Nhưng thực ra với một gia đình hạng giàu có bật nhất nhì Sài Gòn, thì làm sao má nàng để cho nàng sống một đời phải thiếu hút chứ?, chàng làm việc chỉ là một hình thức giải trí thôi. Nàng biết vậy. Tuy nhiên còn chàng Y Ron- vốn yêu buôn làng chàng không chịu về thành thị nhanh. Nhưng vì có ba lý do mà Lệ Thủy thuyết phục được chàng về thành phố Sài Gòn sau đó. Thứ nhất chàng đã biết lá thư người mẹ để lại, là chàng vẫn là gốc người kinh chính thức, thứ hai chàng cảm động vì Lệ Thủy dâng hiến tình yêu cho anh và quyết lòng vì anh. Thứ ba nữa chàng cũng rung cảm trước vẻ đẹp mỹ miều của nàng.

Tình yêu họ chẳng bao lâu non ngày non tháng. Nhưng nàng đã sinh cho chàng hai con: Một trai đầu và cô em kế của năm một.

Thời thế tạo anh hùng. Nam Việt Nam bất ngờ đã đổi ngôi. Miền Bắc tấn công Miền Nam, và họ đã thắng.

Chính phủ Nam Việt Nam (Tức Việt Nam Cộng Hòa ra lịnh kêu gọi đầu hàng, kêu gọi bỏ súng… Tháo lui nhượng bộ v.v… )

Và trong cơn ly loạn. Những người giàu có họ chuẩn bị di tản. Binh lính cao cấp thì được máy bay hoặc phi cơ rước đi rời tổ quốc. Hồ Kỳ Hiệp không được may mắn đi trong những dịp đó. Sau ông quyết chí ra đi vượt biên vì không mấy thiện cảm với cái chính quyền miền Bắc Cộng Sản này. Ông và vợ cùng hai con trai ra đi, ông Hồ Kỳ Hiệp chỉ để lại cho Lệ Thủy một lá thư có một câu nói ngắn, hai dòng chữ:

 “Ba và má hai anh ra đi rời khỏi quê hương mình yêu dấu…

Tạm biệt con. Ba,

Hồ Kỳ Hiệp. ”

Tại sao ba chỉ viết lá thư để lại, mà không cho mình hay biết gì trong vụ này. Nàng nghĩ không phải là không có lý do? Điều thứ nhất là: Ba nghĩ rằng nàng thương chồng, và anh chồng Y Ron mình chưa chắc đã chịu ra đi với họ. (Buông làng bỏ là một điều khó với anh, huống hồ vượt thành trì, vượt thác, vượt biển tẩu trốn ra nước ngoài.)

Thứ hai là: Ba biết mình bao giờ cũng ngang bướng và ít chịu vâng lời cha mẹ.

Điều thứ ba: Chắc vẫn giận mình muốn ly khai mình khỏi thành viên gia đình ông, nhưng chỉ vì con cái là ông cho biết thế thôi.

Nàng cầm thư trong tay suy nghĩ hoang mang, nhưng mà chắc vậy. Nàng thoáng buồn…

Sau đó nhà cửa, xưởng gỗ hùn vốn với những người, cơ sở shop buôn bán xe v.v… của ba mẹ bị niêm phong thu hồi tất cả. Nàng lại trắng tay cùng chồng và hai con thơ dại. Biết làm sao bây giờ, hoang mang trước thời cuộc. Nàng cùng chồng quay về núi rừng Buôn Mê Thuột, Buông Đôn để sinh sống thì người cha nuôi của chàng biến đi đâu mất, nhà cửa hoang tàn, lạnh ngắt có thể là ông bị chết vì lý do nào đó. Nàng Lệ Thủy đoán là trên 80%  với ý như vậy.

Nàng khuyên chàng về xứ nội mà sống. Quảng Ngãi…

Chàng đi theo nàng Lệ Thủy cùng hai con. Nhưng chàng có chút hận nàng, và đôi co cãi vã một tý đỉnh… Thật ra chàng thương yêu người đàn ông nuôi chàng hơn là người mẹ và cha ruột, nơi cốt nhục thâm tình đã tạo ra hình vóc chàng, mà chàng chưa bao giờ yêu lấy họ? Vì chàng cũng chưa bao giờ biết mặt họ? Người đàn ông núi rừng này vẫn là người kinh, song không hiểu lý do nào ông gia nhập vào làng thượng, và ông cho chàng đủ thứ: Sự hiểu biết và học hành tiếng Việt-Kinh. Chàng biết đi voi giỏi, biết chơi đàn đá, biết đánh theo chiêng cồng… Ông dạy cho chàng… và cho chàng học ở những người nơi buông rẫy này múa lửa, chơi đàn ống (Tức đàn T’rưng… cũng khá tuyệt vời đấy!)

Chàng thăm nơi đó với nàng. Chàng bảo với Lệ Thủy:

– Nếu anh không đi theo em, chắc là ông già này còn sống, vì dẫu sao anh lớn rồi sẽ biết chăm sóc ông hơn.

– Em cũng từng bảo ông ta về thành phố mà.

– Làm sao mà ông đi được em?

– Ông vẫn là dân kinh.

– Điều đó không đặt thành vấn đề trong ông lâu rồi.

– Vậy đâu phải là do em.

– Thật sự anh buồn lắm, nếu khi ông ta qua đời em ạ.

– Nhưng ông ta và em với hai con anh coi ai hơn?

– Em không thể so sánh.

– Anh có biết những lời vô tình anh làm em tổn thương chứ. Em là vợ yêu thương anh mà?

– Thôi bây giờ không còn gì để nói nữa em. Anh xin lỗi em Lệ Thủy nhiều nha.

– Không sao.

**

Từ giã thành phố Sài Gòn. Từ giã quê hương rừng quý Buông Đôn Về lại Quảng Ngãi vợ chồng nàng sống với ông bà nội. Họ vẫn yêu thương cháu nội, và cháu cố của họ. Nhưng quý nàng lắm thì họ không còn quý. Vì họ tức ba nàng Hồ Kỳ Hiệp. “Tội của ba mà nàng phải gánh, là đây…” Ba Hồ Kỳ Hiệp khi giàu ba lại chỉ trang trải lo bên phía vợ, và tánh ông nội lại không thích làm phiền con trai khi mình đủ sức lo cho cuộc sống dạo đó. Nên ba Hồ Kỳ Hiệp không vô tình, mà cũng coi như cố ý rồi. Ba không mấy khi lo lắng, hoặc quan tâm gì cho ông bà nội, với cái thời kỳ ba kiếm tiền ra như nước…

Lệ Thủy đem chồng và hai con về xứ Sơn Tịnh bươi chải, nàng làm thuốc cùng ông bà nội. Nàng chặt rể, tán sao nhuyễn bột thuốc khi cần, tẻ cành, róc xác, cân vỏ, gói cật, sao phơi thổ thuốc… và nhiều thứ khác cho khách ông nội cần. Nàng làm việc khổ cực không khác chi một lọ lem với thời kỳ khắc khó. Mà nàng vẫn phải ngậm buồn lấy vui, say mê công việc…

Y Ron Đặng Côn (tên mới của chàng) lại vốn chán nghề thuốc, chàng lại xách máy lang thang đi làm nhiếp ảnh, vì chàng mới ra nghề thì Cộng Sản Miền Bắc vô chiếm Sài Gòn. Và rồi chàng nghĩ kế mới. Chàng lại thích đi đào vàng, vì nghe lúc này thiên hạ khắp nơi rang rang đồn “Sẽ trúng mánh giàu to phất, tìm vàng là may giàu nhất” Chàng lại có ý rồi nói với nàng Lệ Thủy một đêm trong căn nhà ông bà nội đó:

– Cuộc sống tù túng nơi đây anh không hạp. Em và con cứ ở nhà, anh đi đào vàng may đâu mình sẽ giàu. Anh biết thiên hạ đào vàng trúng nhiều, rồi giàu có lẹ lắm em… Ăn đậu ở nhờ như vầy anh không thích Lệ Thủy ơi.

– Là ông bà nội của em mà. Anh ngại chi?

– Ba má em cũng là của ba má em, ông nội cũng là của ông nội, thế thôi. Mình phải gầy dựng. Bàn tay này em ạ. Chàng nói và đưa hai bàn tay lên cao để nàng ngắm.

Lệ Thủy vốn ít thích tranh cãi nàng lắc đầu và nhìn chồng.

Chàng bảo tiếp:

– Chịu cho anh đi em. Có gì đâu em lo chi.

Sau thời gian chàng Y Ron Đặng Côn quyết đi tìm vàng đãi vàng. Dù vợ Lệ Thủy cố ngăn cản, Nàng nói nhiều hơn lúc sau một đêm khác:

– Anh ơi nơi chốn rừng thiêng nước độc, may mắn thì ít, mà rủi thì nhiều, vợ chồng lại chia cách em không lấy làm thích. Còn hai con thơ vắng cha nó sẽ buồn. Anh nghĩ lại đi, đói no gì em cũng chẳng muốn anh ra đi tìm vàng đâu.

Chàng nghe vợ nói trong lòng chàng như “kiểu nước chảy lá môn” Chẳng ăn nhập chi chàng. Và Y Ron Đặng Côn quyết định ý chí lên tới bến, lại kiểu như cứng sắt đá rồi. Y Ron bảo:

– Trời ơi tùy theo thời thế em. Các nhà địa chất, các thám tử lừng danh cũng phải xa vợ con cho công trình lớn hơn của họ thôi . Sự kỳ vĩ phải chấp nhận hy sinh mới có, ai mà vợ chồng ôm gốc cột nhà để chết vì khổ sao? Anh là người ít học hơn em, anh còn hiểu được giá trị lẽ sống tiến bộ. Lẽ nào em buộc chân anh bó gối nơi đây.

Lệ Thủy không cho chồng đi. Nhưng nàng nói mấy với chàng cũng không còn ý nghĩa gì nữa. Làm sao nàng khóa được đôi cánh ước vọng của chồng Y Ron. Vì biết bao người cũng ra đi như chàng nói, khi họ nghe tin đào vàng sẽ là làm giàu mau nhất, nếu thời hên sẽ nhảy tới gõ cửa nhà mình v.v…

Những buổi tối nằm bên vợ và hai con, chàng vẫn cứ mơ nơi núi rừng trùng điệp kia chàng sẽ đặt chân đến cùng bao người, vượt sông vượt suối, đạp gian khó đi tìm “kho báu thiên nhiên”  “vàng trong đất mà…” Giờ điểm đến, con đường chàng Y Ron Đặng Côn sẽ chọn lấy bấy nhiêu rồi!

