Xứ Lạ Niềm Thương

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

Thi là một cô gái thông minh giàu mơ mộng, dù làm cực khổ đến mấy nàng cũng vui vẻ, ưa nhìn ngắm mây trời để làm một vài câu thơ, hoặc viết một bài văn truyện ngắn dài, về sự sống và con người trên mặt đất, đó là niềm vui thú riêng của cô. Mùa thu đi qua lá vàng rơi, mùa hạ oi bức hoa nở, mùa xuân gió hát lướt thướt, gợi tình v.v… đối với Thi. Hết thảy đều đem lại cô niềm rung cảm. Thi thường đứng một góc phòng khi ra nghỉ break, hay ăn cơm xong để ngắm cảnh vật, lòng cô thanh thản kỳ lạ. Thường thì như thế. Cô đã làm việc ở đây trên 10 năm, qua rất nhiều đợt manager, supervisor, và teamleader.

Ưu khuyết từng người mỗi có, song hiện cô thấy teamleader bây giờ là tệ nhất. Về cách làm việc của her, sự đối xử của bà ta, mối quan hệ với công nhân v.v…

Nhưng Thi vẫn phải làm, phải vui với công việc, bỡi vì cô cần tiền cho cuộc sống. Và dù sao Thi cũng thành thục nghề- Job này lâu rồi. Cô đâu có muốn xa, vậy mà …?

Hôm đó bất chợt Thi bị kêu lên office, cô nghe ông supervisor Dell bảo:

– Có người nói, hôm qua Thi có đánh người?

– Làm gì có vụ đó. Xin thưa ông ố ồ… Xin ông đừng nhầm. Bất giác nàng nghe tin như sóng dội, cô phải trả lời như thế, tâm trạng cô nghèn nghẹn.

– Họ bảo có mà.

Nàng dửng dưng hơi mạnh mẽ lại:

– Làm gì có đánh nhau, tôi giỡn chơi đó thôi mà!

– Không thể giỡn được người ta làm chứng you đánh.

– Làm gì có, tụi tôi cũng thường giỡn vậy! Nàng chống chế có vẻ lịch sự.

– Còn chối cãi nữa. Teamleader đưa lên quyết định cô tạm thời nghỉ việc.

–  Trời ơi. Làm thì cực quá, có dịp đùa nhau lấy niềm vui, mọi người đều giỡn, tôi touch, nựng nhẹ gương mặt chứ có làm gì đâu? Bộ ông không coi phim à, họ vẫn thường trao đổi như thế để tỏ vẻ cảm tình?

– Phim à? Camera quay cô đánh người, tay đụng vô mặt là không được.

– Đụng vô mặt người là đánh người? rõ là sai số mất thôi. Đụng thì có nhiều cách đụng chứ, đụng ác tâm hung dữ, đụng nhân từ, đụng nhè nhẹ, để biết ơn người, để hàm gởi tri ân, hoặc đụng đồng cảm v.v… chứ?

– Tôi không biết, nói cô đánh là đánh.

– Xạo. Trời ơi vu khống quá luôn, tôi thề không bao giờ đánh ai. Camera đâu đưa tôi coi.

– Thôi không nói nữa. Cô ra về đi. Đó là quyết định cuối cùng của teamleader đưa lên.

– Thôi được nếu như ông không có tình người, ông buộc tội. Vì tôi dưới quyền kiểm soát của ông và mụ ta. Nhưng tôi có thể nêu ra nguyên nhân để ông thấy rõ. Tôi làm rớt cái ví nữ, nó lượm lên không đưa cho tôi, nó giỡn cứ đưa tay lên cao, nó hòng tôi không lấy được, để cười… Tôi thong lên lấy được và phệch nhẹ vô mặt nó một tý nhẹ cho vui thôi. Tôi hoàn toàn không có đánh. Nó vẫn làm chung và hay đùa với tôi. Đôi khi đi giờ lunch, giờ break  nó giấu food tôi, từ trong micaway bưng ra cả 5 phút, tôi mới kiếm ra được, vui chơi là thường tình mà…

Thằng supervisor làm bộ như không thèm để ý lời cô tỏ bày. Hắn cứ cương quyết bảo:

Teamleader nói cô có đánh nó.

– Bà ta gian ác, và ông cũng muốn cấu kết với kẻ gian ác, không công bằng cho tôi sao?

– Bây giờ cô muốn gì?

– Tôi muốn ở lại làm việc, vì cuộc sống tôi cần tiền.

– Money ư? Không được cô đã phạm luật, chúng tôi quyết định sa thải cô rồi. (Thằng manager nói tiếng Mỹ, nhưng tôi chưa đủ trình độ dịch hay, nên chỉ viết theo tiếng Việt. Tôi dùng, loàn theo một hai từ thông dụng, và dĩ nhiên tôi cũng nói tiếng Mỹ với nó. Nhưng văn tôi nói còn yếu kém lắm, bập bẹ thôi. Nên tôi tạm viết hết bằng tiếng Việt ở đây.)

– Cá nhân tôi hết lòng xin, song ông giả vờ tin cậy vào bà ta, và ông cũng là một kẻ bợ đít cấp dưới để lợi dụng nhau, để sai khiến. Tôi làm việc hai năm ông vô đây tôi biết. Thì tôi đành thua đó. Tôi thật thất vọng một supervisor như ông.

– Cô nói chuyện thông minh, hay chẳng thông minh nhỉ? Nhưng cô sai lầm bà ta muốn kiến nghị tôi. Thành ra tôi không thể… Sorry. Sorry thật. Hắn, tên supervisor lấy ngón tay đẩy chiếc mũi hơi to của mình rồi đưa hai tay về phía trước như có vẻ đầu hang sự việc, hay ra lịnh chi đó đó. Thi nhìn thái độ ông ta rồi Thi trả lời. Cần nói rõ hơn Thi là một người đoán tuổi tác khi nhìn ai cũng chính xác xấp xỉ, hay thiên lệch cũng một đến hai, hoặc ba tuổi là cùng. Vậy mà tên Dell supervisor này nàng làm việc chung từ gần hai năm nàng không thể đoán tuổi hắn nổi, già không ra già, trẻ không ra trẻ… hung chẳng ra hung, hiền chẳng ra hiền. Chỉ biết ngày hắn càng thân với mụ Kim Che thôi. Đôi lúc gặp nhau, hắn vẫn chào Thi mỉm cười, nhưng Thi từng cảm giác hắn sao sao ấy.

– Thôi được, tôi chấp nhận nghỉ thì nghỉ thôi. Mà điều nói, là tôi rất sợ những kẻ lưu manh như vầy.

– OK. Đi đi. Hắn nói và nhìn vào mặt Thi.

– But. I…

That is it. You must out ra company đừng nói tự do, nói lung tung nữa. Đã quyết định rồi. Tôi không muốn nghe nữa. Sorry! and Sorry!

Thi đành lòng lấy đồ đựng thức ăn mang theo, và rời khỏi hãng theo thủ tục, lòng cô buồn không tả được, mặc dầu tên supervisor hèn hạ này đưa cô ra cửa. Thi giận nó, rất là căm ghét nó mà không nói được. Thi như uất ức tới cùng, nhưng Thi vẫn cứ coi như không, hồn cô nhẹ như lá lúa, thuở còn nhỏ ở dưới quê cô thấy. Cô còn nhớ, và cô hồn nhiên bước đi, Thi cứ bước đi của một nỗi niềm ráng chịu đựng, cô biết mình như một kẻ bị oan ức, bị mưu hại mà lòng vẫn cứ ung dung…Vì cô có kêu oan tới trời cũng không ai cứu được mình nữa.

Về nhà cô hoàn hồn suy nghĩ:

Kim Che vốn là một teamleader xảo quyệt gian manh bật nhất, bà nịnh bợ với một supervisor hèn này tên Dell này là số zách, bà tìm cách không cho Thi làm việc, bỡi lòng đố kỵ. Sự làm việc dốt nát của bà ta làm cho Thi bực mình hết sức. Bà mắc phải sai lầm như không giấy mực nào tả hết, nên bà ta cố tình chặn đứng, hất chân Thi khỏi vô hãng, để Thi không thấy bà. Và để bà đừng thấy mặt Thi, Thi coi như một cái gai của bà ta. Bà cần phải nhổ tróc… Thi biết bà là như vậy. Còn kiến thức và cách làm việc của tên Dell kia thì nàng không muốn bàn cãi nơi lòng mình nữa. Nói cho nhiều hắn cũng bị móc vô cái tròng dốt thôi. Thật ra cái tên Dell supervisor đã làm việc nàng tức tới cổ, nhưng sự bực bội oán giận thì hẳn nàng ghim cái tên Kim Che leader VN kia hơn.

Thi thì rất là hiền, song bản năng cô thì mạnh mẽ. Những thứ cô không chịu được, cô cãi với bà mấy lần về chuyện “cơm bữa” xảy ra. Bà từng bỏ đói công nhân, bà gian lận, bóc lột công nhân, hành hạ công nhân…

Thi đang giờ ăn cơm bà ta bang bang, chạy bổ vào gọi:

– Hàng xuống, hàng xuống lane rồi, vào bốc đi, bốc đi, vô làm việc, vô làm việc. Everybody! Everybody! Nuốt nhanh lên…

Thi đang ăn đứng dậy nói:

– Xin lỗi cho tôi ý kiến. Thi nói tiếng Việt:

Nàng cố nuốt miếng ăn trôi vội nơi cổ:

– Ít khi thì OK. Ngày nào giờ ăn người ta, mà bà làm như thế, có phải bóc lột không? Tội nghiệp chúng tôi chứ. Còn những con người lười nhát, đi chơi hút thuốc lá bên ngoài cả buổi, bà không dám đụng tới họ. Những kẻ siêng sắng, giờ ăn của họ bà nên có lòng tốt, có trách nhiệm chứ. Bà không cho họ ăn là sao? Nhiều lần cứ như vầy quá sức tưởng tượng. Thỉnh thoàng bà nhờ thì coi được. Chúng tôi có thể tạm chấp nhận. Mà cứ tiếp diễn nhiều hành trình, tôi thật buồn, và thật thất vọng nơi bà.

– Tôi làm việc vậy đó, ngon thì nghỉ hãng đi ở đó ý kiến.

– Bà ở Mỹ lâu cuộc sống nhân phẩm con người bà biết, không thể đối xử còn thua con vật…

– Im đi. Đừng nhiều chuyện.

– Tôi mới ra mười lăm phút tôi chưa vô đâu? Đừng để tôi mắc nghẹn trong khi ăn.

Bà Kim Che không để ý, không thèm quan tâm những điều Thi than thở. Bà chỉ bĩu môi đi vào một lối khác với một tâm trạng quá khích của bà, “Như ta đây sẽ là phần thắng thôi, không thèm sợ ai cho mà coi.”

Thi nói thế. Song cô lật đật ăn khoảng mười phút sau cô vẫn xong và vào, Thi đi ngang đối diện gặp Kim Che. Bà ta ỏng ẹo nói bâng quơ:

– Ương ngạnh liệu hồn con…

Thi không nói gì vẫn vô line làm việc.

Sau đó có một hôm thấy tên của mình trong bản Schedule để làm việc “work” mười hai tiếng trong bốn ngày liền.(từ Monday đến Friday) Thi mất cả hồn vía đi tìm gặp bà. Thi bảo:

– Trời ơi. Hãng đâu cho làm overtime. Tôi thấy thông báo kia. Sao buộc tôi làm bốn ngày liền. Mỗi ngày mười hai tiếng và những ngày còn lại tám đến mười tiếng nữa. Bà muốn giết tôi chết sao? trong khi tôi không cần mà. Có người cần thì bà không để cho họ làm? Bà nên làm ơn cho họ, và đúng cho tôi!

– Bà ưa ngắm mây trời thanh thản để làm thơ. Tôi cho bà làm để biết thân, coi còn chi mơ mộng? Còn hai ngày kia làm mười tiếng. Để thử sức bà có tàn không?

– Hứ. Bà nói vậy là không được. Tôi có độc ác với ai đâu, khi rảnh thì tôi đọc sách làm thơ là quyền tôi, còn khi vô làm việc tôi đâu có lười.

– Không ý kiến gì hết, hãng buộc bà làm bảy ngày mười hai tiếng mỗi ngày. Bà vẫn phải làm. Thằng Dell nó muốn bà làm, vì bà làm được việc.

– Tôi không cần bà khen kiểu này. Khi làm việc thì tôi dốc sức thôi. Bà vẽ ra cho nó. Nó là một supervisor lười, phó thác cho bà, nên bà lộng quyền vô lý.

– Vô lý. Hứm, nhưng sao tôi nói nó nghe, là bà biết giá trị tôi rồi? Kim Che hất hàm kênh kiệu như thế.

– Nước Mỹ không có cách làm việc vô tử tế đó.

– Tôi có quyền, không có nước Mỹ hay nước Nhật, nước Pháp, hay nước Đại, nước nào hết. Hứm…

Về đi không lải nhải kiện cung. Schedule để thế, là thế, cứ nhìn đó mà làm, không thể ý kiến chi hết. That’s it.

– Stupid đến thế là cùng. Ác độc quá tôi không chịu đâu. Thi nói và rời company lòng khó vui với teamleader-  mụ phù thủy này. Là chuyện từng xảy ra ở hai người một buổi chiều tối. Nàng và mụ Kim Che phù thủy.

Và một lần mới đây xảy ra, cô vào hãng tìm khu vực áo đồng phục uniform treo, đã hết không còn cái nào ở đó. Không có để mà Thi mặc. Thi đi vào với chiếc áo sơ mi đỏ thẩm có vài chấm hoa trắng trên ngực cổ áo cô, bà ta lao tới bảo:

– Ê, làm lâu có biết luật không, sao không mặc đồng phục, mặc áo gì như thế mà coi được sao?

– Xin lỗi bà hơi quá nha, hết áo rồi nha, không đủ công nhân mặc, thành ra không có tôi mặc. Tâm bà không bình chúc nào để phát biểu. Nhưng tại sao tôi, không thấy lúc nào bà mặc đồng phục vậy là sao?

– Tôi là teamleader bà không thể so sánh.

– Đồng phục ai cũng phải mặc, bà quái gỡ không biết tự trọng. Còn nói hàm hồ người ta. Bà dỏm quá mà!

– Ê tao làm được việc cho công ty, tao muốn mặc hay không tùy tao, tao muốn thứ gì nữa cũng được. Mày không là gì, không được nói. Cấp trên kề tao không la tao là OK. Mày là gì mà lên tiếng?  Dế mèn ơi. Who you are?

– Ha ha. Ôi. Tôi là ai cũng được. Tôi không thèm nói. Nhưng tôi thấy thái độ bà giống mụ điên nên tôi mới nói.

– Mụ điên nhưng được việc, còn mày là gì? Ngước mắt tự nhìn lại đi. Mày trẻ đẹp sao nó không nghe mày. Tại sao mày không giỏi apply làm như tao thử?

– Ô hay! Tôi bận cho công việc khác, chứ tôi làm một teamleader không phải như bà đâu. Ý tưởng bà nghèo nàn lắm, đừng khuyên tôi. Hi hi…

– Ngạo mạn…

– Tôi không ngạo mạn nhưng đó là sự thật. Và sự thật. Tôi không là gì cả, nhưng thái độ bà với tôi mua không quá ba xu.

– Ê đừng khinh người mày, cái tri thức mày là loại bỏ, Tao lương cao, tao điều khiển công nhân. Tao có quyền, thằng Dell supervisor Mỹ nghe tao là đủ. Khỏi cần bàn nhiều. Đồ ma…

– Ma quái nhưng đẹp hơn bà đó đừng giỡn mặt.

– Thứ hỗn hơn ma. Đẹp cũng chỉ thừa.

– Hi. Không sao cả. Bà hay sống nịnh, không biết xấu hổ là gì? Xin bà đừng hống hách nhìn thật kỹ lại mình đi, không giống ai…

– Mày muốn tao cho ở đây làm. Không thì coi chừng.

– Chẳng lẽ bà đuổi tôi được? Trong khi tôi không có lỗi gì trong công ty.

– I don’t know, hãy đợi đấy! Chỉ có thuộc cấp tao và thằng Dell có thực quyền quyết định cho mày thôi. Nhớ lấy nha…

-Nàng lắc đầu nhìn mụ Kim Che, nhưng nàng chẳng run bao giờ. Tại sao phải sợ mụ ta chứ? Trong lúc mình làm việc đâu có gì sai sót kia mà?

Và Thi nhớ một lần nữa. Đi họp meeting xong rời ghế. Ra khỏi phòng. Băng qua dãy locker của công nhân. Thi và nhóm bạn người Mễ tập hít đất cho vui. Vì còn thời gian chưa phải vào line làm việc. Thi tập môn hít được 10 cái. Các bạn vỗ tay. Bị mụ Kim Che sấn tấn dẹp la làng, ghi tên hù dọa phạm kỷ luật. Vì mụ ta đã thấy nhiều lần nhóm Mễ và Thi hay exercise, vui chơi khi nghỉ break hưỡn tay, rảnh việc v.v…

Đúng là mình còn ngu với con mụ phù thủy ganh tỵ này. Mà mình mất job, Thi nghĩ và phải chịu chấp nhận, như một kẻ lỡ khóc lỡ cười.

Nàng ở nhà ba hôm suy nghĩ vẩn vơ những chuyện xảy ra giữa cô và bà Teamleader Kim Che.

Sau đó Thi gọi cho con, một con bé lớn học trường Stanford, chẳng lẽ nào nàng giấu con hoài? Ba hôm rồi phải nói thôi. Nàng nghĩ thế. Thi gọi báo:

– Con ơi má có chuyện buồn đây.

– Chuyện gì thế má?

– Con ơi má nghĩ hãng rồi!

Con bé đang tập thể dục đi walk với hai cô bạn gái lắng nghe phone Thi nói: Nó bảo:

– Sao vậy má. Thật lâu má mới gọi con, mà con gọi má ít bắt phone?

