Category Archives: Bình thơ

Nhà Thơ Tình. Ông Hoàng Thơ Tình Xuân Diệu.

Tác giả: Trần Thị Hiếu Thảo

Nhà Thơ Tình.Ông Hoàng Thơ Tình Xuân Diệu.

Tôi thật sự ngày trước ít say mê thơ tình Xuân Diệu- (XD)  Vì có lẽ say mê cái gì đó cũng là do nhiều những nhân duyên gộp thành mà thôi. Nếu chưa đủ duyên thì khó mà cảm nhận được theo ý người khác muốn. Tôi lớn lên là yêu hai dòng thơ đó là HMT và NB. Tuy nhiên nếu tôi cố nhớ lại là sau 1975. Các quyển nhạc các anh chị thanh niên yêu thích và chép hát. Trong đó các chị, tôi thấy có ghi bài thơ Biển của XD, và ghi bài ngập ngừng thơ của Hồ Dzếnh. Có lẽ các chị tôi yêu cái lãng mạn của dòng thơ đó. Tôi vẫn ghé mắt đọc các con chữ của dòng thơ đó, nhưng tôi không để ý lắm, và không thấy nó hay.
?  Có lẽ tôi còn nhỏ quá hay sao ấy? Tôi chưa đủ cảm nhận v.v… Rồi lớn lên tôi chỉ dành trái tim cho thơ HMT và NB. Như tôi thấy nó hạp với tôi nhiều hơn… Chuyện này cũng không thể lý giải hết. Có lẽ cuộc đời và số phận hai nhà thơ kia HMT Và NB gây cho tôi cái cảm động xót xa nhiều hơn chăng? Chắc vậy! Continue reading

Mùa Thu Miền Tây Với Bông Điên Điển

Tác giả: Minh Triết

Thời gian lặng lẽ trôi. Ngày qua, tháng lại, rồi mùa thu nữa về. Thu về với nắng hanh vàng, bầu trời trong xanh, cây trái mơn man, tình yêu như lắng đọng. Thu về với từng cơn gió hiu hiu làm đong đưa các loài hoa giữa phố phường, tỏa hương thơm ngát.Thu về với giọt sương còn e ấp trên cành lá, phủ mờ cả mặt hồ vào buổi sớm mai và mây trôi bàng bạc lúc hoàng hôn. Mùa thu đã lay động các văn thi sĩ để viết lên những tác phẩm sống mãi với thời gian. Trong số ấy, tiêu biểu là cụ Nguyễn Khuyến  với nhiều bài mùa thu. Continue reading

TẢN MẠN VỀ Vợ Người Làm Thơ

Tác giả: Người Dưng

Luân Hoán làm thơ cho vợ khá nhiều. Chỉ trong tập Thơ Thơm Từ Gốc Rễ Tình, đã có đến 29 bài. Điều đáng nói, sau nhiều năm thành hôn, vợ ông vẫn là người tình ruột của ông. Nếu đọc kỹ thơ ông, chúng ta có thể xác định được điều này thật rõ ràng. Đã có vài người bạn thân của nhà thơ, dựa vào thơ hoặc đời sống thường ngày, để vẽ ra một bà Luân Hoán. Một nhà thơ Phan Ni Tấn (Người bạn đời trong thơ Luân Hoán), một nhà văn Hồ Đình Nghiêm (Tiếng chim). Tôi, một phụ nữ, sau khi đọc thơ, cũng cảm kích muốn viết ít dòng về người đàn bà ruột của nhà thơ, nhưng không trích dẫn một câu thơ nào. Continue reading

NS Đặng Nho Và Chút Duyên Văn Nghệ Huế Trên Đất Mỹ

Tác giả: Trần Kiêm Đoàn

“Đặng Nho và chút duyên văn nghệ Huế trên đất Mỹ” là lý do mà anh Hoàng Ngân Hà gọi tên cho cuộc gặp mặt thân hữu vui đón nhạc sĩ Đặng Nho tại tư thất của anh ở Sacramento, thành phố thủ phủ tiểu bang California hôm “song Tứ” – ngày 4 tháng 4 năm 2017.

