HS Võ Đình & Cô Trần Thị Lai Hồng: Duyên Muộn

*Trần thị LaiHồng – Niên biểu tiểu sử Võ Đình

Nguồn: “https://litviet.net/2009/06/20/tr%E1%BA%A7n-th%E1%BB%8B-laih%E1%BB%93ng-nien-bi%E1%BB%83u-ti%E1%BB%83u-s%E1%BB%AD-vo-dinh/

VÕ ĐÌNH
(1933-2009)

TIỂU SỬ và SỰ NGHIỆP

1933, 14 tháng 11:  Sinh tại Huyện Hương Trà, Thừa Thiên.
Con của ông Ngô Đình Thảng và bà Đỗ thị Hạnh.  Mẹ cưu mang tại Nghệ An là nơi Thầy làm việc tại Bưu điện.  Thầy gửi Mẹ về Huế để sinh chốn đế đô. Sau đó Mẹ lại ra Nghệ An.
Tên khai sinh là Ngô Đình Sung, tên gọi ở nhà là Cu Đô. Còn có tên khác là Phó Rèn
Gia đình mang họ Ngô Đình vì là con nuôi của nhà Ngô Đình (không liên hệ gia đình Ngô Đình Diệm) về sau đổi lại lấy họ nguyên thủy là Võ Đình

1936             Thầy được đổi về Đà Nẵng.
Mẹ sinh em gái Ngô thị Nga

1943             Thầy đổi sang làm việc bên Lào.  Mẹ và các con về Huế, cư ngụ tại đường Mã Khái, thành nội Huế. Học trường tiểu học Thành nội

1945            Vua Bảo Đại thoái vị.
Việt Minh nêu cao trào kháng chiến chống Pháp

1946             Thầy lại đổi về Nghệ An.  Gia đình ra Nghệ An. Ngô Đình Sung đau thương hàn suýt chết.  Thầy nghỉ việc đem gia đình về Huế

1947              Tản cư về quê

1948               Hồi cư.  Học Trung học Khải Định Huế, nay là Quốc học.  Thời đó Khải Định bị Pháp chiếm đóng làm đồn.  Trường học tại khu Chuồng Bò

1950               Cùng các bạn đồng môn làm báo viết tay Hồn Trẻ, viết truyện ngắn có minh họa, ký tên Thiếu Dũng (theo nhân vật Dũng trong Đôi Bạn của Nhất Linh).
Bị bắt giam hai lần vì tham gia cao trào Học sinh Kháng chiến, tổ chức biểu tình, ném lựu đan,  truyền đơn … chống Pháp.
Thầy Mẹ quyết định gửi du học Pháp dưới tên Ngô Đình Thiếu Dũng.
Chuyến tàu vượt Thái Bình dương nhặt được một sách nhỏ tranh Picasso.

1950-52          Em họ Phan Nhật Nam đến ở với Cậu Mợ để có con trai trong nhà, vì anh lớn theo kháng chiến ra Bắc

1950-53          Trung học Compiègne thuộc quận Oise, 80 cây số Bắc Paris.  Tú tài I. Xuống Lyon Rhône học tiếp.

1954               Hiệp định Genève chia đôi Việt Nam ngang sông Bến Hải.  Đậu Tú tài II tại Paris

1954-55        Ghi danh hoc Luật/Sorbone.

1956               Văn khoa Sorbone.  Bắt đầu say mê theo dõi sinh hoạt văn học, viếng thăm Viện Bảo tàng, Thư viện, xưởng vẽ…

1957               Không theo lời dặn của Thầy Mẹ muốn con học Y khoa.  Quyết tâm theo đuổi hội họa.  Vào Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật nhưng chỉ say mê những tay tổ Gauguin, Matisse, Modigliani, Picasso, Renoir, Van Gogh… nên theo học Académie de la Grande Chaumière, xưởng vẽ dạy tư nổi tiếng tại Paris.

1958               Gia đình vị hôn thê Alice Webb bạn học tại Paris mời qua Long Island, New York mùa hè.  Kết hôn cùng Alice (gia đình đặt tên Việt là Loan, theo nhân vật Dũng và Loan trong Đôi Bạn của Nhất Linh)

1959               Sinh gái đầu lòng Katherine Phượng Nam tại Paris, tạm ngụ nhà Bà Thầy tại Ville d’Avray, Seine sur Oise và vẫn theo học Mỹ thuật Chaumìère
Gia đình lấy lại họ nguyên thủy Võ Đình.  Tên Mai do Thầy Mẹ chọn để nhớ gốc Mai vàng cổ thụ trước sân nhà. Hoàng Mai. Anh lớn là Võ Đình Hoàng, về sau đổi là Võ Thế Dũng
Từ đây vẽ và viết ký Võ Đình, tên trong thẻ thông hành là Mai Võ Đình