– Đôi lúc má bận thôi. Con à, má nghỉ việc vì bà leader mụ phù thủy Việt Nam tên Kim Che gây chuyện ép má, và ông supervisor nghe lời bã.

– Thôi má tiếc chi hãng đó nghỉ đi, họ làm việc kỳ khôi quá. Hồi đó con vô con thấy, giờ con vẫn ớn lạnh…

– Không đâu, hồi đó cô Mai làm còn OK, bây giờ bà này ác độc hơn gấp mười, gấp trăm vạn lần. Má làm cho bã như đang ở điạ ngục, Cô Mai tuy thế vẫn có tình người, cô chỉ la hét cái miệng nhưng tâm tánh thì tốt, không tệ… Cô lo cho công nhân ăn uống và quan tâm giờ giấc nghỉ ngơi, break…

– Bây giờ tệ lắm hã?

– Tụi má bị bà Kim Che bỏ đói dài dài.

– Tệ thật. Lại có những con người kỳ khôi trên trái đất.

– Thì đó con à.

– Ôi nản cho má quá. Và con thương má.

– Nhưng má vô tội, lại ép nói má đánh người trong khi má chỉ giỡn chơi, để đuổi má.

Người kia có nói gì không?

– Không.

– Vậy làm sao đuổi má được?

– Bã kiếm chuyện nói luật không cho phép đánh hoặc giỡn ở hãng. Mà má đâu có đánh ai? Bã còn giỡn với mấy người Mỹ đen bà nịnh, trong office trăm tám. Ai có nói gì đâu? Nhiều lúc mẹ thấy bã có nhiều nhố nhăng nữa là khác.

– Ôi bất công cho má quá, về chuyện má. Lần đầu, coi như nếu qui luật trong làm việc không cho giỡn, thì cũng chỉ là cảnh cáo thôi chứ má?

– Nhưng họ không cho má làm nữa, họ dựng chuyện nói má đánh họ thấy. Họ láo vô cùng… Cái người kia đâu tố cáo má, mà họ dựng chuyện.

– Ôi, thôi rồi nghỉ đi, câu chuyện đâu có gì nghiêm trọng, nhưng bà ta không thích má làm, nên đã kiếm chuyện má, tạo ra cho nghiêm trọng. Thôi má nghỉ ngơi cho khỏe, rồi có thể đi tìm hãng khác làm, không sao má ơi.

– Má không biết có ăn được thất nghiệp không?

– Dạ cứ làm đi, con sẽ làm cho thử nha.

– Con có buồn má không?

– Không. Làm sao con buồn chứ, chuyện xui má nhưng biết đâu lại hên, có những cơ hội cho má sau này tốt hơn biết đâu được? Miễn là con biết má không bao giờ đánh người, con biết trái tim má là đủ.

– Thanks con hiểu má. Con đang làm gì đó?

– Con đang đi tập thể dục, đi walk với bạn bè chung quanh trường thế thôi.

– Ừ con đi đi, má chỉ báo tin cho con biết, má bắt đầu nghỉ ba ngày rồi.

– Vậy hã, má ăn uống vô, không buồn chi nha. Cũng là cơ hội má nghỉ ngơi một tý đó…

– Thanks con đã hiểu nhiều, chúc con an lành, má nhớ con lắm. Bye con.

– Bye má!

Thi cắt phone, Ni chạy đi cho kịp bạn bè.

Cô bạn kia vội hỏi:

Nói chuyện với ai lâu thế. (bạn của Ni, và Ni đều nói tiếng English, tôi chỉ viết theo nó kể qua tiếng Việt)

– Má tao bị đuổi khỏi hãng mất việc làm, tao hơi buồn nhưng cũng vui.

– Là sao tớ không hiểu?

– Vì họ vu khống má tao đánh người khi giỡn chơi, nhưng má tao có cơ hội nghỉ ngơi tý, tao buồn nhưng rồi lại mừng vì má tao có dịp enjoy, như nghỉ vacation dài hạn. Thế đó…

– Vậy sao?

– Ừa.

– Thôi mình về lối này nè, lâu quá tao thích nhìn chỗ nước phun kìa.

– Ừa thì đi vào lối đó nha.

Ni và cô bạn người Tây Ban Nha cùng học chung trường Stanford này đã ba năm và thân nhau.

Cô bạn này tên CoRoTa và một cô bạn  người China nữa, cả ba vào hướng đó và gặp các chàng trai students khác, từ bốn phương hội tụ của trường Stanford vui đùa. Vì họ gặp mặt nhau bỡn cợt xả hơi, sau những giây phút học hành, căng thẳng mệt óc…

Ni có chút buồn cho mẹ, nhưng vòng quay của xã hội, cô sinh viên tạm để chuyện mẹ qua một bên. Tuy nhiên Ni rất thương mẹ, hầu như đã xa mẹ gần năm tháng chưa gặp, kể từ mùa giáng sinh và new year năm trước. Nên chẳng mấy chốc đi chơi một hồi với bạn bè Ni gọi lại:

– Má ơi nhớ ăn cơm và giữ gìn sức khỏe nha.

– Thanks con má đang muốn gọi cho em Ti nha?

– À há. Má nói với em đi, con chỉ nhắc một chút thôi… Má nhớ ăn uống vô, đừng buồn. Con nhắc lại đó nha…

– Ừa má sẽ nghe con mà. Chúc con bình an học giỏi.

– Cám ơn má.

Ni lại tiếp tục đi với các bạn hướng về phía trước, chuyện trò tâm sự đùa giỡn.

Thi lại tiếp tục gọi cho con bé thứ hai đồng thời là bé út, khi con bé đang thực tập diễn thuyết tại trường Sewanee. Vì hôm nay vẫn là Saturday.

– Ti ơi má nghỉ làm việc mấy hôm nay rồi con.

Ti đang diễn thuyết trong một nhóm cùng bạn bè họ thực tập. Tại sân chơi nghe mẹ nói, cô đưa tay xin phép như báo hiệu cùng các bạn mình có phone gọi. Ti nói:

– Sorry tôi ra ngoài tý nhá! Ty đưa loa cho người khác cầm.

Ti ra ngoài đi lòng vòng nghe phone mẹ. Bạn bè lại có người thay chỗ của Ti để nói, diễn cho các bạn khác nghe. Đây chỉ là một nhóm thực tập vui chơi cuối tuần, nhưng có thể học hỏi hữu ích, về sự hội thoại diễn thuyết.

Ti tiếp tục nói chuyện với mẹ:

– Sao má tiếp đi, con nghe.

– Má nghĩ làm company TMP rồi, vì họ vu khống má đánh người, và sa thải má. Nhưng má không đánh ai!

– Vậy thì sao má chịu, con sẽ khởi kiện họ nếu má không đánh người.

– Họ phe phái trong đó. Và người trực tiếp với mình họ ác mà họ có quyền.

– Con phải tìm công bằng cho má. Còn chuyện làm nữa ở đó hay không, con để một góc? Con không đặt thành vấn đề điều ấy.

– Chị hai Ni con nói khỏi cần, tha cho họ những con người gian ác đó đi, rồi họ cũng bị quả báo thôi. Mình cứ nghỉ ở đó, và tiếp tục bước đi khác hơn…

– Cũng có thể vậy nhưng con tức.

– Má cũng tức lắm chứ, sự bê bối, ác ý của họ. Mà thôi má cứ nhịn, yên lòng phú cho trời…

– Vậy cũng OK. Nhưng mai này con ra luật sư con không bỏ qua chuyện này, điểm khởi đầu con làm việc đó. Con bực lắm khi có chủ nghĩa bạo hành vô lối, vô duyên thiếu công chính.

– Má phú cho trời thôi, má không thích nghi mấy company TMP lúc này, với kiểu làm việc của bà leader Việt Nam phù thủy ác độc đó. Má làm ở đây quen, nên má không muốn rời hãng. Nhưng thế buộc hôm nay má phải rời con à…

– Thôi được cũng là số phần, má cứ nghỉ cho khỏe, nhớ ăn uống và bảo vệ sức khỏe trước hết.

– Vâng má biết, thanks con!

– Được rồi con nói chuyện sau, con đang thực tập nói chuyện diễn thuyết. Chúc má cứ vui đi đã, không buồn nha!

Ti lại trở vào coi một bạn đang diễn thuyết tựa đề “Phải tự tin ngay khi sự việc mới bắt đầu”

–  “Do you know?  It is very important, because it you know….” Tạm dịch qua tiếng Việt là:

Có một câu nói nổi tiếng bạn có biết. Điểm xuất phát là muôn vàn khó khăn, nhưng ta nuôi lòng kiên trì nhẫn nại, sự tin tưởng và cố gắng tìm ra phương pháp làm cho bằng được. Thì ta dễ thành công các bước còn lại…

Ti vô quây quần cùng các bạn trong nhóm mười hai người, kẻ ngồi người đứng vây quanh lắng nghe. Anh ta cậu học sinh người gốc Mễ tiếp tục nói vẫn by English.  Câu nào hay nhất, ấn tượng nhất sẽ được các bạn “làm khán giả chú ý” vỗ tay. Ti cũng đã vỗ tay khuyến khích bạn. Cô bé để sự việc má kể, mới nghe qua một bên.

Thi lại đi kiếm một thứ gì ăn. Thi ăn tạm một ổ bánh mì và làm trứng chiên ốp la. Sau đó đi tắm xong, lau người thay đồ, Thi đi giặt đồ đạc rồi lại lên giường nằm suy nghĩ cô lại ngủ một giấc. Thi giấc ngủ bao giờ cũng đến nhanh dù tâm trạng cô buồn hay vui vẫn cứ thế. Ngoài vườn hoa lá vẫn rung rinh một ngày cuối hạ… Mặc dầu nàng mất job nhưng nàng đã cảm giác, không mấy buồn khi nhìn thấy cây lá. Mà hình cây lá kia, như từ thâm sâu cội rễ một tâm hồn chia sẻ, như chúng bảo nàng yên tâm với sự thay đổi! Bằng màu sắc ấm áp, bâng khuâng dịu dàng của hoa lá bên thềm. Nó như thêm len nhẹ vào giấc ngủ an bình cho cô. Giúp cho cô vào giấc ngủ thật sâu… Thi lại lãng mạn xa vời, nghĩ mình như một kiếp có thể một quận chúa, hay một mẫu nghi bước vào thời kỳ đau thương nhất… Phải chịu thôi. Nhưng Thi đã có thể tin vào những huyền bí của tươi sáng!

Sau một giấc điệp ngắn mơ màng. Nàng cựa mình tỉnh giấc thông cảm cho chính mình. Suy nghĩ bâng quơ. Thi lại gọi phone cho chồng nàng. Thi báo:

– Anh Thịnh ơi em nghỉ làm việc ở hãng  rồi.

Chồng Thi đang làm nail một tiệm với em gái. Nàng và chàng không hạp nhau một chút, sau này hai người đã phải sống riêng. Tuy nhiên trong chừng mực nào đó, Thi vẫn thương chồng.

Anh nghe Thi gọi báo thì la lên:

– Tại sao như thế, em nghỉ sẽ làm gì? Và tại sao nghỉ thế Thi?

– Em bị mất job thôi.

– Trời ơi làm sao em để mất job?

– Em bị vu khống đánh lộn, nhưng anh biết tánh em có bao giờ đánh ai?

– Nói vậy mà cũng nói, mình không đánh thì làm sao nó đuổi mình. Em phải kiện chứ.

– Nó phe đảng không muốn cho em làm nữa mà!

– Vậy sao nghỉ được vô lý, nhờ hai con can thiệp?

– Thôi cũng được anh, em muốn nghỉ ngơi vì họ độc ác, và Ni không cho em ý kiến gì nữa cả. Ti cũng đồng ý chiều theo ý kiến chị Ni nó rồi.

– Vậy thì thôi ăn thất nghiệp rồi kiếm chỗ khác làm đi. Anh thật không ngờ như vậy.

– Em chỉ báo cho anh biết thôi.

– Nhưng có ăn thất nghiệp được không?

– Em chưa biết, tuần tới em sẽ đi xin thử.

– Ừa em cứ làm thử nha.

– Em nói anh nghe vậy thôi, anh làm việc đi.

– Ừa đành chịu. Anh đang làm cho khách…

Thi đành suy nghĩ hai tay để lên đầu, rồi cô massage. Theo thói quen. Thi cần mở một bản nhạc nghe cho lòng đỡ nặng trĩu. Những bài tình ca Nhạc Mỹ lời Việt êm ái, vẻ du dương để nàng quên đi nỗi đau.

Lại suy tư bâng quơ nữa. Sau một hồi thì cô nghĩ đến một người. Đó là một nhà văn, chủ bút của hội sáng lập thơ văn Mê Linh. Nhưng anh có một shop sửa computer riêng. Anh Long đang lay hoay với mấy cái máy, công việc ở shop anh cũng vừa đủ làm, không đến nỗi bận lắm…

Cô cầm phone và bấm máy để gọi cho anh ta biết. Thi cho hay:

– Anh Long ơi em đã bị sa thải bị đuổi ở hãng rồi. Có việc gì cho em làm không?

– Nói thiệt hay nói chơi vậy? Chàng bắt phone và hỏi nhẹ Thi.

– Em đâu dám giỡn chuyện mất job vậy. Có việc gì đâu đó? Layout, biên tập, phụ phụ gì cho anh không?

– Tụi anh làm theo định kỳ và vui văn nghệ, không thể trả lương em đủ sống đâu. Nhưng em nghỉ có ăn được thất nghiệp không? Tại sao vậy em Thi?

– Em chưa biết, con em nói sẽ làm. Còn việc em bị nghỉ là họ cố tình gây ép.

– Anh sẽ dẫn em đi làm lên sở lao động, chứ chần chờ trông đợi chi con? Nó đang bận học và ở xa.

– Nếu anh giúp em là quá tốt chứ. Con thì lúc nào không bận lại ở xa nữa. Em hiểu điều đó…

– Ừa được, vậy đi nhé ngay bây giờ nghen. Hôm nay anh hơi rảnh, muốn gặp em, giúp em cho nhanh liền nha.

– Vậy sao?

– Cũng tốt hôm nay, anh có thể không bận công việc nhiều. Chờ anh thêm mười lăm phút sau. Anh sẽ đến nhà chở em đi tới đó.

– Dạ. Em chờ.

– Ừa được, vậy nha. Xin cám ơn anh trước.

Thi đi đi lại lại và không biết làm gì, đang trong chờ đợi Ngô Đình Long. Sau một hồi chợt tỉnh cô đi thay đồ, mở một bản nhạc khác vang lên, cho hồn thanh thản hơn. Cô muốn giảm nặng trĩu như mọi lần. Nàng vẫn thường mở âm nhạc khi buồn nghe… Thi kiếm ít giấy tờ chuẩn bị sẵn, để cùng anh Long đi xin thất nghiệp. Xong cô ra phía trước nhà như đón đợi Ngô Đình Long. Cô nhìn cánh Hoa Lan tươi mươi mới trong ngày, với gió hè nhè nhẹ… Rồi chẳng mấy chốc nàng chờ đợi, không thấy Ngô Đình Long đến. Không biết sao chàng đang chậm trễ một tý? Thi nhìn đồng hồ đeo tay, lại vào nhà ngồi trong chiếc ghế phòng khách. Nàng cứ dằn lòng đợi anh Long, và Thi cứ nghe nhạc buồn du dương, gợi cảm…

Một đoạn sau. Ngô Đình Long đến chào nàng với cái bắt tay thay lời, rồi mới nói nhanh:

– Anh chậm tý vì làm cho xong cái máy. Đi em bây giờ vẫn sớm, lên đó anh apply điền đơn cho. Sao xui vậy em Thi? Nếu vậy thời gian này em cần học thêm English để củng cố hữu ích cho đời sống em. Anh nghĩ thế…

Thi làm thinh không nói. Ngô Đình Long nói thêm:

– Em đã có kiến thức cơ bản, nhưng phải đi xa hơn nữa, để có nhiều lợi thế. Ở đây người Việt thương nhau cũng nhiều, mà ganh ghét đố kỵ không phải là ít? Họ cắn nhau mà không biết người khác đau. Còn không, em phải chịu ngu mới làm việc với bọn lưu manh đó được. Em nên nhớ kỹ là như vậy?

– Em cũng biết nói tiếng English đó chứ, mà họ không listen nghe em.

– Thôi học rồi đi làm chuyện khác. Job mới khác mà.

– Em không ngờ, nhưng em lại bị họ dựng chuyện nên phải nghỉ.

– Ừa anh hiểu! Thôi bây giờ mình lo cho cái ăn thất nghiệp đi. Đi em…

Thi đã theo Ngô Đình Long bước ra khỏi nhà, và bước lên xe anh, Long cũng không còn thời gian để nhìn cảnh vật trong nhà, và mắt môi Thi nữa. Cả hai ra xe lẹ, để đi đến sở Labor. Ngô Đình Long lái xe với tốc độ nhanh nhảu hơn mọi khi. Mặc dầu anh muốn lái chậm nhưng không hiểu sao tay lái vẫn bẻ nhanh vậy.

Vào sở Labor Thi đưa cho Ngô Đình Long anh đi trình giấy tờ security, Thi ngồi chờ nơi một cái bàn như những người ngồi chờ đợi. Khi họ chấp nhận điều gì rồi, anh sẽ vào máy và làm cho Thi như các người ngồi dãy máy phía bên kia, họ ngồi trước máy là để apply đơn xin việc gì đó? Ngô Đình Long nghĩ thế.

Đây là lần thứ hai Thi đến nơi này, lần thứ nhất đi với con gái khi company PMP đóng cửa một thời gian lay-off toàn bộ năm 2007. Nàng đến để làm đơn xin, ăn tiền thất nghiệp. Nhưng lần này thì khác nàng đến đây với một tư cách bị sa thải cá nhân, nàng không biết có xin được không? Thi cũng đang hồi họp…

Chần chờ và được tên gọi, Thi bước tới trình giấy tờ thêm. Người làm việc hỏi nàng vài ba câu simple English nàng trả lời được, và Thi nghe câu bà ta nói:

– Please sit down at that table, and wait…

Thi hiểu, nói thanks rồi nàng đi ngồi chờ đợi cùng Ngô Đình Long. Lần đầu tiên Ngô Đình Long nhìn thấy đôi mắt buồn nhất của Thi, nhưng cũng là lần đầu tiên anh thấy đôi mắt đó đẹp nhất. Anh im lặng nhìn Thi. Thi bỗng giựt mình nở nụ cười buồn hỏi:

– Nhìn gì em giữ vậy?

