Category Archives: Tâm thơ, nhạc

Horoscopes for character traits. Discover about your true self or others

Đạo Làm Con

ĐẠO LÀM CON –
Nhạc Quách Beem-
(15p)
300 Ca sĩ trình bày
PPS: Bùi Phương .
Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời ,
Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người ,
Phải sống thế nào : để Cha đừng buồn ,
Phải sống thế nào : để Mẹ được vui ,
Tình Cha bao la như núi cao nhang trời ,
Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông ,
Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người ,
Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta ,
Dù Cha ra sao cũng luôn là Đấng Sinh Thành ,
Dù Mẹ làm sao cũng luôn Mang Nặng Đẻ Đau ,

… Chỉ 1 giây thôi … Nhắm mắt quên cuộc đời
… Chỉ 1 giây thôi hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta
… Chỉ 1 giây thôi … Nhắm mắt quên tất cả,nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương …{jcomments on}

Mùa Xuân Đầu Tiên

http://youtu.be/u3QPltjg6ao

Nhạc và lời: Văn Cao

Trình bày: Ngọc Tân

”  Một ít nắng vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xuân năm bảy sắc yêu yêu…

Thế là xuân tôi không hỏi chi nhiều,

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng…”

Xuân Diệu

MỜI QUÝ THÂN HỮU BƯỚC VÀO THỀM XUÂN BẰNG CA KHÚC NÀY

Ngọc Tân

{jcomments on}

 

Dễ Hay Khó

Lời Hay Ý Đẹp

PPS: Bùi Phương

Youtube: Bùi Phương

 

Dễ là khi đánh giá lỗi lầm của người khác, nhưng khó là khi nhận ra sai lầm của chính mình.
Dễ là khi bạn có một chỗ trong sổ địa chỉ của một người, nhưng khó là khi bạn tìm được một chỗ trong trái tim của người đó.

 

Dễ là khi nói mà không suy nghĩ, nhưng khó là khi biết kiểm soát những lời nói của mình.

 

Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó.

 

Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình.

 

Dễ là khi đặt ra các nguyên tắc, nhưng khó là khi làm theo chúng.

 

Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ.

 

Dễ là khi thể hiện chiến thắng, nhưng khó là khi nhìn nhận một thất bại.

 

Dễ là khi vấp phải một hòn đá và ngã, nhưng khó là khi đứng dậy và đi tiếp.

 

Dễ là khi hứa một điều với ai đó, nhưng khó là khi hoàn thành lời hứa đó.

 

Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày.

 

Dễ là khi phê bình người khác, nhưng khó là khi cải thiện chính bản thân mình.

 

Dễ là khi để xảy ra sai lầm, nhưng khó là khi học từ những sai lầm đó.

 

Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất.

 

Dễ là khi nghĩ về một việc, nhưng khó là khi ngừng suy nghĩ và bắt đầu hành động.

 

Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin.

 

Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho.

 

Dễ là khi đọc những điều này, nhưng khó là khi bạn thực hiện nó.

 

Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã.

 

 

{jcomments on}

Ngày xưa & Bây giờ

Lời Hay Ý Đẹp

PPS: Bùi Phương

Youtube: Bùi Phương

 

Ngày xưa cứ nghĩ khi vui thì mới cười và khi buồn ta mới khóc
Bây giờ mới hiểu khi hạnh phúc ta vẫn khóc và khi tuyệt vọng nhất ta vẫn cười.

Ngày xưa cứ nghĩ đau nhất là bị tổn thương,là mất mát,là chia ly…
Bây giờ mới biết điều làm ta đau nhất là khi buồn không thể khóc được.

Ngày xưa cứ nghĩ cưới nhau rồi sẽ sống với nhau suốt đời
Bây giờ mới hiểu được câu nói: “sao dời vật đổi”.

Ngày xưa cứ nghĩ có tờ giấy kết hôn rồi sẽ gắn kết với nhau
Bây giờ mới biết có khi tờ giấy ấy chỉ là hình thức.

Ngày xưa cứ nghĩ trân trọng, giữ gìn thì sẽ không bao giờ mất
Bây giờ nhận ra rằng càng nâng niu càng dễ mất hơn.