1960              Giã từ Pháp sang Hoa Kỳ, sống tại Maryland.  Cộng tác với Galerie Félix Vercel tai New York.  Di cư sang San Francisco, California ngụ khu xóm nghèo Mission District

1961              Triển lãm cá nhân (one-man show) đầu đời tại Galerie Felix Vercel, New York

1962              Rời California sang Nevada

1963              Triển lãm cá nhân Galerie Felix Vercel, Paris và Galerie Romanet, New York.
Thiệp Wind Play, United Nations, New York, vẽ con gái Phượng Nam chơi chong chóng.  Phát hành lại 1976
Ly dị Alice Webb

1964             Ngụ tại Kingston, upstate New York.  Gà trống nuôi con.
Triển lãm cá nhân Valley House Gallery, Dallas, Texas; Galerie Romanet-Vercel, New York và Palm Beach, Florida

1965               Triển lãm cá nhân Galerie Achard de Souza và Galerie Romanet-Vercel, New York.
Kết hôn với Helen Webb, em ruột Alice (Helen có tên Việt là Huệ Liên, do Thích Nhất Hạnh đặt sau này khi đến thăm Thạch lũng).
Đoạn tuyệt art gallery cũ.  Di cư đến Matamoras, Pennsylvania.

1966            Triển lãm cá nhân The Teak Chest Gallery, Montclair

1967            Triển lãm cá nhân Emile Walter Galleries, New York
Sinh gái thứ nhì Hannah Linh Giang tại Port Jervis, New York.
Gặp Thích Nhất Hạnh tại New York
Thiệp Unicorn, New York
Minh họa Birds, Frogs, and Moonlight, thơ hài cú Nhật, do Sylvia Cassedy và Kunni Suetake dịch ra tiếng Anh

1968            Tết Mậu Thân.  Thảm sát tại Huế
Dịch  và minh họa The Cry of VietNam, thơ Thích Nhất Hạnh, Unicorn Press, Santa Barbara, California
The Crimson Silk Folio, VDM Editions, Pennsylvania
All Year Long , calligraphy, Unicorn Press
Doãn Quốc Sỹ du học Mỹ, từ Tennessee lên thăm.

1969             Thiệp The Kite, vẽ Phượng Nam thả diều, United Nation, New York
Triển lãm cá nhân Ligoa Duncan Gallery, New York và Galeries Raymond Duncan, Paris
Dịch và minh họa The Return Path of Thoughts/Nẻo Về Của Ý của Thích Nhất Hạnh, “Unicorn Journal” #3, Unicorn Press
Unicorn Broadsheet #4, thư pháp, Unicorn Press

1970             Triển lãm cá nhân tại Viện Đại học Vạn Hạnh, Saigon; tại Southern Illinois University, Illinois; tại Undercroft Gallery, Pittsburgh, Pennsylvania; và tại Cornell University, Ithaca
Xuất bản The Jade Song and other Fables of Old VietNam (Chelsea House, New York)
Xuất bản The Toad is the Emperor’s Uncle, Animal Folktales from VietNam  (Doubleday & Co., New York)

1970-71      Triển lãm cá nhân tại Margo Feiden Gallery, New York
Dịch và minh họa The Stranded Fish/ Con Cá Mắc Cạn của Doãn Quốc Sỹ, Sáng Tạo xuất bản tại Saigon, Làng Văn Toronto tái bản 1988
1971 và 72  Triển lãm cá nhân tại International House, Denver, Colorado

Triển lãm Vo Dinh, Recent Works, Suzuki Gallery & Margo Feiden Galleries, New York
Aspects of Vietnamese Culture, cùng nhiều tác giả khác, Southern Illinois University, Center for Vietnamese Studies

1972               Di cư về Stonevale (Thạch Lũng), Burkittville, Maryland.  Có biệt danh là Thạch lũng Chân nhân, thư từ hoặc làm thơ có khi ký Thạch Mai

1973               Hiệp định Paris
Minh họa The Magic Drum, của James Kirkup, Alfred A. Knopf, Inc.

1974            The Woodcuts of Vo Dinh, HB Press, New York
Minh họa First Snow của Helen Coutant, Alfred A. Knopf Inc., New York
Về thăm ViệtNam sau 24 năm xa cách.
Triển lãm tại Huế và Saigon cùng Đinh Cường
Vẽ tủ thờ nhà Doãn Quốc Sỹ ở Saigon bằng ba màu sở thích đen đỏ vàng

1975             Được giải Christopher Award cuốn First Snow do Helen Coutant viết, Võ Đình minh họa, Afred A. Knopf Inc., New York
Minh họa The Raft is not the Shore, Conversations toward a Budhist/Christian Awareness, đối thoai giữa Thích Nhất Hạnh và Daniel Berrigan, S.J., Beacon Press, Boston, Massachusetts

1975, 30 tháng 4:  Miền Nam rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt.