Nhạc sĩ Đặng Nho là một trong những người hoạt động văn nghệ thuộc hàng cựu trào, vang bóng một thời của thành phố Huế. Với niên kỷ “bát thập cổ lai đa”, nghệ sĩ Đặng Nho xuất hiện trước sự vui mừng và ngạc nhiên của thân hữu. Vui mừng vì anh là một khuôn mặt văn nghệ hiếm hoi của Huế trong số những nghệ sĩ âm nhạc thời danh cùng hay gần thế hệ của anh xuất thân từ Huế hầu hết đã ra đi như: Nguyễn Hữu Ba, Ngô Ganh, Văn Giảng, Ưng Lang, Lê Mộng Nguyên… Đồng thời bên cạnh niềm vui chào đón là sự ngạc nhiên đầy thú vị vì Đặng Nho xuất hiện như một thanh niên phương cường và trẻ trung với trang phục “white jean” và áo thun “hiking” trong buổi đầu xuân trời còn lạnh. Continue reading

Lửa Tây Sơn Rực Sáng Ý Chí, Tinh Thần Dân Tộc

Tác giả: Lê Hoài Lương

(Đọc trường thiên tiểu thuyết lịch sử “Tây sơn tam kiệt- Nhất thống sơn hà” của Vũ Thanh, Nxb. HNV 2017)

Lê Hoài Lương

1.

Đây là phần 2 trong tổng thể bộ 3 “Tây Sơn tam kiệt”, gồm: “Én liệng Truông Mây”, “Nhất thống sơn hà” và “Gia Định tam hùng” của nhà văn Vũ Thanh. Khởi đầu là cuộc khởi nghĩa Truông Mây của Chàng Lía- một nhân vật không được nhắc tới trong chính sử nhưng sống động trong bài chòi, ca dao, hò vè suốt Nam Trung bộ những năm cuối thập kỷ 60, thế kỷ XVIII. Và kết thúc với việc nhà Nguyễn Gia Miêu diệt Tây Sơn, đầu thế kỷ XIX, 1802, khi vua Gia Long lên ngôi. Chuyện ai thống nhất sơn hà sau hơn 200 năm đất nước chia cắt cuộc Trịnh- Nguyễn phân tranh với 7 trận chiến “nồi da nấu thịt”, huynh đệ tương tàn, còn nhiều ý kiến tranh biện, ở đây không bàn. “Nhất thống sơn hà” gồm 4 tập, gần 1700 trang sách, bắt đầu từ “Áo vải cờ đào” Tây Sơn tam kiệt khởi nghĩa đến kết “Mùa xuân hùng võ” sau chiến thắng hơn 20 vạn quân Thanh và vua Quang Trung đột ngột băng hà khi mọi dự án lớn lao đành dang dở. Continue reading

Ta Về, Thơ Tô Thùy Yên – Người Ðọc: Hạc Bút Ông

Tác giả: Hạc Bút Ông

Có thể nói rằng Ta Về là một bài thơ lớn. Nó chứa đủ mật đắng và lòng kiêu trong từng sợi tóc, từng hơi thở, ở cảnh giới tù đầy và cũng ở bên ngoài rào kẽm gai tâm thức. Thơ bốc lửa ở từng chữ và cũng ở ngoài chữ.