Ngày xưa cứ nghĩ nước mắt chỉ có khi ta buồn, ta khóc
Giờ biết ra là có lúc cười mà nước mắt vẫn cứ rơi.

Ngày xưa cứ nghĩ người lớn không bao giờ biết nói dối
Bây giờ mới biết hóa ra người lớn nói dối chẳng ai bằng.

Ngày xưa cứ nghĩ đã hứa thì nhất quyết phải làm
Bây giờ mới hiểu có khi làm cũng không còn ý nghĩa gì.

Ngày xưa cứ nghĩ ăn thật nhiều thì sẽ no, sẽ chóng lớn
Bây giờ ăn nhiều sợ bụng to, lười suy nghĩ, giống trẻ con.

Ngày xưa cứ trách cuộc sống làm mọi điều thay đổi
Giờ mới biết nó thay đổi là do lòng dạ con người.

Ngày xưa cứ nghĩ rằng xin tha lỗi là điều rất khó
Bây giờ mới hiểu tha thứ cho 1 ai đó còn khó hơn.

Ngày xưa muốn lớn lên ta phải là 1 người tốt
Giờ mới hiểu chuyện ấy không phải chỉ ở mỗi mình ta.

Ngày xưa cứ nghĩ làm sai thì sẽ sửa
Bây giờ nhận ra rằng có những lỗi lầm không thể nào sửa được.

Ngày xưa cứ nghĩ sẽ không bao giờ biết giận hờn và oán hận ai
Bây giờ mới nhận ra dường như ta đang căm giận…1 người nào đó.

Ngày xưa cứ nghĩ chỉ có cười to và cười mỉm thôi
Bây giờ mới biết có luôn cả nụ cười mà người ta hay gọi là “nhếch môi”.

Ngày xưa cứ nghĩ ông bà sẽ ở bên ta mãi mãi
Bây giờ mới biết rằng có một nơi mà tất cả mọi người trên thế giới này, nhất định ai cũng phải đến.

Ngày xưa cứ nghĩ mỉm cười với người khác thì người khác sẽ cười lại với ta
Bây giờ mới hiểu có những nụ cười không hề được đón nhận.

Ngày xưa cứ nghĩ yêu đơn giản là nhung nhớ, chờ mong
Bây giờ mới biết phải chấp nhận, cảm thông, chia sẻ, bao dung, tin tưởng thì tình yêu mới định thành.

Ngày xưa cứ nghĩ một mình ta đứng giữa nơi mênh mông, rộng lớn là cô đơn
Giờ mới hiểu cô đơn là khi ta nhớ về một ai đó giữa chốn đông người vẫn không vơi nhung nhớ.

Ngày xưa cứ nghĩ không lấy được người ta yêu thì sẽ không lấy ai khác
Bây giờ lại nghĩ không lấy được người ta yêu thì…lấy ai cũng được!

Ngày xưa cứ nghĩ lớn lên ta sẽ trở thành tiểu thư, thành công chúa
Bây giờ mới biết ta đang là lọ lem, chân lắm tay bùn, vất vả giữa dòng mưu sinh.

Ngày xưa cứ nghĩ sống cầu an, không tranh giành, chiếm đoạt của ai thì họ sẽ không làm như vậy với ta
Giờ mới thấm thía câu: “cây muốn lặng mà gió chẳng chịu dừng”.

Ngày xưa cứ nghĩ cố gắng hết mình thì sẽ đạt được điều ta mong muốn, có được người ta yêu
Giờ hiểu ra là có những định kiến khắc khe không thể nào vượt qua được, và chỉ mỗi mình ta cố gắng thì cũng chẳng được gì

Ngày xưa nghe lời ông bà, ba má cố gắng ở hiền để mong sao được gặp lành
Giờ mới thấu cảm giác nhịn nhục đôi khi là thua thiệt, và người dữ vẫn ung dung sống với cuộc sống thật tốt nữa là khác.

Ngày xưa cứ nghĩ đường lên trời là xa nhất
Bây giờ mới biết xa nhất chính là khoảng cách giữa hai tâm hồn, là chiều dài nỗi nhớ.

Ngày xưa nghĩ bất cứ chuyện gì cũng có lý do của nó
Giờ mới biết rằng có những chuyện càng giải thích càng chẳng đến đâu.