1976             Qua Paris cùng Phượng Nam, nhân đám tang bạn Trương Bính
Dịch Zen Poems của Thích Nhất Hạnh, Unicorn Press, North Carolina

1977             Viết thư pháp The Way of Everyday Life, calligraphy for the Shobogenzo Genjokoan, Zen Center of Los Angeles

1978               Minh họa One Thousand Pails of Water của Ronald Roy,  Alfred A. Knopf, New York

1977-78       Cộng tác Văn học Nghệ thuật của Võ Phiến

1980               Xuất bản Xứ Sấm Sét, Lá Bối, Paris

1981               Dịch sang Việt và Anh ngữ, minh họa và trình bày thư pháp 18 bài thơ thiền xưa từ chữ Hán Hương Thiền/ Fragrance of Zen, Center of Buddhist Culture, Los Angeles
Xuất bản Tuyết Đầu Mùa, dịch First Snow của Helen Coutant, Lá Bối Paris

1982             Minh họa The Brocaded Slipper của  Lynette Dyer Vuong, Addison-Wesley, Massachusetts
Minh họa The Land I Lost của Lynette Dyer Duong, Harper & Row, New York
Minh họa The Happy Funeral của Eve Bunting, Harper & Row Publishers

1983               Minh họa A Sudden Flash of Lightning, Sư cô Gesshin Myoko Midwer và Thượng tọa Thích Mãn Giác, International Zen Institute of America, Los Angeles
Minh họa Angel Child, Dragon Child của Michelle Maria Surat, Carnival Press, Minneapolis
Xuất bản A Flower for You, cùng dịch với Helen Coutant, Nam Tuyền Temple, Virginia

1984             Litterature Program Fellowship từ National Endowment for the Art, Washington, D.C.
Minh họa The Gift của  Helen Coutant, Alfred A. Knopf, New York

1985             Mẹ qua đời tại Việt Nam
Ly dị Helen.
Qua Pháp mấy tháng tại Làng Hồng do Thầy Nhất Hạnh sáng lập.  Vẽ thiệp Làng Hồng
Dịch Landscape and Exile cùng nhiều dịch giả khác, Rowan Tree Press, Boston, Massachusetts
Mở lớp dạy vẽ cho một nhóm nghệ sĩ, trong số có Calvin Edward Ramsburg, đệ tử ruột, sau này thành công và lại mở lớp dạy vẽ, hướng dẫn đặc biệt những người khuyết tật

1986            Thầy qua đời tại Việt Nam
Dọn nhà  qua Brunswick, Maryland.  Ở một mình

1987            Triển lãm tại Đại học George Mason, Virginia, đánh dấu 30 năm cầm cọ
Ra mắt Xứ Sấm Sét, Văn nghệ in lại với một số bài viết sau 1980

1988              Minh họa The Miracle of Mindfulness của Thích Nhất Hạnh, Beacon Press, Boston, Massachusetts

1989             Xuất bản Yoga Căn bản, Văn nghệ, California
Dịch và minh họa The Moon Bamboo của Thích Nhất Hạnh, Parallax Press, Berkeley, California
Dịch The Pine Gate của Thích Nhất Hạnh, White Pine Press, New York
Minh họa và dịch 7 trong 16 truyện/thơ War and Exile của nhiều tác giả,
Văn Bút Miền Đông, Vietnamese PEN, East Coast, USA
Minh họa Trường ca Lời Mẹ Ru thơ Trương Anh Thụy, Nguyễn Ngọc Bích dịch tiếng Anh, Cành Nam Publishers, Virginia

1990             Xuất bản Đóa Sen và Nụ Cười, Văn Nghệ, California

1991              Xuất bản Sao Có Tiếng Sóng, Văn Nghệ, California
Minh họa Tết, The New Year của  Trần thị Kim Lan, Modern Curiculum Press, Ohio
Thăm Paris

1992             Dịch Literature of South Vietnam, 1954-1975, Vietnamese Language & Culture  Publications, Melbourne, Australia
Triển lãm tại Montréal, Canada, đánh dấu 35 năm nghệ thuật Võ Đình
Gửi tặng tranh Cánh Hồng  mừng nhân dịp Sắc Lụa của Trần thị LaiHồng triển lãm Áo Dài Việt Nam lần đầu tiên tại Mỹ, Wing Luke Museum,  Seattle, Washington.