Một buổi sáng nàng và hai con tiễn chàng rời căn nhà ông bà nội Hồ Kỳ Hảo. Nàng và hai con muốn khóc với cuộc chia tay, nhưng chàng tỏ ra hiên ngang hùng mạnh, còn hơn người lính trước tinh thần chiến đấu.  Vai mang tay cầm…

**

Trên hai tháng trời gian khó tìm vàng để đãi, nhưng chả có một mẻ nhỏ lộng lưng, chẳng có một tý để làm thuốc Bắc! Thế mà Y Ron Đặng Côn không muốn về thăm vợ con. Nơi đó chàng cuộc sống mới, sáng mở mắt tinh sương vẫn có coffee quán để uống, mặt trời lên vác cuốc xẻng hành lý cùng những con người ra đi… Chiều về lại bài bạc sơ sài vui chơi, nhiều lúc trúng mánh một vài chủ chơi xộp kêu ca nhạc giúp vui xả hơi, xả stress.  Rồi có dịp một cô gái trẻ đẹp gốc thượng Ê Đê, nhưng lai người Kinh cô tên Trịnh Khánh Linh( Khánh Linh Cha Kinh mẹ Thượng Ê Đê.) Nàng đàn được các loại đàn dân tộc, biết chơi đàn đá biết đánh đàn ống tre, cồng chiêng là do ông ngoại truyền nghiệp.) Cô lại biết hát rất là hay. Bản cô thường hát khi đến đây là “Hồ Trên Núi” Vì người anh ruột cô ta là bạn đào tìm vàng với Đặng Côn gặp gỡ nơi đó. Nhân một dịp đào không ra vàng, họ đến hút thuốc nói chuyện gẫu rồi quen biết nhau giữa hai người. Rồi là một chuyến cô ta đem lương thực lên cho anh trai theo định kỳ, cô bé có mang các dụng cụ lên tận nơi đây để phục vụ cho cộng đồng người đào vàng, vài bản nhạc đơn giản giữa núi rừng, nơi một láng trại… Cô ta đem theo một cây đàn đá, và một cây đàn T’rưng giản dị. (Anh trai cô ta tên là Trịnh Can là trùm trong công việc đào tìm kiếm vàng của một nhóm. )

Thế rồi sau đó một chiều có trận lụt mưa to bất ngờ. Có những nhóm đóng cửa láng về gia đình chờ nắng lên, chờ cho một ngày đẹp mới… Y Ron Đặng Côn lại có dịp đã bước theo Trịnh Can anh trai của cô bé là về nhà cô thăm chơi.

Hông hiểu sao má đưa lối quỷ chỉ đường, chàng nghe được cô gái chơi lại lần thứ hai, của bản đàn đá và tiếng đàn T’rưng,  Y Ron Đặng Côn mơ màng khoái cảm, mở rộng lòng tình yêu hào hiệp chăng? Chàng thích cô bé này:

Chàng chờ cơ hội mà dại khờ tỏ tình với cô bé:

– Anh lại thích em, mê em tiếng hát, và mê tiếng đàn của em- Khánh Linh nhiều lắm. Anh cũng từng biết chơi hai nhạc cụ đó.

– Có duyên thì học biết thôi mà. Nghe anh Trịnh Can em nói anh có vợ hai con rồi mà.

– Thì có vợ nhưng em làm trái tim anh rung động thật sự. Vì mình chung nguồn cảm hứng.

– Anh có vợ mà. Anh nên yêu vợ con nơi nhà anh đi. Em chỉ coi anh như anh trai thôi.

– Ngày xưa cô ta từng yêu anh, chứ không phải anh đem lòng yêu cô ta trước.

– Anh yêu cô ta trước, hay chị ta yêu anh trước cũng vậy có gì khác đâu anh? Anh và chị đã có hai cháu rồi. Như anh Trịnh Can nói phải không?

– Thì đúng vậy, nhưng trái tim anh đã ngã, thuộc trao về em nơi đây.

– Không được đâu. Anh coi chừng em vào nơi đó báo cáo đó. Cô bé Khánh Linh nói và cười.

– Anh đâu có sợ. Đặng Côn đáp.

– Em đùa thôi em. Em vào chi chị thêm buồn? Anh đào không ra vàng, lại đi chơi hoang phí thời gian. Lại nói tiếng yêu em. Anh vô cùng sai lầm.

– Đâu có sao em, chờ đợi có ngày rồi cũng được báu vật thiên nhiên thôi. Anh nghĩ…

– Cũng khó lắm. Năm ngoái anh em đào có ba lần, năm nay không có cái chi. Chỉ ôm hận tốn thời gan.

– Ôm hận tốn thời gian… Ôi em nói vui hay quá.

– Câu nói của dân đào vàng em nghe bắt chước thôi. Hi hi.

– Nhưng nơi đó bắt gặp em, và thích em, yêu em cũng đủ rồi.

–  Anh lại cù nhây quá, không được anh trai ơi. Tốt nhất anh nên coi em như em gái đi.

– Cuộc đời anh buồn lắm không biết cha, không biết mẹ, biết yêu em là niềm vui lại không được lấy thêm cái buồn.

– Anh đừng xạo em nha? Anh đừng bi quan vậy. Anh từng lấy vợ giàu có xinh đẹp. Anh biết chơi đàn mê hoặc chị, thì đừng giết chết kỷ niệm đó anh biết chưa hã?

Hai người nói chuyện nơi giàn củi khô, có mấy cộng dây mướp leo lưa thưa, phía sau nhà cô gái. Củi này ba má nàng kiếm để chụm bếp vào mùa đông.

Những thước củi nằm im lìm vài, hoặc nghiêng ngã kia, không biết có nghe lời bé Linh nói không? Cô đang đưa mắt nhìn nó, lòng như rung động cảnh vật thương yêu, với cô gái mới lên mười bảy tuổi, nhưng nàng đã biết phân biệt thế nào là đúng sai, thế nào là chuyện phải trái. Riêng đối với chàng Y Ron Đặng Côn nàng vẫn vô tư trong sáng, nhẹ nhàng chân không… Một cách ý thức tốt nơi nàng với cái tên Trịnh Khánh Linh…

**

Đến nhà Trịnh Can thăm chơi mấy hôm rồi nắng lên. Y Ron tức Đặng Côn và Trịnh Can lại lên rừng tìm vàng như một cộng đồng đào vàng nơi đó. Thời gian tìm không ra họ đã bỏ thưa thớt dần nghề.

Mấy năm đầu thì trúng lắm, dần dà đào không có nữa, không biết tại sao? Thành ra người đi đào cũng hết dần ham muốn hơn. Nhưng Trịnh Can vẫn quyết dạn dày với nhóm với nghề. Y Ron Đặng Côn vẫn thế. Chàng vẫn chưa về thăm vợ con, cứ biền biệt nơi núi rừng dù vợ Lệ Thủy cùng hai con trông ngóng. Ông bà nội có phần lo cho Lệ Thủy. Một hôm bà nội bảo:

– Sao nó lại đi lâu thế không về thăm vợ con Lệ Thủy hè?

–  Từ từ ảnh sẽ về thăm nội ạ.

Nàng nói như trấn an bà nội, và nàng để lấy tâm tư thăng bằng thôi. Để nàng phụ giúp ông bà nội làm thuốc, nuôi con.

**

Thế rồi mấy tháng sau cô bé Linh dắt bạn trai lên giới thiệu. Vì cô đã có bạn trai. Mục đích cô bé Khánh Linh muốn đánh tan giấc mộng hư huyền của Y Ron Đặng Côn. Nhân chuyến đem lương thực cho nhóm anh trai mình.

– Anh Y Ron đây là Nguyễn Hùng Vĩ bạn trai em, anh ấy đàn được hết các loại đàn dân tộc, đá, trúc, trống, chiêng cồng. Anh chơi đủ loại nhạc phía người Kinh và anh đanh học trung cấp âm nhạc… Ồ chắc khi nào có đám cưới tụi em sẽ mời anh.

Đặng Côn nghe nhìn hai người anh bảo:

– Vậy sao?

Khánh Linh nhìn bạn trai mình và gật đầu như đồng ý tuyên bố.

Rồi Đặng Côn nhìn hai người vẻ lơ là, Khánh Linh thấy không hay lắm, không thân thiện và hơi ngượng thật. Cô lại vui vẻ dắt Hùng Vĩ đi thăm một vài khác cho vui hơn “Bông lá, suối nguồn, cỏ tươi, hoa dại” và  “Sương đọng, chim hót, vượn kêu, cócả suối buồn róc rách…” ở nơi đó, các  nơi của cộng đồng đào vàng- đi tìm vận may ấy…

Như để người yêu Hùng Vĩ thỏa thích cho biết, và đi chơi với người yêu một chuyến vượt núi một ngày…

Sau thì họ về láng anh trai Trịnh Can nói chuyện với lần thứ, của một đêm trăng non chiếu đẹp như mơ…  Anh Trịnh Can thích nghe đàn đá từ em gái Khánh Linh chơi, nên lúc nào cô em lên đây, hành trang không bao giờ Khánh Linh mang thiếu nó…

Rồi họ Khánh Linh và Hùng Vĩ cũng giã từ nơi đó để về lại thành phố, để học và làm việc. Tuổi trẻ họ ưa đi chơi, nhưng rồi cũng về với thành phố non trẻ mời gọi họ, dù là đang phát triển, hay hư hoại, hoặc phiến khuyết một chút nào đi chăng nữa… Thành phố vẫn là thành phố đáng yêu…

Đặng Côn từ ngày nghe và biết Khánh Linh bảo như thế, anh lại buồn chán uống rượu. Anh sinh ra tật ưa đánh đấm những chàng trai đẹp khác, trong mỗi sáng uống coffee nơi quán láng trại. Không hiểu sao anh lại oán giận ông trời kiểu vô lý đó. Riêng anh cũng đẹp mà sao ích kỷ vậy? Họ đẹp có chi là có lỗi với anh, mà anh phải ghét họ chứ? Tâm hồn và trí óc anh như có gì hư hỏng chả biết nữa, không ai mà nghĩ cho ra?  Lúc đầu thôi, sau Y Ron Đặng Côn gặp trai đẹp, xấu trai gì anh đều đánh, đến lúc gặp đàn bà phụ nữ, con gái anh cũng chả buông tha. Anh như kẻ điên thời loạn nơi láng trại tìm vàng đó.( Cuộc sống tìm vàng khắc khổ, nhưng trời thương trúng lối họ sẽ trở nên giàu có mà…!) Bỡi vậy họ vẫn có tiêu khiển nhiều kiểu vui như bài bạc xì lác, cát tê, bài cào, tiến lên, binh xập xám, tài xĩu chút đỉnh đêm về… Và còn coffee những tối hoặc những sớm mai, trước khi ra trận hành quân… Và lai rai những kẻ ở lại láng trại sáng đó, vì cảm sốt bất ngờ hay lý do nào đó v.v…

**

Sau đó Y Ron về một lần thăm vợ và hai con rồi ra đi. Anh về gặp vợ lần đó.  Lệ Thủy mất hồn  như không nhìn ra nổi chồng mình, giống như Chí Phèo ngày nào tái hiện, anh say mèm hư nát… Nhưng nàng không phải là Thị nở mà? Vả lại Chí Phèo thương vợ lắm, còn anh chồng nàng sao lại khác quá. Tại sao và tại sao vậy? Chàng lấy đôi mắt cứ nhìn nàng trường trừng thay cho bao cái nhìn tình tứ ngày xưa? Nàng chẳng hiểu vì đâu nên nỗi… Những tình yêu thủy chung kia, lời lẽ hay đẹp cho tình yêu kia. Ôi chỉ là một kiểu ngụy ngữ kia thế sao, là một thứ trang sức, trang giả dối chăng? Nhưng ai mà ngờ đời nàng Lệ Thủy đã bị ngấm độc dược, bỡi từ những từ ngữ hoa mỹ đó… Bây giờ nghĩ nàng mới thấm dần những trang sách viết về tình yêu của Vũ Trọng Phụng là tình yêu vốn không có thật, nó chỉ là giai đoạn của tuyệt đỉnh, và rồi sẽ có ngày… Có ngày đổ vỡ, mất trắng, và thù hận… những lật tẩy của bịp bợm, hoặc gian trá và hư hèn gói trong những tội lỗi khổng lồ…? Ôi tại sao nàng không ý thức sớm hơn, để bây giờ chạm trán nàng mới vở lẽ, như đê vỡ không kịp chữa cứu nữa. Phải chăng nàng con gái nhà giàu không chịu động não xa một chút, nàng cứ nghĩ “yêu” là tình yêu tuyệt vời. Mà đâu biết được mặt trái của nó. Vả lại tuổi hồn nhiên thơ ngây đẹp như cánh diều lộng gió, bao nhiêu hy vọng tràn trề… Thì nàng đâu tự đưa tay dập nát con diều lúc khi tung nhảy…

Giờ thì còn gì để nói…

**

Rồi một sáng kia chàng Y Ron bảo:

– Vợ với con thiệt mệt. Tất cả chỉ làm cho ta khổ sở, ôi bước cản lớn nhất của đời ta.  Vợ là nợ, con là oan gia của nhà là nghiệp báo.