Ngày xưa cứ nghĩ chỉ có ta mới có thể thay đổi bản thân ta
Bây giờ nhận ra rằng ta đã thay đổi quá nhiều vì người khác.

Ngày xưa cứ nghĩ mọi lỗi lầm đều được tha thứ
Bây giờ cảm thấy rằng không nhất thiết tha thứ cho tất cả mọi lỗi lầm.

Ngày xưa cứ nghĩ im lặng là tránh được xung đột, để mọi người cảm nhận nhiều hơn
Giờ mới hiểu im lặng có thể làm hiểu sai về nhau và giết dần bao cảm xúc.

Và ngày xưa cứ nghĩ chỉ có người sống mới biết thở
Nhưng giờ mới hiểu rằng có những người vẫn còn thở mà như đã chết từ lâu..

{jcomments on}

Thượng Đế và Khoa Học

* Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, Hương Xưa xin kính chúc

gia đình Thầy Cô sức khỏe và hạnh phúc.HX

* Cô Vương Thúy Nga chuyển tiếp

 

Trong lớp học, vị Giáo-sư Triết-học ngắt giọng:

“Hãy để tôi giải-thích vấn-đề của khoa-học đối với tôn-giáo,”

và ông yêu-cầu một học-sinh đứng lên.

– Em theo đạo Chúa ?
– Thưa Thầy, vâng.
– Em tin vào Thượng-đế ?
– Tất-nhiên.
– Thượng-đế có tốt không ?
– Chắc-chắn là tốt.
– Có phải là Ngài Toàn-năng ?
– Có thể làm được mọi việc ?
– Thưa vâng.
– Em là tốt hay xấu ?
– Kinh-thánh bảo là kẻ xấu.

Vị giáo-sư cố ý cười, suy-nghĩ chốc lát và bảo: “À ha ! Kinh-thánh ? Giả-sử ở đây có người bệnh và em có thễ chữa lành. Em có khả-năng. Em có giúp anh ta? Em có thử không?
– Thưa Thầy, em sẽ thử.
– Vậy em là người tốt.
– Em không có ý nói thế.
– Tại sao lại không nói như thế ?
– Nếu có thể, em sẽ giúp một người bệnh, tàn-tật.
– Hầu hết chúng ta sẽ làm nếu có thể, nhưng Thượng-đế thì không ! Cậu học-trò không trả-lời, và vị giáo-sư tiếp-tục. “Em trai tôi là tín-đồ đạo Chúa đã chết vì ung-thư mặc dầu đã từng cầu nguyện xin Chúa Jesus cứu chữa…
Sao mà cho Chúa Jesus tốt được ? Em có thể trả-lời được không ?

Cậu học-trò vẫn im-lặng…

Vị giáo-sư nói “Em không thể trả-lời phải không ?”
Ông cầm lấy ly trên bàn nhấp môt ngụm nước tạo thời-gian cho cậu học-sinh bớt căng thẳng.

“Chúng ta bắt đầu trở lại. Thượng-đế có tốt hay không ?”
– Dạ … tốt !
– Quỷ Satan có tốt không?
Cậu học-trò không ngại-ngần:
– “Không”.
– Vậy Satan đến từ đâu?
Cậu học-trò ngập-ngừng : “Từ Thượng-đế”
– Đúng thế. Thượng-đế tạo Satan. Em cho tôi biết có kẻ xấu ác trên thế-giới này không?
– Dạ có .
– Kẻ xấu ác có khắp nơi. Và Thượng-đế tạo mọi thứ, có đúng không?
– Dạ đúng.
Vị giáo-sư tiếp-tục:
– Vậy ai tạo ra kẻ xấu ác?
Nếu Thượng-đế tạo ra mọi vật, thì Ngài tạo ra kẻ xấu ác. Do bởi xấu ác hiện-hữu, và theo nguyên-lý “hành-động định-danh con người”, vậy Thượng-đế là kẻ xấu ác.

Cậu học-trò lại không trả-lời.

– Có phải bệnh-tật, vô đạo-đức, hận-thù và xấu xa hiện-hữu trên cõi đời này?

Cậu học-trò đứng im lúng-túng “Thưa vâng”.

– Vậy thì ai tạo ra chúng?