1993             Về thăm Việt Nam
Minh họa Sky Legends of VietNam của  Lynette Dyer Duong,  Harper Collins, New York

1994             Kết hôn cùng Trần thị LaiHồng

1995             Mừng Võ Phiến “thất thập cổ lai hy” Họp bạn Võ đường Tây Sơn Virginia
Dịch và minh họa The Stone Boy của Thích Nhất Hạnh, Parallax Press, Berkeley, California

1996            Cùng LaiHồng về thăm Việt Nam
Di cư về the Sunshine State, Florida, Hoa bang. Tạm trú trại Cây Nhiệt đới của Hoàng Ngọc Hòa

1997            Dọn vào nhà mới 12593  82nd Street North, West Palm Beach, FL 33412
Vẽ Chim về tổ trên kính cửa vào nhà, và trồng một Hoàng Mai sân trước
Nhà nhỏ đất rộng trồng cây trái hoa rau Việt Nam
Xuất bản Lầu Xép, Văn Nghệ, California
Dịch và minh họa The Pine Gate của Thích Nhất Hạnh, White Pine Pres, New York

1998             Minh họa The Miracle of Mindfulness, a Manual on Meditation của Thích Nhất Hạnh, Beacon Press, Boston, Massachusetts

1999            Thăm Paris và Amsterdam cùng LaiHồng

2000           Xuất bản Rừng Mắm Văn Nghệ, Văn Nghệ, California
Triển lãm tại Pháp cùng Phan Nguyên, kỷ niệm 50 năm trước đặt chân tới Paris

2002            Xuất bản Huyệt Tuyết, Văn Nghệ, California
Nguyễn Hưng Quốc từ Úc liên lạc email về “thư từ” Võ Phiến

2003            Mừng Võ Đình “thất thập cổ lai hi!”
Cùng LaiHồng về thăm Việt Nam
LaiHồng đi Hà Nội một mình, mang về một cồng cao nguyên và trống đồng Ngọc Lũ sao đúc lại
Minh họa The Hemit and the Well của Thích Nhất Hạnh, Parallax Press, Berkeley, California

2004            Xuất bản Mây Chó, Tổ hợp Xuất bản Miền Đông.  Ra mắt sách tại
Đại học George Mason, Virginia

2005           Mừng LaiHồng  “bảy chục cái Xuân!”
Xuất bản Một Cành Mai gồm 30 bài thơ Thiền và Kệ của các Thiền sư Việt Nam, Võ Đình sưu tập, dịch ra tiếng Việt và minh họa, dịch ra tiếng Anh cùng  Công Huyền Tôn nữ Nha Trang,  Hạnh Cơ viết chữ Hán, An  Tiêm Paris/San Jose, California
Minh họa The Coconut Monk của Thích Nhất Hạnh, Plum Blossom Books, Parallax Press, Berkeley, California
Mổ mắt cườm cataracts.  Đi đứng khó khăn. Bắt đầu chống gậy

2007, đầu tháng 7, họp mặt mấy o Gió-o tại nhà VĐ/LH, Hoa bang
Minh họa Đồng dao và Trò chơi Trẻ con, biên khảo của Trần thị LaiHồng, đăng www.gio-o.com/
Minh họa Nhi đồng trong Ca dao, biên khảo của Trần thị LaiHồng, đăng  www.gio-o.com/

2008           Xuất bản Trời Đất, gồm 10 truyện và 10 chuyện, Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ .  Ra mắt sách tại tư gia Hồ Thùy, Oakton, Virginia, có phần phụ diễn Y Phục Phụ nữ Việt Nam Xưa và Nay của Trần thị LaiHồng, kỷ niệm 15 năm phối ngẫu  Châu về Hiệp Phố

2008           Tháng 10, đi đứng khó khăn, ngã tại phòng mạch Bác sĩ Tâm lý, phải vào  Bệnh viện cấp cứu, sau đó nhập Trung tâm Phục hồi  ManorCare
Health Services Center

2009, tháng 2,  Bác sĩ chuyên khoa thần kinh hệ khám phá bệnh Progressive
Supranuclear Palsy/ suy thoái não, một bệnh rất hiếm, tỷ lệ 1/100,000

2009, 22 tháng 5, Ni sư Anh Hương đại diện Thích Nhất Hạnh từ Virginia về thăm và làm lễ Cầu An

2009, 28 tháng 5, rời ManorCare Center về nhà theo ước nguyện, có Hồng Phúc con gái họa sĩ Dương Phước Luyến giúp đón đệ tử ruột Eddie từ Maryland về thăm

