Category Archives: About

Hương Xưa Dự Buổi Ra Mắt Tác Phẩm “Người Về Từ Trăm Năm” của Nhà văn Nam Thi.

Tác giả: Nguyễn Kim Chức – Nguyễn Quốc Tuyên

Sáng nay,24/3/2024 lên đất xưa Thành Hoàng đế dự gặp gỡ đầu xuân tại Cafe Đà Lạt,Hội Văn học Nghệ thuật An Nhơn( Bình Định)tổ chức buổi ra mắt tác phẩm NGƯỜI VỀ TỪ TRĂM NĂM của Nhà báo Nhà văn Nam Thi.
Đông đảo anh chị văn nghệ sĩ từ khắp nơi trong tỉnh đã về chúc mừng và chia vui cùng Anh.
Nhà thơ Duy Phạm(An Nhơn)và nhà thơ Ngô Văn Cư( Hoài Ân)cũng góp mặt và ký tặng tác phẩm mới .
Cô chủ bút Quốc Tuyên thay mặt Nhóm thân hữu Hương Xưa đã tặng lẵng hoa cho Nhà văn Nam Thi; đồng thời nhà thơ Bạch Xuân Lộc cũng ký tặng độc giả bộ tác phẩm mới(5 quyển) của mình .
Trân trọng chúc mừng quý tác giả cùng tất cả các anh chị rất nhiều
NKC

Continue reading

Trần Dzạ Lữ – Gọi Tình Bên Sông

Tác giả: Trần Yên Hòa

Thuở đó, lúc tuổi tôi vừa lớn, tuổi còn đi học, mỗi lần được dịp đi phố là không bao giờ tôi bỏ quên các tiệm sách. Thuở đó, Tam Kỳ có các tiệm sách như Quảng Thành, Nam Ngãi, Thư, đều nằm trên đường Phan Chu Trinh. Tiệm Quảng Thành bán sách giáo khoa nhiều hơn sách truyện. Tiệm Nam Ngãi lớn hơn, chỗ ngã ba đường, bán nhiều sách văn học và báo chí nên thu hút được nhiều khách hàng, nhất là giới học sinh, giáo sư, công tư chức. Tiệm Thư có cô chủ tên là Lệ Ngọc, tên đẹp như người, Lệ Ngọc có dáng như thiếu nữ trong tranh, nhưng tiệm sách Thư nhỏ, chỉ đứng loay hoay hai ba mươi phút rồi phải bước ra, chẳng lẽ có người đẹp ngồi trên quày nhìn mình mà mình cứ đứng đọc “cọp” báo hoài. Tôi thường tìm tạp chí Văn, đọc ở mục thư tín, “bài đã nhận được”, tôi cố xem có tên mình không, có khi có, có khi không, vì lúc đó tôi tập tễnh làm thơ gởi đăng báo. Có tên mình trả lời trong mục “Bài đã nhận được” là đã sướng đến mê tơi rồi, huống hồ gì có thơ hoặc truyện của mình được đăng, thì cái sướng còn tăng gấp bội.

Continue reading

Vịnh Cây Tùng

Tác giả: Phan Siêu

Quanh năm suốt tháng vượt lên không
Gió rét mưa chan chẳng nản lòng!
Bởi thế bốn mùa thong thả vững,
Nên chi đôi núi ngỏng trơ ngồng.
Bình an nhật nguyệt phong tình tứ,
Lặng lẽ thời gian vũ cảm thông!
Vách đá thềm hoa tùng thẳng đứng,
Biển khơi sóng vỗ xoá gành rong!

Phan Nam Đông Bắc 19-01-2024. Continue reading

Bài III Những Niềm Tin Cốt lõi của Người Bình dân Việt Nam Như Là Những Giá trị Nền tảng cho Cuộc Sống (Tiếp theo Bài II)

Tác giả: Thầy Nguyễn Văn Thái

Tronng bài I, chúng tôi trình bày niềm tin của người bình dân Việt Nam vào trí thông minh như là một công cụ để thực hiện những lựa chọn thích hợp cho cuộc sống. Chủ điểm của bài II là niềm tin vào giá trị của cần lao, một phương tiện tạo nên những sản phẩm vật chất cần thiết cho cuộc sinh tồn. Nhưng ngoài những nhu cầu vật chất, con người còn có những nhu cầu tinh thần. Do đó, bài này (bài III) tập trung vào niềm tin của người bình dân Việt Nam vào những giá trị tinh thần tiêu biểu nhất. Khi nói đến những giá trị tinh thần, người ta không thể không nói đến ảnh hưởng của đạo Nho về quan điểm Nhân Nghĩa. Nhân Nghĩa là phạm trù chủ đạo của Nho giáo. Và Nhân Nghĩa của Nho giáo là một ý niệm trừu tượng. Khi Tử Trương hỏi Khổng Tử ý nghĩa của từ “Nhân” thì Khổng Tử định nghĩa bằng cách khai triển nội hàm ngữ nghĩa của từ “Nhân” với 5 từ trừu tượng khác, theo phương pháp quy nạp. Và khi được hỏi đến ý nghĩa của từ “Nghĩa” thì Khổng Tử trả lời là “đạo lí”, là “lẽ phải” trong lúc “đạo lí”, “lẽ phải” cũng chỉ là những từ ngữ mang tính trừu tượng, chưa được cụ thể hoá bằng những thí dụ về hành động trong cuộc sống. Khổng Tử còn dùng phương pháp diễn dịch bằng cách đối nghịch ngữ nghĩa, như “Nghĩa” đối nghịch với “Lợi”, để làm sáng tỏ ý nghĩa của từ “Nghĩa”. Đạo Nhân của Khổng Tử bao trùm Nghĩa trong lúc Mạnh Tử và nhất là Tuân Tử lại đặt Nghĩa ngang hàng với Nhân theo quan điểm là không những Nghĩa đối nghịch với Lợi mà còn có nghĩa là lẽ phải, điều nên làm theo bổn phận được đề xuất từ góc độ “lí” còn Nhân, theo Tuân Tử, nghiêng về “đức” hơn1 . Tuy nhiên, những lối giải thích này chỉ là một cuộc phiêu lưu không có điểm ngừng, đi từ từ ngữ trừu tượng này đến từ ngữ trừu tượng khác mà trong thực tế chỉ nên để dành cho những học giả chuyên cứu về lí thuyết hơn là cho những người bình dân.

Continue reading