– Trời ơi sao anh hư vậy anh ơi. Em và con thơ đâu có muốn anh khổ sở. Em và con chẳng than thở chẳng màng giàu có cao sang mà anh? Anh nỡ ra đi đào vàng làm chi giờ đây về lại say mèm rồi trách trả mẹ con em?  Nếu không tìm ra vàng như ước vọng anh. Ta cứ về chung sống em và con đâu mong mỏi gì đâu. Về bên mẹ con em đi anh.

– Cô tưởng dễ sao khi ước vọng không thành.

– Con thơ và em yêu anh lắm, thì có gì hạnh phúc hơn anh?

– Nhưng tôi đã không cần và không ước vọng tình yêu của cô và hai con nữa rồi. Đời thật nghịch cho lòng tôi cảm hứng…

Y Ron nói và hất tung vợ và con để ra đi. Chàng vẫn cầm chai rượu như lì lợm hơn, rồi lắc đầu bỏ đi. Rồi quay lại bảo:

– Đừng tìm kiếm tôi. Tôi sẽ sống chết nơi ấy mà thôi… Và chàng ta trút hết “hũ hèm” vô miệng, vô tả tơi rơi rớt nơi mặt mình, rồi bước lê chân ra mặt đường. Y Ron đã khỏi nhà.

Ông nội đi làm thuốc khi các gia đình họ mời ( Khi vợ hoặc chồng họ không đến được.) Chỉ có bà nội và hai con chứng kiến cảnh người đàn ông bạc lòng với người vợ như thế.

Bà nội nghe muốn xĩu nhưng bà còn tỉnh táo nhìn cháu nội, và hai con thơ của Lệ Thủy, một đứa mới lên bốn một đứa mới lên năm kia…

Y Ron vẫn không tê buốt cho nỗi buồn của ai. Anh cứ đến nơi đó anh đến nơi đào vàng. Y Ron không lo đào vàng, chỉ lo rượu chè bê bết đánh người bất kể, kiểu đánh vô cớ gây hoãn loạn, anh bị bỏ tù tội hành hung đánh người vô tội vạ, làm tổn thương người một cách trái phép… Và sau đó anh tự uống rượu rồi đâm người vào cây trụ mà chết đi, trong trạm giam gọi là tự sát (rượu có người mua vô cho anh.) Tuy nhiên anh vẫn không chết được. Rồi anh vượt ngục tù (bẻ kẽm rào chui ra từ các trụ, nơi các lỗ hỏng, và anh đi lên núi ngắm phong cảnh lần cuối cùng, ngắm hoa rừng, ngắm ong đi hút mật bay cao, ngắm mặt trời trang điểm cho sương mai… ngắm lá rừng còn xanh chưa úa, ngắm những khe nước nhỏ đẹp chảy róc rách im lìm, nhưng rồi chàng nhảy cao từ hốc đá rơi tỏm xuống chân núi mà chết, như phi thân một cách ngạo nghễ. Nhưng chắc chắn là sự phi thân của anh chẳng để ai mà khen được, mà có lẽ còn bêu réo cho tiếng xấu mà thôi. Không biết tại sao anh lại giải quyết điều đó như vậy. Đặng Côn yêu Khánh Linh hay là anh xấu hổ với vợ con vì mình đã sai đường…

**

Chồng chết một cách ngu xuẩn và vô lý Lệ Thủy vẫn không tránh rất buồn phiền đau đớn. Nhưng nàng nghĩ cuộc đời nàng ưng lấy anh ta như giấc mộng… Nàng phải nghĩ khác hơn phải nuôi con và không thể đầu hàng trước cuộc sống… Bà nội thương con trai Hồ Kỳ Hiếu- Người cha của Lệ Thủy. Và còn nữa, bà còn buồn tình đời cho con cháu nội Lệ Thủy quá mức. Ông chồng bà Hồ Kỳ Hảo khuyên can nhiều, nhưng một phụ nữ tuổi lớn bà khó quên được những việc ám ảnh bà, nhất là đứa con trai Hồ Kỳ Hiếu sống chết nơi đâu bà chẳng hề biết tin.  Không bao lâu bà nội-  Vợ Hồ Kỳ Hảo ngã bịnh  “biến chứng sốt cao” và chết đột ngột.  Ông nội Hồ Kỳ Hảo càng đau lòng nhức nhối thêm. Ông đau lòng về nhiều thứ khác, nên ông nội không còn làm thuốc giỏi cho khách đông đảo như xưa, cạn dần khách, chỉ còn một vài người đến với ông nội.  Coi như khách đã chỉ bằng một phần mười khi trước.

Lệ Thủy muốn đi làm vào Sài Gòn kiếm cách sinh nhai, dù sao đất Sài Gòn nàng sinh ra ở đó, với nàng cũng dễ kiếm công việc hơn… Hay là nàng muốn đi xa cho tránh khỏi nỗi buồn vì bối cảnh Xứ Quảng này. Nàng nghĩ kiếm cách làm ăn đơn giản, Lệ Thủy làm nghề đi đánh giày mướn dạo. Ngày xưa thiên hạ đánh giày cho gia đình mình, ba mình. Bây giờ mình đi đánh giày cho thiên hạ. Thôi đời vẫn thế lên voi xuống chó, vô cùng lầm lạc mà?, Tuy nhiên nàng vẫn cố vui lấy cái nghề, và ngửa tay hân hoan cầm tiền với công sức mình bỏ ra. Lệ Thủy vẫn tỏ ra yêu đời yêu cuộc sống. Rồi một hôm nàng lại bị bắt phạt. Với những tên cảnh sát khu vực khó tính:

–  Ôi cô là ai? Mà lại đi làm việc này thế nhỉ?

– Tôi là con người yêu lao động, yêu sự sống.

– Ô hay cô gái đẹp thế kia, sao lại đi đánh giày nhỉ? Cô có thể rất có nhiều nghề để làm mà. Cô có biết cô đã làm mất vẻ đẹp mỹ quan đường phố.

– Không có nghề gì xấu. Tôi yêu nghề này, thích hợp nghề này, tôi làm việc để kiếm tiền cho gia đình sinh sống nghề này, tôi còn hai con thơ tội nghiệp.  Nghề làm đẹp cho người ta dưới đôi tay của mình mà thôi.

– Hừm nói hay quá há ta… Chứ còn chồng cô đâu nào?

– Chồng tôi chết rồi. Xin ông đừng hỏi nữa. Tôi sẽ cảm thấy tủi thân mình hơn.

– Ô sao lại chồng chết sớm thế, Và ôi lấy chồng sớm làm gì cho cực hỡi cô gái xinh đẹp. Trông cô ăn mặc cũng bảnh bao ghê nè, chứ có đói kém gì đâu.

Nàng làm thinh không trả lời. Chỉ đưa mắt nhìn xách giỏ đồ nghề của mình.

– Tôi đùa với cô một chút thôi, nhưng luật ở khu phường này phải dẹp bán buôn linh tinh và phải dẹp luôn những kẻ đánh giày không có giấy phép.

– Giấy phép, giấy phép khẩu lịnh nghe ớn lạnh xương sống của các người quá. Lệ Thủy nhìn vô mặt tên cảnh sát, như cố tình cho biết thái độ của mình hơn. Và cô nhìn kỹ tên cảnh sát- hắn già không già, trẻ không trẻ lắm, chắc cỡ 30 tuổi. Nàng say sưa bảo với ông ta như thế.

**

Nhưng lần thứ hai gặp lại. Anh ta cảnh cáo cô lớn giọng hơn:

– Tôi có cảnh báo rồi. Sao cô lại tiếp tục hành nghề lau đánh giày mãi là sao? Thế nào nhỉ?

Lệ Thủy vẫn ngồi im đang đánh đôi giày vừa mừng khi khách khứa đưa cho cô.

– Khi lần thứ hai số tiền phạt phải đưa lớn hơn nha. Lẽ ra tôi cho cô vào danh sách ngồi tù vì mua bán trái phép, kinh doanh hỗn tạp vô lối. Nhưng thôi tôi chỉ cầm đốt đồ nghề cô thôi nhé.

– Ô thôi trời ơi, tôi sẽ bỏ nghề. Song ông cho tôi muốn giữ lại những hình ảnh kỷ niệm. Mong ông làm ơn đi há.

– OK. Mà cô phải tự hứa với mình nhiều hơn nghen.

– Dạ tôi hứa. Lệ Thủy chớp chớp mắt như van lơn đáp thế.

– Nhưng không, chúng tôi muốn đốt đồ cô là thượng sách hơn. Cô sẽ không nghĩ tới việc đi đánh giày một cách ham muốn nữa. Cái kiểu này thì có lý và mạnh hơn chứ nào?

Ông ta nói châm xăng và đốt ngang ngọn lửa cháy bùng… Ông đốt cả những đôi giày của ai cô vừa mới nhận lãnh để đánh, và cả những đôi đã được đánh xong đang để “triển lãm” mời khách. Bấy giờ thì chẳng ai dám cầu cứu nữa rồi, họ đi dọc đường còn nhìn vào thêm khiếp đảm thì có…

Sau tên cảnh sát khu vực kêu một người phụ dọn đám tro tàn đó.

Từ đó nàng rời khỏi nghiệp đánh giày đường phố. Tối về Lệ Thủy suy nghĩ… Nàng than vãn thuật lại cho chị Ư (Một chị mướn phòng ở chung sát vách với nàng.) Chị nghe mà biết chuyện xảy ra của Lệ Thủy sáng nay.  Chị đành tâm sự:

– Chị thì đi làm ở khách sạn dọn dẹp, lau bụi, sửa hoa, đổ rác, trải đệm, căng màn, đủ thứ khác nữa… Gần đây lại đổi nghề khác, trang điểm cho người chết, khi thân nhân họ cần. Nghề này ít khách nhưng tiền tăng gấp tám so với quét dọn lau chùi nơi khách sạn em à. Nghĩa là khi tang liệm người chết xong, khi người ấy không còn sống nữa. Chị chỉ cần mang bao tay, mang mặt nạ, mặt đồ an toàn nơi mình vào để tô son, trét phấn đánh cho má họ hồng hồng hơn, kẽ môi, kẽ chong mày cho người nhìn dễ coi hơn, để đẹp hơn chút thôi, để tránh né nhợt nhạt khó nhìn khi máu ngưng hoạt động. Vậy thôi nhưng tiền nhận của công nơi làm đó, thật là nhiều như chị nói thiệt tình vậy đó

– Nghe chị Ư kể. Nàng Lê Thủy giật mình vẫn bảo:

– Thôi thì em chỉ thích dọn dẹp phòng ốc thôi chị Ư. Em hổng làm cái nghề sởn gai ốc đó được đâu.