2009, 31 tháng 5, 6:20 chiều, qua đời sau bốn ngày tại nhà, có đông đủ vợ, con, và một số thân hữu

2009, 6 tháng 6, Tang lễ. Hỏa thiêu.  Ngoài vợ, các con và em họ Phan Nhật Nam, có đệ tử ruột Calvin Edward Ramsburg từ Maryland về chịu tang. Một nửa TRO TÀN đem về ViệtNam nơi sinh trưởng, bên kia bờ  Thái Bình dương.  Một nửa rải Đại Tây dương nơi từng sinh sống, thành đạt trong văn học nghệ thuật

 

ẤN PHẨM VÕ ĐÌNH

SÁNG TÁC

Thiệp Wind Play, United Nation, New York, 1963- 1976
Thiệp The Kite, United Nations, New York, 1969
The Crimson Silk Folio, VDM Editions, Pennsylvania, 1968
The Jade Song, Chelsea House, New York, 1970
The Toad is the Emperor’s Uncle, Doubleday, New York, 1970
Aspect  of Vietnamese Culture (with other authors), Southern Illinois University, Center for Vietnamese Studies, 1972
Vo Dinh, Recent Works, Suzuki Gallery & Margo Feiden Galleries, New York, 1972
The Woodcuts of Vo Dinh, HB Press. New York, 1974
Xứ Sấm Sét, Lá Bối Paris 1980; Văn nghệ California, 1987
Yoga Căn bản, Văn Nghệ, California, 1989
Đóa Sen và Nụ Cười, Văn Nghệ, California, 1990
Sao Có Tiếng Sóng, Văn Nghệ, California, 1991
Lầu Xép, Văn Nghệ, California, 1997
Rừng Mắm Văn Nghệ, Văn Nghệ, California, 2000
Huyệt Tuyết, Văn Nghệ, California, 2002
Mây Chó, Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, Virginia, 2004
Tuyển tập, Văn Mới, California, 2007
Trời Đất, Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2008
Tuyển tập II, dự định xuất bản 2010

 

DỊCH THUẬT

The Return Path of Thoughts, Unicorn Journal #3, 1969
The Stranged Fish, Sáng Tạo, Saigon, 1971; Làng Văn, Toronto, 1988
Zen Poems of Thich Nhat Hanh, Unicorn Press, North Carolina, 1976
Hương Thiền, Trung tâm Văn hóa Phật giáo, Los Angeles, 1981
Tuyết Đầu Mùa, Lá Bối, Paris, 1981
A Flower for You, cùng Helen Coutant Webb, Nam Tuyền Temple, Virginia, 1983
Landscape and Exile, cùng nhiều dịch giả khác, Rowan Tree Press, Boston, Massachusetts, 1985
The Moon Bamboo, Thích Nhất Hạnh, Parallax Press, Berkeley, California, 1989
The Pine Gate, Thích Nhất Hạnh, White Pine  Press, New York, 1989
War and Exile, cùng nhiều dịch giả khác, Vietnamese PEN, East Coast, USA, 1989
Literature of South Vietnam, 1954-1975, Vietnamese Language and Culture Publications, Melbourne, Australia, 1992
The Stone Boy, Thích Nhất Hạnh, Parallax Press, Berkeley, California, 1995
A Branch of Plum Blossom, An Tiêm Paris, California, 2005
MINH HỌA

Birds, Frogs, and Moonlight, Doubleday, New York, 1967
The Cry of Vietnam, Unicorn Press, Santa Barbara, California, 1968
All Year Long, calligraphy, Unicorn Press, 1968
The Magic Drum, Alfred A. Knopf, New York, 1973
First Snow, Alfred A. Knopf, New York, 1974
The Raft is not the Shore, Beacon Press, Boston, Massachusetts, 1975
The Way of Everyday Life, calligraphy for the Shobogenzo Genjokoan, Zen Center of Los Angeles, California, 1978
One Thousand Pails of Water, Alfred A, Knopf, New Yprk, 1978
Fragrance of Zen, Center for Buddhist Culture, Los Angeles, California, 1981
The Brocaded Slipper, Addison-Wesley, Massachusetts, 1982
The Land I Lost, Harper & Row, New York, 1982
The Happy Funeral, Harper & Row, New York, 1982
A Flash of Lightning, International Zen Institute of America, Los Angeles, California
1983
Angel Child, Dragon Child, Carnival Press, Minneapolis, Minnesota, 1983
The Gift, Alfred A. Knopf, New York, 1984
The Miracle of Mindfulness, Beacon Press, Boston, Massachusetts, 1988
Trường ca Lời Mẹ Ru, Tủ sách Cành Nam, Virginia, 1989
Tết, The New Year, The Children’s Museum, Boston, Massachusetts, 1991
Sky Legends of Vietnam, Harper Collins, New York, 1993
The Hermit and the Well, Parallax Press, Berkeley, California, 2003
Một Cành Mai, An Tiêm Paris, California, 2005
The Coconut Monk, Parallax Press, Berkeley, California, 2005
Nhi đồng trong Ca dao, biên khảo của Trần thị LaiHồng
Đồng dao và Trò chơi Trẻ con, biên khảo của Trần thị LaiHồng