– Em buồn cũng đẹp, mà tươi cũng xinh giống như một cô đào có tiếng trong hollywood không bằng đó chứ?

– Đến giờ này anh còn giỡn, em không chịu đâu. Thi đứng dậy, lại bẹo vào má chàng.

Ngô Đình Long la lên:

– Á… eo ơi đờ đau… Anh mỉm cười nhìn Thi.

– À anh? Cũng là cái tật bẹo đó mà em bị đuổi. Nhưng cứ càng nhớ, thêm ấn tượng quá đó anh?

– Anh chọc em thôi, sướng muốn chết mà. Thôi có rủi, sẽ có may hy vọng vậy đi.

Thi ngồi xuống và chờ kết quả. Ngô Đình Long đi lòng vòng khu vực. Một tý thì họ gọi tên:

–  Trần Lệ Thi

Thi đứng lên. Cô gục đầu như báo hiệu chính mình, tiếp nhận là mình. Và Thi tiến trước mặt bàn người đàn bà với chức năng làm việc với đơn mình xin. Bà ta là một người đàn bà người China tầm thước, khoảng sáu mươi tuổi hơn, đeo kiến cận, nhưng tay và mắt bà vẫn còn lanh lẹ. Bà nhìn Thi một hồi rồi bà tuyên bố:

– Cô không ăn được tiền thất nghiệp. Vì company không chịu chấp nhận. Tôi đành chịu thua, không thể giúp cô được.

Thi nói:

– Xin làm ơn. Có thể nào bà giúp tôi được hơn không? Can you help?

– I can’t. Sorry bà nói thêm: và bà nhìn Thi với ánh mắt thương hại hơn. Bà bảo:

– OK. Đây giấy này cô có thể kiện họ. Yêu cầu họ theo từng bước, may be tôi sẽ giúp sau này. (Tất nhiên bà cũng nói hoàn toàn tiếng English, tại tôi còn kém chữ nghĩa English, nên tôi chỉ phỏng viết qua nghĩa tiếng Việt hết. Tôi và các bạn sẽ cùng dễ hiểu hơn)

Lúc đó Thi buồn cầm tờ giấy, mắt gần như khóc, Thi ra đến chỗ gặp Ngô Đình Long đang chờ nơi cạnh bàn, cũng chỉ cách đó 10 hay 12 thước thôi. Cô đưa giấy cho anh. Thi bảo:

– Đã không được anh ơi. Họ đưa giấy này cho mình. Có thể họ giúp khi mình kiện đủ chứng cớ.

– Sao vậy? Ngô Đình Long có vẻ hốt hoảng. Anh đứng dậy. Anh cầm giấy từ tay Thi trao.

– Công ty không đồng ý, nhưng bà cho giấy mình có thể khiếu nại vậy thôi. Thi nhìn anh giải thích thêm.

– Chao ơi hơi mệt đây em. Vậy là công ty họ cố tình bóp nghẹt em rồi.

– Chắc vậy anh ơi.

– Chứ còn gì nữa?

– Thôi không sao? Nàng mỉm cười gượng buồn, và vẫn tỏ ra hồn nhiên như không từng giận ai…

Xong Thi vứt mảng giấy đó vào trash nơi gần nhất, khi mà Ngô Đình Long coi rồi đưa lại cho nàng( vì lúc nãy nàng chuyền giấy ở tay mình, qua tay chàng cầm để coi kỹ)

Nàng nở nụ cười buồn lắc đầu, tuy vẫn một cách ung dung tự tại, và cùng Ngô Đình Long rời building sở Labor bước lên xe để lái về nhà.

Trên xe Ngô Đình Long hỏi:

– Thật tệ company đã không cho em cơ hội.

– Bà leader quả là tàn bạo.

– Thiệt tình là  bà ác ghê. Ác số một em ơi.

– Thôi được, trời coi ai nấy nên, em cũng còn tiền trong nhà bank anh Long đừng lo…

– Nhưng để cho người ta có cuộc sống mới, cần trợ cấp thêm chứ. Cần cho người ta ăn tiền thất nghiệp chứ.

– Thôi em chưa xin tiền anh đâu lo. Nàng tỏ ra cười và nói đùa với Ngô Đình Long.

– Em tới giờ phút này còn đùa, vô tư thật.

– Em tới chết, trước năm phút chết, vẫn còn cười mà. Đời không cho em khóc anh Long…

Thi nói thế, nhưng lại buồn thoáng đau chạy qua hồn chứ! Nàng vừa buồn đó mà?

Ngô Đình Long cơ hồ nhìn Thi có vẻ một nghệ sĩ thật sự. Nàng đáng yêu hơn là đáng ghét…

Đi giữa đường chạy một khoảng, Ngô Đình Long hỏi Thi.

– Ta tìm vào ăn buffet nha em Thi?

– Thôi, tốn tiền anh Long.

– Chuyện nhỏ mà, sao lại khách sáo vậy em?

Ngô Đình Long muốn lái xe về hướng có buffet. Anh đậu xe ngoài parking. Hai người thong thả đi vào đứng trước bàn khách đợi service. Nhanh như chớp, người hướng dẫn tự ghi số vị trí, thứ tự của khách, để tiện phục vụ, anh ta chỉ hướng tay, về hướng cho Ngô Đình Long cùng Trần Lệ Thi đến đó ngồi.

Thi ngồi tý rồi cũng đi lấy đồ ăn theo ý mình. Anh Long cũng thế. Rồi nàng trở về cùng tựa vào ghế nơi Đình Long, với bàn ăn chàng đã mau mắn chọn lựa vùng đó. Và họ bắt đầu thưởng thức, thức ăn còn nóng như ý, bốc hơi đã lấy kia. Hai người vừa ăn vừa nói chuyện.

Đây là một buffet mà hình như Thi mới đến lần thứ nhất. Có hồ cá đẹp trước khi vào trung tâm để ăn uống, có những tượng thần người China điêu khắc tỉ mỉ kiểu Phương Đông. Thi không hiểu lắm về ý nghĩa. Nhưng cô cứ đảo mắt nhìn, Ngô  Đình Long hỏi nàng:

– Em có bao giờ đến đây chưa vậy?

– Em đi cũng nhiều với chồng và con em, nhưng chưa bao giờ đến nơi này.

– Em ở Mỹ bao lâu rồi hả Thi, cho anh hỏi lại.

– Mười hai năm hơn. Hơn một con giáp…

– Vậy à.

Vừa ăn họ vừa nói chuyện chút đỉnh như thế. Thi bảo:

– Thay đổi cuộc sống cũng được rồi anh. Ông trời sắp xếp hết, mong hậu vận không tệ đi.

Hai người lại tiếp tục đi lấy thức ăn lần thứ hai. Có ít trái cây cam, thơm, dâu, dưa hấu, và cả kem ly. Cả hai về chỗ cũ ngồi lại bàn.

Ngô Đình Long chưa tiếp tục ăn. Anh bảo khi Thi đang thử vào loại trái cây. Anh nhìn cô ta và nói:

– Ừa anh cũng mong như thế. Anh đề nghị em đi học lại English đó. Em công dân Mỹ học không tốn tiền nhiều đâu. Học đi sẽ kiếm job mới khá hơn. Có viết lách tiếng English cũng giá trị hơn, nhiều tiền hơn có thể.

– Dạ để em coi, nhưng nhất định em chưa đi tìm job mới đâu. Để nghỉ tý đã anh Long.

– Ừa thong thả tý, cũng OK mà. Anh hiểu mà Thi.

Ăn xong những món họ vừa lấy. Thưởng thức hai ly kem cuối cùng.

Đoạn sau đó Ngô Đình Long coi bill tính tiền. Anh đã đi restroom. Thi đảo nhìn anh cô biết. Và cô bước rời bàn, cô ra nhìn vòi nước và hồ cá để nhìn cảnh vật cô thích hơn… Từ xưa giờ Thi ưa nhìn cảnh vật hơn cả ăn uống. Thi đi nhìn thật gần những tượng Tàu điêu khắc có chữ ghi, song nàng không rành mấy tiếng Tàu, nhưng Thi thích ngắm lâu như thế. Ngô Đình Long bước ra đến gõ nhẹ vai. Thi cô chợt tỉnh, vẫn nói với chàng, nhìn môi chàng:

– Cảnh tượng ở đây đẹp quá anh Long.

– Anh đi nhiều lần ở đây, nên nhìn nhiều rồi. Thấy cũng thường thôi.

– Vậy sao? Thi trố mắt nhìn chàng và hỏi gọn như thế.

– Với em thì mới lắm phải không Thi?

– Đúng thế anh Long.

– Thích thì hôm nào anh đưa đến nữa nghen. Bây giờ mình về đươc rồi.

– Dạ thích chứ. Và cô nắm tay Ngô Đình Long ra xe một cách tự nhiên, như thân hữu lắm.

Nói vậy thôi. Xong rời quang cảnh đó. Ngô Đình Long lái xe đưa cô đi xem thêm vườn hoa, sau khi rời buffet mang tên “Give Smiles đó…” cho nàng giải trí. Cho niềm nàng vui ngóc lên, cho nỗi buồn nàng hạ tốc xuống…

Mặc dù Thi buồn nhưng được ngắm hoa lạ nữa, lòng Thi cảm thấy vui hơn, và mọi cay đắng cô gác qua một bên hơn. Ngô Đình Long quả sành tâm lý cho nàng…

Một đoạn có bạn gọi lúc Ngô đình Long và nàng đang dạo chơi một khu công viên gần đó, có vườn hoa khá đẹp đó. Người ta gọi tới cho Thi. Thi bắt phone hello. Bên kia đầu giây phone nói.

–  Chào chị Thi. Hôm nay birthday của mẹ anh Bính sao không thấy chị đến, chị có hứa chị nghỉ việc rồi, sẽ đến ngay mà.

– A chị quên mất! Thi nghe phone và trả lời như thế. Quay sang Đình Long. Nàng nói:

– Anh ơi em có người thân birthday. Họ gọi báo cho em. Trời ơi em quên mất. Em muốn anh đưa em về. Em chuẩn bị đi… Thi nói nhìn Ngô Đình Long như dò xét.

– Ừa anh muốn đưa em ngắm cảnh, để đánh tan nỗi buồn xui xẻo một chút. Giờ về cũng OK rồi.

– Vậy nghen anh Long, khi khác mình đến đây nữa anh há.

– Được thôi em. Ngô Đình Long nói, rồi cùng Thi ra chỗ đậu xe. Họ muốn ra về nhanh. Long nhanh nhảu lên xe lái xe với vận tốc trung bình. Thi ngồi bên… Thi thì cứ nhìn quang cảnh đẩy lui, rồi nhìn vào tay lái chàng bẻ đẹp thánh thoát, Chàng thì nhìn vào gương mặt Thi sơ qua chút đỉnh khi lái, chứ chàng đâu dám nhìn kỹ được, bỡi chàng phải chăm chú đủ thứ bên ngoài khi lái để an toàn, và hướng về phía trước. Nhưng chỉ 15 phút sau, anh đưa Thi về tận nhà. Và hai người tạm chia tay.

Thi bảo:

– Cám ơn anh Long nhiều nha! Em phải bận việc cho birthday họ, người thân của em, thông cảm nha anh…

– Không có chi. Chúc em “Con tim vui trở lại” là anh vui theo thôi.

– Ừa em cố gắng, Thi nói và vẫn nở nụ cưởi thật hồn nhiên như chưa từng xảy ra sóng gió. Nụ cười cô hiền như hoa nở sớm mai, mới đủ là so sánh…

Chờ cho Ngô Đình Long lái xe rời khỏi nhà xa, Thi mới vào nhà nàng thở dốc một cái cho khỏe…. Rồi nàng lại suy nghĩ đến cuộc hẹn đi birthday. Ôi birthday người thân! Thi có vẻ worry. Nhưng đi không ta ơi? Tới thôi chắc bị hỏi nhiều về nghỉ job đó. Lôi thôi là trả lời không xong, hay mệt xĩu luôn. Ôi oải lắm. Nàng đưa tay chống hai hông suy nghĩ nên làm gì, và không nên làm gì lúc này?

Thi lẳng lặng nhìn đồng hồ rồi tự bảo “nên hay không” Nàng sẽ phải bói toán đây.

– Đi không đi, đi không đi, đi không đi, đi không? Thi ưa đưa ra “bói nói” để quyết định điều gì xưa nay nàng ưa làm thế.

Mệt quá chắc Thi không muốn đi đâu cả, chữ “không” cuối cùng rồi hợp ý ta rồi! Thôi chuẩn bị cho mình một ngày mai, take care byself đi. Thi nghĩ thế chắc là hay hơn.

Thi suy nghĩ vẩn vơ. Thi lại lấy một vài tờ báo coi cho đỡ buồn chút. Và cô dừng lại ở mục quảng cáo học English, nàng tò mò coi rất lâu. Dù quảng cáo có mấy chữ, nó không dài dòng mà không hiểu sao Thi cứ muốn lẩn quẩn dán mắt ở đó hơi bị lâu. Có lẽ Thi cố tìm và định đoạt, định liệu chi cho một việc gì đó chăng? Nàng đã mau chóng nghĩ ra mình có nên đi học thêm English không chăng?

***

Rồi cuối cùng của suy nghĩ. Thi mạnh dạn nghĩ. Mình nên đi học là tốt hơn, better hơn, good hơn chứ! Thi nghĩ đến trường Internationnal xin đơn nhập học English. Như họ mời mọc quảng cáo kia là điều phải làm. Cô phải gọi cho một người Việt Nam tên Nguyễn Thu Nguyệt là Assistant service ở đó.

Một buổi sáng qua xuân, mới sang hè vào tháng tư ở đây. Thi lái xe đến. Trường nằm không xa nhà cô lắm, đầu tiên cô đến và tìm phòng người Việt Nam assistant service, hai bên gặp nhau chào hỏi:

– Nice to meet you!

– Nice to meet you too!

Và rồi sau đó cả hai nói chuyện bằng tiếng Việt hết. Hình như họ nhận ra nhau, họ muốn nói tiếng mẹ đẻ một chút. MSr Nguyệt phải hướng dẫn Thi điền những mẫu đơn cơ bản. Nguyệt nói chuyện sơ qua về sắp tới nên làm những gì. Nguyệt bảo coi như xong đối với các hồ sơ. That’s it! Và bước step sample là. Là gì biết không?

– Không?

– Hừm hì. Vậy nhé: Bây giờ vào làm bài test trước tiên để vào lớp theo level nha. Đơn giản vậy mà.

– Ô được. Vâng cám ơn chị Nguyệt!

– Vâng được rồi theo tôi.

Thi theo Nguyệt vào phòng. Nguyệt chỉ cho Thi máy trước mặt để làm bài test. Nguyệt bảo kỹ hơn:

Máy hỏi gì trả lời cái nấy theo Exit nó hướng dẫn bằng English. Answer nha… Cứ vậy làm, đừng worry lắm.

Thi hơi lúng túng vì lần đầu tiên. Nhưng vài giây Nguyệt chỉ, cô đã hiểu lối sử dụng nắm gọn gàng phương pháp của nó. Thi phải một mình tự chủ làm bài. Nghe, nói, đọc, viết, làm hết thảy các yêu cầu của bài làm bốn khâu, bốn bước đó. Là nguyên tắc căn bản bài test.

Sau 30 phút. Thi ra báo cáo finish cho Nguyệt vào. Nguyệt check xong bảo:

– Rất OK. Ôi tuyệt lắm nha. Bây giờ Thi có thể về được rồi. Và next monday của tuần tới vào học có thể với buổi sáng từ 9 AM đến 2 PM như đơn apply nha.

– Dạ thanks chị Nguyệt!

– Không có chi. Thi có thể về khi hoàn thành công việc rồi. Hôm nay buổi đầu nhanh chóng, thành đạt rồi đó, bài làm rất tốt ở phần đọc, viết. Nghe, và nói chưa giỏi nhưng sẽ tới trường luyện…

– Bỏ lâu viết lại cũng lạng quạng.

– Tốt rồi, cứ keep going. Hẹn gặp lại. Mình đi làm nhiều với new students. Bye nha!

Thi thấy Nguyệt lớn tuổi hơn mình song tác phong Nguyệt còn mau mắn hơn mình nữa chứ. Từ bước đi, bước đứng, giao tiếp hỏi han- Nguyễn Thu Nguyệt thể hiện là quá ư lẹ làng, chớp nhoáng…

Thi rời building bên trong, qua các cửa và ra hẳn bên ngoài. Thi đứng nhìn quanh cảnh chung quang trường trong lòng đầy xúc cảm, vui như đã đến, buồn như vẫn còn trong cô…

Thi đưa tay nâng niu mấy cánh hoa có sắc màu ở đây, song không có hương thơm nàng cảm thấy tiếc. Nhưng biết làm sao hơn mỗi loài hoa thượng đế cứ cho giá trị thực của nó rồi… Như mỗi con người cũng cung cách, có tính nết khác nhau vậy mà.

Thi nghĩ chút rồi lên xe nổ máy rời trường. Nàng vừa nghe tiếng Ngô Đình Long qua phone bảo nàng:

– Mời em đi ăn hôm nay.

Nhưng Thi trả lời:

– Thanks anh Long. Em bận chút, em muốn hẹn bữa khác.

– Tùy em.

– Em đang xin việc nhập học về.

– Vậy à, chúc Thi em mau mắn, mọi việc sẽ ổn và yên vui chứ em?

Thi thấy phía trước có xe cảnh sát thì nàng liền bảo với chàng:

– Vâng tốt mọi bề khi test bài. Ồ anh… anh ơi qua đoạn cảnh sát anh, em sẽ gọi lại nha. Em không muốn bị ticket phạt. Ôi, ôi anh…

– Vâng em OK, take care! and be careful.