– Ôi cái nghề dọn dẹp đó chị bỏ rồi mà. Chị đã đổi nghề mới. Làm sao chị giúp em? Chị em mình đến Sài Gòn làm nghề linh tinh mà em. Đụng cái chi cũng làm, kiếm tiền giai đoạn thôi mà em gái? Nghe lời chị đi. Nghề đó không học ai, không ai dạy. Song chị làm được, thì cưng sẽ có thể làm tốt hơn chị mà. Tiền bạc chủ họ thoải mái vô cùng. Đa phần họ giàu có lắm, họ mới mướn làm nghề này em ạ. Làm một ngày ở nhà cả bảy, tám tháng, một năm tiêu chưa hết tiền.

– Dạ thôi cũng được, em thử theo chị nha.

– Được em gái. Em dân Quảng Ngãi chị dân Bắc Thanh Hóa gốc nhưng gặp nhau, ta quý nhau bỡi cùng nghèo khổ đi làm kiếm cơm nuôi con mà.

– Nhưng chị ơi, em chỉ muốn làm cho con nít bị chết sớm, hoặc người trẻ yểu, thanh niên xấu số thôi. Em hổng làm cho người già đâu. Em sợ họ lắm… Ui chị ơi.

– Trời ơi người già mới ra đi, trẻ ai mà chết đâu có để làm? Khách già thì tỷ lệ có nhiều hơn chứ em.

– Thôi em chỉ làm cho lớp trẻ, nếu ai thiếu may mắn giã biệt cuộc đời sớm. Chị tin cho em hay, ai mướn em sẽ làm. Còn không có thì thôi. Em đi nấu xôi bán hà.

– Thôi được. Bán xôi ế thì ngồi đó ăn nha cưng? Hì hì.

Nói chuyện không khí buồn, nhờ vài câu đùa và tiếng cười buồn người chị đã làm Lệ Thủy như tỉnh ra hết buồn, vui hơn một tý. Nàng cũng nhìn chị cái tên Ư, Lệ Thủy cười tươi mát khoáng đạt… Dù gì cuộc sống cũng nên tươi trẻ chút chứ. Nàng tủi thân nhưng lại nghĩ…

Sau đó nàng phải bỏ nghề, đi làm trang điểm cho “người khuất” Lệ Thủy sợ lắm nàng né tiếng, không dám kêu người chết.  Nàng chỉ kêu “người khuất” cho hợp trong lòng Thủy hơn. Vậy mà làm ba lần ám ảnh giấc mộng thất kinh, Lệ Thủy phải bỏ nghề tiếp.

* Đó là một lần đầu tiên, nàng làm cho một em gái khoảng năm tuổi, không hiểu sao em chết lại to mập chiều ngang phù ra, nhưng trông thì không dễ sợ lắm, cũng thường thôi. Vậy mà tối về nàng nghe em đứng trước mặt la lên bảo rằng:

– Chị Lệ Thủy ơi cứu em đi, sao chị trang điểm em đẹp làm gì? Mà em không được sống nữa. Chị ơi em muốn sống. Chị thương em đi…

Nàng giật mình lạnh tanh, không có gì cả. Gian phòng chỉ có một nàng, và chị Ư thì về phòng riêng rồi…

* Lần thứ hai chị Ư kêu cho Lệ Thủy đi làm trang điểm một cô gái mười tám tuổi, vì giận người yêu dối gạt, cô gái đã dại uống thuốc ký ninh nhiều liều lượng để tự vẫn, cô cứ đắp mền như ngủ, qua một ngày gia đình mới hay biết.

Tối về Lệ Thủy lại thấy cô gái đẹp đó hiện ra đứng một góc bảo:

– Chị thân mến ơi. Sao chị không cứu em, vì em giận chút thôi mà? Chị trang điểm em chi mà không cứu em được sống. Em vẫn thèm sống chị ơi. Có cách nào không chị…

Cũng trong căn hộ thuê này, nàng ngủ chập chờn mơ thấy vậy. Nàng hoảng sợ quá, nhưng rồi Lê Thủy ráng trùm mền kín để ngủ tiếp biết kêu ai bây giờ, đã là thời gian ngủ say của thiên hạ…

* Lần thứ ba nàng đi trang điểm cho một cậu con trai mười chín tuổi. Cậu bị người yêu phụ tình bỏ đi lấy chồng, chàng cầm dao bén đâm vô tim mà chết.

Tối về nàng thấy em trai chạy từ phía sau lưng trên một tuyến đường và đến trước mặt Lệ Thủy réo năn nỉ:

– Chị ơi sao không cứu em. Em giận người yêu không nói nên lời em làm thế, nhưng em có muốn chết đâu? Tại sao chị trang điểm cho em mà không cứu em nhỉ? Em vẫn còn khao khát sống. Và chị kêu gọi giùm người yêu lại cho em nào? Chị làm ơn giúp em đi… Chị ơi có nghe em nói không? Chị Lệ Thủy…

Nàng giật mình tán hoảng. Hồn như tan, phách như lạc…

Thiệt ra ba người ma đó hiện về trẻ trung xinh đẹp, song vẫn cứ làm cho nàng toát mồ hôi.  Cái cuối cùng nhất chàng trai đâm dao vô tim làm nàng sợ muốn bắn đái luôn.

Và Lệ Thủy nói với chị Ư nàng xin bỏ nghiệp từ đó. Nghe xong Lệ Thủy kể. Chị Ư cố gắng bình tĩnh bảo:

– Thì em thích nghi với người trẻ, chị Ư giao cho em. Còn chị vẫn trang điểm người già mà vẫn thấy gì đâu. Không ai van xin chi cả.

– Em không biết, nhưng giờ già trẻ gì em vẫn không làm nữa chị Ư. Em sợ lắm dù tiền nhiều. Mặc kệ em không cần điều đó đâu.

– Chứ em làm gì bây giờ em muốn?

– Em đi dọn dẹp, lau chùi, ngăn nắp phòng nơi khách sạn như chị ngày trước, hay nấu xôi, bán chè kiếm sống còn hơn. Chị cố gắng xin cho em đi.

– Nhát thế cô bé. Nấu xôi bán chè về quê chặt củi bán còn hơn. Hi hi.

– Vậy chị muốn em làm gì bây giờ theo chị.

– Em còn trẻ đi làm mấy cái nghề cô gái lọ lem đó tội nghiệp lắm. Vì họ không có nhan sắc, họ già cỗi họ mới làm. Còn em trinh trắng nơi lòng mình, thì biết thôi.

– Chị nói gì em hơi khó hiểu?

– Chị nói chân thật em có sắc đẹp. Vậy thì em đi làm gái đi, không có gì xấu hổ đâu em. Cuộc sống nghề gì vẫn là một cái nghề mình đâu trộm cắp? Chỉ vì đàn ông hay mê sắc đẹp mình làm để kiếm tiền thôi. Chị thì già làm không có khách chuộng, chị mới chịu dọn dẹp chứ Lệ Thủy à. Nếu em đi dọn dẹp, giặt giũ thu gôm nơi phòng ốc… Có ngày đàn ông thấy em họ cũng thông đồng với chủ đòi em, và chủ không cho em ở khâu dọn dẹp clean up mãi đâu.

**

Nàng không dám nghĩ nhưng rồi phải vương theo ý chị Ư. Nàng đi làm gái mới một ngày khách T.L đã có ngay “dập dìu lá gió cành chim” nhiều người thích “thưởng thức nàng” Nhưng nàng đã lọt vô người thứ nhất có tướng tá đẹp trai tuấn tú, làn da hồng hào, một chút bánh mật, pha chút nắng gió phong sương… Ánh mắt chàng nhìn nàng lần đầu tiên đã thật cuồng nhiệt, rồi chàng hôn nhẹ nhàng từ trán đến môi, từ môi hôn đến mông, chàng hôn đậm nhất vùng eo bụng, chàng hôn trên rún sâu của nàng, một cách say đắm mơ màng. Còn nàng thì như con cá trên thớt với niềm rung cảm cô chạy đi đâu hết, chưa về… Nàng cảm thấy run sợ rất nhiều. Sau trên hai mươi phút kề cận nàng… Lệ Thủy cảm giác chàng thích đến tột độ, song có gì đó làm chàng cố kiềm. Chàng cố ngồi dậy hất mái tóc cong mềm bờm ngựa của mình, như tách nàng ra. Rồi châm điếu thuốc hút, chàng lại hỏi:

– Em tên gì? Quê ở đâu, làm nghề này bao lâu em?

Im một chút nhìn nàng, chàng anh lại bảo:

– Lẽ ra anh không nên hỏi em vào bao lâu? Nhưng anh thương em quá, thành đành hỏi.

– Em tên Hồ Lệ Thủy quê đang ở Quảng Ngãi. Còn nghề bao lâu em không dám trả lời vì nếu như em cố gạt anh? Hoặc em chân tình với anh, khó mà anh biết được?

– Tên sao mà nhẹ nhàng, mà đau như nước vậy em? Hay là sóng ngầm của đại dương… Cám ơn em cho biết thế.  Chàng lại ngơ ngác nhìn vầng trán của Lệ Thủy rồi bảo:

– Ồ anh một điều muốn hỏi em thêm.

– Dạ anh cứ nói.

Chàng lại lặng thinh rồi mơ màng một chút xa xôi, rồi chàng xoay người nhìn nàng rồi hỏi liền:

– Em có yêu biển cả không em?

– Sao anh hỏi em câu đó. Có dụng ý gì anh?

– Hỏi như một điều cho vui với em ấy mà. Không có gì đâu.

– Có chứ anh? Mà hình như em yêu cả sông nước và rừng thiêng xa xưa…

– Ô vậy sao? Tuyệt quá… Chắc em có nhiều kỷ niệm về rừng mới nói thế.

– Dạ. Lệ Thủy nhẹ nhàng đáp.

– Anh thì có nhiều kỷ niệm với biển cả. Đất liền với anh là khách. Biển cả với anh mới là nhà.

Lệ Thủy lắng nghe. Anh lại mà rằng:

– Ồ thôi, sao anh lại muốn tâm sự với em nhỉ? Chàng lại lắc đầu với câu nói mình vừa thốt ra.

Rồi chàng nhìn kỹ vào mắt Lệ Thủy đưa tiền trong một chiếc khăn tay đẹp và ân cần bảo:

– Cám ơn em! Lần sau bên anh phải nóng lên thêm em nhé. Anh hình như đã yêu em lắm, yêu chân thành. Có lẽ anh sẽ trở lại tìm em. Gắng đợi anh nhé em Thủy…

– Dạ. Lệ Thủy nói và tiễn khách. Chàng còn hôn lên trán nàng lần nữa, cầm tay nàng thật chặt rồi chàng bỏ tay ra đi. Lệ Thủy đứng nhìn chàng, lòng nàng bất chợt bối rối vô biên…

Và không có người nào cho nàng biết tên cả, chỉ là nàng đặt theo thứ tự (Vì trong đời làm gái với khách, nàng chỉ có 3 chàng, là Lệ Thủy giải nghệ.)