 

Trần thị LaiHồng soạn ghi
Hoa bang, 14 tháng 6, 2009, tuần chay thứ nhì

* Bài của tác giả: Bạch Xuân Phẻ

Nguồn: https://phebach.blogspot.com/p/trang.html

ĐÔI NÉT VỀ 
Tác giả TRẦN THỊ LAI HỒNG

Chúng tôi được hân hạnh quen biết nhà văn, hoạ sỹ Trần Thị Lai Hồng qua sự giới thiệu của chị cả Tâm Minh Vương Thuý Nga và từ người chị Tuyết Đào hiền hoà, hiếu khách và thuỷ chung của Hương Xưa. Có thể nói, sự nghiệp của chị thật đa dạng và nhiều sắc thái được biểu lộ qua đôi bàn tay khéo, đôi mắt từ hoà, trái tim rực cháy và bi trí vô ngần với nhiều sắc thái khác nhau.

Sắc thái và phong cách của nhà mỹ thuật (vẽ và nhuộm lụa), nhà giáo, nhà văn, nhà báo của Chị ở trong nước và hải ngoại đã thể hiện như ánh bình minh và áng chiều tà lung linh muôn hình muôn vẽ. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là thời gian chị đã thanh thản rong chơi trong cõi Ta Bà với cố nhà văn, hoạ sỹ Võ Đình (Mai) – người mà cá nhân chúng tôi rất khâm phục và luôn trân quý.

Nhân kỷ niệm 4 năm ngày mất của anh Võ Đình, Chị có nhả ý cho đăng bài vở của Chị trong blog này, nên em viết vài hàng giới thiệu đến độc giả. Hy vọng, qua những tác phẩm của chị chúng ta càng hiểu, cảm thông, trân quý (and appreciate) cõi tâm chân nguyên LaiHồng – VõĐình bất nhị.

Xin trân trọng giới thiệu chị Trần Thị Lai Hồng
Quý độc giả có thể đọc thêm về Chị ở đây.
http://www.gio-o.com/tranthilaihong.html

SUỐI TÂM CHÂN NGUYÊN

Trần thị LaiHồng ngẫu hứng cùng Ocean Tides

Tâm như

suối trong thánh thót giọt tuôn rạt rào

văng vắt ôm trọn sắc màu trời trong

rạt rào trào mạch sống buông…

tự tại từ nguồn

xuôi dòng

rào rạt mạch trào

xuôi dòng

xuôi dòng

xuôi dòng

rủ rê mây suối lang thang

lòng in mây trắng dịu dàng vắt ngang

suối reo ca hát muôn ngàn giọt châu

róc rách luồn lách ngõ ngách rừng sâu

quyện theo như hình bóng trộn nhau

mây lẳng lặng bạc đầu

khi suối rót vào sông

đem mây trôi xuôi đồng bằng

ngút ngàn bát ngát ruộng nương

nghe lời mời trùng dương sóng gọi

trong sóng gió rạt rào đồng vọng

lượn sóng thần cuồn cuộn cuốn nguồn

mây cùng suối lã chã nước mắt tuôn

mây theo suối cùng ra khơi

biển động

mây chao đảo và suối cũng lao đao

và đợt sóng chồm ôm bằng tiếng hát

tôi nghe tiếng tôi thét gào

giữa mưa bão

một mình ôm nỗi cô liêu

trần truồng như hạt cát

tròn trong như giọt nước mắt

một giọt nước mắt mặn

một giọt đắng

một giọt ngọt

một giọt cháy bỏng lửa hồng

giọt nước mắt lăn trên cát

lồng trong sóng đại dương…

suối hoát nhiên thoát thân

lên ôm quyện mấy tầng mây

bay về lại giữa rừng cây

an bình ngủ giữa thinh không

nằm gối đá dưới vùng mây tĩnh lặng

cùng chia sẻ niềm đau chung tử biệt

đá cùng mây với suối biết khóc Người

bằng những giọt ngọt đắng thoát thân lòng biển mặn

trăng cũng cau mày vòng nguyệt khuyết

bên một vì sao

Hôm/Mai, hai mà một

Mai

rưng rưng những giọt lệ xanh trên cành tối…

thôi

tôi ơi

Hồng!