Thi đã gấp phone lại để lái cho đàng hoàng, nàng tránh cái nhìn police vì luật. Và đôi lúc mình gặp xui nữa là mệt…

Thi dư biết Ngô Đình Long để ý thương mình từ lâu. Chàng có những tư cách đáng quý, chàng mồ côi vợ mười năm, với chàng đủ điều Thi kính mến, còn yêu thì hẳn nàng chưa có. Sống chung lại càng xa vời nữa. Thi luôn lưỡng lự dù rất thân. Thi không muốn dính vào chuyện yêu đương “Ở xa tựa như hạt kim cương, lại gần là giọt nước mắt…” Nàng sợ lắm câu nói nổi tiếng này!

Kinh nghiệm cuộc đời đã cho nàng hiểu biết nhiều chuyện, chứ không phải là nàng cố tình định kiến và theo đuôi câu nói trên.

Thi vẫn ung dung đĩnh ngộ điều đó, và nàng biết nó chẳng dễ gì, chẳng hề gì. Bỡi cuộc sống như những dòng sông ra đi về tận biển khơi, mà ít một lần hỏi đến cội nguồn…? Nàng đang mơ màng trong nhiều ý tưởng đối nghịch nhau, mâu thuẫn nhau, trong đời sống…

Những ngày đi học Thi gặp bạn bè ở đây khắp bốn phương trời, nhất là Thi được tiếp xúc với sinh viên Việt Nam. Thi cảm thấy được hít thở với một bầu trời tươi đẹp hơn, dù nàng khoảng tiền trong nhà bank đang thụt dần. Nhưng nàng chấp nhận không ăn được tiền thất nghiệp, và chưa đi làm. Chi phí trả của nàng là mỗi tháng trên 1000 usd. Nàng còn được 50.000 ngàn kia. Thôi cứ lo ăn học, và Thi cũng cố chi tiêu dè xẻn.

Hôm đó nàng đi học hai tuần con gái đầu của Thi gọi phone lại hỏi:

– Sao má học hành thế nào má?

– OK con. Má được gặp bạn bè mới, và thực sự thấy vui hơn, giá trị hơn lúc ở hãng.

– Đó má thấy, con nói mà, tiếc gì mà tiếc ở hãng má. Má sẽ thay đổi nhiều trong cuộc sống sau này đó.

– Con gọi báo cho má hay năm nay con tốt nghiệp. Con muốn mời ba má qua con thăm chơi vào tháng June này.

– Để má coi lại?

– Sao lại coi lại má Thi? Má ơi ngày xưa bận làm thì thôi, nay má nên đi, có Ti về từ Việt Nam qua đó, cả gia đình họp mặt vui mà. Trời ơi, má ơi…

– Nhưng má coi lại mà, má đang đi học.

– No. Không, má ơi, con mua ticket nha. Má qua một tuần trước và sau lễ Graduation là đủ. Cũng là dịp má chưa bao giờ thăm con ở trường Stanford, đã ba năm hơn kể từ con có mặt nơi đây, ba má chưa từng đến mà má Thi?

– Ừa thôi đồng ý với con má sẽ đi. Ba con thế nào?

– Ba sẽ đi cùng má, tuy nhiên về sớm hơn vì công việc.

– Ừa vậy nha.

– Con thông báo để bốc vế. Thanks má. Con có hỏi ba hôm qua rồi. Và mùa hè này Ti làm việc ở đây California, còn con sẽ sang Mexico vài tuần. Con sẽ đi trong ngày con đưa má về Georgia Atlanta. Và lúc đó ba đã làm công việc về trước hai ngày rồi, đi trước rồi. Vậy đó má…

– Ừa được con sắp xếp cho hợp lý, má sẽ xin với school của má, chỉ nghỉ một tuần thôi.

– OK má. Vậy má đi ăn uống gì đi nha. Con bận một vài chuyện chút.

– Yes, má bye con.

Chị hai Ni gọi xong. Ti lại gọi về. Ti đã về Việt Nam ba tuần rồi.

– Má khỏe không? Con nhớ má.

– Sao con, về Việt Nam có gì vui lắm không?

Vui cũng quá nhiều, mà buồn không ít, thấy đất nước nói chung có phát triển nhưng mức độ “rùa quá” Quê mình bà con vẫn nghèo khổ đi lên không nhiều mấy. Con ước ao nếu con làm gì bên đó con sẽ đẩy đất nước mình đi mau hơn, xa hơn, phá bỏ mọi thành kiến cản trở.

– Con giống má cả một cuộc đời nuôi ước mơ, rất sớm cho con người cho xã hội… Song sóng gió cứ mãi dập vùi ước mơ má, má đành chấp nhận, má vẫn vui với số kiếp mình…

– Con người có quyền nói lên ước mơ, hoài bão và nhận định, còn làm được hay không? Là do nhiều duyên cùng phát triển, tạo thành… Má à con hiểu.

– Chà con gái má nói triết quá há.

– Con là hạt của má mà, chị hai cũng thế, nhưng chị vì học, ít về Việt Nam. Và chị đi chuyên tâm vào khoa học- y khoa. Con là sống học bên xã hội học, con người học mà. Nên sự phát triển và chậm phát triển của xã hội, con nhất định biết cụ thể hơn.

– Ừa má hiểu ý con.

– Chị hai có nói mua vé cho má và ba qua cùng lúc con từ Việt Nam về đó. Ba má cả con, một family sẽ mừng tốt nghiệp của chị hai, có số bạn bè chị hai Ni từ Geogia- Atlanta qua mừng luôn đó. Bạn chị đi sau ba má. Bạn chị chỉ đến trước lễ tốt nghiệp của chị Ni, một ngày thôi.

– Vậy à?

– Con hiện khỏe chứ Ti?

– Ố… ô hơi mệt vì con đi quá nhiều, hiện con đang Quảng Trị -Huế, và sắp vô Sài Gòn về lại Mỹ đó. Cụ thể là con đang ở vườn bưởi của cô Cao Kim. Ôi vườn bưởi cô Cao Kim bạn má thật đẹp má ơi. (Cao Kim là bạn của Thi trên facebook. Thi gởi cô gái Ni đặt chân đến Huế và nhờ sự giúp đỡ của Cao Kim mọi mặt)

– Các cô chú, bà con vẫn khỏe? Thi hỏi Ti.

– Vẫn khỏe và mong má về thăm, con đang ở Huế, về Sài gòn luôn. Con không kịp trở lại quê Bình Định lần nữa.

– Vậy sao?

– Thôi con chỉ báo má thế. Con đi có một cuộc gặp nữa tại Sài Gòn là done, là finish đó má ơi.

– Mọi chuyện như ý chứ con Ti.

– Dạ như ý má ơi. Cô Cao Kim sắp đang đưa con đến ga tàu vô Sài Gòn đây.

– Con gởi má nhiều hình về Huế, Quảng Trị, Quy Nhơn, Vũng Tàu má nhận hết chưa?

– Có má nhận và thấy hết trên facebook và ở message phone rồi.

– Con chụp rất nhiều trong chuyến đi, thật là khó quên những bước chân con đã đến. Con thật sự lòng đầy lưu niệm, dạt dào tình người, mỗi nơi con qua. Con thấy rất nhớ, mỗi khi rời xa nó má ơi. Nó như máu thịt vào tim mình…

– Má hiểu con. Và con giống má y hệt. Nhưng con hãy cố gắng lo sức khỏe là trên hết, để có sức mới làm việc.

– Vâng con biết điều đó chứ. Con sẽ ghi tạc vào lòng chứ. Con bye má nha. Sẽ về kể má nghe nhiều hơn nha. Má vẫn đi học tốt chứ má?

– Má rất thích thú, vui hơn ở hãng.

– Chắc chắn là vậy mà. Mỗi nơi có một giá trị riêng. Con và chị Ni nói rồi mà. Sẽ cho má khám phá nhiều ở cuộc sống chứ.

– Ừa đúng vậy con.

– Hôm nay là Sunday má nghỉ học ăn uống đầy đủ và enjoy nha. Con sẽ phải làm một ít việc đây.

– OK. Bye con! Chúc mừng chuyến đi thành công. Con làm được việc. Con mang niềm vui quan tâm đến mọi người…

– Thanks má trao cho con, lời quý hơn vàng ngọc.

Thi rất thương con, cả hai đều cũng chăm học, chăm làm. Về Việt Nam lại biết kết hợp đi làm một việc hữu ích tìm hiểu đất nước và con người trước, sau cuộc chiến 1975, chứ không phải đi chơi. Dù rằng Ti mới là một hạt mầm sinh sau này. Nhưng không muốn là người dửng dưng của quá khứ, của lịch sử.  Dấu vết xưa như đã lui về cứ địa, nhưng Ti vốn muốn tìm hiểu, học hỏi, xem xét. Thi biết con nàng, cả hai mang dòng máu yêu quê hương nhớ xứ sở, yêu con người, không đánh mất trong tim mình là người Việt. Thi tự hào về con mà cũng buồn cho con. Vì chúng không được thảnh thơi, không giàu có như người ta để mùa hè du chơi, mà cứ làm việc từ thiện, đến công tác học hành, đến công việc xã hội, với một tấm lòng tình nguyện, vươn lên tương lai… Đó cũng là niềm mừng rỡ, song vẫn niềm đau lớn trong sâu đáy lòng nàng. Đôi khi nghĩ tới Thi như mắc nghẹn thương con nhiều bỡi gia cảnh. Dù Thi là người vô tư, hồn nhiên nhất trong cuộc sống, và chịu chấp nhận trước sóng gió, hay bão tố cuộc sống thử thách…

***

Ngày thì đến trường, tối thì về học bài mở CD nghe băng từ English, nhưng Thi vẫn miệt mài ghi lại những bài thơ, truyện bằng tiếng Việt. Mà nàng đã viết trong thời kỳ đi làm hãng mỗi đêm về. Giờ đây đã nghỉ làm hãng, song lượng thời gian đến trường, và về nhà study English thì hóa ra nàng vẫn thấy thiếu khủng, chẳng dư. Thi cảm thấy quý thời gian hơn cả vàng bạc. Nàng nhớ mang máng lời châm ngôn của một đất nước nào đó bảo là. “Trên thế gian này vàng bạc châu báu ở con người, thượng đế có thể tặng ai đó hơn thua. Nhưng thời gian là thượng đế không bao giờ cho ai hơn ai. Người biết quý thời gian là người khôn ngoan nhất” Thi hiểu. Thi bắt đầu chăm chuốt thời gian, thi sửa sang lại truyện và viết mạnh hơn mỗi ngày. Sự dồn nén trong Thi như đến hồi tuôn đổ. Nàng viết về những khổ đau con người, cuộc người, về hạnh phúc có, ly tan có, khó khăn chất chồng có. Và Thi muốn làm sao lột tả được, làm sao miêu tả cho sắc sảo. Để mục đích cho ý tưởng gởi về mai sau, sửa sai sai lầm, đi tới tốt đẹp hoàn hảo hơn. Văn học là đứng trên một lập trường của cây bút, trong một góc độ chia sẻ của nhân tâm…

Nàng khám phá ra mình viết lách văn còn mạnh hơn những ngày đi làm ở hãng, nhưng thời giờ không cho phép. Tuy nhiên với cảm xúc trùng trùng, điệp điệp, vô trường thêm dâng trào. Thi đã nở thêm vài bông hoa, rung động mạnh cho những tác phẩm mới. Thi nghĩ cô không sản xuất được gì cho đời, thì cô ghi lại những ký ức bằng những tình cảm chân thành, bằng máu óc con tim, để cứu cánh một tâm hồn lúc đam mê dòng suy tưởng… Bằng những ký bút, hồi gởi đó. Mai này nàng chết đi những dòng chữ đó, cũng có thể nói lên được một cái gì cho mình, dù rằng mọi sự yêu ghét cũng trả lại cho nhân gian, ai mà mang theo được? Nhưng nàng gởi đến nó, như những tiếng khóc thật sự, với niềm đau trong từng tác phẩm, và những gì vui sướng, hay khổ lụy. Bằng sự trưởng thành ít ỏi của các nhân vật, hoặc họ giàu có, hay bất hạnh của nhân vật, trong suốt một đời người miên man v.v…!

Đang đắm chìm trong cảm giác thì Ngô Đình Long kêu lại:

– Em ơi! Thi khỏe không? Sao không thấy em nói gì, đợi anh gọi không vậy em?

– Em học bài và làm home work như điên, củng cố lại văn thơ đã sáng tác nên bận lắm.

– Cứ từ từ nó đến. Em không cần sáng tác tiếng Việt nữa, hãy tập trung learn English đi. Bốn hay năm, năm sau em viết by English, truyện hay gấp bội, viết độc đáo em sẽ có tiền và giàu. Em viết tiếng Việt chỉ vui chơi, làm em mỏi mòn tim óc không tiền bạc gì đâu?

– Em có bao giờ nghĩ viết để kiếm tiền đâu, viết là nghiệp yêu thích, giống như con người có sở thích thèm bia rượu, kẻ thích chơi thể thao, người thích khiêu vũ nhảy nhót, cũng có người thích trượt băng tuyết, đi phượt v.v… em thích sắp ráp con chữ mix lại đọc lên, thú vị bỡi “có hồn” của tác giả gởi thổi vào là thôi, em nghĩ chi tiền bạc anh Long?

–  Thi nè. Anh cũng một thời mê nó nên anh kinh nghiệm bảo em thế đó, không phải anh khinh tiếng Việt, song nó không có lợi chi cả. Hãy study English đi. Mai sau viết bằng English em à Thi ơi.

– Trời ơi cảm xúc đang có, anh bảo chờ khi đó, thì biết đâu cảm xúc không còn nữa viết làm sao được hay và thật ở tâm hồn? Chỉ còn bã xác thì viết làm gì, ví như cây khô đã cứng chết, hết nhựa, khi óc sáng tạo và cảm nhận đã tàn anh Long? Đam mê đã tắt lụn, thì gắng gượng sản phẩm không thể ra hồn… Nó sẽ là rác, hay cặn bã không tác dụng, hoặc hữu lý gì đâu, vô ích lắm anh. Sẽ làm hỏng một đời đáng có mà hoang phí của mình vụng thời gian… Vậy nên bây giờ viết để dành mai mốt dịch chuyển qua, nếu em giỏi English sau này cũng đâu có hư việc anh?

– Anh chỉ sợ em mê sa đà tiếng Việt mà sáng tác, không chịu học hành thôi. Nếu em chịu học giỏi tiếng English đi sau này nguồn cảm xúc đó em sẽ tạo ra tiền triệu, tiền tỷ hơn.

– Mệt quá anh ơi… đời sống mình đâu có biết sống chết lúc nào mà chờ với đợi, và hy vọng anh? Nhưng em vẫn kỳ vọng, là khi giỏi English em sẽ chuyển ngữ hết. Còn bây giờ trước mắt em in truyện và thơ ở Việt Nam, vì bấy lâu nay mình viết. Thì để muốn chia sẻ cho bạn đọc trên sách đóng in, cũng là một điều thú vị chứ anh? Còn nữa, mình là dân rặt Việt không viết tiếng Việt đầu tiên, có phải mình cũng mang một thiếu sót lớn đó chứ?

– Hão huyền tất cả, em chơi bấy lâu nay tiếng Việt đủ rồi, anh đề nghị em thực tế đi.

– Hừm chơi. Không chơi đâu anh. Thực tế gì trong khi em mò tiếng English chưa ra? Mà tiếng Việt thì nắm trong lòng bàn tay dễ dàng, và xúc cảm đang ồ ạt… Anh nên hiểu điều đó. Phải chọn cái nào chứ?

– Nhưng nó hổng có tiền? Mệt óc bào mòn sức khỏe nữa…

– Anh đừng có nói tiền với em nữa được không?

– Nếu em không nghe lời anh, vì anh kinh nghiệm, anh sẽ không còn nghĩ đến em, dù anh rất thích em. Và anh rất yêu em… Nhưng anh sợ tình yêu ta, như sẽ bị lock lại đó. Vì anh thấy nó bất lợi cho em mà?

– Anh nên nhớ. Yêu em thì cho em vui theo ý em chứ!

– Thôi anh mệt mỏi khi cắt nghĩa với em rồi đó, bye nha. Anh nói và cup phone nhanh với Thi. Nàng cũng hết dịp để giải thích gì nữa…

Mấy ngày nay Thi vẫn đi học, tối về cô vẫn làm việc viết lại tự layout, tự edit hết thơ, tới truyện bằng tiếng Việt để đi thăm con học trường Stanford ở California nó mời. Nàng vẫn đến lớp học rồi về lặng lẽ ăn cơm với những ổ bánh mì đổ trứng ốp la, có khi ăn một bữa rau. Thi kiểm tra tiền còn, nhưng nàng dự định đi học lâu, nên nàng cũng không dám tiêu phí hoang đường. Cả bữa ăn chính Thi cũng sơ sài để nuốt vội. Đối với Thi miếng ăn ngon, sang đắt tiền, không phải là tiên đề đặt ra phía trước trong đời sống của nàng. Nàng không quá đòi hỏi việc đó. Tuy nhiên nàng không bao giờ nói cho con nàng biết sự hà tiện của mình, và cả chồng nàng… Vì.

Nhưng tận lòng Thi thấy ba ngày Ngô Đình Long không gọi lại Thi rất buồn. Thi cảm thấy tủi thân khi Ngô Đình Long đã quá đề cao tiền bạc. Mà đúng tiền bạc vẫn là trên hết, hiểu theo một góc cạnh nào đó, nàng biết chứ đâu phải không biết? Và thực tế bằng chứng là nàng hà tiện không dám tiêu pha đây. Vậy không phải là quý tiền sao? Và chàng Ngô Đình Long cũng coi thường mình khi mình không có tiền bạc nhiều đây? Nói yêu là dễ nhưng trong tâm người đó có yêu mình hay không mới là một điều khó biết, càng khó hiểu trong trái tim con người đang chứa đựng… Thi biết điều này, với Thi điều gì cũng làm cho nàng dễ nhìn thấy và nhận diện ra nó, bốn mặt của nó mà… Nhưng đời Thi luôn chịu nhiều cay đắng!

