Em Cũng Đến Chia Phần Thương Nhớ!
(Hay chuyện về cô Chẩn)
Có thể nói cả đời ba tôi từ lúc biết cầm bút cho đến khi nhắm mắt lìa cõi con người, ông đều vì cái chữ. Nhưng ông không để lại một dòng hồi ký nào viết – Tôi làm thơ, hay về các nàng thơ của minh. Nhưng đọc những bài thơ tình của ông, tôi mới nhận ra ba mình cũng rất chi là lãng mạn, song không phải lãng mạn kiểu bi lụy như các nhà thơ khác.
Cô Chẩn này là người thiếu nữ thứ hai bước vào tuổi trẻ của ba. Sau chuyện tình với cô Cúc trong bài thơ:” Gần nhà xa ngõ“. Mối tình đầu ấy đã để lại trong lòng ba tôi một tình yêu xót xa:
“Thói thường đăng đối cuộc nhân duyên
Cha mẹ em giàu dễ để yên
Cho một lứa đôi không xứng vế
Đập ngay ngọn lửa mới vừa nhen
Đang lúc mùa thu ngập lá rơi
Chồng em đến cổng đón em rồi
Cây hai vườn vẫn giao cành lá
Chỉ có mình anh đứng lẻ loi”.
Và tới cô Chẩn;
Khoảng năm 1942, chú Chế Lan Viên từ biệt ba để ra Thanh Hóa dạy học, Bác Quách Tấn là người giao thiệp rộng lại nặng tình với bạn bè. Bác xem ba tôi như người em thân thiết trong gia đình, vậy nên khi chú Chế Lan Viên đi dạy xa, lòng bác không yên, nghĩ thương Yến Lan còn lại một mình ở quê đơn độc, không ai bầu bạn, liền đánh giây thép gọi ông vào Nha Trang để trùng phùng và cùng nhau nghiên cứu thơ Đường, thơ Tây
Ba tôi vào, trong gian nhà nhỏ ở số 12 Phố Chợ-Nha Trang, gia đình bác Tấn vui vẻ và đầm ấm hẳn. Đó cũng là thời gian ba tôi và bác Quách Tấn gần nhau nhiều hơn so với các bạn thơ khác trong nhóm Tứ Linh.
Sợ bạn ở không sinh chán nản nên bác Tấn đã đi quanh phố vận động các em đến học thầy Lang. .Nhờ vậy mà ba tôi ở lại Nhà Trang lâu nhất mà không áy náy vì mang tiếng “Ăn chực nằm chầu” .
Ngoài giờ lên lớp, hai anh em tranh luận về quan điểm chính thống, tiếp cận nền văn học thế giới, Tây, Tàu v.v…
Sáng nọ, bất chợt một cô gái trẻ xuất hiện. Cô khoảng 18 tuổi, mảnh dẻ, lả lướt, khuôn mặt đặc trưng của thiếu nữ Nha Trang. Đôi mắt lúng liếng, môi trên mỏng và nhỏ hơn mím lại toát lên vẻ bướng bỉnh, dễ thương. Cô khá ngỡ ngàng khi bắt gặp chàng trai trắng trẻo, trông rất trí thức và điển trai trong nhà bạn gái. Rồi, má cô ửng hồng dần, trông ngon con mắt làm sao!. Và, chàng trai cũng thấy xốn xang trong lòng khi ánh mắt đa tình của cô gái dúi vào lòng ông.
Từ đó, sáng nào cô cũng sang nhà bạn chơi. Bác Tấn nhận ra cô gái hay liếc trôm anh bạn của mình, nên ngầm theo dõi diển biến. Rồi không biết có ý gì, bác nói với cô gái: “Đó là thi sĩ Xuân Khai-bạn thân của tui đấy”. Còn, với ông bạn trẻ thì bác nói lửng lờ: “Tên cô ấy là Chẩn, gia đình giàu sụ, mẹ bán vàng trong Chợ Đầm…” Chàng thi sĩ có lắng nghe nhưng giả vờ như không để ý. Sau đó có một bài thơ như thế này:
Đêm xưa-không, chẳng có đêm xưa
Vì nhớ nhung không cũ bao giờ,
Tình yêu bỗng dậy hương màu nhiệm,
Giờ của hương lòng xây lối mơ.