Hồng ơi!

LaiHồng ơi!

giữ tâm tự tại một trời

để Người miên viễn giấc đời thiên thu

Năm năm rồi cách biệt

Biển Hoa bang Florida, 31 tháng 5, 2014

HNG THU

     Trn th LaiHng

Mùa Xuân trước, tôi có bài viết Ngày Xuân Thơ Xuân Haiku Xuân, ghi lại một số thơ Xuân của ba nhà thơ lỗi lạc hàng đầu cùa Nhật: Thiền sư Matsuo Bashô/Ba Tiêu – người khai sinh haiku – Yosa Buson, và Kobayashi Issa, trong số hàng ngàn thi sĩ tài danh khác của đất Phù Tang.

Haiku – tinh hoa văn hóa Nhật – được cả trên 50 quốc gia trên thế giới hưởng ứng đón nhận, phổ biến rộng rãi trong ngành giáo dục cũng như văn học nghệ thuật. Nhiều thi sĩ Tây phương say mê sáng tác loại thơ độc đáo này, như Charles Beaudelaire, George Sabiron, Jacques Prévert, Jules Renard, Octavio Paz, Paul Eluard, Paul-Louis Couchoud, Paul Verlaine, R.H. Blyth, R.M. Rieke, Victor Hugo, Vladimir Devidé…và chuyển haiku sang tiếng Anh, Pháp hay Tây Ban Nha.

Mạn phép thoát chuyển một số bài, dựa trên những bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, nên xin lượng thứ cho người viết khi diễn đạt đã có lúc đặt tâm tư mình vào tâm người, và còn chịu đậm âm hưởng vần điệu. Nhắc lại lời Robert Frost: “Poetry is what gets lost in translation” (thi ca lạc hướng trong chuyển dịch.) Những bản thoát chuyển của người viết dùng màu xanh để dễ dàng phân biệt. Một số bài thơ có Nhật ngữ chỉ để làm đẹp bài, vì thú nhận là người viết không biết tiếng Nhật.

Trong bài viết này, mùa Thu, và đặc biệt Hng Thu – trái hồng, lá hồng – là đề tài của nhà thơ lỗi lạc hàng thứ tư của Nhật, chuyên cảm tác về hồng của mùa Thu: Thiền sư Masaoka Shiki .

Masaoka Shiki 正岡 子規, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1867 tại Matsuyama và qua đời ngày 19 tháng 9 năm 1902 tại Tokyo, hưởng dương 35 năm. Tên thật là Masaoka Noboru (正岡 ), nhưng vì mắc bệnh lao và hay thổ huyết, nên ông lấy bút hiệu Shiki từ Nhật ngữ hototogisu tức là tên chim coucou quốc quốc hay Đỗ Quyên, có tiếng hót áo não nhỏ máu tươi hồng.

Chim Đỗ Quyên của Shiki cũng như của tôi yêu quý, là Mourning Dove, Zenaida macroura, chim quốc-quốc-tang màu nâu nhạt, đuôi rẽ quạt trắng, có tiếng kêu áo não, thuộc gia đình bồ câu Columbida, trong số có bồ câu trắng, bồ câu xám, cu đất, cu ngói, cu cườm …

Chuyện kể vua Đỗ Vũ nhà Thục bên Tàu mất nước, chết thảm hóa thành chim, mỗi độ Xuân về bi ai cất tiếng thương tiếc cố quốc, xao xuyến hót não lòng nhỏ lệ rơi xuống thành những giọt máu tươi…

Đỗ Quyên đề huyết, tử quy ai minh.

Đỗ Quyên khóc thành máu/ quay về kêu áo não.

Đỗ Quyên còn mang tên Tử Quy là vậy.

Thiền sư Masaoka Shiki là người thứ tư trong bốn bậc thầy về thơ haiku Nhật Bản. Trong khi ba vị kia, Thiền sư Matsuo Bashô/Ba Tiêu – người khai sinh haiku – Yosa Buson, và Kobayashi Issa, là những nhà tiên phong haiku trong giới thượng lưu trí thức xa lìa quần chúng, thì Masaoka Shiki đem haiku phổ cập vào dân gian, đem hiện thực đi liền tưởng tượng, chủ quan kề cận khách quan, thấy hư lồng trong thực, thấy có trong không, hiện tại nối quá khứ liền tương lai, thổi luồng sinh khí vào thơ và làm sống động thể văn ngắn này.

