* Năm nay , Lễ Thầy Cô Giáo ở Quy Nhơn diễn ra
trong khung cảnh đơn sơ nhưng ấm cúng vì một
số quý Thầy Cô họp mặt ở Sài Gòn chưa về.
Sau đây là vài hình ảnh:
* Học trò Thanh Thảo và Cô Hoàng Hoa, Cô Đến, Thầy Quán. Continue reading
* Năm nay , Lễ Thầy Cô Giáo ở Quy Nhơn diễn ra
trong khung cảnh đơn sơ nhưng ấm cúng vì một
số quý Thầy Cô họp mặt ở Sài Gòn chưa về.
Sau đây là vài hình ảnh:
* Học trò Thanh Thảo và Cô Hoàng Hoa, Cô Đến, Thầy Quán. Continue reading
{jcomments on}
Tôi còn nhớ rất rõ buổi nhảy đầm lậu đầu tiên hôm ấy. Buổi party do người bạn tổ chức ngay trong trường Đại Học Sư Phạm nằm dưới chân cầu Trương Minh Giảng, ngôi trường trước kia là lớp học bây giờ đã trở thành khu nội trú tập thể cho gia đình giáo sư và nhân viên ngành sư phạm.
Khi chúng tôi đến đã có sẵn được năm sáu cặp, nghĩa là hơn chục người, đang quây quần trò chuyện vui vẻ, bên cạnh là bàn trái cây và nước ngọt được bày biện sẵn. Chúng tôi vừa ngồi xuống nhấm nháp chút nước ngọt thì nhạc khiêu vũ trổi lên, các bạn bắt đầu ra sân. Sàn nhảy nhỏ xíu độ khoảng bốn mét và sáu mét mỗi bên, chứa cũng vừa chừng đủ bấy nhiêu cặp nhảy. Bản nhạc này nối tiếp bản nhạc khác và điệu nhạc cũng thay đổi theo từng bài, nhưng tôi vẫn còn ngần ngại chưa ra sân. Tôi ngại ngùng vì lối nhảy các bạn có chút khác biệt với kiểu tôi từng biết, thêm nữa đây là lần đầu tiên nhảy cặp với một người phụ nữ khác trước mặt bà xã đang ngồi nhìn ra từ hàng ghế sát tường, cảm thấy không thoải mái lắm. Tôi không nhớ ai đã kéo tôi ra sân, nhưng khi bắt nhịp theo điệu nhạc thì tôi quên hẳn mọi thứ, cứ tự nhiên nhún nhảy, nhịp nhàng với partner đối diện. Chẳng mấy chốc tôi hoà đồng vào tập thể. Người ta nói thông qua lao động con người hiểu nhau hơn, thật đúng thế, chỉ vài bước nhảy đơn giản mà tôi kết thân với nhóm bạn nhảy này, không khí trở nên hào hứng. Bà xã và người bạn học, chủ xị party này, thấy không khí rộn rịp, cũng phấn khích ngồi chuyện trò rôm rả. Continue reading
Lâu lâu, về thăm lại Sài Gòn, thăm những con đường, những hàng quán và gặp gỡ anh chị em Hương Xưa để rồi chia tay về quê cũ…
* Chưa đông nhưng cũng ấm lòng… Continue reading
Đá Vàng đây không phải tên bản nhạc của Vũ Thành An “ta lần mò leo mãi không qua được vách sầu.” bài hát gắn liền với giọng ca trầm ấm của Tuấn Ngọc, mà là tên của một công viên, Công viên Quốc gia Đá Vàng (Yellow Stone National Park) ở bang Wyoming. Và cũng là tên của tour du lịch: Yellow Stone Tour.