Tự nhiên nàng có cảm giác thích thú với người thứ nhất đó. Nàng chờ đợi và cảm thấy thương, nhưng chàng biệt tích… Nàng cũng không thể hiểu chàng làm gì? Làm sao nàng đem lòng tin lời hứa của một người con trai ham vui, và thề hẹn huyễn mộng đó… Trong khi nàng chỉ là một thứ gái nộp mình, chỉ vì tiền cho khách qua cơn?  Nhưng tại sao nàng ám ảnh và thao thức với lời hẹn ước nơi chàng? Ngộ thật… Biết rằng lời hẹn ước đó không tồn tại. Nhưng mà hẹn ước hão chi mà bắt nàng chờ mỏi mắt trên một tháng vẫn còn biết tăm… Nàng còn ở lại đây cũng chỉ là nỗi lòng mang nặng tình yêu ngóng đợi chàng ta mà thôi. Nàng luôn nhìn chiếc khăn tay mùi xoa nhỏ xíu mong manh và giản dị, chỉ có điều nàng thích là cánh hoa sen thêu bằng máy nhưng  đẹp…

Và rồi nàng phải tiếp khách, không thể chờ mãi người ra đi vạn dặm…

Người thứ hai đến với nàng dáng điệu tướng to, song không cao thanh lắm, da chàng ngăm đậm chắc nịch, cằm chàng hàm bạnh, mắt sáng môi dày… râu ria dư giã, cánh mũi hơi lớn… Lại nhập cuộc ưa mơn trớn nàng, với cảm giác mạnh. Nhưng xong cuộc, chàng không cho nàng tiền đủ, chàng lại nợ nàng…  Chàng bảo:

– Anh nợ tiền em một phần, một tý nhé. Cám ơn em đã làm anh sung sức.

Lệ Thủy làm thinh, ném cái nhìn ngờ vực.

Chàng lại bảo:

– Để lần sau và nhiều lần sau nữa, anh mãi mãi là bên em…

– Dạ. Lệ Thủy nói hiền từ ngoan ngoãn như trong cơn mơ. Chàng không đưa tiền qua tay nàng mà chỉ bỏ dưới gối nằm của nàng.

Trong lúc nàng “ngủ tình” với người thứ hai, là do nỗi hứng cảm có từ người khách thứ nhất. Không hiểu sao nàng chờ đợi và thương chàng ấy, biết rằng người nàng chọn sai lầm lại ở với nàng trên bốn năm, người nàng chọn lựa không sai lầm có thể không ở với nàng được một ngày. Nàng mang trái tim của một tâm hồn đa cảm nhưng chân thành… Song ông trời luôn buộc nàng mang lấy trái ngang và nghịch thứ. Bỡi vì nàng, trái tim nàng lại “để dành để đi tin” Một sự hẹn ước nơi chàng với lời lẽ thật dễ thương, lịch sự ẩn chứa nhiều suy tư… Tội nghiệp nàng, song chính nàng vẫn là cô gái giàu lòng hào hiệp mơ mộng…

* Một lần cuối cùng người thứ ba, người tầm thước da trắng thư sinh. Xong cuộc “chạm trận” lại hỏi nàng:

– Em tên gì?

– Hồ Lệ Thủy.

– Tên sao mà nhiều nước mắt thế em.

– Tên như thế nhưng em mong đời mình đừng như thế thôi. Tên là do ba mẹ đặt mà anh? Mình lúc nhỏ đâu có thể định được.

– Ồ em nói vẫn hay nhỉ? Ồ  anh có thể đã yêu em?  Sẽ hỏi cưới em làm vợ nhé em. Được không?

– Không được anh ạ. Coi như em làm việc với anh như một cái nghề đã mang vào thân em, không có tiền đồ, chỉ có tiền xài… Em đã có chồng chết, và có con…

– Vậy sao? Em đã có con và chồng khuất núi ư? Nếu em muốn tái giá anh sẽ cưới.

Chàng nói và nhìn nàng, chàng nói thêm:

– Ồ Lệ Thủy anh quên mang tiền theo. Em cứ cho anh nợ đi. Anh sẽ trả cho nha. Thêm bù chứ không bớt cắt nào đâu mà em lo.

– Dạ. Anh nói sao em nghe vậy thôi. Nhưng em đi làm thì cần tiền lắm mới vào nghề này chứ anh?

– Anh đùa đấy, làm sao để nợ nơi em chứ. Vợ chưa cưới hãy để dành cho anh nha. Một tháng em tiêu thả xăng chưa bao giờ hết đâu nhé.

Chàng nói và đưa tiền đủ qua tay như giao kèo.

Hai chàng đến sau nàng không từng mong mỏi. Cái người Lệ Thủy chỉ mong người thứ nhất. Ba tháng nay trôi qua nàng cũng chỉ những mong đến chàng, chàng nói năng đơn sơ nhưng tại sao nàng lại nhớ chàng nhất. Chờ lâu chàng biền biệt… Lệ Thủy mỏi mắt chờ mà nàng không hiểu vì sao chàng hẹn, rồi không đến để tâm tư nàng lại hướng đến chàng một cách kỳ lạ. Nàng ngu ngốc, nhưng làm sao cưỡng được niềm khao khát cháy bỏng đó.

Rồi nàng buồn ý, bỏ nghề đi làm nuôi dạy một em bé, và nấu ăn cho gia đình họ. Nàng cũng được họ thương yêu tín nhiệm, ủy thác nhiều. Vì nàng có chữ nghĩa khá, và em bé hết sức thương yêu hài lòng, kính mến Lệ Thủy lắm. Nàng làm việc chăm chỉ siêng sắng, tính cách lễ phép người lớn, chăm sóc bé thơ ân cần. Một hôm chị chủ nhà bảo:

– Gia đình không muốn cô về quê đâu, coi như chỗ gia đình thân thiết đi. Vợ chồng tôi bận rộn với cái xưởng in lắm. Ít có thời gian nói chuyện với cô. Song chúng tôi qúy cô lắm. Cô lại dạy cháu Thùy Hạnh học tấn tới giỏi. Biết phụ việc nhà tốt. Ôi ơn lắm…

– Dạ em chỉ giúp khi nào cần thì về. Tại vì còn ông nội.

– Khi nào cần lắm mới về nha. Tôi quý và coi Thủy như em gái thôi.

– Dạ cám ơn chị khi nào về em sẽ báo trước.

– Nói vậy chứ tôi không muốn cô đi chút nào đâu. Cô đi con bé Thùy Hạnh nhớ lắm đó.

– Dạ em biết nhưng. Đời luôn vô thường và sự việc đến không như mình nghĩ.

– Tôi hiểu mà. Hàng họ đặt rồi. Ngày mai lại kêu hồi… và xuống tiền.

– Vậy sao chị.

– Nói cho thấu chân lý cuối cùng. Nhưng xưởng in chị ít gặp phải điều đó. Và chị luôn thăm dò ý họ, để cân nhắc…

– Dạ em hiểu.

Được lòng chủ xưởng in Tìm Năng thương mến. Tội nghiệp vẫn nơi chị Ư giới thiệu cho mình, khi nàng từ chối nghề gái kia. Và tội nghiệp chị Ư tuổi đã cao, lên hàng sáu bó rồi, công việc nặng nhọc gánh không nổi, sống giữa thành phố xô bồ xô bộn, tuổi già kéo đến, không kham nổi, chắc chị phải về quê chặt củi rồi? Nói chứ chị làm thuê đất khách trên mười lăm năm giờ thì cũng nên nghỉ ngơi bên chồng con là vừa.  Và nàng đang làm nghề này, trên con đường trở lại Sài Gòn, trên đường đi tàu nàng suy nghĩ đời nàng trải qua quá nhiều biến cố, ba mẹ giờ ở đâu sống chết thế nào? Riêng hai con thì Lệ Thủy đã nhờ ông nội coi nghó…

Nói về ba người nàng từng làm gái cho họ, sau này nàng tìm hiểu thì chủ khách sạn TL. Bình Minh cho biết. Người thứ nhất là thuyền trưởng trong một chuyến đi gặp bão táp anh ta chống chèo con thuyền đã hy sinh đến cùng… Sau khi về đất liền gặp nàng và ra khơi mang niềm thương nhớ…

Chàng gởi cho nàng một lá thư với lời hẹn ước.

Em thương nhớ của anh

Hồ Lệ Thủy… Anh từng hỏi em. Em có yêu biển cả không? Chính là liên quan đến nghề nghiệp của anh đó.

Anh muốn về thăm em sớm hơn nhưng con thuyền vẫn còn lướt sóng. Kế hoạch lại cứ leo thang. Chuyến đi vẫn kéo dài hơn anh tưởng. Hãy gắng đợi anh em nhé. Hoa sóng vẫn nói với anh thì thầm… Biển cả là nô lệ, là sóng lướt dưới đôi tay anh. Nhưng đôi tay anh lại nô lệ trước trái tim cuồn cuộn nơi em. Anh ước mong em hiểu anh, là anh đã yêu em, vâng yêu nhiều lắm. Một ngày anh mong được cưới em. Nếu em bằng lòng, em sẽ là cô dâu trong lòng anh đẹp nhất…

Hồ Lệ Thủy em yêu! Anh sẽ đưa em đến nhìn biển khơi như anh từng hỏi em… Để em nhìn biển bao la, sóng biển dạt dào, những con thuyền, những thủy thủ… Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Anh sẽ đứng bên em, và em đã biết anh làm gì? Thủy ạ…

Rồi em sẽ mỉm cười thật dễ thương, và anh nhìn tóc em bay bay dịu dàng mềm mại, như có lời cảm ơn biển kia đã mang anh về bên em…

Hẹn một ngày về bên em. Anh hứa…

 Anh Yêu em mãi mãi nhé em Hồ Lệ Thủy. Một cái tên anh ấp yêu trong từng hơi thở…

Trần Nhật Bình.

Người thứ hai là trùm buôn bán gỗ, là trưởng hạt. Hiện vẫn còn sống. Người thứ ba là con cưng của một giáo sư có tiếng tăm ở đại học Haà Nội. Anh ta đang học được đi ở Kỷ sư điện ở Matxcơva.

***

Phần Hai

Thời gian mãi trôi 15 năm sau đó. Thời gian như vó câu… Lệ Thủy đã trở lại quê nhà làm thuốc cùng ông nội… Ông nội muốn truyền cho Lệ Thủy một cái nghề chăm sóc sức khỏe và cứu sống mạng người trong bịnh tật. Nàng học và làm theo sự chỉ dẫn của ông nội. Lệ Thủy còn nghiên cứu thêm nơi sách vở cổ xưa, nàng đối chiếu với hiện tại, tùy theo căn bịnh để đi vào chi tiết hơn. Sách vở và thực tế phải cân bằng. Thế nhưng nàng cũng trải qua nhiều giai đọan dở khóc dở cười, khi lòng người gian ác hiềm tỵ. Nàng đã xây dựng một khu viên đơn sơ làm thuốc tấp nập người đến. Bên cạnh nàng có một vườn thuốc được trồng những cây thuốc quen thuộc, tuy mới gây cấy trồng chưa nhiều lắm…. Bịnh nhân bao lần sung sướng bỡi cái chết không còn ở bên cạnh họ để đe dọa. Họ yên ổn sau một thời kỳ ở lại nơi đó điều trị. Vậy mà nàng vẫn phải đối diện gặp những phe đảng lương y khác, nhóm khác tới kiếm chuyện. Tội lỗi hẳn đã dùng vàng bạc để mua đứt sự oan khiên bán rẻ Lệ Thủy… Lệ Thủy phải trải ba chuyện để họ vu khống:

Người thứ nhất bảo:

– Ta là người chữa bịnh ở đây, sao chân tay ta chẳng bớt tý nào lại thêm lở loét đáng sợ thế này. Thật là đau đớn thân xác. Ta muốn đến đây xin bắt đền ạ, ma nữ này, người đã từng chữa bịnh cho ta?

Hồ Lệ Thủy chú ý nghe một hồi chới với.  Nhưng cô cười hồn nhiên vẻ vui tươi, mà mạnh mẽ bảo rằng:

– Làm sao mà tôi chữa bịnh cho chị chứ? Những bịnh nhân tôi đều có danh sách. Và thuốc tôi trị cũng ghi tên tuổi hẳn hoi, tác dụng, tính thuốc v. v… Tôi không thể lầm được.