Tuy nhiên, Masaoka Shiki vẫn tôn trọng hình ảnh thiên nhiên đặc biệt truyền thống Nhật nhưng đổi mới, với luồng sinh khí ảnh hưởng Tây phương, lồng tư tưởng vào hình tượng.

Ngoài thi tài, Masaoka Shiki còn viết văn, vẽ, viết bình luận, làm báo… Bên dưới là tranh chân dung tự họa:

Bài thơ nổi tiếng của Masaoka Shiki được phổ biến khắp thế giới là bài Cn Hng viết cuối tháng 10, 1895, xin trang trọng nhắc lại để tưởng niệm:

柿くへば鐘が鳴るなり法隆 kaki kueba

kane ga narunari

Hōryū-ji

I bite into a persimmon

and a bell resounds—

Hōryū-ji

răng cắn ngập trái hồng

tiếng đại hồng chung Chùa Pháp Long

vẳng vang vọng… booong…

Đại hồng chung Chùa Nhật
http://www.01.246.ne.jp/~yo-fuse/bungaku/kakikueba/kakikueba.html

カブリツク熟柿ヤ髯ヲ汚シケ Kaburitsuku

jukushi ya hige o

yogoshikeri

I sink my teeth

into a ripe persimmon—

it dribbles down my beard

cắn răng vào thịt hồng

mật ngọt giòng giòng tuôn tứa tuôn

râu đầm đầm ướt đẫm… 

三千の sanzen no
俳句を閲し haiku wokemishi
柿二つ kaki futatsu

three thousand haiku                              ba ngàn bài haiku

I have read through, and now –             ta đã từng đọc qua, và chừ –                       two persimmons                                   còn hai trái hồng thu    

                                                               ba ngàn bài haiku

                                                               ta đã say mê đọc, và chừ –

                                                               hai trái hồng đỏ rừ…

                                                       

一桶の水う

ちやめばほろほろと

露のたま散る秋草の花

hitooke no

mizu uchiyameba

horohoro to

tsuyu no tama chiru

akikusa no hana

the bucket’s water

poured out and gone,

drop by drop

dew drips like pearls

from the autumn flowers

nước trong thùng rò rỉ hết

từng giọt từng giọt ngọc trong veo

rụng từ lá thu vèo…

yuku ware ni

todomaru nare ni

aki futatsu

I am going

you’re staying

two autumns for us

tôi sắp sửa giã từ

các bạn chừ đang còn lưu lại

hai Thu cho chúng ta…

Thủ bút của Masaoka Shiki ghi ba bài thơ cuối đời

鶏なくや                       torinaku ya                        dưới chân núi Phú sĩ                   

小富士の麓                  kofuji no fumoto          văng vẳng tiếng gà râm ran gáy

桃の花                            momo no hana                một cánh hoa đào rơi             

故郷は                           furusato wa                         tít tắp quê nhà xa         

いとこの多し             itoko no ooshi                  ta còn nhiều anh em họ hàng    

桃の花                            momo no hana                 và ngàn đóa hoa đào

松の根に                       matsu no ne ni                  dưới gốc cây thông già

薄紫の                            usumurasaki no              e ấp đóa hoa màu tim tím

菫かな                            sumire kana                     của một khóm rau cần.

Tảng đá bia tưởng niệm Masaoka Shiti dựng trước khu bảo tàng lưu niệm phía Tây Bắc tại đô thị Matsuyana, Ehime, ghi ân một tài hoa cải tiến sinh động thơ haiku.

Bia khắc chữ Nhật, dịch ra tiếng Anh “ Come as old when such revenues of rice Braced this Castle Town”.

118 năm sau bài thơ Cn Hng của Masaoka Shiki sáng tác vào tháng 10, 1895, gom lại một số bài haiku Mùa Thu – Hng Thu – tôi trang trọng viết bài này để tưởng niệm một thi tài yểu mệnh.

***

Hoa bang, tháng 10 2013

Trần thị LaiHồng

Chú thích:

     http://www.cc.matsuyama-u.ac.jp/~shiki/kim/newlast3haiku.html

  • Bia tưởng niệm Matsaoka Shihi

http://ja.wikipedia.org/wiki/%E3%83%95%E3%82%A1%E3%82%A4%E3%83%AB:Shiki_Masaoka_stone_monument_is_recognized_as_one_of_the_symbols_of_Matsuyama-City.JPG

  • Ngày Xuân Thơ Xuân Haiku Xuân, Trần thị LaiHồng

http://huongxua.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1868&lang=vi

http://khoahocnet.com/2012/02/06/tr%E1%BA%A7n-th%E1%BB%8B-laih%E1%BB%93ng-ngay-xuan-th%C6%A1-xuan-haiku-xuan/#more-3561

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.