Một Thoáng Nông Sơn, Quảng Nam

Tác giả: Minh Triết

Lần về Đà Nẵng ngày giỗ ông nội và ba đúng dịp cuối tuần nên tôi có
dịp xem Pháo hoa Quốc tế trên sông Hàn. Ngày sau Chủ nhật xuống
Hội An ngắm lung linh đèn màu trên sông Hoài. Tưởng xong việc về
nhà chuyến xe đêm. Nhưng đứa em trai rủ tôi đi Nông Sơn. Tôi háo
hức chờ đợi bấy lâu, hôm nay trải nghiệm.
Để thay đổi cảnh quan, tôi đề nghị em nên đi theo con đường mới.
Thế là xe bon bon dọc tỉnh lộ 605 lên núi Bồ Bồ. Bồ Bồ thuộc xã Điện
tiến. Thị xã Điện Bàn. Bao phủ ngọn đồi là những hàng thông nối tiếp
nhau xanh mát, mang vẻ yên bình. Tôi say mê ngắm nhìn, cuốn hút
với thiên nhiên trong lành, tương đối còn mang vẻ hoang sơ, thơ
mộng. Bên dưới dòng sông Thu tĩnh lặng, uốn lượn rùng thông Bồ Bồ
nên là một điểm du lịch vô cùng ấn tượng, thu hút nhiều du khách
tham quan , khám phá vào những ngày cuối tuần

Continue reading

Thuốc Tiên

Tác giả: Nguyễn Đình Phượng Uyển

Bao nhiêu năm rồi nhỉ, không còn nghe ai gọi mình với tên lót hẳn hoi. Chị Uyển, cô Uyển, bác Uyển rồi đến bà Uyển…
Cho tới hôm nay, hơn bốn thập kỷ gặp lại bạn ấu thời và thầy cũ, ngỡ ngàng nghe thầy bạn gọi “Phượng Uyển”
Mà có phải mình tôi đâu, cả lớp đều được gọi với tên lót như thế, nào là Hồng Mai, Anh Tú, Hà Uyên, Trung Kiên…Nguyên một thời ton tỏn đến trường, rủ nhau đi học í ới, miệng mút que kem, tay chân dính mực tím ngắt…ùn ùn kéo về. Không tưởng được mấy ông oắt chuyên quần đùi, dạng chân bắn bi khoe cả của quý và mấy thị mẹt khoái chơi nhảy dây lộn mèo, áo tuột tận nách, vội vàng đứng dậy túm áo, che che núm ngực mới trổ nay tóc đã hoa râm, gọng kỉnh xề xệ, vết nhăn hằn sâu trên mắt trên cổ, tay chân gân guốc, to bè…Bạn à, chúng ta đã đi một quãng đường dài, gập ghềnh, sôi nổi với đủ thăng trầm, đủ đến mức đã đến lúc mình có quyền đứng lại, uống chén trà và cộng cuốn sổ đời…

Continue reading

Đọc Thơ Tuệ Sỹ

Tác giả: Cư Sĩ Vĩnh Hão

Do tính cách đọc thơ hoàn toàn chủ quan như đã nói ở trên, xin bạn đừng xem đây như một
thiên khảo cứu hay một bộ sưu tập về thi ca Việt-nam. Tôi đọc bằng cảm xúc, không đọc
bằng kiến thức. Nếu những lời bàn nào đó của tôi đối với một bài thơ mà không đúng ý tác
giả thì chẳng có nghĩa rằng tôi hiểu sai đâu, mà chỉ vì tôi đọc thơ tác giả đó bằng cái hồn,
cái giọng, cái cảm xúc của tôi đấy thôi. Xin đừng càm ràm, phiền trách. (Vả chăng, này các
thi nhân, các bạn có thể nào chỉ tôi làm thơ cách sao mà không bị người khác hiểu sai ý
không?) (trích LỜI THƯA của Vĩnh Hảo viết cho các trang “Đọc thơ”).

Ai có thể tưởng được đây là bài thơ ngắn của một nhà sư?

 

Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn

Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao

Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận

Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.

 

Ở đây không cần phải luận bàn làm gì sở học uyên bác và trí tuệ cao thâm của nhà sư tác giả bốn câu thơ ấy. Chỉ nói riêng chút xíu về hồn thơ, hơi thơ của ông qua vài bài thơ mà nhiều người từng đọc và say mê. Trước nhất là bài thơ vừa đọc ở trên (có trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn), tựa đề: Thoáng Chốc. Continue reading

Thầy Tuệ Sỹ – Bậc Thạc Đức Và Nhà Giáo Dục Lớn

Tác giả: Bạch Xuân Phẻ

Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư mở (Wikipedia) nói về Thầy Tuệ Sỹ, “… Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả và là một người bất đồng chính kiến với Chính phủ Việt Nam. Ông hiện là Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[1] Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách khoa Phật học Đại Tự điển.[2]”[3]

Continue reading

Những Niềm tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Tất cả mọi nhóm dân tộc đều có một hệ thống giá trị làm nền tảng cho cuộc sống. Những giá trị này bắt nguồn từ những niềm tin về hiện thực do giáo huấn trực tiếp của hệ thống giáo dục chính quy đem lại hoặc gián tiếp qua sự chuyển tải truyền thống của gia đình hay bộ lạc. Những niềm tin này được thể hiện bằng những hành động dần dà biến thành tập quán mà người ta thường quan sát được qua những phản ứng vô thức của con người. Một phản ứng vui vẻ hay tức giận đột phát có thể được truy nguyên từ niềm tin vào một giá trị nào đó. Tìm ra được những niềm tin này là hiểu được những động năng thúc đẩy hành động của con người.

Continue reading