Thi tự ái và đau khổ một mình gặm bánh mì khô chứ không cần xin xỏ ai, nàng vẫn còn tiền để chi trả cho nhà, nước, điện, rác là được rồi. Tuy nhiên ba ngày sau Ngô Đình Long gọi lại.

– Em khỏe không anh muốn thăm em?

– Em học bài và làm homework.

– Homework, homework hoài vậy. Anh mời em đi ăn.

– Em mới ăn.

– Ăn gì?

– Em ăn bánh mì khô gặm.

– Trời ơi em phải đi ăn đủ chất chứ.

– Còn hơn những em bé và đàn bà thiếu thốn ở Châu Phi, Châu Á mà anh? Hãy có dịp sống như thế để thấy niềm đau, đứng lên anh à.

– Không thể được, anh mời em đi ăn, rồi anh sẽ mua thức ăn cho em.

– Em có tiền mà, anh đừng hảo tâm điều này em buồn. Tự em lo được em.

– Nhưng anh muốn đến thăm em một chút vì nhớ em.

– Thôi được. OK em đón đợi.

– Trời ơi em như cho một tia hy vọng cuối mùa, hihi. Ngô Đình Long nói và cười. Hoa như nhú về nơi lòng chàng thật sự.

– Hừm. Thi trả lời khi cô biết tâm trạng Ngô Đình Long.

Ngô Đình Long lái xe nhanh đến nhà nàng.

– Thi mở cửa đón. Ngô Đình Long nắm tay Thi, anh hôn Thi một nụ hôn nhẹ của anh. Thi cũng ôm anh, hôn lại anh, và sau đó cả hai vào nhà. Thi bảo:

– Mời anh ngồi.

– Trời ơi em hơi ốm nhiều quá.

– Cả tuần nay em bận thức khuya tới ba, bốn giờ sáng.

– Không được, em phải giữ gìn sức khỏe em nữa chứ, và em ăn gì mỗi bữa nói lại anh coi?

Bánh mì, mì tôm, cơm rau, cơm rau thế thôi.

Ngô Đình Long đảo mắt nhìn thấy những ổ bánh mì và lốc mì tôm còn để trên bàn, anh nhìn Thi la lên:

– Trời ơi em ăn uống vô coi em xanh xao, còn hai con mắt với chiếc mũi không hà, để cho anh ngắm em một chút chứ, nếu em không nghe lời anh, anh không đến nữa đâu?

– Nói như vậy anh đâu có yêu em từ con tim, toàn là yêu sex, yêu gì đó. Thôi đi, đi hết đi, đi hết đi ra khỏi nhà tôi đi… Tôi không cần ai, hãy để tôi yên. Hãy để tôi yên. Anh cũng chỉ là những người xấu trong xã hội. Tất cả đàn ông đều chỉ biết…

Im một chút nàng lại gào:

– Hãy để tôi yên! Hãy để tôi yên! Làm ơn. Làm ơn biến… Biến giùm, làm ơ… n

Tự nhiên Thi như hóa điên bỡi những câu nói chân thành của Ngô Đình Long. Thi nói, và nhanh tay cô xô Ngô Đình Long ra khỏi cửa chính, rồi Thi đóng chốt lại mạnh. Cô đến bàn ngồi một mình, đầu sụ xuống buồn bã, rồi vui với con mèo, không thèm để ý đến Ngô Đình Long chi nữa.

Ngô Đình Long cứ gõ cửa mãi, cô buông con mèo và lắng tai nghe, tiếng anh vang lên ngoài cánh cửa, outside.

– Thi ơi cho anh vô đi, anh nói cho hết ý rồi em đuổi sao thì đuổi, van em một lần cuối cùng, làm ơn, làm ơn em ơi…

Thi lắng tai một lần nữa. Nhưng nàng vẫn không mở cửa.

Ngô đình Long tiếp tục van nỉ:

– Làm ơn đi. Cho anh vào rồi em đuổi sao cũng được. Nhưng anh muốn vào nhà chút đi. Có gì mà em nóng hơn lửa đốt, nóng hơn nước sôi vậy? Làm ơn nghĩ lại đi em Thi…

Nàng lại muốn mở cửa Ngô Đình Long vào, Ngô Đình Long nói liền:

– Thi em. Em bình tĩnh mà nghe anh nói. Em cần suy nghĩ lại, anh thương em, lo cho em. Vì còn không bao lâu em qua hai con, em nên giữ gìn sức khỏe để gặp lại con, cho  con nó vui, nó phấn khích. Nếu em xanh xao ốm yếu quá, nó sẽ buồn mất đi nghị lực học trong tập, nó lo lắng cho em khổ cho nó. Và hơn nữa em có sức khỏe, em sẽ làm được tất cả. Em còn trẻ không nên vội, đến khi em lỡ bịnh đau không ai lo, thì nguy ngập lắm em ơi. Con mèo kia không lo cho em được đâu? Anh thì em không cho anh ở chung, thế thì làm sao anh yên tâm được chứ em Thi?

Thi lặng im không nói, không trả lời vẻ suy nghĩ.

Ngô Đình Long tiếp tục thuyết:

– Nghĩ lại đi, bây giờ đi ăn với anh trước, sau đó ta nói thêm.

Thi vẫn lặng thinh.

– Đi đi. Tuần sau là em qua con rồi, relax với anh một chút.

Im một chút chàng nói tiếp vẻ vồn vập nhưng khoan thai:

– Bài vở homework lát nữa em về làm. Còn viết lách để lại sau khi thăm con về thì làm. Anh vẫn chịu. Nghe anh đi em.

Nàng hết lặng thinh và bảo chàng. Giọng Thi có vẻ êm đềm lắng lại:

– Được thôi em đi với anh, anh chờ em chút nha.

Ngô Đình Long gật đầu. Thi đã bỏ lên trên lầu để thay bộ đồ váy đen áo thun trắng cổ cao tròn, tay dài. Chấm thêm vài nét kẽ mắt môi, lông mi, soi gương má hồng cô bước xuống nhanh nơi chàng.

Ngô Đình Long chờ đợi ngồi chơi với con mèo nâu Thi đã xuống đứng kế bên. Hai người từ giã con mèo bằng cái ngoắt tay đi ra khỏi cửa, cửa được khép lại. Thi đã chốt khóa bên trong rồi.

Ngô Đình Long đưa câu hỏi khi ra xe:

– Phải vậy mới được đúng không em? Em thích đi ăn đâu nào?

– Tùy anh.

– Cho em chọn đó.

– Em thích buffet bữa trước.

– Thôi nhàm lắm, anh cho em đi chỗ khác nha?

– Em thích mà, lại lần nữa đi. Coi như mình thực khách trung thành. Em còn thích nhìn mấy tượng thạch đen, hồ cá nhân tạo nơi đó, không khí bên trong ăn uống cũng OK mà anh.

– Được thôi, nếu em thích.

– Vậy nhé anh, Thi bây giờ mới nở nụ cười tươi để trả lời cho Ngô Đình Long.

Chẳng mấy chốc họ đến nơi. Ngô Đình Long lại vào trong trước. Thi đứng ngắm mấy bức tượng rồi vào sau. Hôm nay anh lại chọn về phía hướng tay phải, rẽ bước vào. Buffet này rất nhiều khu bên trong quá rộng. Lần này Thi thèm ăn cua hấp nên cô tự lấy nó hơi nhiều, sau đó Ngô Đình Long lấy thêm cho cô tôm hùm và các thứ khác. Anh chăm sóc cho Thi quá chu đáo và coi như một tình nguyện viên giỏi có hạng, anh chăm sóc người yêu!

Ngô Đình Long đem trái cây nhiều quá Thi bảo:

– Thôi mình ăn không hết, anh bỏ uổng lắm, coi như mình tiết kiệm không đổ thức ăn nhiều, để chia của cho người nghèo đi anh.

– Thi đúng là nhà văn ưu tú đó, nghĩ và nói rất đậm tư cách văn chương.

– Ai có tâm thì dễ nhìn thấy mà?

Ngô Đình Long cười nhìn nàng, Sau đó anh đi bathroom, cô cũng đi xem lại những khung cảnh nơi đây một lần nữa cho thật thoải mái. Vì biết đâu nay mai đòi lại đây nữa, Ngô Đình Long không chịu, anh đi những chỗ khác thì sao? Coi như nàng sẽ bị mất cơ hội thì sao? Thi tự nhủ cái gì trong vòng tay thì dễ cầm hơn. Nàng rất cảm cảnh ở đây.

Một hồi Ngô Đình Long quay trở lại. Cả hai ngồi bàn thưởng thức tiếp những món thú vị ở đây. Sau khi ăn và rời khỏi nơi này, Ngô Đình Long dẫn Thi đi Super market, anh mua nhiều thức ăn cho cô ở một siêu thị Hàn Quốc. Thi vùng vằng khi thấy anh mua hơi quá nhiều, nhưng Long bảo:

– Phải ăn vô em, gần tới ngày gặp con rồi đó.

– Thi lắc đầu cười miễn cưỡng.

Bất chợt Ngô Đình Long gặp một người bạn trẻ tâm tình về máy móc họ hư.

– Ô chào anh Long. Ôi máy em bị hư hỏng anh Long. Gặp anh ở đây hay quá.

– Hư thế nào em?

– Không mở được phần word? Và các hệ thống khác tắt nghẽn luôn anh ơi.

– Cứ đem ra cho anh xem.

– Em có đem ra tiệm hai lần không gặp anh. Tiệm đóng cửa.

– Gọi anh trước chứ? Vì rảnh rảnh thì anh hay đi dạo quanh lung tung đôi khi mà…

– Em lười gọi, nên ra không gặp.

– Trời ơi, thì mọi chuyện đơn giản. Ta vô tình một chút là phức tạp, công toi mà. Anh hiểu.

– Vậy bây giờ thì sao? Em đem ra tiệm anh nghen, em không mở được nó, không làm gì được. Thế giới công nghệ bế tắc một ngày computer, em buồn chán chết được. Nhưng khi nào anh Long về chứ?

– Hi hi… Cứ đem ra anh sửa cho. Khoảng nửa tiếng sau nhé. Muốn thì em gọi anh make sure cho chắc ăn hơn. Vậy thôi, gọi điện đâu ai cắn tay em đâu, mà em làm ghê vậy?

– Tại tật lười thôi.

– Bán cái lười vô lý đó đi.

– Hi hi. Anh Long?

Vừa lúc. Thi đi mua ít trái cây cô thích quay lại. Ngô Đình Long giới thiệu:

– Anh đi với cô bạn quen này.

Thi chào và người kia cũng chào:

– Hi chị!

– Hi em!

Sau đó Ngô Đình Long nói:

-Thôi anh về trước nha, anh sẽ ra tiệm khoảng nửa tiếng sau nha em trai Hồ.

Người em trai tên Hồ có máy hư kia gật đầu.

Quay lại Long bảo Thi:

– Đi em đủ rồi đó, em ăn một tuần khóc luôn, tuần sau anh mua thêm. Anh thì ăn tiệm, cơm tháng rồi. Anh không mua gì cho anh cả. Lặt vặt thì nhà đã có.

Ngô Đình Long đưa Thi về nhà Thi, phụ bỏ đồ ăn vô tủ lạnh xong anh rửa tay và nói:

– Anh đi nghen, anh ra tiệm anh sửa máy của họ, để khách chờ tội nghiệp. Người bạn, người Hồ em mới gặp đó, anh hẹn rồi. Mai chiều anh lại em nha.

– OK anh. Em mong anh làm việc một ngày mới, thật vui vẻ.

– Cám ơn em, em cũng vậy nha, vui vẻ nha.

Ngô Đình Long rời nhà Thi bằng nụ hôn nhẹ của Thi. Anh đã đi. Thi vô soi kiếng lại gương mặt mình. Nàng thấy mình có vẻ ốm thật, nhưng Thi vẫn mỉm cười và đi nghe băng từ video. Những bài hát tình ca hay nhất by English. Lâu lâu nàng vẫn mở nhạc ngoại Mỹ, English… Con mèo đang quấn chân cô. Nó như muốn nhảy nhẹ, lướt nhanh vũ điệu chi đó, khi âm nhạc dịu dàng lan tỏa trong căn nhà, cũng có thể làm ảnh hưởng tới nó…?

***

Hôm nay là ngày cuối cùng Thi đến gặp assistant Nguyệt VN để Thi xin phép đi thăm con. Và Thi đến với cô giáo chủ nhiệm môn talk để nói:

– I want leave from here at  next week. I will visit my daughter. She is studying at college of California. I will back…

– OK, I hope. You will be good luck, and see you. Họ nói với nhau có mấy lời. Cô giáo chủ nhiệm cho Thi signed name lấy bằng chứng là đủ.

Thi giã từ cô giáo, và rời khỏi trường hôm nay cô lái xe về nhà, lòng chợt vui chợt buồn. Đang lái xe đi trên đường cô nghe phone, chồng cô gọi phone.

– Em ơi chuẩn bị xong, hai ngày nữa anh xuống là đi đó nha, mà em đâu đem gì nhiều phải không?

– Em đem một valise, và một xách nhỏ đựng mấy quyển sách để học English thôi.

– Đi chơi qua với con rồi học gì nữa em Thi?

– Những lúc rảnh như ngồi chờ máy bay sang chuyến, hoặc con đi chơi đâu, em sẽ học chứ.

– Ừa tùy em thôi. Anh báo thế cho em biết đó. Anh đang làm việc bận lắm, bye nha. Gặp sau.

– Vâng.

Lại Ngô đình Long gọi:

– Anh muốn thăm em, vì mấy hôm nữa em đi rồi.

– Ừa được. Em đang lái xe về nhà.

– Anh đang ở đâu? Ở tiệm hay ở…

– Anh đang ở nhà, shop tiệm có thằng học trò anh mới mướn nó coi rồi. Ngô Đình Long đang nói, và chàng chừng mặc đồ để đi.

– Vậy hã tốt quá? Thi nói.

– Em có thích đi ăn gì không? Ngô Đình Long hỏi.

– Lại em rồi hãy tính. Thi trả lời.

– Ừa vậy nhé. Chàng cam kết.

Thi về nhà nóng bức. Nàng muốn đi tắm là trước tiên.

Tắm, lau mình thay đồ xong. Sấy tóc cũng xong. Thì Ngô Đình Long cũng đã đến. Hôm nay anh ăn mặc đẹp quá áo vest và quần nâu vải hàng nhu mới mẻ. Thi mở cửa chào anh và bảo:

– Bữa nay anh ra vẻ ông chủ lớn thật.

Thì lâu lâu ra ông chủ một ngày lấy le em đó mà. Hai đứa mình đi ăn em nha?

– Lúc nào gặp anh, cũng từ ăn đến ăn. Nàng cười tươi nhưng khiêm nhượng.

Em không nghe câu nói nổi tiếng của một nhà văn Mỹ được dịch nghĩa “Khi yêu ai thì cũng nên quan tâm tới cái bao tử của họ trước hết, một trong những tình yêu thực tế nhất…”

– Em thua anh mà. Anh lý luận sắc sảo!

– Ha ha. Chàng cười tươi và to hơn.

– Vậy thì hôm nay không đi ăn nhiều, đi ăn nhẹ, ít nơi một nhà hàng Nhật thôi há. Thi đề nghị.

– Ừa được anh chiều em. Em hôm nay coi được rồi đó, đẹp và hơi đủ cân lại rồi.

– Hai tuần nay em không dùng computer, không đánh chữ, hoặc ghi chép chi cả đó.

– Ừa thấy chưa em, đi đi rồi về làm, cho con nó vui khi thấy em có sức khỏe.

– Ốm yếu nó phải thương chứ, tại em bận học, nên viết ít lại. Thi nói và cười..

– Đành thế là vậy. Nhưng nó buồn lại thương em, làm suy giảm việc học. Ngô Đình Long phản ứng cắt nghĩa tận cội nguồn.

Thi làm thinh. Anh nói thêm:

– Thôi let go nha. Hôm nay có xiếc Mexico chúng ta nên đi coi một tý. Sau khi ăn xong em nhé.

–  Vâng! Ừa em thích coi xiếc đó anh Long.

Thi nói và làm theo ý. Ngô Đình Long đứng trông. Cô khép cửa nhìn con mèo. Con mèo buồn ý, vì chủ nó không cho theo. Nó ngồi nhổm nhìn hai ân nhân nó bước ra sân, qua một khung cửa sổ, nó nhìn hai người nắm tay dù màn kéo che phu phủ, nó đưa chân lên cào cào nhẹ vào mặt mình, như vuốt mặt buồn tênh! Có lẽ nó buồn vì nó sẽ ở nhà một mình cô đơn. Và nó không được mời dự thính hay tham gia, để làm nhân chứng cho tình yêu họ chắc?

Ra đến một nhà hàng Nhật bán bánh. Thi và Ngô Đình Long chỉ uống cà phê, rồi ăn bánh ngọt như những cặp nhân tình khác, nhưng họ nhanh chóng hơn, và phải rời nhà hàng để đi xem xiếc.

***

Thời gian cũng đã đến. Nàng chuẩn bị xong đang chờ chồng Thịnh. Thi lo làm ít công việc, với nàng thời gian luôn là hữu ích và cần thiết. Thi chưa bao giờ dám lãng phí thời gian. Ngoại trừ khi cần relax hay break để lấy năng lượng mà thôi. Chồng Thi lái xe về anh gõ cửa, vừa gọi phone. Thi đang dọn vệ sinh lau một vài dụng cụ lâu ngày trên lầu và bắt máy thưa:

– Em xuống anh chờ tý nha. Em đang bận tý. Thi rửa tay, vuốt lại mái tóc xoắn cao đang làm khi clean up, cô nhìn gương soi thấy gương mặt mình, khi cô trang điểm một chút theo ý cô. Thi lại nhanh bước xuống down stair hỏi nhẹ nhàng với Thịnh:

– Anh về đó hả, em chờ anh, em làm mấy việc linh tinh.