Cậu học-trò lại không trả-lời để vị giáo-sư lập lại câu-hỏi “Ai tạo ra chúng ?”.

Vẫn không có câu trả-lời. Đột-nhiên vị thẩy bước đến trước lớp học. Cả lớp như bị mê-hoặc.

Ông tiếp tục hỏi một học-sinh khác “Hãy nói cho tôi nghe !”

.- Em có tin vào đức Chúa không ?.
– Vâng, Thưa Thầy, em tin.
Vị giáo-sư ngừng bước :

– Khoa-học bảo em có ngũ-giác-quan dùng để xác-định và quan-sát thế-giới xung quanh.

Em đã thấy Chúa Jesus bao-giờ chưa ?
– Thưa Thầy, em chưa bao giờ thấy Ngài.
– Có bao-giờ em cảm-nhận được Chúa của em, nếm Chúa của em hay ngửi thấy Chúa của em ?

Có bao giờ em có những cảm-giác nhận biết đức Chúa hay Thượng-đế ?
– Thưa Thầy, đáng tiếc là em không có.
– Em vẫn còn tin Chúa ?
– Thưa vâng.
– Theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm, khả-nghiệm, và chứng-minh được, khoa-học bảo Thượng-đế không hiện-hữu… Em nói như thế-nào vể điều đó ?
– Không. Em chỉ có đức tin của em.
– Vâng. Đức tin. Và đó chính là vấn-đề khoa-học đã có đối với Thượng-đế. Không có bằng-chứng, chỉ có đức tin.

Cậu học-trò đứng lặng lẽ một lúc, trước khi hỏi :
“Thưa Thầy, có cái gì là nhiệt không ?”
– Có.
– Và có cái gì là lạnh không ?
– Vâng, có cả lạnh nữa em à .
– Thưa Thầy, không phải vậy.

Vị giáo-sư quay nhìn vào mặt cậu học-trò tỏ vẽ thú-vị. Cả lớp đột-nhiên im lặng như tờ. Cậu học-trò bắt đầu giải-thích :
– Thầy có thể có rất nhiều nhiệt, thậm chí thêm nhiều nhiệt, siêu-nhiêt, vô-hạn-nhiệt, nhiệt trắng, môt chút nhiệt hay không nhiệt, nhưng chúng ta không có cái gì gọi là “lạnh”. Ta có thể đạt xuống 458 độ dưới zero mà không có nhiệt, nhưng ta không thể xuống hơn thế nữa. Không có gì là “lạnh” hết; nếu không ta có thể đạt mức lạnh hơn độ thấp nhất là -458 độ. Mọi thể-vật có thể nghiên-cứu được khi chúng có hay truyền được năng-lượng. Ở độ zero tuyệt-đối (-458 F) hoàn-toàn vắng bóng nhiệt. Thưa Thầy, Thầy có thấy “lạnh” chỉ là chữ ta dùng để diễn tả sự “vắng bóng nhiệt”. Ta không thể đo-lường “lạnh” Ta có thể đo lường nhiệt theo những đơn-vị nhiệt vì nhiệt là năng-lượng. “Lạnh” không phài là đối nghịch của nhiệt. Thưa Thầy, đó chỉ là vắng bóng nhiệt.

Cả lớp lặng im. Có cây bút rơi đâu đó, nghe như tiếng búa rơi.
– Thưa Thầy, còn “bóng tối” ? Có cái gì là bóng tối không ?
Vị giáo-sư đáp lại không do dự :
– Có. Đêm là gì nếu đó không là bóng tối ?
– Thầy lại sai lầm. Bóng tối không là một cái gì cả ; chỉ là sự vắng mặt một cái gì đó. Thầy có thể có ánh-sáng yếu, bình-thường, ánh-sáng mạnh, ánh sáng nháy, nhưng nếu ánh sáng không liên-tục, Thầy chẳng có gì hết và phải chăng đó được gọi là bóng tối ? Và nếu thế, Thầy có thể làm bóng tối tối hơn, Thầy có thể làm được vậy hay không ?