Chúng tôi tập trung ở khu China Town, Los Angeles vào sáng sớm. Ba người bạn, một cặp từ Los Angles, một cặp từ San Fransico xuống, một cặp từ Dallas bay sang, có mặt đúng giờ. Có tất cả năm mươi người ở khắp các tiểu bang tham gia chuyến đi có mặt đầy đủ ở bến đậu xe trước văn phòng Công ty Du lịch Bravo Travel lần lượt leo lên chiếc xe bus. Chín giờ chiếc xe khởi hành. Đây là tour du lịch bằng xe bus dài ngày. Yellow Stone National Park (Công viên quốc gia Đá vàng) là điểm nhấn chính của cuộc hành trình trong hàng loạt địa điểm tham quan khác trên lộ trình. Continue reading
Tác giả: Lão Bà Bà
Bình Định tỉnh, Quy nhơn phố, Cường Để trường, dòng dõi Phan gia mấy đời nay nổi tiếng về võ thuật.
Ai đã từng bén duyên nghiệp võ, ắt không quên câu nói của Lão Tử:
“- Tự biết mình là sáng suốt, thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình mới là kiên cường .”
Đúng thôi con nhà võ phải ngay thẳng, cẩn trọng và chu đáo và phải có tấm lòng nhân bao la, phải giữ chữ tín, cung kính mà không khinh nhờn, cần mẫn và phải thương yêu mọi người. Nối gót các bậc tiền bối thầy Mạnh Tử trước khi nhắm mắt quy tiên còn dặn dò môn đệ “- Nhân ấy là lòng của người . Nghĩa ấy là dùng để làm người ”
Phan công tử lớn lên trong cửa Khổng, sân Trình, được sự dạy dỗ nghiêm khắc của song thân, văn ôn võ luyện nên chẳng mấy chốc đã trở thành một nhân tài của võ lâm, chàng học một biết mười, quyền, cước, phi tiêu, nhị khúc đều thông thạo, nhờ khí thiêng sông núi của miền đất võ un đúc, nội lực chàng lên mức thượng thừa ngang tầm với các bậc trưởng môn, có điều khi chấm tử vi cho chàng, thầy tướng số đã nói một câu làm Phan thái mẫu giật mình kinh sợ :
– Chàng trai này tư chất rất tốt , có điều trong lục phủ ngũ tạng thì quả tim có hơi chậm lớn, chàng sẽ yêu muộn và bị tình yêu hành hạ trong suốt cuộc đời! Continue reading
Tác giả: Mưa
Về chi
Sông đã xa nguồn
Mang theo sợi khói
Vô thường mỏng manh
Về chi
Nhoi nhói tình xanh
Buồn buồn mà nhớ
Thủa mình
Nôn nao Continue reading
Tình nghĩa giáo khoa thư là tựa một truyện ngắn trong tập truyện Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam. Truyện kể về phái viên tờ báo Chim Trời tìm đến ấp Cà Bây Ngọp vùng Hậu Giang gặp thầy Tư Có thu nợ sáu tháng tiền báo thiếu, hai người gặp nhau trò chuyện nhắc đến những bài học luân lý trong bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư mà cả hai thời trẻ từng học qua và kẻ xướng người họa, những kỉ niệm xưa thời đi học của họ quay về, dù mới gặp nhưng họ tưởng chừng như tri kỉ nhau đã lâu. Phái viên báo thấy bạn nghèo quá, không có gì để trả nợ bèn không nỡ hỏi đòi và nói lảng là đến thăm bạn đọc, rồi ra về tay không. Continue reading
10 NĂM YÊU EM
(Viết nhân ngày kỷ niêm “10 năm yêu em” của Nguyên Lương và Vân Các 1-6-2013)
Tháng 6-2003
Khi Nguyên Lương đi qua Bỉ để đón Vân Các về Mỹ, có một người bạn đã ngẫu hứng làm một bài thơ để kỷ niệm mối tình thật đẹp của hai người, bài thơ “Cuối Đời Yêu Em”. Bài thơ có những câu sau:
…Vạn lần qua một nhịp cầu
Nước xuôi hoài đợi ai đâu
Đá xanh xao tình cổ độ
Nước về đông để bạc đầu
Cuối đời rồi mà yêu em
Tuổi năm mươi tình còn mềm
Ván cuối đời ta cược hết
Mất, được gì? Em hởi em!
* Trần Viết Dũng đón Xuân với Đàn và Rượu
* Thỏ Con với Hoa Continue reading