– Cô đã xé bỏ các thứ đó chứ. Có thể chứ dễ dàng quá … Ai lại làm mà không được sao?

– Tôi cam đoan không thể điều đó xảy ra. Bỡi danh sách tên tuổi được tôi đối chiếu rõ ràng theo thứ tự con số ghi báo, kẻ đến trước, sẽ ghi trước, người đến sau, phải ghi sau thứ tự. Ngày rời khỏi nơi đây hết chữa bịnh, tôi vẫn ghi ngày tháng, làm sao mà có thể. Điều tôi muốn nói khuyên chị đừng vì ham một chút bạc tiền, làm để đi làm hại người chân chính. Tôi mong chị hồi tâm làm ơn cho tôi điều đó.

– Cô muốn bảo tôi ham chút cặn bã thói đòi, như làm con sâu phá hại sao?

– Chị còn biết noi thế, thì chị vẫn còn thức tỉnh mong đừng làm phiền quấy nhiễu tôi .Tôi chân thành cám ơn.

Cô ta người xấu ấy như chơt tỉnh, ngẫm nghĩ tủi hổ, rồi rút lui hết còn kiện cáo.  Cả đoàn năm bảy người cần gậy cây, giác mác, như những kẻ hung nô một thời ngoan cố kia, đã cũng thẹn thùng lui binh. Vì họ tin hết đường chối cãi. Chỉ còn những tiếng lí nhí than vãn:

– Biết khó ăn, thì đi chi bể mặt mày quá chứ.

– Đời mà thua thắng giờ chót mới biết.

– Đằng nào ta cầm được tiền bạc là OK cả thôi. Ha ha. Một tên trong đồng bọn vẻ còn thích thú bảo vậy.

Cả bọn ngoái cổ nhìn lại dinh thự của Hồ Lệ Thủy như vừa khâm phục vừa tức tối, rồi biến nhanh theo ý họ.

Người thứ hai cũng là một chị thanh niên mạnh khỏe tới, chị đến vu khống:

– Tôi thật khó tin tưởng cô gái này trị cho tôi nơi ở cổ này, hạch không thuyên bớt, sao mà cứ trông to bự ra hơn. Lỗi cô cho uống thuốc không trúng bịnh, tác dụng phụ nhiều gây rối lâm sàng. Phần thiệt về tôi… Đề nghị cô phải bỏ nghề, chớ ai để mà tin tưởng tiền sẽ mất tật mang tận bến.

Lệ Thủy vẫn bình tĩnh lắng nghe rồi bảo:

– Tôi xin thưa qúy vị. Tôi chưa bao giờ chữa cái cổ này. Thật là nơi đâu vào đây, chỉ vì mục đích có bài xích tôi. Xin mọi người thương tôi, không thì bất quá tôi có thể kiện lại.

– Cô chứ còn ai còn chối cãi. Cô đừng có chạy tội.

Lệ Thủy vẫn hồn nhiên:

– Nè sổ danh sách đây chị tìm có tên chị.  Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước hình phạt gì cũng được.

– Cô xóa tên tôi rồi làm sao mà kiếm cho ra chứ?

– Thưa chị. Xin cô đã đau bịnh thì nên tích đức, đừng ăn nói lôi thôi. Nếu tôi xóa tên thì sẽ có dấu xóa, và tôi làm việc đánh móc dấu theo thứ tự để chuẩn. Nói tóm lại chị chưa từng đến đây bao giờ.

Cô gái này trông cũng còn khá trẻ, chỉ độ lớn hơn Lệ Thủy từ năm đến bảy tuổi là cùng. Đi theo cô là hai người, một đàn ông, một đàn bà họ cũng lắc đầu và ra hiệu thối lui. Vì họ không nghĩ  họ thắng được “phiên vụ” này.

Người thứ ba. Một em bé trai. Lệ Thủy từng chữa bịnh chảy máu cam đột xuất cho em, ra về em còn tạ ơn. Hôm nay quay lại làm bộ tắt tiếng, để vu khống nàng theo đồng bọn gây áp lực.

– Cô Hồ Lệ Thủy.  Đây là một hình thức cô chữa gây hậu quả nghiêm trọng. Cô làm biến chướng, bé đã không nói được, bé mất âm thanh, và vô cùng khó khăn khi muốn mở miệng. Giờ chỉ đem nó đến bắt đền và cảnh cáo cho bao người biết. Cô phải đền tội một cách xứng đáng với nghề thuốc giả tạm, sai lầm của cô.

– Xin thưa qúy vị, xin thưa các bậc trưởng bối, các bật đại huynh, các bật anh chị. Chảy máu nơi cửa mũi thì chính tôi làm cho em. Tôi biết có danh sách, em đây Hồ Trọng Nghi. Còn câm tiếng nói của em là do mấy người  “vu oan giả họa” đó thôi.

– Hứ còn già mồn nữa không được đâu đồ ma nữ. Tội lỗi rành rành kia mà. Lương y với lương chình. Ha ha. Một tên to miệng hả hơi bảo và cười ha hả như đắc thắng.

Lệ Thủy nhìn họ rồi ung dung bảo tiếp:

– Nếu muốn bớt điều này không khó, chứ mà không phải dễ. Các ông bà làm điều như thế, có ý cố ép em để gây sự cùng tôi. Rất tổn thương cho thanh quản em lớn lắm. Các người vì âm mưu bẩn thỉu, mà đã quá xem thường sức khỏe, làm tai hại nơi em.  Nhưng tôi xin thưa sẽ chữa được bịnh tắt tiếng của em. Chỉ cần tính kiên trì uống thuốc đúng bữa, đúng kiểu trong ba hôm. Là em bé sẽ hết ngay bịnh tình ấy. Tôi biết rằng…

Em bé nghe nói, bé lật đật thưa ú ớ rằng:

– Con muốn cô cứu cơn bịnh này, con không thích tạo ra cảnh đau bịnh thêm này đâu? Con nói không được do uống thuốc gì đó, họ ép… Bé Hồ Trọng Nghi nói có chữ được, có chữ không như người câm một nửa buồn bực…

Song Hồ Lệ Thủy hiểu và cô tới ôm đầu bé thương mến. Rồi nàng bảo:

– Cô sẽ chữa hết cho con. Mai này ai bảo gì con nhớ cẩn thận nha… Cô Thủy sẽ vui lòng…

Thế là sau đó Hồ Lệ Thủy chữa cho bé, bé ở lại nơi đó hai hôm để chữa. Em uống thuốc hết khỏi, và đã tươi tỉnh tuyên bố…

– Con sẽ không để ai mua chuộc ba mẹ, để phá cô nữa đâu. Cảm ơn cô đã cho cái miệng con nói lại được bình thường. Và con người con vui ra hơn. Nếu mà không nói được thì chết sướng hơn cô ơi.

– Giỏi lắm. Cô thương Nghi mà. Lệ Thủy nói và nhìn Nghi với ánh mắt như đưa hết lòng nhân ái của mình gởi đến Trọng Nghi vậy.

Cuộc đời nàng làm thuốc cứu nguy biết bao người hết bịnh, sống khỏe. Nhưng đâu phải dễ dàng, để cô nắm bắt thành công. Lệ Thủy cũng gặp bao cảnh sóng gió của lòng người cạnh tranh và gian ác. Thế nhưng nàng vẫn biết mình khi cầm kiếm đấu, mới biết mình giỏi ở chỗ nào? Hụt ở chỗ nào? Có thể họ quăng mình xuống sông, nhưng họ quên đi rằng mình từng biết bơi giỏi, mình từng biết bơi thì có gì sợ chết? hay nguy hiểm chứ? Ngoại trừ ông trời không muốn cứu mình thôi…

Cậu bé lên mười tuổi Hồ Trọng Nghi là một sự biểu hiện rành rành em đã cho biết. Còn hai người đàn bà kia nhất định cũng nghe theo hạng người mua chuộc, để đi tìm phá một người một lương y khó ai theo kịp, hết lòng như nàng. Song lòng hiểm độc mưu mô con người vẫn đầy rẫy những hung thủ họ bước đến, và tham lam không giới hạn đó. Nhưng bằng chứng tốt cho nàng là chữa biết bao bịnh hiểm nghèo rơi rớt trên bản thân con người, mà nghiệp dĩ họ phải mang lấy đau đớn. Đó là niềm vui của ông nội và là nỗi mừng chính nơi nàng.  Lệ Thủy vô ra Sài Gòn nhiều lần. Bao lần đi của nàng vẫn giống nhau, là lúc nào Lệ Thủy cũng muốn đi tàu lửa để trầm ngâm, để im lặng suy gẫm. Với cảnh trí bên ngoài không thể làm nàng biến duy, suy động hoặc tan rã ra, hay cắt khúc chia đọan… Mà cứ còn làm nàng thêm dạt dào liên tưởng móc xích…

Nhưng ấn tượng cho nàng nhớ nhiều nhất, là lần thứ… Khi nàng 20 tuổi. Khi chồng Đặng Côn mất. Lệ Thủy đến Sài Gòn như một tiếng kêu xé lòng, muốn tìm việc làm kiếm sống cho mình, và kiếm cơm cho đỡ vất vả nơi con cùng ông nội đang chờ, khi nàng gởi tiền về.  Và mục đích lớn hơn nữa Lệ Thủy muốn quên đi, muốn xóa nhòa bao nỗi buồn đau uất ức nơi ấy xứ Quảng. Nơi có dòng sông mệnh danh “sông trà khúc đẹp hiền hòa một thuở…” Rồi đời nàng vẫn làm việc trong trăm cay nghìn đắng, tủi hổ dở dang. Tuy thế cái kết thúc nàng được một thuyền trưởng yêu thương, chàng đã gởi cho nàng bức thư thật tuyệt vời. Dẫu rằng chàng đã phải ra đi không ngờ… Lệ Thủy không thể được đoàn tụ bên chàng. Song đó là một tình yêu đẹp, chân thành người con trai đã mang đến cho nàng giữa thời khắc khó, và nói lên những tiếng thiêng liêng của người yêu dấu, của hy sinh nơi chàng vì biển cả… Nàng nguyện sẽ tôn thờ chàng mãi mãi…

Cuộc sống khá giả trở lại. Mà nàng cần gì khá giả… Lệ Thủy chỉ mong mình làm thuốc giỏi, phục vụ nhân sinh tốt, và sức khỏe nơi mình có đủ, nhan sắc mình sẽ được tươi thắm phong độ lại mãi là đủ rồi. Điều nàng ước chỉ có bấy nhiêu nhưng đã như đạt.  Ông nội vào chùa ở và làm thuốc. Con hai đứa đã đi tu từ thuở mười một, mười hai tuổi. Thì có gì để cho nàng phải bận rộn lo lắng điều chi nữa? Lệ Thủy không hiểu sao con nàng một trai, một gái được ông nội dẫn vào chùa nhiều lần ở xứ quê, rồi lớn lên một chút lại muốn mặc áo Phật đòi đi tu hết. Một con trai, nàng tên cho con là Như Thiện và một gái nàng tên cho con là Như Mai. Hai anh em đã vào các chùa ở lớn Đà Lạt. Một chùa tăng và một chùa ni. Lệ Thủy vẫn cảm thấy vui khi con cái có duyên với Phật sớm, và giác ngộ nơi cõi chúng sanh…

Lệ Thủy vẫn muốn cái duyên với Phật nhưng nàng không đến cửa thiền được đành phải chịu. Đi tu lòng phải tu mới được. Đi tu mà vương nghiệp trần thì chỉ là thêm tội lỗi nên nàng chưa dám? Nàng chỉ tu trong lòng từ bi, bác ái, độ lượng, không chấp thế tục… Coi như cũng là một đường của Phật Pháp Đạo rồi.