Vị giáo-sư bắt đầu nở nụ cười với cậu học trò trước mặt. Đây hẳn sẽ là một học kỳ tốt đẹp. :
– Người bạn trẻ, em muốn nói đến điều gì ?
– Vâng thưa Thầy. Điều em muốn nói là tiền-đề triết-học Thầy khởi xuất là sai lầm, và kết-luận của Thầy cũng thiếu sót.

Lần này, nét mặt của vị giáo-sư không che giấu được sự ngạc-nhiên :
– Sai lầm ? Em có thể giải-thích được không ?

Câu học-trò giải thích :
– Thầy đang tạo một tiền-đề có hai mặt. Thầy tranh luận rằng có sự sống và rồi có sự chết; một Thượng-đế tốt và môt Thượng-đế xấu. Thầy đang có khái-niệm về Thượng-đế như là một gì hữu-hạn, là môt gì ta có thể đo đạc. Thưa Thầy, thậm chí khoa-học không thể giải-thích một ý-nghĩ. Dùng điện và từ, nhưng chưa bao giờ thấy, không hoàn toàn hiểu được đầy đủ. Xem cái chết như là đối nghịch với sống là không hiểu gì hết, thực ra cái chết không thể hiện-hữu như môt tồn-tại độc lập. Chết không đối nghịch với sống, chỉ là vắng bóng sự sống.. Bây giờ Thầy cho em biết có phải Thầy dạy học trò rằng chúng “tiến-hóa” từ khỉ ?
– Người bạn trẻ ơi, nếu em đề cập đến quá-trình tiến-hóa thiên-nhiên, vâng, tất-nhiên tôi đã dạy như thế.
– Có bao giờ Thầy dùng đôi mắt quan-sát sự tiến-hóa ?

Vị giáo-sư bắt đầu lắc đầu, vẫn cười mỉm như nhận ra cuộc tranh-luận sẽ như thế nào. Thật là một học kỳ tốt đẹp.

– Do bởi không một ai quan-sát được quá-trình tiến-hóa và lại càng không minh-chứng được nó đang tiếp-diễn, sao Thầy không dạy những quan-điểm của Thầy ? Phải chăng giờ đây Thầy chẳng là một khoa-học gia, mà là một người thuyết-giáo ?

Cả lớp học náo động. Người học trò vẫn im-lặng cho đến khi sự ồn ào lắng xuống.

– Để tiếp nối vấn-đề Thầy đã đặt ra cho bạn kia, em xin đưa một thí-dụ để rõ ý của em.Người học trò nhìn quanh lớp :
– Có ai trong các bạn đã từng nhìn thấy bộ não của Thầy ?

Cả lớp bật vang tiếng cười.

– Có ai trong các bạn đã từng nghe bộ não của Thầy ? càm nhận bộ não của Thầy, rờ mó và ngửi bộ não của Thầy ? Chẳng thấy có ai làm vậy cả. Vậy thì, theo quy-tắc những giao-thức thể-nghiệm, khả-nghiệm, và chứng-minh được, khoa-học bảo Thầy không có bộ não, thưa Thầy, em vẫn với một lòng tôn kính. Vậy thì, nếu khoa-học bảo Thầy không có bộ não, làm sao chúng em có thể tin vào các bài giảng của Thầy ?

Giờ thì cả lớp lặng yên. Vị giáo-sư chỉ nhìn chăm chăm học trò, khuôn mặt khó hiểu. Cuối cùng, tưởng chừng như vô-tận, vị Thầy già trả lời :

– Tôi đoán em sẽ phải đưa họ về lại với đức tin.
Cậu học-trò tiếp-tục :
– Bây giờ Thầy chấp nhận rằng có đức tin, và trên thực tế, đức-tin hiện-hữu với đời sống. Bây giờ, có cái gì là xấu ác không Thầy ?
– Tất nhiên có. Chúng ta thấy hàng ngày. Những thí dụ vô-nhân của người đối với đồng loại; vô số tội ác và bạo-lực xảy ra khắp nơi trên thế-giới. Những điều này biểu-hiện không gì khác hơn là điều xấu ác.