– Thôi đi được rồi, làm gì nữa thay đồ đi em.

– Ừa anh chờ em chút nha!

– OK em.

– Thi lên lầu thay đồ. Thịnh ngồi chọc giỡn với con mèo nâu của nàng. Thi cũng đã để sẵn đồ mặc, cô mau lẹ y phục xong trong chớp nhoáng.

Thinh bảo với lên:

– Để anh mang vali xuống cho Thi.

– Được, thanks anh!

Thi xách một túi xách xuống, còn để chồng lên phụ giúp.

Thịnh lại lên mang một vali xuống theo. Anh ra xe liền. Thi đi theo anh. Thịnh lại nhìn đồng hồ ở tay hỏi nhanh:

– Giấy tờ đâu đưa anh coi?

– Chuẩn bị đầy đủ có cả ticket và passport em trong ngăn xách đó mà.

– Đưa anh kiểm lại để make sure.

Thịnh vừa nói và cầm lấy khi Thi đưa qua tay. Anh nhìn lại giấy tờ, kể cả lá thư gởi của Ni. Anh ngắm phong bì màu đỏ đậm. Anh nhìn nó…

Thi hiểu nhanh bảo:

– Thư của con đó, nó mới gởi về giới thiệu cho em, và cho anh biết cách đi với schedule của mình qua bên đó.

-Ừa lát anh đọc kỹ sau. Thịnh nói khi hai người đã lên chỗ ngồi của xe anh. Thi ngồi bên ghế phải. Thịnh ngồi ghế trái để lái.

Thịnh nghe Thi nói qua và hiểu ý nghĩa, anh cho xe chạy bảo vợ:

– Em uống coffee đi anh mua đó.

– Được em mới uống coffee sữa ở nhà.

Chẳng mấy chốc Thịnh lái nhanh, họ đến phi trường. Thịnh đi cất xe vào một nơi khi trở về vẫn tự lấy được  (Điều kiện cho những khách tự đi, tự về không có sự đón rước của ai.) Rồi anh vào làm thủ tục an ninh cho mình cùng vợ Thi. Cả hai vào phòng cách ly bên trong, bên ngoài và họ để chờ đợi xét coi hành lý an toàn, an ninh ở cuối cùng…

Chờ một hồi lâu chuyến máy bay đã đến giờ, Thịnh hỏi lại:

– Chiếc đồng hồ em đâu rồi Thi?

– Ôi chao ơi em quên mất, bỏ đâu rồi ta?

– Anh không thấy trên thau họ kiểm soát. Lần cuối cùng anh trông không còn gì cả, trống rỗng mà, hay em cất đâu?

Thi lục lại túi xách rồi bảo:

– Em không cất đâu, em quên bỏ trên ghế, khi em mang socks lại đó.

–  Có thể vậy. Thôi không tiếc nữa, anh sẽ mua cho em cái khác ở chỗ chuyển tiếp máy bay của Chicagô.

– Chi anh, ở những nơi đây tốn tiền đó, đắt lắm?

– Nhưng em phải có để đeo?

– Tại hãng em ít mang nữ trang trên tay, nên em chưa quen, hay quên, em khó mà nhớ. Thiệt là…

– Em ít đi máy bay quên là thường mà! Làm hãng lại không mang nữ trang thì làm sao nhớ cho nổi.

Hai vợ chồng nói thế rồi giờ bay đã đến, họ rời ghế để vào cửa và lên boong máy bay cùng với bao hành khách…

Thi và Thịnh được xếp vào số 14,15 kể ra không cuối boong, mới phần đầu boong thôi. Thi bỗng bảo:

– Em thích ngồi ở ngoài để xem cảnh, anh ngồi ở phía lối đi này nha.

– Ừa được, vậy em vào trong đi.

Thi vào trong phía cửa, Thịnh ngồi ngoài. Chẳng mấy chốc người hướng dẫn viên đọc, có người làm theo thủ tục, cho mỗi hành khách nhìn để thi hành bảo vệ an toàn chính mình khi nguy hiểm… Mọi người lắng nghe, và nhìn thấy thao tác một người đang khởi sự. Thi cũng thế… nàng còn cố gắng nghe kỹ cho được qua English. Rồi chuyến máy bắt đầu cất cánh, khi cô xướng ngôn viên ngừng nói xong 15 phút…

Thịnh ngồi thì tìm một vài tin tức có sẵn trong ngăn, để cho khách bốc coi, nó được đặt để sau lưng ghế hành khách ngồi phía trước. Anh bốc coi dễ dàng. Thi thì chỉ ngắm ngoài trời mây nước, máy bay càng lên cao nhà cửa to lớn bị như nhỏ dần, rồi mất hút, nàng nhìn thấy trong lòng thật xúc động …  Đã ba năm nay nàng chưa về Việt Nam, chưa đi lại máy bay, và có về Việt Nam giờ giấc lại cứ vào đêm, nên nàng không thấy được gì cả, khi ngày thì ngược lại trái giờ ở Mỹ, nên Thi lại ngủ mất đất… Còn giờ đây Thi tha hồ nhìn nó, vì độ chênh lệch giờ giấc ở nước Mỹ từ Georgia đến Chicago hoặc California cũng không là bao nhiêu, cách nhau vài ba tiếng. Thi hiểu điều đó và rất thuận tiện cho nàng nhìn ngắm chân dung thiên nhiên, trong tầm máy bay kéo mắt nàng…

Thoáng chốc sau hai tiếng. Đến Chicago chuyến bay hạ cánh. Thi và chồng lại xuống để đón đợi chuyến bay khác tiếp theo. Thi ngồi ghế chạnh lòng nhớ đến Ngô Đình Long, nhưng cô không dám nhớ. Vì dẫu sao nàng cũng đang đi với người chồng trước mặt. Thi là người phụ nữ tốt, nhưng duyên nợ nàng lại đeo mang những chuyện trớ trêu. Tuy nhiên con nàng hiểu, nàng cho đủ lắm rồi…

Thịnh đi mua đồ ăn đem lại chàng bảo:

– Ăn đi em, đói thì anh mua thêm.

– Đủ rồi em không ăn nhiều đâu.

Hai vợ chồng ngồi ăn xong. Thịnh dọn dẹp đồ, vứt giấy, bịch rác vô thùng trash, sau anh đi hút thuốc. Thi uống nước rồi lại lấy sách ra đọc, ngồi chờ chuyến bay tới.

Vừa lúc Ni gọi lại hỏi:

– Giờ ba má đang chờ chuyến bay kế tiếp. Ba má đã tới phi trường Chicago rồi phải không?

– Ừa má ba đang ăn xong.

– Má khỏe không?

– Má khỏe, nhưng má xui, má mất cái đồng hồ khi tháo ra, cho vào thau họ kiểm xét, rồi khi mang shoes socks lại. Lu bu má quên nơi trên ghế ngồi chắc.

– Thôi đừng tiếc, má vui khỏe con mừng, ba đâu?

– Ba đi hút thuốc, lòng vòng rồi.

– Vậy nói con có gọi nha, con lo chuẩn bị nhiều việc khác chờ ba má.

– Ừa con làm việc đi, má sẽ nói với ba.

– See mom soon!

Mom cũng mong gặp con sớm.

***

Chuyến bay đến giờ, Thi và Thịnh cùng những hành khách chung chuyến lại tiếp tục một hành trình nữa.

Thi đi theo chồng và lần này vé lại không được ngồi chung. Thi ngồi gần một vợ chồng người India.(người Ấn) Thi chào hỏi họ vài câu by English đơn giản nhất để vào góc trong cùng gần cửa sổ. Nàng tiếp tục ngắm mây trời.

Thế rồi ba tiếng đồng hồ nữa, cũng đến sân bay cuối cùng. Ni, Ti đã chờ ba má ngoài cỗng. Sau đó Thi và Thịnh bước ra. Vợ chồng con cái gặp gỡ, tay bắt mặt mừng. Ti nhảy lại hôn Thi như còn bé và nói:

– Con nhớ má quá!

Thi bảo:

– Về Việt Nam qua trông con sạm đen quá con Ti!

– Con thích sạm tý mà! Ti đáp.

Ni thì nói chuyện với ba Thịnh tý. Rồi Ni sang qua nói Thi:

– Con nhớ má. Kỳ này má mới chịu đến trường con.

– Má biết.

Ti thì đổi cho chị. Ti quay sang bảo ba Thịnh:

– Con nhớ ba nữa nè.

Thịnh bảo:

– Con mà nhớ ai? Nhớ Việt Nam nên cứ về mỗi năm.

Ti cười thêm bảo:

– Con nhớ quê hương mà, con có về thăm nội đó.

– Con nói cái gì cũng hay, nhưng phải lo học là chính.

– Thì đi du lịch cũng là một cách học đó chứ ba?

Thịnh nhìn Ti yêu quý rồi lắc đầu. Vì ông biết con gái út ông thơ ngây, song cứ giàu ngụy biện.

– Thôi lên xe ba má, Ti em, về nhà sẽ nói chuyện. Ni giục mọi người.

Cả thảy lên xe. Ni làm tài xế chở về nhà.

Trên đường Thi ngắm cảnh, ở đây có một cái gì khang khác hơn ở Atlanta- Georgia, hình như nắng còn đẹp hơn, nhà cửa san sát hơn, cây lá tơ nõn hơn, và không dám nói trong lành hơn (?)

Ni lái xe. Thi ngồi nhìn quanh cảnh thêm. Ở Geogia có những chiếc cầu và đại lộ đẹp, nhưng so với nơi này Ni chở qua nhiều đại lộ có những chiếc cầu đẹp hết sức, quá đẹp thât! Thi ngắm nhìn mê man vì cầu xây mỹ lệ không thể tưởng! Và những con đường rồi những phố sá san sát, những company lớn tên tuổi Facebook, Apple, yahoo, Google, Viber, Skype, Venmo , AOL … Ni giới thiệu bảo, khi xe đang chạy qua các vị trí đó. Cơ cở công ty như cứ lùi lại. Nàng không đủ thời lượng để nhìn đủ hết nó. Còn nữa, Ni cũng phải chú ý tập trung cho Ni lái xe tốt, nên Ni nói là chỉ nói sơ qua, cho ba má biết thôi…

Rồi không mấy chốc Ni lái xe tới cổng trường, cũng là họ tới cỗng nhà trước mặt. Cả bốn người đến nhà, phòng Ni ở. Họ đã đi xuyên qua nhiều trung tâm của trường Stanford quá đẹp. Thi, Thịnh có cảm giác tự hào cho đứa con mình là nhà nghèo, mà có học bổng nên mới vô được trường này.

Thịnh xúc động. Thi nhìn quang cảnh chính nàng cũng thế. Ti đứa con út hẳn biết ba mẹ có cảm giác đó. Cô bảo:

– Sao trường đẹp không? Hơn cả trường con xa đó chứ, nhưng con đến nhiều lần thăm chị hai Ni rồi, nên thấy nó thường, còn ba má chắc ngạc nhiên lắm há? Đúng không?

– Con cái miệng ưa nói để ba ngắm. Thịnh đứng trước cỗng nhà, nơi gian phòng dãy dài cho học sinh ở trong đó có con gái mình, và Thịnh nói với Ti, đứa con gái thứ như thế.

Thi thì lẳng lặng vào phòng con theo chân Ni. Thi cảm động gần như khóc. Thi ít nói. Chồng Thịnh và con gái thứ, cũng là con gái út Ti vẫn còn đứng ngắm cảnh bên ngoài.

Ni bảo má Thi:

– Má tháo giày ra đi. Má có thể nằm nghỉ mệt, ba cùng em Ti còn đứng phía trước. Hay má muốn làm gì cứ tự nhiên.

– Má muốn đi tắm.

– Dạ con chỉ cho má nha. Ni dẫn Thi chỉ bathroom, phòng tắm cho mẹ. Với vài cách sử dụng nơi đây, nước, điện, đèn, gas v.v… Thi thấy trong lòng vui thì ít, mà xúc động thì nhiều hơn…

Những ngày ở trường Stanford là những ngày hạnh phúc tuyệt đẹp. Ni, Ti dẫn ba mẹ đi thăm chung quanh trường. Sáng đi ăn ở trường đãi, thấy ba má vui, ăn được thức ăn Mỹ, Ni và Ti cũng vui nhiều. Sau đó đưa ba mẹ thăm những nơi viện bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà thờ, thư viện lớn… Đại sãnh làm lễ v. v… Đi gặp bạn bè nào, Ni cũng giới thiệu về ba má cùng em mình. Gặp Huy người Việt cũng đang rước ba mẹ từ tiểu bang Alabama qua, Ni vui vẻ giới thiệu:

– Xin giới thiệu Huy. Đây là ba má Ni từ tiểu bang Georgia-Atlanta. Em gái Ni vừa về Việt Nam sang tất cả đến thăm trường và dự lễ tốt nghiệp mình.

– Mình cũng xin giới thiệu đây là ba má Huy đến từ tiểu bang Alabama, đến thăm trường để dự lễ tốt nghiệp chúng ta. Huy vồn vã nói sau Ni.

Hai bên cha mẹ lại chào nhau, rồi chia tay vì ai cũng tranh thủ đi coi trường đẹp. Cứ thế mà Ni đưa ba mẹ đi chụp hình khắp nơi làm lưu niệm. Và cũng chụp riêng cho ba mẹ nhiều tấm hình chung để Ni và Ti nhớ, giữ lại cho mình…

Đoạn cảm xúc quá Thịnh ba bảo:

– Vậy mà con không mua cho ba ticket ở lại luôn, thì vui hơn khi dự lễ con ra trường…

– Tại ba thôi, tại ba dặn con ba về trước giờ đành chịu…

– Ba không phải ham làm, mà cần trông coi tiệm nhà, vì cô Dung và chồng về New York có việc hơn một tuần. Nhưng giờ lại thấy, thực tế này nên tiếc thiệt.

– Ai biểu ba không nói cô Dung dời khi khác.

– Đó là điều hơi sai của ba, giờ tiếc đã lỡ.

Thi nhìn Thịnh nói thêm:

– Anh bao giờ cũng tính lỡ rồi mới nói?

– Nhưng không phải là hoàn toàn anh sai hết. Sorry thôi, đành chịu thôi. Thịnh trả lời.

Cả gia đình đi như thế, lùng săn coi được tất cả các vị trí của trường. Thỉnh thoảng Ni giải thích thêm về lịch sử của nó từng quanh cảnh một. Rất tiêu biểu và đáng ngưỡng mộ, từng tình tiết…

Rồi ngày cuối cùng ra trường của Ni. Ba lại về Georgia trước rồi, mà bạn bè từ Geogia- Atlanta lại tới. Má và em Ti cùng bạn bè đến sân vận động dự lễ cho Ni cùng bao students khác tốt nghiệp. Một lễ Graduation trang trọng lớn biết chừng nào… Má Ni, cùng em Ti, với bốn người bạn từ ngôi trường high school, khi thuở xưa học chung với Ni đến dự. Tất cả ngồi trên khán đài lầu nhìn xuống thấy người nhỏ thật chi chít. Nhưng những TV to đã hiện phóng lên rõ bao tình tiết. Students hăng hái diễn hành cùng với các giáo sư nói chuyện… Ni rất vui và tự hào trong ngày ấy. Không nhiều lắm, chỉ bốn bạn nữ thân đó từ Atlanta đến dự chúc mừng. Ni cảm động. Nhưng Ni bao giờ cũng dành cho mẹ Thi một tình cảm thiêng liêng hơn, chăm sóc cho má Thi từng món ăn giấc ngủ và đi đứng… Ni luôn ân cần hỏi má Thi, mỗi khi cần…

*/*

Đến thăm con trường ở trường Stanford, dự lễ Graduation cho Ni thắm thoát Thi đã về lại Georgia. Thi mới về, chưa đi học lại. Nàng nằm relax mà lòng thương nhớ con vô bờ. Với Thi trường college Stanford là một trường vĩ đại. Nàng thèm khát ước mơ xa xôi, xa gần, ước gì trên quê hương Bình Định của nàng có được một ngôi trường college như vậy. Bỡi nàng nhớ lại đoạn vợ chồng con cái đi trong một cảnh. Ti nhìn mẹ, đứa con gái út nói với mẹ:

– Bình Định  Quy Nhơn bây giờ đẹp lắm ba má ơi, có những cảnh như vầy nè. Nhưng không có trường như vầy thôi.

Nghĩ lại, Thi càng thấy thèm khát một điều kỳ lạ cho một đại học chốn nàng từng sinh ra là như thế. Khi nghe Ti kể. Nếu nàng giàu có nàng sẽ xây dựng ngay trên quê hương nàng cũng giống như ông Stanford khởi công xây dựng trường này. Nhưng ước mơ chỉ là hão huyển thôi. Thi hiện giờ nghèo trắng tay, cơm gạo chưa đủ lo cho mình, nói chi mang mơ ước? Thế nhưng ước mơ của một con người không thể ngăn cấm được, nên trái tim Thi vẫn luôn ấp ủ. Và khao khát hơn nữa, nàng không làm nổi, song vẫn mong ai đó làm được cho quê hương mình… Không bằng như Stanford. Tuy nhiên nếu mang bóng dáng của Stanford một chút, thì cũng quá đủ…!

