Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung học TĂNG BẠT HỔ

Tác giả: Võ Xuân Đào


LTS: Ở vùng đất được mệnh danh “đất vỏ, trời văn” là Bình Định; trước đây, khi đề cập đến chuyện học, người ta sẽ nghĩ ngay đến hai ngôi trường công lập nổi tiếng đó là Trung học Cường Để – Qui Nhơn và Trung học Tăng Bạt Hổ – Bồng Sơn. Một trường ở phía Nam và một trường ở phía Bắc tỉnh. Nó nổi tiếng không phải vì nguy nga tráng lệ hay cổ kính đài trang, mà vì để được vào học phải trải qua một kỳ thi tuyển nghiêm ngặt, gay cấn (thời bấy giờ, trúng tuyển vào trường không chỉ là niềm tự hào của cá nhân, mà còn là niềm vinh dự của cả gia đình, xóm làng); vì nơi đó có nhiều học sinh giỏi, chiếm tỷ lệ, vị thứ cao trong các kỳ thi (trung học đệ nhất cấp, tú tài); vì có nhiều thầy, cô dạy bằng cái tâm của mình, không chỉ truyền đạt kiến thức cho học trò, mà còn dạy cho học trò của mình nhân cách sống, đạo lý làm người bằng chính cuộc sống thường nhật của bản thân; và vì đã góp phần trong việc đào tạo nên nhiều người giữ những trọng trách cao của đất nước cùng những công dân hữu ích cho xã hội. 

Để giúp các bạn có được những nét cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của mái trường mình đã theo học trong những năm tháng ấu thơ, một ngôi trường mà chỉ cần nói ba tiếng TĂNG BẠT HỔ, người ta nghĩ đến BỒNG SƠN hoặc ngược lại nói đến Bồng Sơn, người ta nghĩ đến trường Tăng Bạt Hổ; chúng tôi xin giới thiệu bài viết “Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung học TĂNG BẠT HỔ” của bạn Võ Xuân Đào (khóa 68-75) và Nguyễn Ngọc Oanh (giáo viên của trường) dưới đây.

                                                                                                Ban Biên tập

Continue reading

Răng Khểnh

Tác giả: Song Thao

Tôi ưa tiếng hát của ca sĩ quá cố Duy Quang vì vẻ hiền hòa, da diết, chậm rãi và tâm tình của anh. Duy Quang hát rất tới một bài hát của Trần Thiết Hùng, bài “Cô Bé Có Chiếc Răng Khểnh”. “Này cô bé có chiếc răng khểnh / Sao thừa một cái chắc để làm duyên / Vội vàng chi mà hình như lơ đễnh / Để lại sau lưng tiếng hót vành khuyên”.
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên, nói theo các ông bà nha sĩ thì đây chỉ là chiếc răng nanh mọc lệch vào trong hoặc mọc lệch ra ngoài do nhiều nguyên nhân. Răng khểnh có thể do di truyền. Ông bà cha mẹ có răng khểnh chuyển đặc tính này cho con cháu. Cũng có thể răng khểnh là do bẩm sinh. Khi trẻ mọc răng có kích thước không đồng đều, hàm răng không đủ chỗ để răng mọc. Khi thay răng, có thể răng sữa chưa rụng nhưng răng cố định đã mọc, chen chúc nhau dành chỗ khiến răng khểnh ra. Cũng có thể do thói quen của trẻ, hay dùng lưỡi đẩy răng đang mọc khiến chúng khểnh ra.

Continue reading