Chàng, chẳng chàng thì mới phải ai
Là người, rồi gặp một ban mai,
Là người, đọc sách, nàng mơ tưởng
Có, có nhiều duyên – có có tài.
Ngày gặp chàng như phiếm nhị hồ
Gặp bàn tay đã gãy ra mơ.
Nàng yêu chàng bởi chàng giông giống
Kẻ đã chưng hình trong sách thơ
Cô Mộng Lan, em bác Tấn vẻ hiểu đời khuyên “Nếu mày thích anh ấy thì để tao lo cho – ảnh là bạn thân của anh tao mà” Rồi, cô giúp thật. Tất cả thư bạn nhờ chuyển, cô kín đáo trao tận tay chàng, không ai biết cả.
Chàng trai vốn lãng mạn, cũng thích lắm những cái liếc mắt đưa tình của người con gái kia, nhưng khi biết nhà nàng giàu có, chàng không muốn đùa với lửa. Nhưng đâu phải gỗ đá, người ta thương mà mình không thương lại, tội lắm đa! Và thơ rằng:
Hương tự nơi nào đáp tới hoa
Hay em bên ấy dưới trăng tà
Thấy anh tha thẩn quanh vườn lạnh
Hé chút lòng riêng lén gửi qua
Từ ấy theo hương để nhận người
Ngỡ đâu hương ấy tự hoa thôi
Ra đi đã hết thời trai trẻ
Dễ phải tìm ai đến trọn đời
(Hương tự hoa)
Ngày chàng trở về quê. Biết khó gặp lại. Chẩn buồn! Những lá thư nặng triễu tình cảm của cô liên tục đến tay anh. Cái bon-ke cản hai người đến với nhau chính là thước đo sự giàu, nghèo. Cha mẹ Chẩn không thể chấp nhận anh. Trớ trêu thay, mẹ cô càng cấm, Chẩn càng yêu chàng “quả cấm là qủa ngon” mà! Với mối tình này ba tôi đã để lại:
Em cũng đến chia phần thương nhớ
Đón đầu xe trong lớp bụi đường
Tưởng tất cả lùi vào dĩ vãng
Lại hiện về với dáng âm vang
Ôi lúc ở thường tình bảng lảng
Giờ cách xa lại thắm thiết lạ thường
( Trích: Em Chẩn- 1942)
Có một bức thư cô Chẩn gửi cho ba, không hiểu sao vẫn nằm ở chỗ cô Mộng Lan? và má tôi đọc được. Bà nhớ như đã in vào tâm trí. Thư viết:
“Chàng thi sĩ thương nhớ của lòng em! Khi chàng xa nơi này, là cớ để em quên chàng để tròn bổn phận người con hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng, sao em không thể xóa nổi hình bóng chàng nơi sâu thẳm trái tim em! Lúc này đây, em chẳng khác nào cái cây đang tươi tốt bỗng héo khô; dẫu có ai vun xới, bón phân, tưới nước, cây vẫn không thể tươi trở lại được nữa!…
Em lấy làm thất vọng và đau khổ cho phận mình, em không được tự do lựa chọn người mình yêu, hẹn chàng kiếp sau, nếu có! Chàng hãy tin rằng, em vẫn thương và chỉ yêu mình chàng!..”
Thư đề ngày …tháng… 1942.
Em Chẩn – ký tên
Khi viết về cô Chẩn, từ Sài Gòn tôi gọi điện ra Nha Trang phỏng vấn anh Quách Giao, con bác Quách Tấn để kiểm chứng. Anh cười hì hì vào điện thoại, xác nhận: “Chuyện này có thật đấy em. Hồi đó, ba em đẹp trai, cô Chẩn dáng người thanh thanh, xinh gái; hai người đi bên nhau rất xứng đôi, nhưng cha mẹ cô Chẩn chê thi sĩ Xuân Khai nghèo.
Hồi ấy thiếu nữ nào đã gặp ba em cũng chết mê chết mệt chứ không phải chỉ có cô Chẩn hay má em đâu nhé!” nói xong anh lại hì hì và chào tôi trong điện thoại!