Lần đó. Năm đó nàng hơn 20 năm sau. Nàng ngồi trên xe lửa kỹ nghệ hơn, đẹp hơn, tiện nghi hơn Lệ Thủy vẫn cứ nghĩ bao điều bâng quơ. Vì lời mời của bé Thùy Hạnh ngày xưa nàng đến Sài Gòn gát lại nghề thuốc. Và có gì họ cứ lên chùa ông nội nàng giải quyết tạm đợi nàng về…

Lệ Thủy đến Sài Gòn như lời mời của Thùy Hạnh cô bé bây giờ đã là Bác sĩ rồi.  Xưởng in cha mẹ Thùy Hạnh vẫn còn, nhưng sang nhượng một phần cho em ruột, là cậu tư Quá coi. Ba má Thùy Hạnh hay đi đi về về Đà Lạt, họ có khách sạn trên đó.

Thùy Hạnh bảo:

– Cô Lệ Thủy cứ vào nơi con. Bây giờ con ra bác sĩ rồi. Con là bác sĩ nhưng vua mê sách, mê phim hay, mê ca nhạc hay. Công việc nhà có người khác làm coi. Cô vào đi cô ơi. Cô là người mẹ thứ hai của con. Khi nào cô muốn về vẫn OK hết. Làm thuốc cũng có khi nghỉ đi chơi chút chứ cô Lệ Thủy? Vô đây có nhiều sách cô tha hồ đọc, tha hồ “ngâm cứu” và khi rảnh hai cô cháu ta bàn luận, lúc đi chơi… Con vẫn muốn cô dẫn đi chơi mua kem con ăn như hồi con lên năm, lên sáu tuổi đó.

Nàng vào Sài Gòn lần này gia đình họ đã có một ngôi nhà mới đẹp hơn. Nàng ở nơi đó. Không có việc gì làm. Nhưng bản tính không thể ở không. Lệ Thủy hay dọn dẹp nhà cửa cho Thùy Hạnh. Tưới hoa cho Thùy Hạnh, thay hoa tươi trên bàn cho cô bé. Ủi đồ cho bé v.v… (Có người làm nhưng Lệ Thủy dành làm, chỉ để người ta còn thời gian bếp núc thôi.) Dù Thùy Hạnh không muốn la lối, nhưng Lệ Thủy vui vẻ bảo:

– Cô còn trẻ phải hoạt động cho chân tay mạnh mẽ. Sẽ tốt cho sức khỏe cô mà. Còn thời gian rảnh cô mới đọc sách. Nếu Thùy Hạnh không cho cô làm gì cả. Cô buồn lắm… Thôi thì cô về quê làm thuốc vậy. (Nàng chỉ thích đọc ba loại sách.)

– Thôi được cô muốn gì để cô vui, thì chắc là con sẽ vui rồi. Nhưng nói tới cùng là cô không được làm nhiều nha.

– Tuân lịnh gia chủ. Lệ thủy nói và cười nhìn Thùy Hạnh khá trưởng thành.

Thời gian dư dã Lệ Thủy hay đọc sách. Nàng hay đọc: Một sách Y Học hay. Hai sách Phật Học hay. Ba sách Tiểu Thuyết ngôn tình hay.

Và nàng bắt gặp một tác phẩm tiểu thuyết có giá trị. Mô tả một tình yêu thật đẹp ở cuối tác phẩm“Tình Yêu Vĩnh Cửu.” Tác giả là tên Lê Trúc Như Mai.

Một điều làm cho Hồ Lệ Thủy ấn tượng vì “Họ Lê” và chữ lót “Trúc” giống má nàng, lại còn cái tên giống tên con gái mình “Như Mai” là Lệ Thủy từng đặt cho con gái duy nhất của nàng lúc mới sinh. Điều đó gợi ý tò mò Thủy muốn ham đọc hơn về một tác giả này.

Viết thì Lê Trúc Như Mai viết hay lắm, về bố cục và tình tiết, văn phong cũng rất là đẹp, nên thơ lại dễ gần. Một cách cuộc viết rất mới, song hành với thời đại mạnh mẽ công nghệ. Nhưng chính tả và chấm phảy có vẻ chưa thật sự tốt lắm, chưa gãy gọn để hoàn chỉnh, và lai rai mix up. Nếu mình chịu giúp, cô ấy sẽ trở nên nhà văn viết hay, tuyệt vời hơn. Hồ Như Thủy nghĩ có lẽ ở Mỹ không có thì giờ hoặc qua cái xứ “tự do” cờ Hoa lâu ấy, nên nàng viết cũng không chuẩn lắm về văn phạm. Chữ gật đầu Như Mai lại viết gậc đầu. thắt chặt, nàng lại viết thắc chặc, chắc chắn, Như Mai lại viết chắt chắng v.v… Không nhiều lắm, có thể tác giả gõ nhanh nữa (Bây giờ máy tính làm hết mà. )  Nhưng văn chương mà. Một từ, một ngữ không thể là sai lệch! Sai một chút là dấu hiệu của khinh thường độc giả, sai một chút là dấu hiệu cẩu thả, sai một chút cũng chứng tỏ, mình mất đi một năng lực cần thiết của ngữ pháp v.v…

Thế rồi phone chuyện trò theo tạp chí và hiện tượng sử dụng trang xangga(Kiểu giống như facebook sau này) hai người lại quen thân thiết nhau. Và hai người nói chuyện nhiều lần trên phone. Họ nói nhiều về văn chương.

Và Lê Trúc Như Mai nhận Hồ Lệ Thủy là chị nuôi. Nàng gởi toàn bộ sản phẩm tinh thần văn chương nàng về nước cho Hồ Lệ Thủy coi chỉnh sửa, giống như nàng Lệ Thủy là một nhà chăm sóc bản in chính thức vậy.

Tuy không nhiều lắm, song Hồ Lệ Thủy vì mến mộ Lê Trúc Như Mai cô đành dành thời gian này làm thuốc thay vì nghỉ xả hơi. Hồ Lệ Thủy lại lăn xả thơ văn truyện tiểu thuyết của Như Mai chỉnh đốn từng dấu, chấm phảy, đến khi nàng hoàn chỉnh Lệ Thủy báo. Song thì Lê Trúc Như Mai vẫn chưa cho in. Cô tác giả vẫn bảo:

– Cứ để xem rà lại nhiều lần đi đã chị. Khi lên bản in, là coi như lên khuôn đã đóng dấu, không thể còn sửa được. Và nàng mãi chưa chấp thuận để cho Hồ Lệ Thủy xuất bản nhanh, nghĩa là Như Mai chưa chịu tiến hành in qua trang sách chuẩn.

Đến một ngày bất chợt thấy trang báo tạp chí ở trang web QH đăng tin chia buồn tác giả Lê Trúc Như Mai…

Hồ Lệ Thủy bàng hoàng như giấc mộng. Nàng khóc một mình cho người tài hoa vắn số. Tuy nhiên nàng lần lượt bỏ tiền in hết cho Lê Trúc Như Mai đến năm đầu sách lớn. Tuy buồn và suy nghĩ, song Hồ Lệ Thủy làm được cái nàng đã làm hữu ích.

Rồi nàng gởi về Mỹ cho con gái người văn sĩ. Với dĩ nhiên tên tác giả và hình là Lê Trúc Như Mai chứ không phải là nàng Hồ Lệ Thủy.

Trước tấm lòng tốt và chân tình của Hồ Lệ Thủy. Con gái Lê Trúc Như Mai nhận được sách cảm động và biết ơn. Nó cũng không biết công trình của mẹ to lớn như vậy, được người chị tinh thần của mẹ, là Hồ Lệ Thủy bỏ công sức và tiền bạc ra làm in ấn như thế. Nó suy nghĩ làm giấy bảo lãnh Hồ Lệ Thủy sang Mỹ diện đặc biệt- Con bảo lãnh mẹ nuôi. (Con của Lê Trúc Như Mai là bác sĩ thì làm sao mà không bảo lãnh ai dễ kia chứ? Tiền và uy tín, cùng với điều kiện mẹ nuôi chúng dư sức làm.) “Xứ Mỹ là một xứ có tiền mọi phiền cũng xong mà”) Xứ Mỹ là Money talk first mà!

Hồ Lệ Thủy lại qua được Mỹ một cách ngon lành xuôi chảy. Nàng đến giờ chót đi cũng không ngờ…

Con gái Lê Thị Như Mai là Thúy Hằng nhận Hồ Lệ Thủy làm mẹ. Vì lý do: Một là để quý trọng người đã vì mẹ làm việc cật lực. Thứ Hai Hồ Lệ Thủy đã không gian dối khi in ấn tác phẩm, thú thật Hồ Lệ Thủy có in sách, được ghi là tác giả  HLT chính của mình cũng khó mà ai biết. Vì Lê Trúc Như Mai đã không còn, và vì những tác phẩm mẹ giữ rất kỹ, ít tuôn ra thị trường văn chương để cho đăng tải ở đâu trọn vẹn. Cùng lắm mẹ chỉ cho quảng cáo một hai chương mà thôi. Theo Lê Trúc Như Mai có một cách suy nghĩ. Khi hay thì tự động nó sống, và không cần khoe khoang sớm, khi tác phẩm chưa hình thành qua trang sách in, chuẩn đủ đầy v.v…

Nàng Hồ Lệ Thủy đem chuyện kể cho Thùy Hạnh nghe. Cô bé bác sĩ chỉnh hình vô cùng mừng cho Hồ Lệ Thủy. Cô bé chúc mừng nàng và những mong:

– Chúc cô đến Mỹ gặp nhiều may mắn.

– Cám ơn con. Cô đi đâu cũng mong giúp và học hỏi thêm nghề thuốc từ bịnh nhân mà thôi…

– Dạ chúc cô thành công trong ước vọng.

Hồ Lệ Thủy mang vali giã từ người thân, một chuyến bay qua Mỹ như lời mời. Qua Mỹ nàng được con của Lê Trúc Như Mai là Thúy Hằng đón đợi ở phi trường rồi đưa về nhà với nỗi hân hoan chưa từng thấy.

Dấu hiệu là Thúy Hằng mang một tập sách làm chứng“Xứ lạ Quê Người” cầm trên tay. Hồ Lệ Thủy rất vui khi Thúy Hằng trân trọng quyển sách đó cầm trên tay để chào đón mình.

Ở ngôi nhà Thúy Hằng độ hơn một tuần lễ. Thúy Hằng đưa Hồ Lệ Thủy đi ăn uống các nơi cô thích, đi rong chơi đây đó ở vùng Ta Ra nơi có nhân vật Scalett đáng yêu của Margaret Mitchell, đi thăm nơi bà ở từng sinh sống, và thăm nơi “Tôi Có Một Giấc Mơ” của Mục Sư MartinLuther King từng ngự lãm. Và hơn nữa lúc sinh thời Lê Trúc Như Mai- Mẹ của Thúy Hằng vẫn thường cùng nàng rong chơi nơi đó. Lấy hồn và trân trọng những nơi đó. để tạo dựng những tác phẩm riêng của mình… Hồ Lệ Thủy rất cảm động cách tiếp đón nồng nhiệt và ân cần đối xử của Thúy  Hằng. Sau Lệ Thủy lại muốn đi làm từ thiện. Nàng lại vào nhà nursing home thăm những người Việt Nam già cả hay bịnh tật v.v… để cho biết họ, và chia sẻ cùng họ, dù sao họ vẫn là người cùng dân tộc, chỉ vì lý do làm ăn hoặc vấn đề gì khác nữa, họ mới chịu xa quê hương… Trước khi đến những nơi kể trên Thúy Hằng đã đưa Hồ Lệ Thủy đến một ngôi chùa thiêng liêng tên là Chùa Huyền Không để tạ ơn đất trời cho mình đến với xứ lạ cờ Hoa và mối nhân duyên mình đến nơi này.

