Category Archives: Sử xưa

Hùng Vương Có Phải Là “Vua” Hùng?

Tác giả: Thiếu Khanh

Sau khi dịch cuốn sách The Birth of Việt Nam của Giáo sư Tiến sĩ Sử học Keith Weller Taylor (Công ty Văn Hóa Truyền Thông Nhã Nam và nxb Dân Trí xuất bản tháng 3/2020, với nhan đề Việt Nam Thời Dựng Nước), tôi viết thêm một bài cảm nhận của mình về các “Vua” Hùng và thời kỳ này của lịch sử, “The Birth of Vietnam, Dịch và Ngẫm Nghĩ,” để “Thay lời dịch giả” cho cuốn sách. Nhưng bài viết này chỉ được phổ biến trên các trang mạng Internet và một vài tờ báo hay tạp chí ở nước ngoài, chớ không được in vào sách. (Tuy nhiên, học giả Ngô Nguyên Nghiễm có cho in lại toàn bài trong phần Phụ Lục II, Quyển Hạ, bộ sách đồ sộ Chân Dung Văn Nghệ Sĩ Qua Góc Nhìn Ngô Nguyên Nghiễm, nxb Hội Nhà Văn, 2020).

Hôm nay nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, TK trích một đoạn từ bài viết này post trên Fb để chia sẻ một quan niệm lịch sử của mình với các bạn nào quan tâm. Phần trích hơi dài. Continue reading

Đôi Nét Về Vua Quang Trung(1753 – 1792)

 

Viết bởi Lão Bà Bà

* Tương đài Quang Trung nằm trong khuôn viên Bảo Tàng Quang Trung( Huyện Tây Sơn – Bình Định)

1) Quê quán

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly, vào lập nghiệp ở ấp Tây Sơn, đất Phú Lạc Bình Định và đổi họ thành họ Nguyễn.

Continue reading

Đôi Nét Về Trần Quốc Tuấn(1232 – 1300)

Viết bởi Lão Bà Bà

 

Tượng Trần Hưng Đạo ở làng biển Hải Minh, thành phố Quy Nhơn. Hải Minh là một làng biển nhỏ nằm trên bán đảo Phương Mai. Được khởi công năm 1972 và hoàn thành năm 1973, tác giả thiết lập đồ án và điêu khắc tượng đài Trần Hưng Đạo là kiến trúc sư Đàm Quang Việt, với sự trợ giúp của ông Mai Trọng Truật – Giám đốc công trường. Kinh phí xây dựng do Hội Đức Thánh Trần Hưng Đạo tổ chức quyên góp.

1) Quê Quán

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn: quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay. Sinh ra ở kinh đô Thăng Long. Continue reading

Định dịch bài thơ Xuân Vãn của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308).

*Hình ảnh: Lương -Vân Các

Ngài là một vị vua anh minh lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn,
một thi sĩ uyên thâm, một thiền sư đắc đạo, và hơn hết Ngài là một vị
Sư Tổ Thiền Việt Nam. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Uyên Tử lúc
ngài 41 tuổi sau khi nhường ngôi lại cho con là Vua Trần Anh Tông
(1276-1320).  Trong những thi phẩm của Ngài, thơ xuân chiếm một phần
rất lớn.  Một trong những bài thơ đó là bài “Xuân Vãn”.  Có lẽ Ngài
chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng
ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể
thấu triệt được. Bài thơ như sau:

Continue reading