{jcomments on}
Mình đây, nghe nói bạn ko còn ở chỗ cũ. Tớ vẫn nhớ bài văn của câu mà cô giao đọc trước lớp, buồn cười quá đi thôi. Bây giờ đọc bài viết mới thấy
Người giàu cũng khóc bởi cái Bonke phân biệt sự giàu nghèo. Nhưng đó là ý trời phải ko bạn?. Nếu bác Lan lấy cô Chẩn thì làm sao có cậu chứ.
Chúc cậu khỏe, khi nào gặp lại nói nhiều hơn.
Cám ơn chị LBT đã viết bài này để tụi em biết thêm về thơ tình của nhà thơ Yến Lan.
Những bài thơ chị trích trên đây hay quá phải không chị? Thơ tình Yến Lan nhẹ nhàng, không gào thét, chỉ là một chút ray rứt thôi.
Chúc chị luôn vui vẻ nhé!
Cám ơn chị Bích Thủy đã cho em được đọc những bài thơ tình của nhà thơ Yến Lan, hay quá chị ơi!
Em cũng đến chia phần thương nhớ
Đón đầu xe trong lớp bụi đường
Tưởng tất cả lùi vào dĩ vãng
Lại hiện về với dáng âm vang
Ôi lúc ở thường tình bảng lảng
Giờ cách xa lại thắm thiết lạ thường
Xuân Mai thân mến. Thế là cậu cũng vào đọc bài viết của tớ rồi. Cảm ơn bạn. Bọn mình già cả rồi mà thỉnh thoảng gặp nhau như vầy cũng quí lắm. Tớ nhớ cái tính hay bắt nạt của bạn-trẻ con mà.
Nhớ gặp nhau trên hương xưa nhé-những người làm chương trình này đều là đồng hương mình đó.
Chúc bạn và ông xã trẻ mãi ko già.
Chào Kim Đức. Hôm trước chị có hứa là sẽ viết một bài giống như “chỉ có một chữ ăn mà đến 1001 cách diễn đạt” Chị định viết về Việt Nam: Có hơn 90 triệu dân, 54 dân tộc anh em và các họ của dân Việt Nam. Nhưng khi lên mạng đã có bài rồi. Và thế là chịu thất hứa với em.
Cảm ơn em về lời chia sẻ nhé.
Chị LBT
Chào em gái QT- Cảm ơn em về sự cảm nhận thơ tình Yến Lan. Phân tích Thơ tình Yến Lan chị đã có bài “Tình và Xuân trong thơ Yến Lan” cũng thắm thiết, nồng nàn nhưng không bi lụy, rỉ máu…
Rất vuoi khi được các em chia sẻ.
Chị Bích Thuỷ ,
Cứ mỗi lần đọc bài của chị viết về cha mình , em lại hình dung bóng đang của ông những ngày còn gặp ông ở Hội VHNT ( lúc cụ còn làm chủ tịch danh dự ) . Thơ và con người ông rất thanh , rất hiền và sâu lắng tình yêu tình người nên rất gần , dễ lan toả làm người ta mến nhớ . Đàn ông , con trai còn mê ông thì nói chi cô Chẩn và bao nhiêu nàng …!
Cảm ơn chị đã lại cho mọi người một ký ức đẹp , đáng yêu về thi sỹ Yến Lan . Chúc chị khỏe và nhiều niềm vui !
Lại được đọc thêm những bài thơ hay và giai thoại về cuộc tình xưa, rất thơ của Ông. Những kỷ niệm của riêng cố thi sĩ về Nha Trang và con người Nha Trang…
Xin cảm ơn và kính chúc chị luôn vui.
MMT
Quê Anh em,
Được em chia sẻ như vậy chị rất thích vì như vậy có nghĩa là ông vẫn còn trong lòng bạn yêu thơ. Chị mong rằng ông cũng được các lãnh đạo ở Qui Nhơn nhớ đến sự đóng góp của ông đối với quê hương để đặt ông vào đúng vị trí mà ông được hưởng. Chắc là lâu lắm phải ko em???!!!