Đến nơi này khi ra cỗng về Thúy Hằng tắm tắt khen Hồ Lệ Thủy:

– Cô quả là một phật tử ưu tú. Đến xứ Mỹ mà vẫn mong thăm chùa trước tiên lạ thật.

– Con người chúng ta cần sống có tâm linh con à.

– Dạ cô nói đúng.

Và rồi sau cùng đó, của nursing home, cô vô thăm cùng Thúy Hằng một nơi, cô loay hay ghi tên Hồ Lệ Thủy (ở đây chính sách- chế độ tổ chức họ làm việc rất văn minh để ngăn chận rắc rối nếu có gì xảy ra nơi đó.)

Và rồi Hồ Lệ Thủy gặp năm, đến bảy người Việt.

Nàng bảo:

– Con xin kính chào các bác, các cô chú ạ…  Con từ Việt Nam đến muốn thăm viếng…

– Cám ơn cô có lòng. Một hai người nói lên câu đó. Có người làm thinh lặng nhìn cô. Hồ Lệ Thủy vẫn vui vẻ chung bên họ không sao? Miễn là cô nhìn thấy họ trong chuyến qua Mỹ là niềm vui của cô rồi. Dù họ là không họ hàng thân thích chi. Nhưng Lệ Thủy vẫn nhớ câu ca dao nàng học thuộc lòng từ thưở bé:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương.

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Có một người đứng một góc nhìn nàng. Nhìn nàng xong ông như có gì thúc bách… Rồi ông đi coi tên nàng thử, ông ra cửa lối vô đầu tiên, ông nhìn vào nơi danh sách tờ giấy ở cửa tiếp tân. Ông thấy tên thực sự là Hồ Lệ Thủy.  Ông vui mừng khấp khởi như chảy nước mắt, lại ngậm ngùi một chút tan thương đến hỏi nàng:

– Cô có phải là Hồ Lệ Thủy?

– Dạ. Tên con… Nàng trả lời và nhìn ông đăm đăm, như chưa biết chuyện gì xảy ra. Nàng đang ngờ ngợ một cái gì…

– Trời ơi con là con của ba đây, ba là Hồ Kỳ Hiệp đây.

– Ba là ba của con đây sao. Trời ơi ông trời con xuôi khiến ba ơi.

Cha con gặp nhau như là trong mộng nhưng mà là sự thật.

Hồ Lệ Thủy ôm cha mà khóc trong nụ cười mừng rỡ. Ông Hồ Kỳ Hiếu cũng thế nước mắt chan hòa theo nụ cười khi gặp đứa con gái sau mấy mươi năm xa cách.( Chính lúc này và sau đó ông mới cho cô biết lần vượt biển đó má cô và hai anh trai đã mất. Và ông lấy vợ Mễ sau vợ Mễ mất. Ông không con, ông ở vậy độc thân trên đất Mỹ gần 40 năm)

**

Sau này Hồ Lệ Thủy đưa ba về lại Việt Nam và làm thuốc lại cùng nàng. Họ có một khuôn viên đẹp hơn rộng lớn hơn. Vườn thuốc. Các loại cây thuốc được trồng nhiều hơn, mát mẻ hơn. trưởng thành hơn và cũng lớn hơn nhiều. Người tới học nhờ làm thuốc như nàng lại nhiều hơn. Nàng quá nhiều người yêu nhưng lòng đã chết, đã quyết… Nàng chỉ nghĩ làm thuốc, và chỉ dẫn học trò thích cách làm môn thuốc.(Ghi chép, sắc thuốc sao, tên các loại thuốc, và chữa đúng cách về nó) Đúng là nàng không nghĩ gì hơn khi một lương y thuật pháp thuốc chỉ dẫn. Nhưng không phải vậy, trong lòng nàng vẫn một tâm sự.  Có một người mà nàng luôn nghĩ tới đó là Trần Nhật Bình với lá thơ… Ôi lời lẽ chàng thật dễ thương, và hình ảnh chàng cứ ước vọng, cứ bám víu vào tâm tư nàng những khi rảnh rổi…

Có lẽ mộng ước nàng vẫn đổ về người con trai đó. Dù chỉ là giấc mộng, nàng vẫn thấy vui và yêu đời làm việc giỏi hơn. Nàng chỉ còn biêt hẹn chàng ở kiếp sau…

Câu chuyện này chính là tác giả Lê Trúc Như Mai viết ra khi nàng Hồ Lệ Thủy được lời mời qua Mỹ thăm chơi. Lê Trúc Như Mai không có chết. Nàng chỉ yêu thích một cô bạn, vai người chị tận tụy cho nàng. Và nàng đa cảm nghĩ viết ra đoạn kia thôi. Nàng cảm hứng và có lối viết- một cuộc cách mạng văn chương cho phép, viết rất mới do trí óc năng động nghĩ ra… đi xa thực tế một chút về bối cảnh, tuy nhiên tâm linh và ý tưởng sự kiện không hề xa… Và chính nàng đang nói chuyện với một đạo diễn để làm cho bộ phim “ Khi Đời  Chưa Trang Điểm” với từng bố cục và tình tiết như thế.

Thanks các bạn đã đọc câu chuyện mang tính chất kể chuyện hồi tưởng về một cuộc đời cô gái tên Hồ Lệ Thủy. Nơi người bạn cô thân thương tạo cảm hứng viết cho cô một cách rất mới.

TTHT viết năm 2018.

 

 

8 thoughts on “Khi Đời Chưa Trang Điểm

  1. Quynh Anh

    Không hiểu sao H.Thảo viết được nhiều truyên và hay thế, Thế loại hồi tưởng rất khó viết lắm, nếu non nghề thì văn sẽ ko có bản lĩnh hoặc rời rạc thua non. Nhưng ở đây HT miêu tả đặc sắc .Tác phẩm nào của HT cũng bất ngờ lôi cuốn, khó đoán được ý dãn trải và kết thúc của tác giả. Xin chúc mừng cho cô nàng xứ quảng nào đó cuối cùng gặp hên…Tội nghiệp con nhà giàu qua một thời kỳ quá lận đận.Song tình yêu trong trái tim nàng thì rất hay!

    Reply
  2. TT.Hiếu Thảo

    Thanks QA đã có những lời nhận xét. Nếu trời đã cho người đó một kho tàng nào đó thì không có người nào cướp, hoặc đoạt ngôi được. Mà bằng chứng phải là mỗi ngày họ thể hiện càng thể hiện xuất sắc hơn thôi. Thật ra Thảo biết môt người bạn cô ấy- chị ấy bảo. Lúc trước 1975 nhà cô giàu có nhiều tiệm tung, và sau 1975 gia đình và cá nhân cô phải mang nhiều xất bất xang bang, cô ấy thì lận đận, đủ thứ… Cô ấy cho Thảo một cảm hứng rung động đẹp, và Thảo tạo nên một tác phẩm riêng của mình- nói lên nhiều góc độ, và những bản chất khác nhau trong con người… Làm được điều đó hay không là do óc sáng tạo của tác giả… bắt nhịp được cuộc sống của gian đọan thiên hình vạn trạng… Với những tình yêu đến với nhân Vật Hồ Lệ Thủy thật khác nhau… hấp dẫn, lôi cuốn và cả tàn khốc. Trong đó tác phẩm cũng đã nói lên tình bạn giữa hai người Lệ Trúc Như Mai và nhân vật Hồ Lệ Thủy vẫn là một những điểm quý,ít có. Và còn nhiều bất ngờ lạ của ý tưởng gởi vào trong tác phẩm…Thank QA.
    Cần nói thêm một ý, mình viết truyện không bao giờ chọn đề tài trước Mà mình rung động từ một nhân vật, chọn hướng về nhân vật với những bức tranh giàu thẩm mỹ, giàu và văn nhân trước… Đề tài sẽ có được ngay bản thể của truyện… của tác phẩm!

    Reply
  3. Sông Song

    woa… ! Lâu quá SS mới vào HX, lại có duyên gặp HT viết cho cô gái nào xứ Quảng “thật đặc biệt”.
    SS xin chúc mừng cho cô “xứ Quảng” nào đó đã “mê hoặc” được người đẹp đa tài, chịu dùng thời gian nghỉ ngơi để viết tiếp một tác phẩm nhiều tình tiết hấp dẫn bạn đọc. Những hư cấu của một cuộc đời “năm chìm bảy nổi” và “chín chục cái lênh đênh”…
    Ta chúc mừng t/p của nàng ❤️

    Reply
    1. TT.Hiếu Thảo

      Rất hân hạnh được một người đẹp xứ Quảng ghè đôi nhãn quang nhìn ngắm… Thật tình mà nói rất nhiều người ở đây muốn ta viết cho họ nhưng ta không thể viết. Bỡi vì ta thấy hấp dẫn được ta mới viết, viết cho ai, yêu ai? thích ai cũng là cái duyên. Ta vốn dĩ thương những con người một cuộc đời “năm chìm bảy nổi” và “chín chục cái lênh đênh”… Và ta cảm được rằng đó chính là chân lý cũa những tác phẩm hay vô ngần…”Đời phụ bạc, nhưng trời không phụ bạc họ” Xin chúc sức khỏe và an lành may mắm

      Reply
      1. TT.Hiếu Thảo

        Sáng nay đi có việc, lúc lật đật viết sai chính tả mấy chữ: ghé mắt, may mắn.
        Xin đính chính. Thanks

        Reply
  4. TT.Hiếu Thảo

    Sáng nay đi có việc, lúc lật đật viết sai chính tả mấy chữ: ghé mắt, may mắn.
    Xin đính chính. Thanks

    Reply
  5. TT.Hiếu Thảo

    Xin cảm ơn anh, một fan mạnh từng bảo vệ tôi trên HX… Em khỏe anh. Anh khỏe chứ? Lâu nay không thấy anh vào HX.
    Ồ có cô bạn người xứ Quảng. kể trước 75 gia đình cô giàu có… sau 1975 gia đình sụp đổ theo chế độ CHMNVN. Người chồng cô hư tuốt… Lấy cảm hứng này và bối cảnh em dựng lên một sáng tạo của em… Cũng có chút hình ảnh truyện kinh dị…(nhỏ thôi). Và truyện đưa ra nhiều góc cạnh cùa con người… Em đã có 38 tác phẩm, có cả bề dày, chiều rộng, và chiếu sâu… Gộp lại in 5 tập dày. Nếu anh thích em sẽ biếu tặng. Một tập chỉ in khoảng 50 quyển thôi… Vì mình tự in thì tiền đâu in cho nhiều… (Và em cũng đóng hồ sơ “Close” cuối cùng. Vì quá đủ …) Dự định nhưng lo sửa chỉnh vẫn chưa in hihih.
    Chúc anh có một mùa Thanksgiving an lành hạnh phúc được nhiều việc như mơ ước.
    Quý Mến.
    TT. Hiếu Thảo

    Reply

Leave a Reply to TT.Hiếu Thảo Cancel reply

Your email address will not be published.