Đang nằm nhớ về những ngày ở college Sanford, điều tự hào nhất là nàng cùng chồng được ghé qua một bịnh viện tên là Santa Clara Valley Medical Center và được biết con gái đầu Ni từng làm việc, ngoài giờ học ở đây. Có tám bức hình Ni vẽ, được hội đồng hospital công nhận để treo lên thi vị hóa, cốt để giảm chút đỉnh tress cho bịnh nhân, có không khí ấm áp cho bịnh viện tình người, tình cảm được chia sẻ trong lối ra vào, cả gian phòng cấp cứu. Thi thầm cảm ơn trời đất đã tạo nên sự kiệt xuất trong tâm hồn con nàng, dù chỉ là những bức tranh bé nhỏ nhưng nói lên sự mẫn cảm của Ni lớn chừng nào với đời, với tha nhân… Thi đã bồi hồi xúc động thành tích và sáng nghị của con. Thi tự động chảy mạnh những giọt nước mắt khiến Thịnh hỏi, để rồi phải lau cho cô. Và chính cô tự lau lấy thêm…Thi cho rằng nước mắt nàng trong hạnh phúc với con…

Thi và Thịnh đi tham quan hết khu vực cùng hai con. Những phút giây đó thiêng liêng Thi khó mà quên được. Những giờ đi ăn do trường của Stanford ưu đãi cho Family-cha mẹ. Thi cũng không quên nổi. Thật là Thi xúc động hơn mơ. Những lối đi chung quanh trường trại của Stanford đã in dấu chân nàng. Giờ nằm nghĩ thấy nhớ… Ấy vậy mà bao năm nay Ni vô trường mời má Thi đến, nàng chưa bao giờ đến. Nàng cứ lo chăm làm và lo bận việc. Có dịp năm nay con tốt nghiệp, và định mệnh từ nhiều phía. Thi bước đến với trường Stanford thăm con trong niềm vinh hạnh, cảm động khôn xiết. Thi đang nghĩ trường Stanford, một chuyến viếng thăm của mình thì Ngô Đình Long gọi lại:

– Em về rồi đó hã?

– Yes em mới về sáng nay.

– Ai đưa em về?

– Thịnh chồng em rước.

– Hạnh phúc hã.

– Anh ấy chỉ đón em bình thường thôi, làm gì kêu hạnh phúc. Anh thiệt tình…

– Anh giỡn đó mà, anh muốn mời em đi ăn chúng ta gặp mặt tý được không?

– Anh đang ở đâu?

– Anh đang ở shop bán phone và sửa computer của anh chứ đâu.

– Thôi em nghỉ tý, em mới về hồi sáng này mới vài tiếng em hơi mệt. Nhưng lại nhớ trường thao thức, tơ tưởng đây. Hẹn anh kiếp sau nhé.

-Trời ơi làm gì phải hẹn kiếp sau. Long ngạc nhiên đến cả cười hỏi Thi.

– Em muốn đùa với anh tý cho vui. bỏ loại chữ kiếp ra thôi. Hi hi.

– Buồn ngủ mà còn đùa đó sao?

– Tranh thủ đùa mà anh Long. Chữ nghĩa thêm một chữ, bớt đi một chữ, đôi lúc đem lên một ý nghĩa khác hoàn toàn.

– Thì vậy đó chứ sao?

– Bỡi vậy chơi chữ vẫn một thú vị. Thôi để em nghỉ nha.

– OK em, em cứ nghỉ đi. Ôi cho anh hỏi thêm chút… Chuyến đi thú vị chứ em Thi?

– Rất thú vị, trường tuyệt vời anh.

– Anh biết trường đó mà. Một trong những trường nổi tiếng ở Mỹ. Nên mới hỏi đó.

– Vậy nha anh Long. Em ngủ nói chuyện sau.

– Ừa được bye em.

– Chúc anh vui.

– Em cũng vậy.

– OK anh!

Cất phone Thi lại mở một bản nhạc tình của Mỹ cô nhại tiếng theo, Thi nằm xuống nhắm nghiền mắt để đi vào trong giấc ngủ, vì cả chiều qua đến giờ Thi thiếu ngủ trên máy bay! Nhưng kỳ thực, mắt lại nhắm rồi mở ra thao láo, mệt mỏi mà chưa ngủ được?

Chỉ nhắm mắt một tý. Ni lại gọi về. Thi bắt phone lên nghe bảo:

– Ừa má đang ngủ tý.

– Con muốn hỏi má khỏe không, về đúng giờ không? Ba rước má chứ?

– Hơi sớm hơn hai mươi phút theo lịch trình, má khỏe, và ba rước…

– Má thấy thế nào?

– Má thật tự hào về con, và trường Stanford đẹp quá, má sẽ ghi lại nhật ký.

– Dạ thanks má, con hỏi tý thôi nói chuyện má sau, con đang ở Mexico bốn tuần con làm việc thiện nguyện, và con về lại Stanford.

– Ừa má biết. Chúc con vui…

– Má cũng thế ăn uống vô nha, không buồn chi cả, cứ đi học English thêm đi. Mai này má có thể viết truyện by English má sẽ dồi dào cả hai ngôn ngữ, con mong!

– Có lẽ là như thế. Má hằng mong và cố gắng.

Nhưng trước nhất má cần giữ gìn sức khỏe không làm nhiều, học nhiều, con thấy má vẫn còn ốm, yếu đuối lắm!

– Ừa thanks con lo cho má, má sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, ăn uống nhiều hơn nữa.

– Sức khỏe là hàng đầu, kế theo mới sự nghiệp gì đó thôi má à.

– Má hiểu. Nhưng đôi lúc cần tranh thủ.

– Không cần má à. Sức khỏe là trên hết và hàng đầu má nhớ cho.

– OK được. Má hiểu mà.

– Chắc tới Noel và New Year con mới về nhà được nha.

– Má biết điều đó. Chúc con thành công, ham học, chăm ngoan…

– Thanks má, con muốn má chịu ăn nhiều hơn, lên pound hơn!

– Thanks con quan tâm!

– Bye má nghen!

– Ừa bye con!

Vừa xong Thi mới nằm xuống nhắm con mắt định ngủ lại, thì Ti lại gọi về. Nàng lại phải nghe con nữa qua phone. Ti hỏi:

– Má hã về đến nhà chưa má yêu?

– Về rồi hơn hai tiếng rồi. Con đang ở đâu đó. Con ở nhà bạn con bé Lidia, nó có đến nhà mình rồi đó. Má biết nó mà? Con ở nhà nó chơi vài hôm, con sẽ nhận job và làm việc.

– Con sẽ làm gì ở đó.

– Phụ giúp nghiên cứu văn học China Đông Phương.

– Ừa thấy thế má cũng vui rồi, khi hai con trưởng thành mỗi nghề khác nhau, nhưng bổ sung kiến thức, tương hộ cho nhau.

– Chị Ni vẫn giỏi văn học nhưng má và ba ước cho chị vào y khoa, nên chị qua bên ước muốn đó, mà chị Ni cũng nói, cần thấy hai chị em nên đi khác nhau, bổ sung cho nhau thì cũng hay đó.

– Má vui lắm dù má thất nghiệp, nhưng mừng khi hai con có nhiều nổ lực… Và hiểu biết không ngừng…

– Dạ. Má nhớ giữ gìn sức khỏe, dù đời sống đi qua nhanh má.

– Má biết, thanks con.

– Thôi con chỉ hỏi thăm tý, má ngủ đi mới về chắc mệt.

– Ừa bye con sẽ gặp lại.

– Con đang mặc đồ chuẩn bị đi tiệc chung với nhà nó Lidia.

– Ừa con vui nha.

– Vâng má. Kiss má nha!

– Thanks con. Ừa bye!

– Bye bye! Má! ngủ ngon má.

– Được rồi.

Thi lại cất phone và nằm xuống. Mới nằm chồng Thịnh lại gọi:

– Thi em khỏe không? Ngủ chưa Thi?

– Khỏe, thanks anh. Con gọi lại hỏi thăm nên em chưa ngủ.

– Ừa anh cũng hỏi thăm tý, thôi ngủ đi.

–  À nè em…

– Gì anh?

– Chừng nào em đi học lại.

– Chắc tuần tới, nay thứ Thursday rồi.

– Ừa vậy ngủ đi bye ! Ta nói chuyện sau. Em ngủ cho ngon nha. Anh quan tâm điều này cho em. Không làm phiền em đâu?

– Thanks. Bye anh !

Thi lắc đầu cho những cuộc gọi quan tâm, nhiều người gọi cho nàng quá như chiến dịch điện thoại không bằng, làm tàn phá giấc ngủ nàng, phải nằm xuống đứng lên nghe. Nhưng lần này là nàng đã nằm xuống không ai gọi vì đã ngủ say. Con mèo nó biết Thi buồn ngủ nên không dám làm phiền dù nó hơi đói bụng…

***

Thi tiếp tục đi học English tại trường International,  và ngày đêm vẫn miệt mài viết truyện làm thơ cả hai Việt cùng English.  Coi như trau dồi song ngữ. Tiếng Việt thì cô viết nhanh, song English thì có phần trục trặc, lọng cọng, trouble. Một câu văn cô đánh sửa mấy lần vẫn không như ý, vẫn không hài lòng, cứ làm cô khó chịu. Tánh Thi thì làm gì cảm thấy hài lòng tối đa cô mới thôi. Còn không xong, cô mày mò chỉnh sửa miết…

Vừa lúc Ngô Đình Long gọi lại:

– Đi chơi với anh đi, học miết vậy sao em Thi?

– Em bận vừa học English ở trường vừa về ở nhà viết văn truyện mà, em thích…

– Em viết tiếng English hay viết tiếng Việt?

– Em viết tiếng Việt chủ yếu, vì tiếng mẹ đẻ mà. Tiếng English em còn thấy khó viết quá, em tập đây nhưng không như ý. Mai hồi em chuyển sau nhé.

– Em không nghe lời anh cứ viết tiếng Việt lên mấy trang web chơi, có ngày muối cũng không có cho em ăn đâu nha?

– Anh đừng xúc phạm em nữa có được không? Để em tự chọn. Em thích em tự do. Em tính việc này, đừng ràng buộc em.

Thi đã cắt phone và bực bội không cho Ngô Đình Long nói gì thêm, cô đi mở nhạc nghe một mình. Với Thi vui cũng mở nhạc, buồn cũng mở nhạc và coi phim. Thi lại mở phim Mỹ My fair Lady có sẵn video kia. Thi coi thích thú với nhạc nền vũ điệu, rồi cô ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Cô thích vậy.

***

Sau đó cô ba tuần không thấy Ngô Đình Long gọi lại. Nàng vẫn thấy lòng buồn nặng trĩu, vì mấy ngày nay không đi học. Tự nhiên Thi nằm ngồi dậy bước xuống thang lầu, nơi downstairs thấy đau cái lưng và nhức đôi chân, chắc ba ngày nay không đi đâu, nên cơ thể hơi có vấn đề. Thi tự massage đôi chân và cái lưng hơi cứng của mình cho bình thường hơn. Nó như đang kiện chắc, rồi nàng đi lục lại đồ ăn. Đồ ăn không có gì, nàng toan ra ngoài để mua đồ ăn.

Nàng ra nổ máy xe, máy không hoạt động, máy như chết ngắt từ lâu rồi. Thi lắc đầu và gọi cho Ngô Đình Long mong chàng help, nhưng chàng không bắt máy. Những hiểm nghèo như thế này Thi không bao giờ dám gọi cho con và chồng để than vãn, chỉ có Ngô Đình Long là nàng tin tưởng nhất, thế vậy mà chàng chẳng đoái hoài. Chàng đã làm lơ.

Thi mở máy và đề máy gần tám lần, nhưng máy không nhúc nhích, toàn rè lên một tiếng rồi im thin thích như ngủ quên, hay nằm vạ không bằng, không chịu dậy…

Trở vô nhà, thấy đói bụng quá Thi nấu vội cháo trắng và húp với trứng gà muối đánh đổi ăn cho xong bữa. Thi cảm thấy buồn từ đâu đến không chịu được, buồn xâm chiếm lòng Thi đến bất tận, đến tối đa, Nàng lang thang và lên lầu, giận ai lên đầy ắp người, xe hư nhưng nàng như giận sách. “Giận cá chém thớt” Chưng hửng Thi có ý lạ. Nàng toan lấy kiếm hết sách, vun ném hết chúng vào sọt rác không chừa quyển nào, những quyển sách nàng ném chen chúc nằm trông thấy tội nghiệp… Sao bỗng nhiên nàng trở nên oán hận vì đâu, và lạnh lùng với sách vở không biết từ đâu… Không cần biết lý do. Rồi nàng tự động khóc một mình, nước mắt chảy ra nhiều. Thi leo lên giường thở dốc, lưng vẫn còn đau chân vẫn còn rêm, và nàng nằm cố dỗ giấc ngủ cho quên hết. Thi được ngủ vùi dù chỉ mới ăn chút cháo gà đơn giản. Con mèo lại nhìn nàng, nó không biết chủ đang giận to một cái gì? Và nó không biết cách gì để san sẻ cùng, nó chỉ cào chân nàng, như tỏ một chút thương mến rồi bỏ đi luôn.

Giấc ngủ lại đến rồi. Thi vốn dễ ngủ từ hồi nào đến giờ.

Trong mơ Thi lại thấy những quyển sách kiện tụng, thầm thì tố tụng nàng, chúng chạy quanh, chạy quất, chạy đảo về tay nàng than thở: “Chúng tôi không có tội, chúng tôi không có tội, chị Thi ơi.” “Sao lại vứt chúng tôi. Sao lại vứt chúng tôi. Chẳng lẽ chị hư thế!!!”

Sách của Bùi Giáng, sách của Nguyễn Hiến Lê. Sách của các nhà văn nổi tiếng, cách dạy viết văn, sách dịch  “Quảy gánh lo xa.” “Sách bước đường thành công” “Những nổ lực” v.v… Sách dịch phần nhiều…Ùn ùn vô tay nàng chen lấn như biểu tình…” “Thi ơi đừng vứt chúng tôi. Thi ơi đừng vứt chúng tôi. Chúng tôi không từng lợi ích cho chị đó sao? Chúng tôi không từng lợi ích cho chị sao, huhu, hic hic?” Sách nó kêu nói ét ét như chim hoạt hình ríu rít, làm Thi chợt tỉnh… Thấy tay không trống trơn, Thi hình dung được giấc mơ, nàng thẫn thờ ngồi dậy suy tưởng…

Thi không biết phải làm gì bây giờ, đứng hồi lâu nghĩ ngợi cô thở nhẹ ra, như cố tìm lấy lại cân bằng cho tâm hồn… Sau đó Thi không còn uể oải nàng đứng lên nghiêm chỉnh, và nàng đi lục lại sách đã vứt, nàng kiên trì để lại vào giá sách kỹ càng hơn xưa. Thi như thấy lỗi lầm mình gây ra vô lý. Vô lý thật… Cứ thế Thi làm, sắp xếp tủ sách lại trông đẹp hơn, ngăn nắp hơn, rõ ràng hơn. Rồi tự nhiên nhạc lòng có chút phơi phới, nhẹ nhàng từ đâu chuyển hướng đến. Có lẽ nhạc lòng từ trái tim tâm thức, thánh thiện của nàng gọi về. Và chính là nơi con tim chủ nhân nàng nhận ra điều phải trái, tốt đẹp đó thôi.

Làm tích tắc xong. Thi xuống downstair gọi phone lại cho Ngô Đình Long lần nữa.

Lần này thì anh máy bắt hỏi:

– Gì đó em? Sao nghe message em nói xe hư Thi?

– Ừa xe hư rồi không nổ máy, em không còn gì ăn, em mới ăn cháo với vài trứng vịt muối.

Im một chút Thi lại nói thêm:

– Em bực quá giụt, vứt hết sách, rồi nằm mơ thấy sách kiện em mới tìm lấy đặt lại. Sắp xếp lại gọn gàng hơn xưa…

– Em khùng quá tại sao vứt, ném nó đi chứ? Anh đã tặng cho em để học hỏi, mua cho em để em nghiên cứu. Em phải lấy ý từ Việt nhưng hiểu sang qua tiếng Mỹ. Có lợi cho em chứ có hại chi đâu. Nó có tội chi em vứt nó? Em lại là người có tội lớn đó.

– Em lượm lại cất lên, sắp đặt đẹp hơn hết rồi.

– Vậy được rồi. Anh lại nha.

– Ừa coi sửa xe cho em luôn.

– Vắng thì nhớ, nhưng em ngang lắm thành ra anh ráng chịu xa thôi… Đành rằng tim anh đau tan nát.

– Em xin lỗi.

– Anh đến đó! Ngô Đình Long nói thế và đến trong mười lăm phút sau, từ shop của chàng ra đi, nàng mở cửa đón chàng. Ngô Đình Long bồng nàng lên lầu, như lâu không được bồng. Anh bảo:

– Nhớ anh không cưng?

– Sao lại không?

– Đầu này cứng lắm nè!

Anh để Thi nằm xuống giường, anh khép mấy cánh màn rèm của cửa lại kín hơn rồi đến bên nàng. Thi cô đã quàng cổ anh hôn, cô lấm lét nhìn anh như mắc cỡ, rồi quay ra trạng thái khác Thi cười nhoẻn miệng. Rồi cả hai đắm chìm trong yêu thương trên ba tuần mới gặp…

Ngô Đình Long chỉ nói:

– Em ác với anh, ác với sách nữa nè. Vứt anh và vứt sách đi hết.

– Thì em lượm lại hết rồi mà…

– Ngoan anh cưng… Lượm cả anh lại, đúng không?

Nàng cười không nói.

Hai người lại mặn mà thêm yêu thương…

– Sau đó thì hai người đã đi mua chiếc bình acquy ở shop Auto Good Service. Long đem về anh gắn vào xe của Thi. Xe lại nổ như thường. Thi lại cười nhìn anh thêm sung sướng tươi rói. Ngô Đình Long nói:

– Ổn rồi đó cưng?

-Thanks anh.

Long đưa Thi vào nhà:

– Em nằm nghỉ đi anh lấy đồ ăn vào cho.

– Anh mua hồi nào anh Long?

– Mới đây thôi, trước khi gọi em. Muốn bỏ em, mà anh bỏ không được.

– Thì bỏ đi.

-Yêu cầu anh đừng can thiệp trong viết lách của em, thì em sẽ yêu anh mặn nồng hơn.

– Nhưng em phải nghe anh mới thành công, không thì phí thời gian vô ích. Em có biết thời gian quí báu lắm không?

