Vịnh Cây Tùng

Tác giả: Phan Siêu

Quanh năm suốt tháng vượt lên không
Gió rét mưa chan chẳng nản lòng!
Bởi thế bốn mùa thong thả vững,
Nên chi đôi núi ngỏng trơ ngồng.
Bình an nhật nguyệt phong tình tứ,
Lặng lẽ thời gian vũ cảm thông!
Vách đá thềm hoa tùng thẳng đứng,
Biển khơi sóng vỗ xoá gành rong!

Phan Nam Đông Bắc 19-01-2024. Continue reading

Bài III Những Niềm Tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như Là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống (Tiếp theo Bài II)

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Tronng bài I, chúng tôi trình bày niềm tin của người bình dân Việt Nam vào trí thông minh như là một công cụ để thực hiện những lựa chọn thích hợp cho cuộc sống. Chủ điểm của bài II là niềm tin vào giá trị của cần lao, một phương tiện tạo nên những sản phẩm vật chất cần thiết cho cuộc sinh tồn. Nhưng ngoài những nhu cầu vật chất, con người còn có những nhu cầu tinh thần. Do đó, bài này (bài III) tập trung vào niềm tin của người bình dân Việt Nam vào những giá trị tinh thần tiêu biểu nhất. Khi nói đến những giá trị tinh thần, người ta không thể không nói đến ảnh hưởng của đạo Nho về quan điểm Nhân Nghĩa. Nhân Nghĩa là phạm trù chủ đạo của Nho giáo. Và Nhân Nghĩa của Nho giáo là một ý niệm trừu tượng. Khi Tử Trương hỏi Khổng Tử ý nghĩa của từ “Nhân” thì Khổng Tử định nghĩa bằng cách khai triển nội hàm ngữ nghĩa của từ “Nhân” với 5 từ trừu tượng khác, theo phương pháp quy nạp. Và khi được hỏi đến ý nghĩa của từ “Nghĩa” thì Khổng Tử trả lời là “đạo lí”, là “lẽ phải” trong lúc “đạo lí”, “lẽ phải” cũng chỉ là những từ ngữ mang tính trừu tượng, chưa được cụ thể hoá bằng những thí dụ về hành động trong cuộc sống. Khổng Tử còn dùng phương pháp diễn dịch bằng cách đối nghịch ngữ nghĩa, như “Nghĩa” đối nghịch với “Lợi”, để làm sáng tỏ ý nghĩa của từ “Nghĩa”. Đạo Nhân của Khổng Tử bao trùm Nghĩa trong lúc Mạnh Tử và nhất là Tuân Tử lại đặt Nghĩa ngang hàng với Nhân theo quan điểm là không những Nghĩa đối nghịch với Lợi mà còn có nghĩa là lẽ phải, điều nên làm theo bổn phận được đề xuất từ góc độ “lí” còn Nhân, theo Tuân Tử, nghiêng về “đức” hơn1 . Tuy nhiên, những lối giải thích này chỉ là một cuộc phiêu lưu không có điểm ngừng, đi từ từ ngữ trừu tượng này đến từ ngữ trừu tượng khác mà trong thực tế chỉ nên để dành cho những học giả chuyên cứu về lí thuyết hơn là cho những người bình dân.

Continue reading

Động Hoa Vàng

Tác giả: Phạm Thiên Thư

1
Mười con nhạn trắng về tha
Như Lai thường trụ trên tà áo xuân
Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền
Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
2
Xe lên bụi quán hoa đường
Qua sương trắng dậm phố phường úa thu
Tiếng chim ướt sũng hai mùa
Hạt rơi thêm lạnh hững hờ mây qua Continue reading

Người xưa đâu…?

Tác giả: Trần Ngọc Phương

Chiều tàn ngã bóng, bầu trời dịu nắng, không gian thoáng đãng hơn, gió se se lạnh, nhìn tầng tầng lớp lớp mây trôi xa xa, trong đầu thì thầm bản nhạc mà anh bạn học người Chăm ngày xưa đã chỉ vẽ cho. Hỡi em Chiêm nữ em ơi / Nhìn chi chân trời / Đồ Bàn thương nhớ xa vời…  Bỗng chợt gợi nhớ tới hình ảnh thời niên thiếu. Những ngày trốn học, cùng nhóm bạn thân đạp xe hơn cả chục cây số, trưa nắng mệt rã người, nhưng vẫn ráng, dắt xe cọc cạch lên đồi, để mà thưởng lãm cảnh quan của Tháp Cánh Tiên. Ngọn tháp Chăm đẹp nhất vùng, có tầng trên trang trí những phiến đá hoa văn nhô ra, từ xa nhìn như đôi cánh của tiên nữ, trông thanh thoát. Rồi cả nhóm đạp xe lòng vòng thăm di tích thành Đồ Bàn, cũng là thành Hoàng Đế (Tây Sơn) sau này. Tháp Cánh Tiên thì còn đó, sừng sững với thời gian. Nhưng thành Đồ Bàn thì chỉ còn lại một đoạn tường thành gạch đá đổ nát, cây cỏ um tùm. Trông mà chạnh lòng. Kinh đô với cung điện thành quách một triều đại oanh liệt của Chiêm Quốc, đã suy tàn và bị diệt vong qua chiến tranh, giờ còn lại là một bức tường gạch ngã màu đen loang lổ bám rêu xanh. Chế Lan Viên có lẽ cũng cám cảnh xưa ấy mà thốt lời ngậm ngùi:

Đây, những Tháp gầy mòn vì mong đợi / Những đền xưa đổ nát dưới Thời Gian
        Những sông vắng lê mình trong bóng tối / Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than
        Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn / Muôn Ma Hời sờ soạng dắt nhau đi… Continue reading

Chỗ Của Tôi

Tác giả: Nguyên Hạ_Lê Nguyễn

Chỗ của tôi là ở chốn này…một nơi chốn biệt mù quê hương tôi.
Mùa đông về cũng có sợi tuyết bay, cho lữ khách nhớ nhà thêm chút nữa, ở đó tôi cũng có căn nhà với đủ đầy những tiện nghi có được
.Nhưng tôi vẫn cho rằng đó chưa phải chỗ của tôi.
Những tháng năm qua trong tiết trời đông giá, tôi vẫn nhớ hoài thành phố của tôi, thành phố đã cưu mang tôi suốt thời tuổi nhỏ, tuổi thanh xuân mang cả trái tim tôi, những bạn bè, những mái trường với những học trò nhỏ thân thương..ở đó bao cảnh vật mến yêu , đã qua bao tháng năm nhìn tôi khôn lớn….
Continue reading