Cậu học-trò trả-lời :
– Thưa Thầy, sự ác không hiện-hữu, hoặc ít nhất nó cũng không tự nó hiện-hữu. Đơn-giản, sự ác là vắng bóng Thượng-đế. Cũng giống như bóng tối và lạnh, chỉ là ngôn từ con người đặt ra để diễn giãi sự vắng mặt của Thượng-đế. Thượng-đế không tạo ra sự ác. Sự ác chỉ là kết quả những gì khi con người không có tình-yêu của Thượng-đế trong con tim của họ. Giống như “lạnh” đến khi không có nhiệt hay bóng tối đến khi không có ánh sáng.

Vị giáo-sư ngồi xuống.

Nếu bạn đọc một mạch đến hết và miệng mỉm nụ cười, bạn nên gửi cho gia-đình và bè bạn với tiêu-đề “Thượng-đế và Khoa-học” này.
{jcomments on}

Đừng Bất Mãn với Bất Toàn

*Lấy ý từ “Make Peace with Imperfection” của Dr. Richard Carlson

“Hoàn hảo” và “lo lắng” luôn luôn là đôi bạn đồng hành, muôn đời không thể xa rời nhau. Ngược lại, nếu có một cuộc chiến tranh dài đằng đẵng, chẳng bao giờ dứt, thì đó là cuộc chiến giữa “toàn diện” và “bình tâm”.

Một kiến trúc sư kiểm soát lại thiết kế của mình và tìm thấy một thiếu sót nhỏ mà ít ai để ý tới. Vì muốn được hoàn hảo, anh sửa đổi bảng vẽ, để rồi phải lo lắng nhiều vì phải đối phó với sự phung phí vật dụng và sự đình trệ của cả công trình có thể đánh mất đi lòng tin của khách hàng.

Một khi đầu óc mình bị ám ảnh bỡi ý nghĩ “chắc chắn có một đường lối khác sẽ đem lại một kết quả tốt đẹp hơn những gì mình hiện đang có”, có nghĩa là mình đang tham gia vào một cuộc chiến mà phần thất bại chắc chắn thuộc về mình.

Tôi chưa từng gặp qua một người hoàn hảo lại có nội tâm an bình. Có phải bạn đang suy nghĩ giây lác rồi gật đầu: “Ờ nhỉ, mình cũng vậy, chưa từng gặp qua một người tuyệt hảo có một tâm hồn hoàn toàn thanh thản”?

Hãy nên hài lòng và trân trọng những gì mình đang có, dù là không tuyệt đối hoàn hảo vì có một vài sơ sót đâu đó. Đừng nên mổ xẻ tìm tòi những sơ sót, để rồi phải lại phải tìm tòi những cách thức cần thiết để sửa đổi nó. Xin nhớ rằng: thất vọng và bất ổn sẽ bắt đầu quấy rầy ta ngay sau khi ta khám phá ra những sai sót, lỗi lầm.

Những sơ sót này có thể là từ chính mình như một cái tủ quần áo lộn xộn, một vết trầy trên chiếc xe gắn máy mới, … hoặc từ những thiếu toàn thiện của người khác như là quần áo màu mè, tánh tình khó ưa, …

Càng để tâm nhiều đến những sự việc này, càng khó khăn để tiến tới mục đích trở thành một người thân thiện, bình thản và tử tế. Thân thiện với một người sao được khi mà mình để ý đến lối ăn mặc đáng ghét của người ấy. Bình thản sao được khi cứ nghĩ đến chếc xe cáu cảnh vừa mới bị 1 vết trầy, và tử tế làm chi đối với một gã có tính tình khó ưa, …

Đọc đến đây, tôi biết chắc bạn đang nghĩ: nếu không tìm sai sót để sửa chữa, và nếu không có tinh thần cầu tiến thì làm sao có thể có được sự kiện tốt đẹp hơn trong tương lai. Tôi không bất đồng với bạn. Tuy nhiên, những điều tôi đề cập trên đây, hoàn toàn không ăn nhằm gì đến việc mình cố gắng hết sức để mọi công việc hoàn tất tốt đẹp hơn. Nó chỉ muốn nhắc nhở bạn đừng để bị phân tâm nhiều vì những khuyết điểm của cuộc đời. Hãy biết ơn và tận hưởng những tươi đẹp đang có, trong khi vẫn nhìn nhận là luôn luôn và luôn luôn có cách thức hay hơn để hoàn tất một sự việc tốt hơn.