Chào em Mộc Miên Thảo:
Cảm ơn em ghé thăm và chia sẻ. Chị sợ rằng mình cứ viết mãi về ba mình sẽ có người chán ko muốn xem. Mỗi góp ý chia sẻ của mọi người sẽ là một niềm vui cho người cầm bút.
Hương tự nơi nào đáp tới hoa
Hay em bên ấy dưới trăng tà
Thấy anh tha thẩn quanh vườn lạnh
Hé chút lòng riêng lén gửi qua
Từ ấy theo hương để nhận người
Ngỡ đâu hương ấy tự hoa thôi
Ra đi đã hết thời trai trẻ
Dễ phải tìm ai đến trọn đời
(Hương tự hoa)
Đọc bài viết của chị được hiểu thêm về những mối tình thời trai trẻ của nhà thơ Yến Lan, dù không trọn vẹn nhưng thật đẹp thật nên thơ.
Em chúc sức khỏe chị.
Rất vui khi được em Manh Thu ghé thăm. Chị sẽ copy này sang trang của nhà văn Le Minh Quốc nhé.
Chị cũng chúc sức khỏe em.
Chị Lâm thân mến.
Những cuộc tình thời trai trẻ của nhà thơ Yến Lang thật lãng mạn và rất tiếc không đơm hoa kết trái. Nhưng như thế mới đẹp và đáng nhớ phải không chị? ” Tình chỉ đẹp khi còn dang dở ” chị he.
À từ “bonke” chị dùng trong bài viêt xuất xứ từ đâu vậy chi và ngữ nghĩa là gì vậy chị?
Em NOK
[quote name=”Nguyễn ố Khoác”]Chị Lâm thân mến.
Những cuộc tình thời trai trẻ của nhà thơ Yến Lang thật lãng mạn và rất tiếc không đơm hoa kết trái. Nhưng như thế mới đẹp và đáng nhớ phải không chị? ” Tình chỉ đẹp khi còn dang dở ” chị he.
À từ “bonke” chị dùng trong bài viêt xuất xứ từ đâu vậy chi và ngữ nghĩa là gì vậy chị?
Em NOK[/quote]
A chị ơi! Có phải từ đó được Việt hoá từ chữ “bunker” trong tiếng Anh không? a bunker : a reinforced underground shelter, typically for use in wartime.Nó còn có nghĩa là “kho hàng”
Nếu thế thì nghĩa ẩn dụ là gì?
Nhà thơ Yến Lan đào hoa quá không biết chị Thủy có bị lây chút nào không…chạy.
NOK à. Em giỏi ngoại ngữ thật đó, chữ nào em cũng suy ra được. Chứng tỏ trình độ của em rất hoàn hảo. Tiếc thay sự hoàn hảo ko được phát huy ở thời này để em phải đi trồng khoai, sắn.
Chữ bonke chị dùng trong này có nghĩa là bức thành che chắn, chị ko biết xuất phát từ đâu. Ở Miền Bắc thường dùng vào những trường hợp là bức tường khó vượt qua.
Cảm ơn NOK nhé
Chào Dạ lan. Em hỏi thì chị trả lời. Tất nhiên là cũng đào hoa. Nhưng ca dao có câu: “Chém cha cái kiếp hao đào/cởi ra rồi lại buộc vào như chơi” Và Dạ Lan ơi đừng bao giờ mong cái kiếp này em ơi. Cảm ơn em nhiều
Chào muội muội LBT
cám ơn muội muội đã cho tỉ tỉ CTC đọc và biết được những mối tình của nhà thơ Yến Lan, một người vừa đẹp trai, vừa tài hoa và có những mối tình đầy lãng mạn, đầy nên thơ Chúc muội muội vui khoẻ trẻ đẹp nhé
Tỉ tỉ Cẩm Tú Cầu của muội muội ơi. thấy mọi người chúc mừng sinh nhật tỉ. Muội ko chúc mừng tỉ thêm tuổi đâu nhé, buồn thì có vì cứ thêm 1 là già đi một. Chẳng mấy chốc tỉ và muội đi gặp các cụ tổ!!!
Cảm ơn tỉ đã ghé nhà và ghi thêm lời phẩm bình cho cụ Yến Lan.
Muôi LBT đây.