Ta Về, 124 giòng cuồng lưu, chẩy miết trong thơ. Nó chế ngự cảm thức người đọc thật dễ dàng. Từ gặp lần thứ nhất, và vĩnh viễn ở cùng ,như một người tình chung thủy. Hôm nay, ngồi đọc lại, ta vẫn còn đầy nguyên cơn sũng nghẹn trong hồn. Từ cái tâm cảnh ngậm ngùi, hào sảng ở kẻ bại binh, mà lòng còn vằng vặc trăng sao trước tan vỡ, mất mát khắp cùng. Tưởng như Ta Về, đã hình thành từng nét trong đầy đọa khổ sai. Ta Về, từ tuyệt vọng chôn chân nơi đáy ngục, thức ngủ với kẻng khua. Ta Về dù đã góc núi vùi thây, đã trăm năm đứt gánh.

TA VỀ

Tiếng biển rừng nao nức giục

Ta về cho kịp độ xuân sang

Ta về một bóng trên đường lớn

Thơ chẳng ai đề vạt áo phai

Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ

Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay.

Continue reading

Vào Cõi ‘Tâm Trong’

Mời xem:

 

TÂM TRONG

 

 

Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ — gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc — có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.

Continue reading

Theo vết mùa thu – Kim Đức người bắt bóng chữ

+Đọc Nỗi Nhớ và mùa thu trong thơ Quế Anh

qua lời bình Kim Đức

Mùa thu là mùa của thơ ca, nhạc họa…biết bao thi nhân đã bạc đầu. Mỗi khi nhắc đến mùa thu văn nghệ sĩ và bạn đọc nhớ Tiếng Thu của  Lưu Trọng Lư trong tâm trạng khắc khoải nao lòng. Nhà thơ đã thả những sợi tơ vương vấn trong giai điệu mùa thu với ngôn ngữ xuất thần :

Em nghe không mùa thu!

Dưới trăng mờ thổn thức

Em nghe không rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ

Em nghe không rừng thu!

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô

(Tiếng Thu –Lưu Trọng Lư) Continue reading

Viết về nhà thơ Yến Lan – Bến My Lăng!

Tôi có ba thứ để mê đó là âm nhạc, hội họa, và thi ca… Đặc biệt là thi ca, tôi mê thi ca từ khi còn nhỏ. 14 – 15 tuổi, tôi đã mê đọc Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Truyện Phan Trần, sau đó mê thơ đọc thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Xuân Diêu, Lưu trọng Lư, Thế Lữ, Đinh Hùng, và nhiều nhà thơ khác.v.v… Thế mà tôi chưa biết một nhà thơ Yến Lan gốc chính trên quê hương Bình Định của tôi.(Tôi thật là thiếu sót bỡi tôi lớn lên sau 1975 là tôi 11 tuổi), nhưng tôi không thấy thơ in của nhà thơ Yến Lan? Dù tôi nhớ không lầm năm học 11 hay 12 gì tôi đã được đọc tập thơ của Lệ Thu, sau bìa có ghi là quê Bình Định, tôi mượn tại thư viện Phù Mỹ. Lúc đó tôi vẫn thường mượn đọc những nhà thơ Phụ nữ Việt Nam tuyển tập. Đối với tôi là cô bé ăn thèm hàng, quà vặt và con mọt  sách từ  đó..

Ngọt Ngào Tiếng Mẹ “Hương Xưa”

 

Những cung thanh cung trầm từ tiếng đàn bầu réo rắt trên sân khấu vọng lại kia không ai xa lạ vẫn là anh, gần gũi thân thiết quá, đã từng gắn bó cả cuộc đời cho bộ môn nhạc cụ cổ truyền dân tộc, mang cốt cách người Việt Nam giản dị mà thanh cao, đơn sơ mà phong phú. Bởi lúc này anh thả hồn theo một tiếng tơ đồng hòa giọng ngâm thơ của nghệ sĩ Kim Thành trong sắc áo dài xanh lá mạ góp chút ngọt ngào tiếng mẹ, vô cùng sang trọng cho đêm cuối tuần ra mắt tập “Hương Xưa Gởi Lại” của nhiều tác giả (NXB Hội Nhà văn, 2015) khó mà kép kín trong một không gian quán cà phê Khánh Mỹ giữa thành phố Quy Nhơn này!…

Continue reading