Quan trọng hơn hết là nên tự cứu vớt bạn trong lúc đang bị lún chìm trong đám sình buồn bã, chỉ vì cái ý nghĩ : “Tức quá! Phải chi hồi đó làm như thế kia, thế đó thì hôm nay không phải tệ như thế nọ, thế này.

Xin hãy vui vẻ nhận lấy: hạnh phúc gia đình sẵn có và đang có, tình thương từ những người thân đang ban cho, vật chất hiện tại đang giúp ta sống sót đến hết ngày hôm nay, …

Hãy luôn tự nhắc nhở mình rằng: Mình vẫn còn may mắn có được những gì mình đang có.

Tất cả mọi việc trên đời sẽ trở nên yên ổn tốt đẹp một khi sự Phán Xét và Phê Bình cùng rủ nhau vắng bóng.

Khi bạn bắt đầu dứt bỏ hành trình tìm kiếm “cách nào” để làm cho mọi khía cạnh cuộc đời được hoàn hảo, thì đó cũng chính là lúc mà bạn bắt đầu khám phá ra rằng mọi việc trên đời đang tự chuyển mình để hoàn hảo hóa, như chiếc gắn máy mới toanh trước khi tìm thấy vết trầy nhỏ!

Võ T. Phong

Lấy ý từ “Make Peace with Imperfection” của Dr. Richard Carlson

{jcomments on}

Hãy Tập Sống Cho Hiện Tại

*Chép theo “Learn to Live in the Present Moment” của Dr. Richard Carlson

Mức độ bình an của tâm hồn thường được xác định bỡi thời gian mình sống với hiện tại.

Đừng để ý nhiều đến những gì đã xảy ra hôm qua hay năm qua, kể cả những gì có thể hay là không thể xảy ra trong tương lai, mà nên chú tâm vào hiện tại, vì nó chính là thời điểm mà chúng ta đang tùy thuộc vào.

Một điều không thể chối cãi là rất nhiều chúng ta lão luyện về việc bỏ nhiều thời giờ quí báu, để trong cùng một lúc, lo lắng về nhiều vấn đề khác nhau. Mình tự cho phép những khó khăn của quá khứ, cả ưu tư về tương lai chiếm ngự cả thời gian hiện tại của chúng ta. Để rồi rốt cuộc chúng ta buồn lo, bồn chồn, bực tức, và đôi khi thất vọng. Từ đấy, mình không còn nghĩ đến quí báu của cuộc đời, quên đi những ưu tiên của cuộc sống và đánh mất đi cái hạnh phúc đang ở ngay trước mặt, vì tâm trí cứ lẩn quẩn cái ý nghĩ “một ngày nào đó” cuộc đời mình sẽ tốt đẹp hơn ngày hôm nay . Chẳng may là cái tinh thần đó luôn ẩn nấp trong ta và tự nó cứ lặp đi lặp lại cái “một ngày nào đó”. Tiếc thay, cái “một ngày nào đó” thực tế nó chẳng bao giờ đến!

John Lennon, của Beatles, tuy có cuộc đời ngắn ngủi nhưng chứa đầy an bình thanh thản vì anh từng nói và nghĩ rằng: “đời là những gì đang xảy ra trong khi chúng ta bận rộn hoạch định cho những chương trình tương lai khác“.

Lúc chúng ta bận rộn hoạch định “chương trình khác” cho tương lai, là lúc mà con cái chúng ta đang nhanh chóng lớn rồi tự lập, là lúc mà những người thân của mình lần lượt đi xa, có người chẳng bao giờ về lại, là lúc mà thân xác ta bắt đầu cằn cỗi và cũng là lúc mà những giấc mơ đời dần xa vời tầm với. Nói khác đi là mình đã vô tình đánh mất cuộc đời .

Có rất nhiều người coi cuộc sống hôm nay như là một chuỗi thời gian tập sự, chuẩn bị cho cuộc sống tốt hơn vào ngày mai. Xin hãy xóa bỏ ý nghĩ này! Vì thực tế chẳng phải như thế đâu! Đúng ra, không ai có thể bảo đảm là sẽ còn tồn tại vào ngày mai. Chắc bạn cũng đã từng nghe những tin: không phải đi ra đường, đang nằm phòng ngủ vẫn bị xe cán chết. Và chắc bạn cũng đã từng nghe: có người thoát chết khi bị sét đánh, nhưng chỉ vài ngày sau lại phải từ trần khi bị sét đánh lần thư nhì (sét đánh 2 lần). (1).