– Em biết nhưng ố… ô… Nói đến đó nàng ngưng hẳn…

Ngô Đình Long không cần hiểu nàng nói chi, anh đã làm việc đâu ra đó, anh đem nhiều đồ ăn vào tủ lạnh và cuối cùng anh bảo:

– Anh cưới em nghen, mình ở chung. Anh sẽ lo cho em tốt hơn…

– Không, khoan đã em chưa thích cưới bây giờ. Chúng ta vẫn là như vợ với chồng lâu rồi…

– Tùy em.

Thi lại ngoắt chàng lên thang lầu lần nữa, nàng đang cảm hứng có một chút gì đó, rộn ràng tin yêu, mãnh liệt và sung sướng… Nhưng con mèo đói bụng kêu meo meo, làm nàng đã phải xuống lấy đồ ăn cho mèo ăn trước.

Yêu thì yêu, học thì học, viết thì viết. Thi không ngưng nghỉ những giấc mơ. Ngô Đình Long đến thì nàng thưởng cho tình yêu, nhưng có khi hai ba tuần Thi không gặp chàng, vì  Thi bận học, bận viết, bận làm bài, là nàng không có thời gian nghĩ tới. Thi yêu chàng Ngô Đình Long thì ít mà cái nghĩa đối với chàng thì khá nhiều lắm… Hay là nàng yêu ai cũng cần cái nghĩa hơn trong cái tình…?

Không có chàng những lúc khó khăn biết nhờ cậy ai. Chính vì thế mà hun đúc lên tình yêu Thi đối với Ngô Đình Long thêm nồng nàn mạnh mẽ. Mặt khác chàng đẹp trai, khỏe mạnh độc thân nữa làm sao nàng bỏ qua cho chàng chứ. Ấy vậy mà nàng mấy lần điên lên vì chàng! Và chàng vẫn thế, hai kẻ điên lên với nhau, và từng khóc nhau trong hai đầu nỗi nhớ…!

Ấy mà nàng vẫn đam mê viết đến quyển thứ 24, dịch chuyển một số nhưng chưa thành công lắm. Lần này lâu lắm rồi Ngô Đình Long không nói nữa, nhưng Thi tự cố gắng hơn để hoàn chỉnh mình, cô đã chuyển dịch lại những tác phẩm sang English phần nhiều, cô chú tâm nhất là hồi ký “Hoa Trên Đá” và “Xứ Lạ Quê Người” được sửa sang rất nhiều lần nên trở thành hay hơn, giá trị cả hai Tiếng Việt và English. Có thể giới thiệu về tác phẩm xứ lạ quê người nơi đây. Thi đã viết.

Đến một ngày tác phẩm vào vị trí thứ 24, câu truyện viết “Xứ Lạ Quê Người” Như một quyển hồi ký lớn cho một sự việc mất job của một nhân vật nữ. Phần nhấn mạnh sự ác độc, nham hiểm, tàn bạo của con người đối với cô, song cô vẫn âm thầm chịu đựng để những bước đi, cô đi những bước khác. Cô cần chứng minh hơn là ngụy biện… Và cuối cùng tác phẩm đã được đánh giá cao, ở chủ đề phản ánh tư tưởng nội dung. Đó là nỗi lòng con người hôm nay, vẫn tồn tại sự gian xảo và đố kỵ, sự hàm hồ bóp méo sự thật, tính đương đại, tính thời đại. Đã trùng trùng làm khổ cho những con người vô tội. May còn có một chút duyên con cái và người yêu quan tâm, nhân vật đã vượt qua khó khăn số phận khắc nghiệt, mà trưởng thành. Ngày con cô ra trường bốn năm sau đó, cũng là ngày cô vinh dự được giải thưởng của một nhà báo Việt Nam quan tâm trao tặng để rồi tiếp theo cô được các nhà báo Mỹ quan tâm treo giải văn hay và thực tế, tiếp theo cô được nhận giải thống đốc khen, những nổ lực cho sự sống hôm nay, đó là sự chuyển tiếp một khổ đau, để thành thắng lợi vẻ vang, nàng được giải văn học Mỹ khen. Và tiếp theo giải Tổng Thống khen “Hạt thông”một tâm hồn vĩ đại, tiếp theo giải Nobel ca ngợi như. “Công lý chỉ được giải quyết qua tri thức chứng minh”.

Như vậy Thi có tới sáu bằng khen cho một tác phẩm cuối cùng “Xứ Lạ Quê Người” trên 34 tác phẩm một công trình viết quá sức đồ sộ, trong thời gian ngắn. Một con người nghèo khó hôm nay vươn lên với đôi tay mình , vì bất công đổ xuống, trong cuộc sống hiện đại tráo trở, và con người hay đi chà đạp sự thật, để mưu hại kẻ lương thiện. Nhưng người tốt đã được kết quả tốt bất ngờ. Đó quả là một nhân cách khó tìm trong hoạn nạn. Một chân lý rồi được chứng  minh tính cách vũ trụ xoay chuyển và khoa học.

Nhận được những giải thưởng khi Thi đã là một giáo viên dạy học, dạy tiểu học cho những người mới qua Mỹ, người châu Á, châu Phi, và phần đông Việt Nam, Lào, Campuchia. Họ mới qua bước đầu trau dồi tiếng English…

Và đến hôm nay cô lại đi ăn với Ngô Đình Long. Cô xin cưới anh làm chồng.

Ngô Đình Long lại từ chối không chịu:

– Ngày đó anh thích cưới em, em không chịu, bây giờ anh lại không chịu. Bỡi là em có hào quang lớn lắm, và anh đã già hơn em, hay chăng chúng ta sẽ đổ vỡ hạnh phúc khi ở với nhau?

– Anh tin em đi anh Long. Em thiết tha mà. Sướng chúng ta cùng hưởng, khổ đã từng chia. Thì đó mới là tình yêu thật sự…

– Anh nghĩ em không nên vội Thi?

– Thời gian chúng ta không cho kéo dài để suy nghĩ nữa. Con em đã trưởng thành, em muốn chúng ta về Florida mua nhà để ở hưởng hạnh phúc còn lại, em sẽ viết văn, dịch thuật thêm, và dạy học nơi đó một tuần vài chục giờ đủ rồi. Em kiếm job nơi đó đi dạy English tiểu học thôi… Hay thậm chí em đi dạy tiếng Việt hỗ trợ các nơi nào đó họ cần vẫn OK. Sự sống như thế quá đủ với em hôm nay.

– Anh nghĩ em nên nghỉ ngơi không nên đi làm nữa khi tiền em đã có, đủ sống…

Nhưng cuộc sống em thích làm việc. Thi trả lời và nhìn vào mắt Ngô Đình Long như gởi một niềm tin.

***
Như thế… Sau đó hai người Ngô Đình Long và Thi đã có một căn nhà ở Pamana Florida và ngôi nhà ở Georgia họ đóng cửa để lại đó. Thật sự căn nhà ở Georgia chỉ là một căn nhà nhỏ của Appartment loại rẻ tiền thôi.

***
Sống bốn tháng bên Panama Florida. Thi lại buồn dù cảnh ở đây rất đẹp. Non nước trời mây hữu tình, thế mà Thi lại bàn với Ngô Đình Long:

– Em muốn bán ngôi nhà này để lấy tiền làm từ thiện, cho quê hương em thêm, cất thêm trường cho học sinh nghèo ở. Em muốn trở lại căn hộ Apartment ở đường Oakcliff- Georgia của em ngày đó.

– Sao thế Thi?

– Cảnh ở đây rất đẹp nhà cửa đây sang trọng, nhưng em quen rồi, em không cảm thấy thích, và không cảm thấy vui nhiều anh Long ơi? Em muốn về lại căn nhà cũ đó, đã cho em một tâm hồn sống, một thử thách, sống một nghị lực sống, em muốn thế. Em không cần gì cả, tiền bạc chỉ là phương tiện, như ta ngồi trên thuyền, chiếc thuyền đó chỉ là một trong phương tiện thôi, chỉ thế thôi, không là tất cả của mục đích…

– Em nói thế nghĩa là sao em Thi? Ngô Đình Long vẻ ngạc nhiên khó hiểu những lời cuối của nàng, nên chàng hỏi.

– Nghĩa là. Em muốn tiền bạc, vật chất chỉ là phương tiện, nên đem nó đi đến hữu ích cho mọi người, đó là ý em nguyện lớn nhất của em. Anh Long nếu ta thích, cứ đến nơi này nghỉ mát ở khách sạn vài ngày, hay vài tuần, cũng OK lắm rồi. Thật sự em nhớ ngôi nhà xưa của em lắm. Anh biết không? Anh nghĩ sao?

– Anh sẵn sàng thôi, nếu em thích chi anh vẫn chiều.

Và họ đi bên nhau lần cuối cùng của ngày sóng biển Panama Florida, vùng sóng, biển ru, thầm đáp đớp dưới chân họ vương vướng yêu thương, và những giọt cát cuối cùng vô tình ôm ấp kỷ niệm đôi chân họ. Đời vốn ngang trái nhưng đời luôn đẹp như bài thơ Thi cảm nhận…

Nhà ở Panama Florida đó họ neo lại, để bản treo bán, và hai người về Georgia-Atlanta của Doraville vùng Buford highway số nhà… Trên đường Oakcliff.

Cuộc sống trở lại nơi đây. Thi đem con mèo nâu trở lại nơi này, nó càng mừng hơn không biết vì sao? Hay là nó giống nàng, nó chỉ đi theo với tư tưởng nàng…

Rồi một ngày nọ Ngô Đình Long đang đi uống coffee với chúng bạn, khi anh đi lâu từ Panama Florida trở về.  Shop-tiệm anh sang lại học trò, giờ anh muốn làm lại cộng tác với nó, luận bàn một vài điều với học trò khi anh trở về trên hai tuần…

Xong anh quay về nhà, bước vào phòng anh thấy Thi nhắm mắt ngủ. Thường thường Thi ngủ gì thấy anh về, hoặc cô nhõng nhẽo đến mấy với chàng, Thi vẫn ngồi dậy chào, nhưng lần này hơi lâu… Lạ nhỉ nàng không ngồi dậy kìa? Ngô Đình Long đến kề thì anh thấy mặt nàng tái nhợt, môi nàng xanh không còn hồng như mọi khi, hơi thở lại đi đâu biến mất không còn luôn. Anh hốt hoảng quá đưa tay mình kiểm tra nơi vùng mũi nàng? Ôi thôi sự thở nàng đã tắt ngấm. Như không tin vào sự thật Ngô Đình Long la lên:

– Trời ơi Thi… Thi em sao vậy em, em đã làm gì thế này em? Em tại sao như thế này. O my god! Có thể nào đây là sự thật. Thi ơi, sao im lặng không nói em, không nhúc nhích em. Em ơi… Sao thế này nè hã em?

Con mèo buồn như sợ Thi yên giấc ngàn thu, dù nó không biết lý do gì. Nó cảm cảnh từ nơi Ngô Đình Long đau đớn kêu lên. Và như nhìn nàng thương xót quá, nó cũng kêu kêu mấy tiếng “meo, meo, meo” thêm não nuột…

Trong lúc Ngô Đình Long đã kêu xe 911 tới, và chở Thi vào cấp cứu.

Ngô Đình Long như lẹo tay, song anh đã kịp thời gọi cho hai con Ti, Ni cùng người chồng cũ Thịnh của Thi hay tin này. Tay Ngô Đình Long cứ mãi run rẩy lạ thường, anh không biết từ đâu, anh khó mà bình tĩnh nổi…

Những người thân của Thi đã đến. Hai con nàng vừa về thăm nàng một tuần nay, chúng chỉ ở khách sạn, kết hợp đang dự birthday từ một nhà bạn thân. Họ tất cả để nghe, họ đều đau lòng chạy đến thăm, nhưng chỉ biết chờ đợi vì…

Tin giờ chót bác sĩ nói:

– Cô ấy đã tỉnh, cô bị đột quỵ tim, nhưng kịp cứu được, không nên để cô xúc động nhiều, nếu không kịp cô có thể vĩnh biệt ra đi, đi xa không về. Và cũng nên cho cô ấy biết để rút lấy kinh nghiệm, cô không nên xúc động thái quá.

– Như vậy đã cứu má tôi rồi đúng không? Ni hỏi.

– Vâng đã ổn, để cô ấy định thần ra tất cả, cuộc sống sẽ trở lại với cô… Bác sĩ chuyên khoa trả lời.

– Trời ơi má tôi sống lại, không chết bỏ con má nha! Má ơi… Ni nhìn mẹ thương xót, và mừng rỡ bảo thế.

Ti thì xúc động chưa nói được gì.

– Phần hy vọng đó lớn hơn. Vâng hy vọng cô Thi đã thở và nhịp tim đều lại…  Y tá phụ bảo thêm.

Thịnh lại hỏi:

– Cô ấy bình thường lại chứ thưa y tá?

– Vâng cô ta trở lại trạng thái bình thường. Y tá túc trực bảo. Mặt cô gái cũng vui hẳn lên. Cô ta là một người gốc Việt.

Thịnh im lặng một chốc rồi bảo:

– Thi không có triệu chứng gì trước đây cả mà? Kể từ ngày bỏ nơi này qua Panama Florida, và ngày trở lại sao như thế nhỉ…? Thịnh nói và đưa mắt nhìn quanh nơi phòng thân nhân có hai con chờ đợi, và cả Ngô Đình Long đứng đó nữa.

– Con người vẫn không thể biết trước nửa giờ, sẽ xảy ra chuyện gì mà ba? Dù y học có tiến mạnh. Con hiểu ba à. Ni giải thích với ba ruột mình.

– Thật khó hiểu. Thịnh lắc đầu như có vẻ không tin.

Câu trả lời của Ngô Đình Long là im lặng và trầm tư.

Sau đó cả nhà vô thăm Thi tại phòng cô an nghỉ điều dưỡng. Thì Thi đã tỉnh. Thi như biết chuyện gì xảy ra… Nàng ngơ ngác, rồi nắm tay người thân, nụ cười nàng tan trong nước mắt, nước mắt người thân cũng thế, tan trong nụ cười nàng! Thì ra Thi đã thoát khỏi thần chết, và nàng trở lại cuộc sống bình thường…

Truyện hết tại nơi này.

Truyện phần đầu là thực với số phận nhân vật. Phần sau là giấc mơ. Khi đạt giải văn chương đổ về sau là nối đuôi của giấc mơ. Xin trân trọng độc giả mến đọc của Thi.

TTHT mùa Autum 2015…_____________

 

3 thoughts on “Xứ Lạ Niềm Thương

  1. Quỳnh Anh

    Truyện này có thật không HT? Thi vừa dễ thương vừa tôi nghiệp mất cái job. Nhưng trời bù cho nhiều cái khác hay mà.
    Văn phong kể chuyện thuật chuyện (văn nói) Thảo khắc hoạ rất tự nhiên, hồn nhiên văn viết cũng lạ, đẹp ấn tượng…
    Văn đối thoại, đàm thoại, tự thoại (nội tâm) cũng hay lắm… Chủ đề, diễn biến rồi đoạn kết mang nhiều ý nghĩa.
    Như vậy thì quá xuất sắc, để ngưỡng mộ văn tài. Chúc HT hạnh phúc…

    Reply
  2. Quynh Anh

    Truyện này có thật ko HT ? Thi vừa dể thương vừa tội nghiệp mất cái jop, nhưng trời bù cho nhiều cái khác .Văn phong kể chuyên , thuật chuyện ( văn nói ) HT khắc họa rất tự nhiên , hồn nhiên , văn viết cũng lạ , đẹp ăn tượng
    Văn đối thoại, đàm thoại , tự thoại ( nội tâm ) cũng hay lắm , chủ đề diễn biến hay và đoạn kết mang nhiều ý nghĩa
    Thật quả xuất sắc , ngưỡng mộ ghê nhà văn nhà thơ TTHT .

    Reply
  3. TT.Hiếu Thảo

    Thanks bạn QA. vào khoảng 2013 đến 2015 mình vào trang web HX chơi thơ văn(Và một ít trang khác) Con đã đi vào đại học hết rồi. Cũng rảnh rang… Đi làm thì cũng sung sướng mà, dù công việc có vất vả, nhưng lúc nào cũng ung dung, vô tư hồn nhiên, để làm thơ viết văn mới hay được!
    Thế là một cuộc đổi đời mới. Bà leader VN phù thủy già, ngu dốt nát, lại ganh tỵ hất chân mình ở hãng TMP. “dựng lên câu chuyện” chỉ vì Thảo có giỡn môt chút- với một người…
    Không sao? – Như câu nói trong tác phẩm của mình có viết:
    – Em tới chết, trước năm phút chết, vẫn còn cười mà. Đời không cho em khóc anh Long…” (Trích trong XLNT)
    Nhờ vậy mà mình đi học lại English một năm ở Interactive collge- GA ( vô đó học được nhiều cách để, viết văn tự nhiên mà hay của cách Mỹ. Họ dạy phương cách…) Có chất rồi, thì dễ nắm bắt và phát triển … Rồi Thảo đi qua thăm con tốt nghiệp ở trường stanford. Mà hầu như 4 năm trôi qua chưa đặt chân đến!
    Vô trường Interative gặp được sinh viên VN du học vui, chuyện trò tâm sự tìm hiểu mình lại có được hai tác phẩm nơi ấy là: “Nhật ký SV” “Tình nàng KLon- cô gái dân tộc” Và sau một năm mình có Job mới kêu đi làm. Thảo lại lo đi kiếm tiền nữa. Và ở đó cơ hội cho Thảo viết nhiều hơn… Rồi chỉnh sửa lại tp đã viết, vì thời gian làm chỉ 8 tiếng, hoặc 9…
    Truyện thì không thật hết đâu, do sức nhạy bén cao của người viết… Nhưng cảm hứng bối cảnh để cho viết là thật, và các tâm hồn trong tác phẩm là thật… Như phim không thật, nhưng dựa vào câu chuyện thật. Người ta chia ra nhiều phân cảnh và diễn xuất của nhân vật phải mang linh hồn thật…Để làm cho người ta nhớ lại bối cảnh đó…
    Xin chia sẻ cùng QA và các bạn. Gần tới birthday mình July/10, nên mình chuyện trò tâm tư chút.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.