“Bây giờ” chỉ có “bây giờ” là thời gian mà chúng ta có và là thời gian duy nhất mà mình có thể kiểm soát và điều khiển được. Chú tâm vào hiện tại có nghĩa là đẩy xa nỗi lo sợ ra khỏi tâm khảm.  Lo sợ tương lai sẽ ra sao? Tiền tài có đủ không? Con cái có thành nhân không? Ngày già rồi chết có gần đây lắm không? …

Phương cách tốt nhất để xóa tan lo sợ là chú tâm vào hiện tại. Mark Twain đã nói: “ tôi trải qua nhiều chuyện khủng khiếp trong đời, một số trong những khủng khiếp này đã thực sự xảy ra”. (2)

Hãy cố gắng cùng người thân sống cho hiện tại! Công sức này chắc chắn sẽ được tưởng thưởng!

(1)    Trên đây là những chuyện đã thật sự xảy ra tại Canada và Hoa Kỳ.

(2)    Mark Twain said: “I have been through some terrible things in my life, some of which actually happened”{jcomments on}

Đừng Toát Mồ Hôi Vì Chuyện Nhỏ

*Võ T. Phong phỏng theo truyện đầu tiên trong tác phẩm“Don’t sweat the small stuff” của Tiến Sĩ Richard Carlson, gồm 100 mẫu chuyện ngắn

Chúng ta thường tự làm “lớn chuyện” những sự việc, mà xét cho kỹ ra, thực sự nó chỉ là những “chuyện nhỏ”. Chúng ta không những chú tâm vào nó mà còn thường thổi phồng lên một cách quá trớn.

Một buổi sáng không mấy đẹp trời, đang chăm chú lái xe đi làm trên xa lộ thì bị một kẻ lạ mặt lạng qua lạng lại rồi cúp trước mặt. Phản ứng của phần đông chúng ta là bực tức, có khi còn cố gắng rượt theo cho kịp kẻ lạ mặt này, để ra một dấu hiệu hoặc xuất vài lời bất bình cho hả dạ. Trường hợp không đuổi kịp, nỗi tức giận lại càng dâng cao. Đa số chúng ta ít khi cho những chuyện nhỏ này ìm lìm đi vào dĩ vãng, mà nếu có dịp, lại còn thuật lại cho người quen biết.

Tại sao ta không cứ đơn thuần nghĩ rằng: người lạ mặt này, chạy xe như thế đó, sẽ có thể bị tại nạn trong đoạn đường không xa, trước mặt? Hãy nên thương hại cho người đó! Và nên nghĩ thêm rằng: vội vã lái xe không là một việc ai cũng thích làm, mà có khi có cả một lý do chính đáng đàng sau, thí dụ như sợ trễ một cuộc hẹn, hoặc không muốn người thân phải chờ đợi lâu, … Được như thế này, tâm hồn mình sẽ thư thái hơn và cũng sẽ tránh được những đụng chạm cá nhân có thể xảy ra.

Nhiều sự việc tương tự như trên, xảy ra hàng ngày trong cuộc sống, kể cả việc phải lắng nghe những lời chỉ trích không một chút khách quan, chính đáng.

Tránh quan tâm, gạt bỏ những “chuyện nhỏ” ra khỏi tâm trí, sẽ được đền bù bỡi những giá trị tinh thần vô cùng tương xứng. Chúng ta đã hoàn toàn bỏ mất đi cái mầu nhiệm và tươi đẹp của cuộc đời vì lỡ dành phần lớn năng lực sẵn có để mời rước những rắc rối rồi phải đối phó với những chuyện không đâu.

Chúng ta đừng nên phải đổ một giọt mồ hôi nào cho những chuyện nhỏ!

Hãy cố dành trọn sức sống để giúp ta thành người thảnh thơi, lịch thiệp và từ đó chắc chắn cuộc đời mình sẽ được đầy ắp màu hồng!

Cọp-dê từ:

“Don’t Sweat the Small Stuff” của Dr. Richard Carlson.{jcomments on}